Hôm nay,  

Người Rơm

14/03/202500:00:00(Xem: 2267)
 
iStock-1157083981

Người rơm, họ, phải sống chui lủi và phải làm những công việc vất vả mà nhiều người khác không muốn làm. Ít nhiều gì họ cũng mong ước có ngày trở thành người thiệt, thoát kiếp rơm. Ảnh istockphoto.

 
Ngày xưa rất xa xưa, ở vùng quê thôn dã, người dân sống giản dị, đơn sơ, mộc mạc; người ta trồng tỉa những vườn rau cải, vườn ngô, vườn cà… lấy hoa lợi để sống. Thường thường có chim chóc kiếm ăn đến phá phách, dãi dãi, mổ mổ những hạt mới ươm trồng hay những nụ hoa mới ra, chúng ăn, với con người trồng tỉa lấy hoa lợi là chúng nghịch ngợm và phá hoại, ăn khín. Mới đầu chúng đến một vài con, sau rủ nhau đến nhiều hơn, cả nhà cả đàn chim chóc… và người gia chủ trồng tỉa phải tìm cách bảo vệ hoa màu của họ, nguồn sống của họ.
 
Mới đầu họ giăng, cột vài miềng giấy to bản trên một cọc cây cao, nhờ gió đưa qua đưa lại để xua đuổi chim hay quạ đến phá phách, sau lũ chim chóc khôn hơn, không sợ diều hay quạt gió nữa… chúng đến quá tự nhiên, và con người phải làm những hình người nộm bằng rơm, dang tay ve vẩy đuổi cầm thú phá rẫy… những hình nộm này to và giống như một ngưòi thiệt, mà người ta gọi là ông bù nhìn hay người rơm.
 
Cái từ người rơm đã biến mất từ lâu nay, vì chúng ta sửa đổi nhiều nơi, đồng quê thành phố thị, việc trồng tỉa cũng chuyển đổi sang kỹ nghệ, sản xuất máy móc nhiều lắm. Nhưng gần đây lại có người nhớ lại chuyện người rơm, và người rơm cũng tiến bộ đang lần mò về nơi phố thị… dù là họ bị săn đuổi kín đáo hay rầm rộ hàng loạt.
 
Người rơm, thưa, theo định nghĩa đơn thuần, là một hình nộm giả làm người, để dọa nạt chim muông bằng sự hiện diện vô hồn.
 
Người rôm không có căn cước, không có một điều gì cố định, coi như vô hồn, vô nhân tính, vô tự vệ… nhưng những ý niệm ban đầu như thế đó chỉ còn đúng cỡ một phần nào… vì người rơm nay tiến bộ và biết chạy trốn, biết tự di chuyển và có cảm nhận an nguy đến tính mạng. Bằng chứng là câu chuyện sau đây: Cô Tâm là chủ một quán ăn khá khang trang ở ngoại ôn thành phố Toulouse, cô kể một câu chuyện vô lý và cũng có lý và khá tội nghiệp như sau:
 
Một hôm đấy cô đi mua đồ chợ, chợ ngoài trời bán đồ tươi và rẻ. Mua xong khá nhiều món để làm hàng bán cô tự chất đồ lên xe một mình nên khá mỏi tay, lúc démare xe, xe nổ máy, cô sang số và quay xe ra khỏi hàng lối xe đậu dài bên lề đường, rồi phía ngoài có đông người qua lại quá, cô vô ý lỡ đụng mạnh vào đuôi cái xe citroën đậu ngay phía trước xe cô rầm dĩ nhiên là cô có lỗi vì đã làm vỡ đèn xe, làm xệ cái chắn sau xe của người ta, khi xe người ta đang đậu.
 
Cô giựt mình dòm sang phía trước, người chủ xe bị cô đụng phải, đang ngồi trong xe, đang coi một bản đồ thì phải, cô hú hồn vì nếu cô va lỡ mạnh hơn chút xíu nữa thì có thể đã làm chấn thương người chủ xe đó…
 
Biết mình có lỗi, cô mở cửa xe bước xuống đường và đi tới trước, chủ ý thương lượng, cô chào, đó là một người Á Đông nhưng màu da hơi đậm, hẳn là không phải đồng hương, anh ấy là người Lào hay Miên hay lai gì đó, anh ấy cũng gật đầu chào lại cô và uể oải bước xuống, đi vòng ra đuôi xe xem sự thể hư hỏng do va chạm gây ra đến độ nào. Cô nói với chủ xe hư là đúng cô phạm lỗi và cô phải bồi thường tiền sửa chữa.
 
Cô đề nghị cả hai mang xe đến một garage gần đó, nhưng người đối diện viện cớ anh không có thời giờ. Rồi anh đề nghị cô cứ trả anh khoảng 100 euros là đủ để sửa chữa… cô có ý phản bác, vì không muốn làm sai luật, cô đề nghị cà hai làm một cái constat amiable. Người chủ xe hư đồng ý, hắn nói để hắn trở vào xe lấy giấy tờ làm biên bản. Cô nghĩ mình cũng trở lại xe, mở coffre lấy giấy tờ sửa soạn làm… cô ngồi vào và tìm soạn vì thú thiệt là giấy tờ trong xe cô để, bỏ hơi loạn xạ, mất trật tự, kiếm mãi mới ra được cái bằng lái.
 
Rồi cô chợt ngửng lên và thấy một chiếc xe, trước cái xe hư, quẹo ra đường đi tới, cũng bất ngờ, cái xe cô vừa làm bể đèn sau cũng được tài xế của nó quẹo ra ngoài lộ và chạy vù theo cái xe trước.
 
Cô bị bất ngờ khó hiểu, tại sao hắn không chịu chờ cô làm giấy tờ và như sau đó, cô có thể trả ngay khổ chủ 100 euros cũng ok, tại sao hắn lái xe cái vù đi như bị ma đuổi vậy là sao? Cô lại phải xuống xe xem hư thực ra sao? Đằng sau cô là xe của một bà đầm, bà ta nãy giờ chứng kiến màn kịch câm giữa cô Tâm và chủ xe citroën bị đụng. Bà không hiểu ngôn ngữ trao đổi vì ở hơi xa, có nghe gì đâu, mà bà ta thiệt là thông minh, bà đã hiểu tất cả… bả tiến tới, biểu:
 
Thôi, mày de xe ra đi, cho tao tiện ra luôn, nãy giơ tao chờ lâu khá lâu rồi nhe!
 
Thế… thì giờ tôi phải làm sao?
 
Mày đi đi chớ còn đợi gì nữa!
Bà thấy đó, bà đã hiểu… và tôi không hiểu sao nó không đợi tôi régler mọi thứ.
 
Nó vội lắm… vội lắm… bị nó là người rơm. Il est épouvantail dans un champs de melons!
 
Tâm hơi sững sờ, à ra thế, bây giờ vẫn có người rơm sống trong xã hội ư? Tội nghiệp quá… cô ân hận đã không trao 100 euros cho anh ta.
 
À ra thế, bây giờ người rơm không phải là ông bù nhìn vô hồn nữa, mà là một con người thiệt người, chỉ vì họ không có giấy tờ tùy thân để sống ở xứ sở hiện tại, họ phải len lỏi tới nơi này làm việc lén, không khai báo, làm vụng trộm để kiếm ăn và nuôi gia đình họ… họ cần sinh tồn nên phải trở thành người rơm… chung quy tất cả là do đói nghèo. Ở những người rơm này, ở những người ăn xin, hay tàn tật… thật là buồn, vì có lúc chúng ta thấy ở họ, có một sự chấp nhận, đến bình an, hay là họ đang có tâm trạng của những người tự nhận mình đang trả nghiệp? «Hỡi trần gian hỗn loạn và điên dại này, ta vẫn cứ phải sống và yêu thương mi!»
 
Mời bạn đi thêm vào luận về người rơm. Bạn cố nhớ xem, trong một lần trong hội nghị nào đó, dường như đức Dalai Lama có nói một câu rất khiêm tốn dựa theo luận giải trung quán, là sự vật chỉ có ý nghĩa trong mối tương quan với các sự vật khác.
 
Nếu chúng ta xác định được là sự vật và sự việc nhiều khi ở sát khít bên nhau, thì mọi sự việc đều có ý nghĩa trong mối tương quan với tất cả đa phần các sự việc khác.
 
Bằng chứng là có kẻ trồng bắp gieo hạt, mới có bầy chim chóc tìm tới bươi móc, ăn khín và mới có ông bù nhìn hay người rơm xua đuổi.
 
Dù đuổi mấy thì chúng vẫn tới, vì cần ăn để sống, con vật cần sống, con người cũng cần sống, cần sinh tồn. Ai may mắn thì thành công, người rơm có ngày tiến thành người thiệt. Ai không may thì thất bại, thì rơm vẫn luôn luôn là rơm, là sống chui rủi ngoài vòng pháp luật.
 
Chim thiên di theo mùa bay đi tìm nắng ấm. Cá hồi bơi ngược dòng về đầu sông để sinh sôi nẩy nở.
 
Theo quy luật tự nhiên, người nghèo khó ở các xứ sở mạt vận, vô phương kiếm ăn, họ phải bỏ quê hương bản quán tha phương cầu thực. Người di dân tìm tới vùng đất lành chim đậu như Mỹ, một phần Tây Âu, Canada, Úc v.v… họ tránh xa các nước cộng sản như Bắc Hàn, Nga… tình trạng kinh tế thế giới ngày càng khó khăn, nạn nhân mãn, người đông, của cải ít lần, thì tình trạng người rơm hiện nay là rất thịnh hành ở rất nhiều nơi, nơi họ có thể tạm sống qua ngày.
 
Người rơm, họ, phải sống chui lủi và phải làm những công việc vất vả mà nhiều người khác không muốn làm. Ít nhiều gì họ cũng mong ước có ngày trở thành người thiệt, thoát kiếp rơm. Con người ai cũng muốn sống đúng, sống lương thiện, có ai luôn luôn muốn luồn cúi trốn chạy? Nghĩ cho cùng, tình cảnh người rơm thiệt đáng thương và đau lòng trong đồng loại.
 
Tình trạng người rơm ở Mỹ đang bị ICE dồn vây xua đuổi mạnh hơn bao giờ hết. Nhìn họ bị còng tay như tội phạm xếp hang dồn lên máy bay… ta tự hỏi:
 
Người đang cư xử với người? Vậy sao?
 
Hay người đang cư xử với loài vật?
 
Hay loài vật đang hành xử với đồng loại của chúng?
 
Tùy bạn tìm ra câu trả lời. Nhưng đa phần ai cũng mũi lòng trước thảm cảnh bi đát này.
 
Thêm nữa, một em học sinh trong trường lớp bị bạn bè dọa nạt là sẽ bị đuổi đi. Em bị áp lực mạnh đến tự phải kết liễu cuộc sống! Là lỗi tại ai? Ai đang can tội sát sanh này? Lấy đâu ra năm triệu hay năm tỷ đô la để mua cho mỗi người rơm một cái thẻ vàng cư trú ở đất nước của Trump.
 
Rồi đây, người Việt Nam trở về lại quê hương, cũng rất khó khăn tạo dựng lại một cuộc sống đã thay đổi lâu ngày. Chắc là cũng sẽ có ít nhiều thảm cảnh xẩy ra.
 
Tất cả sự việc vây quanh người rơm đang rối tung mà không biết tới bao giờ mới giải quyết êm.
 
Thưa bạn, là thuở xa xưa lắm, ở núi Tuyết Sơn, có một con chim Oanh Vũ, cha mẹ nó bị mù, con chim thường đi tìm trái chín, lúa non về nuôi cha mẹ. Lúc bấy giờ có một vị điền chủ, chuyên cấy loại lúa thơm và ông có phát nguyện rằng: “lúa của tôi đây, xin nguyện cho chúng sanh đói, cần, cứ dùng".
 
Chim Oanh Vũ thấy điền chủ phát nguyện như vậy, phát tâm bố thí, nên chim thường ngày đến lượm lúa. Một hôm, người tá điền của chủ thấy cứ con chim đó ngày nào cũng tới, liền đặt lưới bắt. Khi bị chủ ruộng hỏi: người lấy lúa hoài vậy sao? Chim đáp: ông bảo có lòng bố thí, tôi có cha mẹ mù, nên phải lấy lúa về nuôi. Người chủ cảm động, thả Oanh Vũ ra và nói: từ nay về sau ngươi tự do lấy về dùng.
 
Câu chuyện cho thấy, người sơ đẳng thuở xa xưa, thiệt xưa còn biết thương đói khổ của muôn loài, thiệt đáng nhớ thay!
 
Bạn ơi, chim Oanh Vũ là tiền thân của đức phật chủ điền là tiền thân của ngài Xá Lợi Phất.
 
Mong cầu mọi tai nạn mau qua đi. Trả lại yên bình thường hằng cho nhân loại.
  
Paris, cuối mùa đông 2025
Chúc Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Tháng Tư chuếnh choáng. Say chẳng phải vì rượu dẫu chỉ nhấp môi hoặc thậm chí trong đám bạn có kẻ chẳng uống giọt nào. Nhưng họ vẫn say như thường. Những hồi ức tháng Tư lần lượt xuất hiện như một chất men nhưng không thể làm người ta quên mà chỉ là giây phút hiếm hoi nhắc nhớ để rồi quên. Quên tạm thời nỗi niềm chất chứa mà không làm sao quên hẳn.
Hai tên đeo băng đỏ đưa tôi đến một căn nhà nằm trên đường Tôn Thất Thuyết. Nay mới biết là cơ sở kinh tài của Việt Cộng. Vào bên trong, tôi thấy có một số người bị bắt trước ngồi trên băng ghế đặt ở góc một phòng lớn rộng rãi. Họ ngước mắt nhìn tôi có vẻ ái ngại. Tôi biết những người ngồi đó là thành phần đặc biệt nằm trong danh sách tìm bắt của chúng. Nhìn họ, tôi thấy mấy người quen quen. Hình như họ là viên chức Chính Phủ trong tỉnh. Tôi được đưa đến ngồi cạnh họ. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai lời nào ngay cả khi bất chợt nhìn thấy tôi. Có lẽ im lặng để che đậy cái lý lịch của mình, làm như không quen biết nhau, nếu có khai láo cũng không liên lụy đến người khác.
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.