Hôm nay,  

Đọc và Cảm truyện ngắn Khánh Trường

14/02/202500:00:00(Xem: 3598)
 
Ngôn-Ngữ-Khánh-Trường
 
LTS: Nhân tuần lễ kỷ niệm 49 ngày Khánh Trường rời cuộc thế gian, tờ Ngôn Ngữ số đặc biệt tháng Hai dành trọn số báo tưởng niệm người họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo tài hoa Khánh Trường, do nhà thơ Luân Hoán và bạn hữu nhóm Ngôn Ngữ ưu ái thực hiện.   Mời đọc bài viết của Trần Yên Hòa trích nhà phê bình văn học Thụy Khuê như một nén nhang tưởng nhớ người họa sĩ/nhà văn tài hoa.
 
***
 
Trước đây tôi ít đọc truyện ngắn của Khánh Trường viết, bởi vì tôi nghĩ -  Khi các họa sĩ, nhạc sĩ... đã thành danh, thường hay muốn sáng tác kiêm nhiệm thêm vài môn nghệ thuật nữa. Như Trịnh Công Sơn thích chuyển sang hội hoạ, như Du Tử Lê cũng bước vào hội họa... Tôi lại nghĩ, đó cũng chỉ là một món trang sức mới cho đủ "cầm kỳ thi họa" của một nghệ sĩ, nên tôi không chú ý đến nhiều.

Nói đến Khánh Trường, tôi muốn nói đến hội họa của Khánh Trường nhiều hơn. Tôi, tuy rất dở về hội họa, nhưng qua cảm nhận tranh - khi đứng trước một số tranh của Khánh Trường, tôi thấy mình như đang lênh đênh trên một bờ biển rộng, trên một dòng sông xanh. Hồn mình như được chơi vơi bên này bờ... bỉ ngạn...

Cho đến ngày Khánh Trường mất, đọc những bài thương tiếc của các nhà văn viết về Khánh Trường, tôi đọc được bài của Thụy Khuê viết, khiến tôi khựng lại. Tại sao thấy Khánh Trường có cái nhìn về chiến tranh, về lính, giống tôi quá vây. Đó là một nỗi đau thương không lối thoát, khi nhìn chiến tranh bằng cái thật, cái bi quan, bất lực, bởi vì mình chỉ là một người lính quèn, một người sĩ quan không binh lính dưới quyền, không chỉ huy được ai như tôi, như Khánh Trường, hay hàng chục, hàng trăm bạn bè khác cùng hoàn cảnh tương tự.

Thụy Khuê viết:

“Những truyện ngắn của Khánh Trường, được in trong ba tập: Có Yêu Em Không (1990), Chỗ Tiếp Giáp Với Cánh Đồng (1991), Chung Cuộc (1997).
....
Khánh Trường là trường hợp phản kháng thường trực trong văn cũng như trong đời. Văn Khánh Trường là thứ văn chống lại văn chương, chống lại sự thơ mộng hoá của tất cả những loại văn bản, bài hát, bài thơ ve vãn chiến tranh, để tìm đến sự thực trần trụi nhất:

«Nửa đêm, một trái pháo vu vơ rơi ngay hầm chỉ huy. Kh. chia ba với thằng tà lọt và tên lính truyền tin quả đạn. Khi đào hầm lên, phải cố gắng lắm bọn lính mới gom được một đống thịt xương trộn lẫn cùng đất cát. Phần Kh., tôi chỉ nhận ra hắn nhờ chiếc thẻ bài và hai cái hoa mai trên cổ áo. Cái chết đúng như lời một bài hát, chết thật tình cờ... Chết thật tình cờ! Phải, nhưng nhất định không nằm chết như mơ! Các ngài nghệ sĩ đôi khi lãng mạn một cách tàn nhẫn. Các ngài chẳng biết mẹ gì trận địa, thậm chí có ngài chưa từng thấy mặt ngang mũi dọc cây M16 nó ra làm sao? Trái M26 nó tròn méo thế nào so với trái MK3? Nên trí tưởng tượng của các ngài đôi khi làm bọn lính tráng chúng tôi những muốn văng tục. Chết như mơ! Đụ mẹ, bảy năm trong một đơn vị tác chiến thực thụ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy một cái chết như mơ! Chỉ có chết tan xương nát thịt, như Kh.,. chết cụt đầu cụt tay, chết cháy đen giống cây than hầm, chết banh ngực lòi phèo lòi phổi, chết phơi bụng đổ ruột cứt dái lòng thòng... như bao nhiêu thằng lính lớn lính nhỏ. Chết như mơ. Đụ mẹ, nói phét cũng vừa thôi.»[9]

Giữa mùi tử khí, giữa những xú uế, dòi bọ uất lên nơi những xác chết đã thối rữa trương sình, phả ra một tình bạn dai dẳng không dứt, một tình bạn chết người, một thứ tình bạn đỉa đói, nó theo con người vào cõi chết và cứ sống dai, sống dài sau cái chết. Người ta thường thấy những đối thoại giữa lính sống và lính chết, những cãi lộn, đanh đá cá cầy giữa gái điếm sống với những gã tình nhân lính đã chết toi chết tiệt từ kiếp nảo kiếp nào.

Khánh Trường là kẻ ngược dòng. Kẻ đi lột những mặt nạ. Khi người ta khóc thương quê hương, nhớ nhung lãng mạn, ca tụng tình yêu, ca tụng cái chết sĩ khí anh hùng thì Khánh Trường lăng nhục thứ văn chương điếm đàng, lừa thầy, gạt bạn. Khi người ta ca tụng những cao cả của sự vượt biên, vượt biển tìm tự do, như lẽ sống của con người, thì Khánh Trường nói hụych toẹt cái lý do vượt biên kỳ cục của những kẻ giống mình: "Tôi ra đi chẳng phải vì căm thù chế độ, vì bị kềm kẹp khủng bố, mà chỉ vì bị quyến rũ bởi những tấm hình màu, những thùng quà đầy ắp, những tape nhạc, những băng vidéo, những xếp đô la dày cộm của bà con bạn bè bên Mỹ gửi về."

Khánh Trường đi vào văn chương như một lính dù cảm tử, không sợ súng. Chính vì vậy mà anh viết những dòng chữ không tô hồng, không bọc điều, bọc đường. Chúng phả ra những sự thực quái đản, chúng gột sạch những son phấn hoá trang, chúng lột trần những áo quần loè loẹt, mà người ta đã điểm trang, trước khi tung ra vũ trường dư luận.

Khánh Trường vừa viết vừa chửi thề văn chương chữ nghĩa, vừa viết vừa nhổ bọt vào đạo đức luân lý. Vừa viết vừa hiếp dâm những thứ tình lãng mạn lý tưởng.

Người ta làm văn nghệ với những vai vế, chức sắc; khinh binh Khánh Trường, không bằng cấp, không quá khứ văn chương, nhẩy vào văn đàn như một tên du đãng cướp diễn đàn của các vị đại ca.


Người ta làm văn chương với những sứ mệnh, những nhiệm vụ cao cả, Khánh Trường kẻ phi số mệnh, phi đường lối, khơi khơi đi vào văn chương như một gã say rượu, loạng quạng chân nam đá chân xiêu, bạ mồm bạ miệng, điếc không sợ súng.

Nhưng sáng tác nào là không phát xuất từ những điếc đui dò dẫm?

Trách nhiệm tờ Hợp Lưu, đã là «bạt mạng» lắm rồi, ngòi bút của Khánh Trường lại ngược dòng, chiếu đèn pha vào một cộng đồng văn chương có những nét bảo thủ, thích rập theo những khuôn mẫu có sẵn. Ở thời điểm mà những người làm văn ở hải ngoại còn đang lâm ly khóc thương cho một "quá khứ vàng son", cho những "lý tưởng tự do" chưa đạt đích, những "buổi mai về xây dựng lại màu cờ"... thì Khánh Trường lù lù xuất hiện với cái tôi lính tráng, cái tôi rượu chè, cái tôi du đãng, mở miệng là chửi thề, «hùng» thì ít mà «hèn» thì nhiều.

Để rồi, nhiều năm sau trên đất Mỹ, trên "thiên đường mới", anh nhận thấy "sự bơ vơ cùng cực của mình, trên một xứ sở sống gần 15 năm, sao vẫn như kẻ lạ."

Thế giới của khinh binh Khánh Trường là thế giới của những kẻ ngoại đạo, tà đạo, ngược nước, ngạo nghễ, nghênh ngang, du côn, sống còm, chết bỏ, đối chất với một thế giới chính thống, khép kín trong những công thức cảm tình, những nhớ nhung vờ vĩnh, những thiên đường giả hiệu của những kẻ không tuần chay nào là không có nước mắt.

Tàn nhẫn nhưng thành thật đến độ phũ phàng, những nhân vật của Khánh Trường, không có tên. Chúng thường mang những danh xưng như: con đĩ, hắn, thằng cha, người đàn bà, thằng nhỏ, con nhỏ... Nếu có tôi thì cũng là cái tôi tàn mạt, vừa dâm, vừa ác, vừa hèn.

Những nhân vật của Khánh Trường coi thường tội lỗi, xỉ nhục đạo đức, một thái độ giới hạn giữa có luân và vô luân.

Thái độ đó bởi đâu? Phát sinh từ cái gì? Nếu không phải là từ những xác chết? Từ những trái phá phàng phũ ngoan cố chớp mắt đã xé nát những thằng bạn du thủ du thực đang ăn tục nói phét với nhau, bỗng lăn đùng ra, đứa mất đầu, đứa mất chân, đứa lòi ruột, bên cạnh những đống thịt bầy nhầy vụn nát của những thằng chết bằm.

Những truyện ngắn hay nhất của Khánh Trường đều xoay quanh "cái đó". Và từ "cái đó" nẩy sinh thái độ ngạo mạn, thái độ dửng dưng, đưa đến bạo lực, bạo tình.

Ở Khánh Trường là những thái quá. Là hiện tượng chiến tranh nổ chậm trên thể xác và tâm linh sau ngày đình chiến."

***

Đúng là Khánh Trường sống trong một đơn vị quân đội sừng sỏ nhất của cái gọi là Quân Lực VNCH ấy là nhảy dù, thì những tác phẩm của Nguyên Vũ, của Trần Hoài Thư cũng nói lên những nổi đau không rời ấy, đó là người lính tác chiến. Người lính đi ra với một bản án tử hình bên mình là cái chết tình cờ. Cái chết như Khanh Trường tả là:

"Chỉ có chết tan xương nát thịt, như Kh. chết cụt đầu cụt tay, chết cháy đen giống cây than hầm, chết banh ngực lòi phèo lòi phổi, chết phơi bụng đổ ruột cứt dái lòng thòng... như bao nhiêu thằng lính lớn lính nhỏ. Chết như mơ. Đụ mẹ, nói phét cũng vừa thôi.»

Sau chiến tranh, qua Mỹ, một số ít nhà văn như Nguyên Vũ, Trần Hoài Thư, Thế Uyên, Khánh Trường, Cao Xuân Huy, Hoàng Khởi Phong, Trần Yên Hòa muốn viết lại, vẽ lại những hoàn cảnh đó, con người đó... để thấy rằng, trong cuộc chiến đấu cũ phe ta thua trận là do đâu? Để thấy rằng người lính trong trận chiến vừa qua bi thảm, đau thương đến độ nào, chứ không đẹp như những bản nhạc tình hư cấu hóa những đóm mắt hỏa châu là hoa đăng ngày cưới, như mắt em sáng ngời theo anh đi ngàn lối. Tổ cha nó chớ! Đi ngàn lối, đi vào cái chết bất ngờ chết cụt đầu cụt tay, chết cháy đen giống cây than hầm, chết banh ngực lòi phèo lòi phổi, chết phơi bụng đổ ruột cứt dái lòng thòng... như bao nhiêu thằng lính lớn lính nhỏ... thì theo một lý tưởng gì đây?

Trong lúc đó theo tôi biết, những sĩ quan chỉ huy từ cấp đại đội trưởng trở lên, có lính trong tay, đã ăn của lính từ ration C của Mỹ đến lính ma lính kiển, lính đào ngũ. Các sĩ quan tiếp liệu ban 4, là tay chân tài lọt của các sĩ quan chỉ huy đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, tư lệnh sư đoàn làm ăn chia chát với họ...

Nếu phía bên kia cộng sản có câu: "đánh còn cái lai quần cũng đánh", thì bên quân đội cộng hòa, sĩ quan ăn của lính biết bao nhiêu, ăn đến lai quần cũng ăn. Rồi để cho lính đói khổ, cuối cùng dẫn tới những cái chết khốn nạn như Khánh Trường đã diễn tả trên.

Chuyện đã qua hơn năm mươi rồi, một Nguyên Vũ, một Trần Hoài Thư, một Khánh Trường, một Cao Xuân Huy cũng đã trở về với đất... không làm được gì, chỉ ngậm ngùi thương cảm cho những người lính trong văn thơ họ.

Qua xứ Mỹ này, chỉ thấy vinh danh lính trong những cuộc diễn hành, những người lính can trường là những người lính nào, là những sĩ quan nào... không thấy ai là đại diện cho những người lính trên... chỉ những sĩ quan ngồi ở văn phòng, ở hậu cứ, ở các ngành nghề như truyền tin, quân vận, quân cảnh... lên truyền hình, đi diễn hành và vinh danh mà thôi.

Thế thôi và thế thôi!
 
Trần Yên Hòa 
 

Ý kiến bạn đọc
17/02/202521:55:17
Khách
Hay quá anh Hòa.
Cảm ơn anh
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cô người Nha Trang, lớn lên và đi học ở đó. Cô sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, mẹ cô đi dậy học, ông thân cô cũng là hiệu trưởng một trường trung học lớn ở Phú Yên. Năm 22 tuổi, cô học năm cuối đại học văn khoa Huế thì gặp gỡ chú Hiếu trong một dịp hội thảo sinh viên do các biến động thời cuộc miền Trung bắt đầu nhen nhúm. Chú Hiếu lúc đó đang theo cao học luật. Họ thành đôi bạn tâm giao tuổi trẻ, sau thành đôi uyên ương. Ba năm sau khi Trang vừa 25 tuổi, Hiếu đã nhậm chức chánh án tòa thượng thẩm.
Nhà trẻ kế bên bệnh xá. Trong góc một trại giam. Nhà trẻ có sáu đứa con nít. Bệnh xá có mấy bệnh nhân già. Coi bệnh xá là một tù nam nguyên là y tá ngoài đời. Coi nhà trẻ là một tù nữ án chung thân. Coi cả hai nơi ấy là một công an mà mọi người vẫn gọi là bác sĩ! Sáu đứa con nít đều là con hoang. Mẹ chúng nó là nữ tù bên khu B, đừng hỏi cha chúng đâu vì chúng sẽ không biết trả lời thế nào. Cũng đừng bao giờ hỏi mẹ chúng nó về chuyện ấy vì rằng đó là chuyện riêng và cũng là những chuyện rất khó trả lời. Thảng hoặc có ai đó được nghe kể thì lại là những chuyện rất tình tiết ly kỳ lâm ly bi đát… chuyện nào cũng lạ, chuyện nào cũng hay
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, giờ đây, tràn ngập trở lại. Ông không biết phải làm gì, đối phó ra sao với bà vợ béo phì và nóng nảy không kiểm soát được những hành động thô bạo.
Vuốt lại tấm khăn trải giường cho thẳng. Xoay chiếc gối cho ngay ngắn. Xong xuôi, hắn đứng thẳng người, nhìn chiếc giường kê sát vách tường. Có cái gì đó thật mảnh, như sợi chỉ, xuyên qua trái tim. Hắn vuốt nhẹ bàn tay lên mặt nệm. Cảm giác tê tê bám lên những đầu ngón tay. Nệm giường thẳng thớm, nhưng vết trũng chỗ nằm của một thân thể mềm mại vẫn hiện rõ trong trí. Hắn nuốt nước bọt, nhìn qua cái bàn nhỏ phía đầu giường. Một cuốn sách nằm ngay ngắn trên mặt bàn. Một tờ giấy cài phía trong đánh dấu chỗ đang đọc. Hắn xoay cuốn sách xem cái tựa. Tác phẩm dịch sang tiếng Việt của một nhà văn Pháp. Cái va li màu hồng nằm sát vách tường, phía chân giường. Hắn hít không khí căn phòng vào đầy lồng ngực. Thoáng hương lạ dịu dàng lan man khứu giác. Mùi hương rất quen, như mùi hương của tóc.
Biết bao nhiêu bài viết về Mẹ, công ơn sinh thành, hy sinh của người Mẹ vào ngày lễ Mẹ, nhưng hôm nay là ngày Father’s Day, ngày của CHA, tôi tìm mãi chỉ được một vài bài đếm trên đầu ngón tay thôi. Tại sao vậy?
Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh. Nhưng cái ngày tựu trường này thật quá khác. Người ta nhìn nhau không dám cười, không dám chào hỏi. Sự e dè này, dường như mỗi người đã được tập luyện qua một năm. Một năm “học chính trị” trong cái gọi là hội trường mà tiền thân là cái rạp hát.
Cái tên Michelin không xa lạ gì với chúng ta. Vỏ lốp chiếc xe tôi đang dùng cũng mang tên Michelin. Sao hai thứ chẳng có liên quan chi lại trùng tên. Nếu tôi nói chúng tuy hai mà một chắc mọi người sẽ ngây người tưởng tôi… phiếm.
Phi là một người bạn đạt được những điều trong đời mà biết bao người không có. Là một tấm gương sống sao cho ra sống để chết đi không có gì hối tiếc. Là một niềm hy vọng cho sự tử tế vốn ngày càng trở nên xa xỉ ở nước Mỹ mà tôi đang tiếp tục sống.
Có một lần đó thầy kể lại chuyện rằng, thầy có một phật tử chăm chỉ tu học, đã hơn 10 năm, theo thầy đi khắp nơi, qua nhiều đạo tràng, chuyên tu chuyên nghe rất thành kính. Nhưng có một lần đó phật tử đứng gần thầy, nghe thầy giảng về phát bồ đề tâm, sau thầy có đặt một vài câu hỏi kiểm tra coi thính chúng hiểu bài tới đâu? Cô vội xua xua tay, “bạch thầy, những điều thầy giảng, con hiểu hết, con hiểu hết mà. Con nhớ nhập tâm. Nhưng đừng, thầy đừng có hỏi, bị là con không biết trả lời làm sao đâu.” Có lẽ là cô hiểu ý mà cô chưa sẵn sàng hệ thống sắp xếp thứ tự lại các ý tưởng.
Ở xứ ấy, người ta ngủ đến trưa mới dậy. Chàng nhớ thế khi nghĩ về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu khi còn bé, mỗi lần nghĩ thế, đều lấy làm ngạc nhiên, và lấy làm ngạc nhiên về sự ngạc nhiên ấy. Thế mà giữa một thành phố châu Âu, chàng lại gặp chúng. Trên nền tường trắng và mặt biển xanh, giữa những màu xanh và trắng, chỉ hai màu ấy, đôi khi xanh và đỏ, chàng gặp lại chúng, hồ hởi, tưng bừng, nó và chàng như hai thằng bạn thời mặc quần xà lỏn nay gặp nhau
Lơ đảng nhìn mây trời và đèn đường, tôi từ tốn chuyển xe sang tuyến trái để cua. Cha tôi thường nói, “Con phải tập bỏ tính lơ đểnh, nếu không, sẽ có ngày gặp phiền phức.” Nhưng lơ đểnh là nơi nghệ sĩ lang thang, ngẫu hứng tìm thấy những sáng tạo không ngờ. Chợt thoáng trong hộp kính nhìn lui, thấy chiếc xe đen nhỏ bắn lên với tốc độ nguy hiểm, tôi chuyển xe về lại bên phải, sau gáy dựng lên theo tiếng rít bánh xe thắng gấp chà xát mặt đường, trong kính chiếu hậu, một chiếc xe hạng trung màu xám đang chao đảo, trơn trợt, trờ tới, chết rồi, một áp lực kinh khiếp đập vào tâm trí trống rỗng, chỉ còn phản xạ tự động hiện diện. Chợt tiếng cha tôi vang lên: “đạp ga đi luôn.” Chân nhấn xuống, chiếc xe lồng lên, chồm tới như con cọp phóng chụp mồi. Giữa mơ hồ mất kiểm soát, tử sinh tích tắc, tôi thoáng nhận ra trước mặt là thành cây cầu bắt qua sông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.