Hôm nay,  

Giáo Dục

06/04/202519:42:00(Xem: 1500)
tranh Huynh Le Nhat Tan
Tranh Huỳnh Lê Nhật Tấn



My god, came into this world to give life…
Xin tri ơn thầy Thích Tâm Đức, thầy Minh Niệm.
Xin tri ơn tác giả Nguyễn Tường Bách
Chúc Thanh

 



Năm trăm năm trước công nguyên, khi phật Thích Ca còn tại thế, ngài du hóa, du hành không mệt mỏi khắp nơi nơi để giảng pháp, giảng pháp là ngài dậy về phật pháp cho được nhiều người bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, ngài giảng pháp và cũng là làm việc giáo dục đối với mọi chúng sanh khi ngài còn tại thế.

 

Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà.

 

Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai.

 

Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.

 

Bà cảm nhận như hơi ấm và niềm an ủi của Sa Môn Cồ Đàm tỏa ra vây bọc mẹ con bà, bà lấy lại bình tĩnh xin phật cứu con bà sống lại. Bà kể lể con bà mất vì bệnh hiểm nghèo và nó mất quá sớm.

 

Sa Môn Cồ Đàm đứng lặng nghe người mẹ kể lể. Rồi ngài trầm tư giây lát và phán rằng:

 

Này người, con hãy đi trong khắp thành phố này, vào đủ mọi nhà, xem nhà nào mà không có người nào đã chết, nhà ai họ cũng trồng rau cải, cứ nhà nào không có người bị chết, thì con xin họ một hạt cải đó về đây, xem ta có cứu sống được đứa con bé bỏng của con không!

 

Bà mẹ mừng rỡ ôm thi hài con ra đi xin hạt cải, hy vọng nhiều với pháp thần thông của phật, và nhất là với những hạt cải bà xin được, con bà sẽ sống lại.

 

Nhưng rồi hai mẹ con ôm nhau đi hoài, đi mãi, thì nhà nào cũng sẵn có những hạt rau cải, nhưng nhà nào cũng có người mất, người chết đi rồi, người mất cha, người mất mẹ, mất con, có người mất vợ, mất chồng, thậm chí cả anh, em chẳng nhà nào còn sống nguyên vẹn cả nhà, nên họ không cho bà được một hạt cải để làm phép  thấy bà mẹ kể lể, khóc lóc, xúc động bồi hồi… có nhiều nhà mang hạt cải cho đại bà, nhưng rồi họ thú thiệt là họ cũng có chị và cô hay dì đã chết bà lại không dám cầm, sợ mất phép thiêng.

 

Sau cùng, đi rạc cẳng, hai mẹ con quay về gặp đức phật, thưa hết sự thiệt, là con không xin được một hạt cải nào… vì nhà nào cũng có người đã mất… vì cái chết đến với tất cả mọi người và mọi nhà.

 

Mặt trời lặn dần. Bà mẹ ôm thi hài con đứng bên ven đường và ôn lại những câu chuyện trong ngày, bà cũng khua tay vào cái túi rỗng không vì không xin được một hạt cải nào.

 

Tự nhiên bà nhận ra rằng không ai thoát được cái khổ đau vì mất người thân yêu, cái khổ đau này trước đây một ngày bà cứ đinh ninh là có một mình mình phải chịu… ờ đúng vậy, ta có tìm ra được một nhà nào mà chưa có người thân qua đời đâu? Cái chết đến với mọi người trong mọi nhà… vậy ta không phải là ngoại lệ và con ta cũng không phải là người duy nhất phải mất đi!

 

Bà mẹ ôm con trở về quỳ gối bên đức phật và trình thưa:

 

Bạch Đức Thế Tôn, con đã hiểu những gì ngài dậy con, cõi vô thường thì cái chết là tự nhiên, nhờ đó con đã thấy chân như, thường hằng.

 

Đức phật gật đầu, nhìn người mẹ mất con với ánh mắt từ bi, ngài chấp nhận lời thỉnh cầu là đưa thần thức đứa bé vào cõi an nhiên của tự tánh.

 

Ngày còn trẻ tôi đã đọc câu chuyện này, tôi hỏi sao phật không dùng phép thần thông mà cứu sống đứa bé? Nhưng ngày nay, tôi đã hiểu là đức phật muốn giáo dục một điều chân như, thường hằng.

 

Là có sống là có sự chết. Tôi rất xúc động khi nghe trong kinh sách biết rõ là câu chuyện có thiệt.

 

Thiệt như mọi lý lẽ vô thường. Vậy chết chỉ là một sự chuyển tiếp… và sống sót không hẳn là đã may mắn và sự chết đi chưa phải là rủi ro. Biết đâu? Trong quá trình chuyển tiếp đó sẽ có nhiều điều mới lạ và kỳ diệu… nhưng không đi mông lung quá xa điều đó. Ở đây phần chánh yếu là chúng sanh được biết rõ, dù là bậc toàn năng, đức phật không can thiệp vào nghiệp lực của bất cứ ai, ngài muốn làm công việc giáo dục cho mọi chúng sanh, để mọi người hiểu, tự hiểu rõ “Thập Nhị Nhân Duyên“ mà tự sống và tự tu tập trong cuộc đời, tự thắp đuốc lên mà đi và ai cũng phải tự làm, không ai làm dùm làm thế cho ai được.

 

Đạo đây không phải là nơi cho người bi quan yếm thế tìm chỗ nương tựa dung thân. Đây là nơi của Bi Trí Dũng… con phật là người tinh tấn, hướng vế đại trí (ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát) người phật tử luôn tinh tấn, tự tìm ra đường đi tới, tự chiến thắng Tham Sân Si trong chính mình trưóc cái vọng động của xã hội xung quanh.

 

Điều cốt yếu, chư phật đưa ra vẫn là sự cần thiết của giáo dục. Giáo dục mang tới đại trí, từ đại trí mới mang tới mở mang và chiến thắng.

 

Ngày nay, thấm buồn và e ngại khi một màn trình diễn đang dàn dựng như muốn chấm dứt hay đảo lộn giáo dục ở một quốc gia đại cường, theo tác giả Kalynh Ngô, nước Mỹ hùng mạnh có vẻ như muốn chấm dứt sứ mệnh vai trò quan trọng của giáo dục… tổng thống muốn xóa bỏ bộ giáo dục ư? Có là sự thiệt không? Chờ đợi và cầu mong đó không phải là khả thi!

 

Ngày xưa xa xưa, Tần Thủy Hoàng đốt sách vở và chôn sống các nho sĩ. Sau 1975, ở Việt Nam, cũng có màn thiêu sống bao nhiêu sách vở giá trị mà bọn cộng sản gọi là văn hóa đồi trụy… nỗi buồn đó, người Việt Nam chẳng bao giờ nguôi.

 

Chúa ơi, phật ơi, xin các ngài hãy đoái thương nhân loại, đoái thương những đứa trẻ con ngoan ngoãn ngây thơ đang cần sự giáo dục!

 

Que le Dieu de paix soit avec nous.

 

Chúc Thanh
Paris tháng 3/2025



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Tháng Tư chuếnh choáng. Say chẳng phải vì rượu dẫu chỉ nhấp môi hoặc thậm chí trong đám bạn có kẻ chẳng uống giọt nào. Nhưng họ vẫn say như thường. Những hồi ức tháng Tư lần lượt xuất hiện như một chất men nhưng không thể làm người ta quên mà chỉ là giây phút hiếm hoi nhắc nhớ để rồi quên. Quên tạm thời nỗi niềm chất chứa mà không làm sao quên hẳn.
Hai tên đeo băng đỏ đưa tôi đến một căn nhà nằm trên đường Tôn Thất Thuyết. Nay mới biết là cơ sở kinh tài của Việt Cộng. Vào bên trong, tôi thấy có một số người bị bắt trước ngồi trên băng ghế đặt ở góc một phòng lớn rộng rãi. Họ ngước mắt nhìn tôi có vẻ ái ngại. Tôi biết những người ngồi đó là thành phần đặc biệt nằm trong danh sách tìm bắt của chúng. Nhìn họ, tôi thấy mấy người quen quen. Hình như họ là viên chức Chính Phủ trong tỉnh. Tôi được đưa đến ngồi cạnh họ. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai lời nào ngay cả khi bất chợt nhìn thấy tôi. Có lẽ im lặng để che đậy cái lý lịch của mình, làm như không quen biết nhau, nếu có khai láo cũng không liên lụy đến người khác.
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết làm đủ thứ trò như con khỉ con, chiếc mũi bé xíu của nó chun lại, đôi môi dầy cong lên, mỗi khi bà nội bảo nó làm xấu, thật dễ thương, canh nó hơi mệt vì phải chơi cho nó đừng chán, lèo nhèo, nhưng chơi nhiều thì sức bà nội có hạn, làm sao chạy theo nó cả ngày được!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.