Hôm nay,  

Chào chú…

2/14/202500:00:00(View: 4177)
 
Chao chu

Minh họa: Đinh Trường Chinh

Tôi đang đổ xăng, bỗng có người thanh niên tiến đến nên tôi cảnh giác xem anh ta muốn gì? Anh ấy không có thái độ gây hấn hay gì hết, ngược lại là nụ cười xã giao dễ mến và và hành lễ khoanh tay là điều đã hiếm thấy ở giới trẻ Việt trên nước Mỹ bây giờ.

   “Thưa chú, chú khoẻ không?”

   “Cảm ơn con, chú khoẻ…”

   “Con xin lỗi chú nha. Con nhìn chú nãy giờ, con nghĩ chú là bạn của ba con, nhưng con không nhớ được tên chú…”

   “Chuyện bình thường thôi con ơi! Bây giờ con nói tên con, chú cũng không nhớ ra con là ai? Nói tên ba con thì may ra chú nhớ…”

   “Dạ, ba con tên Tòng, họ Lý nên chú hay gọi ba con là Lý Tống… Con cũng không biết ông Lý Tống là ai, nhưng thấy chú với mấy chú bác nữa cười vui lắm…”

   “Ồ, chú nhớ rồi. Vậy con là Tuấn anh hay Tuấn em? Con còn một đứa em gái nữa, nó tên là… chú quên rồi.”

   “Dạ em gái con ở nhà tên Síu, đi học tên là Karen Ly. Con là Tuấn anh, còn thằng Tuấn em bây giờ nó bự hơn con nhiều…”

   “Ba má con khoẻ không? Lâu quá rồi chú không gặp từ hồi gia đình con dọn về Houston.”

   “Dạ đúng, gia đình con dọn về Houston. Sau đó con còn nhớ có lần nghe ba con nói điện thoại với chú, nhưng sau đó vài năm ba con bệnh… được mấy tháng thì chết.”

   “Chúa ơi, chú không hay tin. Nhưng má con vẫn khoẻ chứ, thằng Tuấn em bây giờ làm gì, con làm gì, em con…?”

   “Dạ, má con khoẻ, đã nghỉ hưu. Bây giờ sống với con Síu, coi cháu ngoại cho vợ chồng nó đi làm. Thắng Tuấn em học kỹ sư, ra trường nó làm cho công ty dầu khí dưới Houston tới giờ, nó mới cưới vợ nhưng chưa có con, mới mua nhà... Con học xong thì làm cho Bank of America. Hôm nay con lên chơi nhà bạn gái ở Dallas, không ngờ gặp lại chú.”

   “Thời gian nhanh quá, ba con với chú hồi đó cỡ tuổi con bây giờ. Không ngờ ông ấy mất rồi, chú thì…”

   “Con thấy chú khoẻ mà, lo gì chú. Ba con mất sớm vì ung thư phổi.”

   “Ba con không hút thuốc mà ung thư phổi, lạ ha!”

   “Chúa gọi thì đi thôi, ai tránh được. Tội nghiệp má con buồn lắm, tới có cháu ngoại mới đỡ buồn.”

   “Thì hai anh em con kiếm thêm mấy đứa cháu nội cho má con vui…”

   “Con không may mắn chú ơi! Con có đứa con gái sáu tuổi rồi, nhưng vợ chồng con ly dị. Con của con theo mẹ vì ông toà quyết định như vậy, làm má con rất buồn.”

   “…”
  
Chú cháu gặp lại nhau bất ngờ trong cuộc sống luôn diễn ra những bất ngờ tiếp nối những bất ngờ khác. Thằng bé hôm nào thích chơi đá banh với tôi vì ba nó chỉ biết chửi khi chú cháu tôi đá bể mấy chậu bonsai của ông ấy. Vậy mà bây giờ thằng bé cũng đã lắm thăng trầm trong cuộc sống, vui buồn trong cuộc đời. Tạm biệt Tuấn anh như một người thân để tình cờ gặp lại lần nữa hay không có lần nữa như tôi với ba nó vậy, nào ngờ bạn hữu chia tay để gặp lại vì Dallas với Houston đâu có xa xôi gì, nhưng đã không còn gặp nữa. Nhớ lại cuộc khủng bố New York năm 2001, sau đó là kinh tế suy thoái thời ông Bush con, nhiều người mất việc làm. Lý Tòng đưa gia đình về Houston vì người chị của anh có cái tiệm phở, chị em trong nhà nương nhau mà sống lúc khó khăn. Bạn bè chia tay, những cuộc vui gác lại, ai cũng phải lo công ăn việc làm khi con cái còn nhỏ. Đôi lần tôi xuống Houston hay anh lên Dallas đều có việc riêng, anh em đôi khi gặp nhau chỉ đủ thời gian ăn với nhau tô phở, uống ly cà phê rồi chia tay, hẹn gặp; cuộc sống như cỗ máy vô hình nhưng động cơ mạnh mẽ, thúc đẩy người ta tiến về phía trước để hoàn thành ít nhất là những hy vọng sau khi đã từ bỏ những ước mơ. Tôi giống anh ở điểm cùng mang hoài bão là đi học lại, nhưng ước mơ được đến trường lần nữa trong đời đã tiêu tan theo hoàn cảnh con cái ngày càng lớn nhu thì cầu của chúng ngày càng tăng nên ước mơ chỉ còn là hy vọng con cái học hành thành tài, đừng sa ngã vào những trào lưu xã hội.
  
Nay những hy vọng nhỏ nhoi của người di dân đã thành hiện thực, con cái đã trưởng thành cũng đồng nghĩa với cha mẹ đã già, những hụt hơi trong quá khứ đã có thời gian để thở thì anh lại tắt thở. Cuộc gặp đưa tôi về mấy chục năm trước. Cuối tuần, tôi với Lý Tòng hay đi ăn sáng rồi đi nông trại, khi mua chục con gà vườn về nấu ăn cho hai gia đình vào tuần tới. Tuần thì mua nguyên con dê về làm món nhậu, rủ bạn bè tới uống bia xem banh cà na trên TV. Nghỉ lễ thì mua luôn con bê về ăn phủ phê bê thui, phở bê, lòng bê xào cải chua, xào sa tế, món xào thành công nhất là xào đọt mướp, bông bí… Những kỷ niệm vui tràn về làm tê tái chuyện hợp tan trong cuộc sống chạy theo cơm áo gạo tiền, bỏ lại sau lưng biết bao kỷ niệm. Khi cuộc sống chỉ còn sự im lặng là tử tế, người ta cố quên đi quá khứ để sống với hiện tại, bình tâm với được mất trong đời để bình an. Nhưng gặp lại ai đó trong đời như gặp lại mình trong quá khứ vậy, vui buồn vẫn đầy cảm xúc, được mất vẫn tiếc thương sau khi đã nghe, đọc nhiều về buông bỏ, nhưng thực sự của buông bỏ vẫn ngoài tầm với của lý trí nhỏ bé, sức lực của đôi tay đã hao mòn…
  
Trên đường trở về nhà, ngang qua chùa Đạo Quang thì gặp người quen. Tôi hỏi, “Hôm nay lễ gì mà chùa đông vậy?” Thì ra hôm nay là ngày giỗ sư trụ trì đã qua đời là thầy Tịnh Đức. Vị sư già tôi quen, thầy từng tặng tôi tập thơ của thầy. Tôi nhớ bài thơ “cuộc đời”, nhớ câu thơ về cuộc đời mà ai chắc cũng vậy, đọc qua một lần là nhớ mãi cái nhìn cuộc đời của một nhà sư, thầy viết, “đời cũng chỉ là những sân ga rải rác/ của kiếp người vô định trước và sau…” Kính bái thầy nhân ngày giỗ kỵ, xin mượn thầy câu thơ tưởng nhớ người bạn Lý Tòng như một lời hẹn gặp khi đã âm dương cách biệt…
 
Phan
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trâm gật đầu nhè nhẹ. Đoan nghĩ thật nhanh đến một cảnh diễn ra mỗi đầu tháng trong sân trường. Nơi đó, các sinh viên xúm xít cân gạo và các loại “nhu yếu phẩm”, mang phần của mình về nhà. Rồi thì trong khu phố, cảnh những người dân xếp hàng “mua gạo theo sổ” cũng diễn ra mỗi ngày. Nói “gạo” là nói chung thôi, thật ra trong đó phần “độn” chiếm đa số. Phần “độn” có thể là bo bo, có thể là bột mì, cũng có thể là khoai lang hay khoai mì xắt lát phơi khô. Nồi cơm nấu từ gạo và một thứ khác được gọi là nồi “cơm độn.” Mỗi ngày hai bữa cơm độn. Bo bo thì quá cứng vì vỏ ngoài chưa tróc, nấu trước cho mềm rồi cho gạo vào nấu tiếp, trở thành một “bản song ca” chói tai. Khoai lang hay khoai mì xắt lát phơi khô thường bị sượng, ghế vào cơm rất khó ăn. Chỉ có bột mì tương đối dễ ăn hơn, vì người nấu có thể chế biến thành bánh mì, nui hay mì sợi
Mùa đông, tuyết đóng dầy trên mái nhà. Ấy là lúc bà ngoại cũng lo là lũ chim - những con chim của ngoại - sẽ chết cóng. Nhưng bà không biết làm gì để cứu chúng nó. Ngoại đi tới đi lui từ phòng khách qua nhà bếp. Thở dài. Rên rỉ. Rồi lẩm bẩm, “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.” Bà ngoại tội nghiệp những con chim chết lạnh. Sinh nhật ngoại, chúng tôi chung tiền mua quà. Một con sáo trong chiếc lồng tuyệt đẹp. Bà ngoại cưng nó hơn cưng chị em tôi. Cho nó ăn, ngắm nghía bộ lông đầy màu sắc của nó. Chăm chú lắng nghe tiếng hót véo von lúc chớm nắng bình minh và buổi hoàng hôn nắng nhạt. Rồi một buổi sáng nọ tiếng chim thôi líu lo. Bà ngoại chạy ra phòng khách. Hấp tấp tuột cả đôi guốc mộc. Con chim sáo nằm cứng sát vách lồng. Hai chân duỗi thẳng. Cổ ngoặt sang một bên. Con chim của ngoại đã chết. Bà ngoại buồn thiu cả tuần lễ. Bố mẹ tôi bàn tính mua con chim khác. Bà gạt ngang.
Tôi là người viết báo nghiệp dư. Từ khi khởi viết vào năm 1959, tay cầm viết luôn là nghề tay trái. Tôi sống bằng nghề tay phải khác. Cho tới nay, nghề chính của tôi là…hưu trí, viết vẫn là nghề tay trái. Tôi phân biệt viết báo và làm báo. Làm báo là lăn lộn nơi tòa soạn toàn thời gian hoặc bán thời gian để góp công góp sức hoàn thành một tờ báo. Họ có thể là chủ nhiệm, chủ bút, tổng thư ký, thư ký tòa soạn hay chỉ là ký giả, phóng viên. Nhưng tôi nghĩ người quan trọng nhất trong tòa soạn một tờ báo là ông “thầy cò”. Thầy cò ở đây không có súng ống hay cò bóp chi mà là biến thể của danh từ tiếng Pháp corrector, người sửa morasse. Morasse là bản vỗ một bài báo cần sửa trước khi in.
Sáu tuần. Nàng đã đi ra khỏi mụ mị từ trong mối tình hiện tại của mình. Cô bạn gái hỏi "Tỉnh chưa?". Tỉnh rồi, nhưng tỉnh không có nghĩa không yêu anh ấy nữa, chỉ là không còn mụ mị mê muội nữa thôi...
Trong bóng tối dày đặc, dọ dẫm từng bước một, hai tay vừa rờ vào hai bên vách hang động, vừa quơ qua quơ lại trước mặt, dù cố mở mắt lớn, chỉ thấy lờ mờ, nhiều ảo ảnh hơn là cảnh thật. Cảm giác bực bội vì đã trợt té làm văng mất ba lô, mất tất cả các dụng cụ, thực phẩm và nước uống cần thiết. Bối rối hơn nữa, đã rớt chiếc đèn bin cầm tay, mất luôn chiếc đèn bin lớn mang bên lưng và máy liên lạc vệ tinh có dự phòng sóng AM. Giờ đây, chỉ còn ít vật dụng tùy thân cất trong mấy túi quần, túi áo khoát và hoàn toàn mất phương hướng. Chỉ nhớ lời chỉ dẫn, hang động sẽ phải đi lên rồi mới trở xuống. Trang nghĩ, mình có thể thoát ra từ lối biển. Là một tay bơi có hạng, nàng không sợ.
Cô người Nha Trang, lớn lên và đi học ở đó. Cô sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, mẹ cô đi dậy học, ông thân cô cũng là hiệu trưởng một trường trung học lớn ở Phú Yên. Năm 22 tuổi, cô học năm cuối đại học văn khoa Huế thì gặp gỡ chú Hiếu trong một dịp hội thảo sinh viên do các biến động thời cuộc miền Trung bắt đầu nhen nhúm. Chú Hiếu lúc đó đang theo cao học luật. Họ thành đôi bạn tâm giao tuổi trẻ, sau thành đôi uyên ương. Ba năm sau khi Trang vừa 25 tuổi, Hiếu đã nhậm chức chánh án tòa thượng thẩm.
Nhà trẻ kế bên bệnh xá. Trong góc một trại giam. Nhà trẻ có sáu đứa con nít. Bệnh xá có mấy bệnh nhân già. Coi bệnh xá là một tù nam nguyên là y tá ngoài đời. Coi nhà trẻ là một tù nữ án chung thân. Coi cả hai nơi ấy là một công an mà mọi người vẫn gọi là bác sĩ! Sáu đứa con nít đều là con hoang. Mẹ chúng nó là nữ tù bên khu B, đừng hỏi cha chúng đâu vì chúng sẽ không biết trả lời thế nào. Cũng đừng bao giờ hỏi mẹ chúng nó về chuyện ấy vì rằng đó là chuyện riêng và cũng là những chuyện rất khó trả lời. Thảng hoặc có ai đó được nghe kể thì lại là những chuyện rất tình tiết ly kỳ lâm ly bi đát… chuyện nào cũng lạ, chuyện nào cũng hay
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, giờ đây, tràn ngập trở lại. Ông không biết phải làm gì, đối phó ra sao với bà vợ béo phì và nóng nảy không kiểm soát được những hành động thô bạo.
Vuốt lại tấm khăn trải giường cho thẳng. Xoay chiếc gối cho ngay ngắn. Xong xuôi, hắn đứng thẳng người, nhìn chiếc giường kê sát vách tường. Có cái gì đó thật mảnh, như sợi chỉ, xuyên qua trái tim. Hắn vuốt nhẹ bàn tay lên mặt nệm. Cảm giác tê tê bám lên những đầu ngón tay. Nệm giường thẳng thớm, nhưng vết trũng chỗ nằm của một thân thể mềm mại vẫn hiện rõ trong trí. Hắn nuốt nước bọt, nhìn qua cái bàn nhỏ phía đầu giường. Một cuốn sách nằm ngay ngắn trên mặt bàn. Một tờ giấy cài phía trong đánh dấu chỗ đang đọc. Hắn xoay cuốn sách xem cái tựa. Tác phẩm dịch sang tiếng Việt của một nhà văn Pháp. Cái va li màu hồng nằm sát vách tường, phía chân giường. Hắn hít không khí căn phòng vào đầy lồng ngực. Thoáng hương lạ dịu dàng lan man khứu giác. Mùi hương rất quen, như mùi hương của tóc.
Biết bao nhiêu bài viết về Mẹ, công ơn sinh thành, hy sinh của người Mẹ vào ngày lễ Mẹ, nhưng hôm nay là ngày Father’s Day, ngày của CHA, tôi tìm mãi chỉ được một vài bài đếm trên đầu ngón tay thôi. Tại sao vậy?
Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh. Nhưng cái ngày tựu trường này thật quá khác. Người ta nhìn nhau không dám cười, không dám chào hỏi. Sự e dè này, dường như mỗi người đã được tập luyện qua một năm. Một năm “học chính trị” trong cái gọi là hội trường mà tiền thân là cái rạp hát.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.