- Tổng thống Joe Biden kêu gọi bảo vệ rừng Amazon và chống biến đổi khí hậu - Biden: chấp thuận Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí Mỹ" - Biden và Tập Cận Bình thỏa thuận hạn chế AI trong quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân - Kim Jong Un kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân 'không giới hạn' - Người Haiti ồ ạt rời bỏ Springfield, Ohio sau chiến thắng của Trump - Israel không kích Beirut, giết
18/11/202408:29:00(Xem: 1527)
- Tổng thống Joe Biden kêu gọi bảo vệ rừng Amazon và chống biến đổi khí hậu
- Biden: chấp thuận Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí Mỹ
- Biden và Tập Cận Bình thỏa thuận hạn chế AI trong quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân
- Kim Jong Un kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân 'không giới hạn'
- Người Haiti ồ ạt rời bỏ Springfield, Ohio sau chiến thắng của Trump
- Israel không kích Beirut, giết chết phát ngôn viên của Hezbollah
- Giáo hoàng kêu gọi điều tra chiến dịch của Israel tại Gaza
- Báo Florida cảnh báo: 'Matt Gaetz không thể làm Tổng Chưởng lý Mỹ'
- Bùng phát E. coli tại 18 bang ở Mỹ, 1 ca tử vong liên quan đến cà rốt
- SpaceX phóng tên lửa Falcon 9 mang theo tải trọng bí mật 'Optus-X'
- Việt Nam có thể được chọn để tổ chức Thượng đỉnh?
- Campuchia trục xuất 23 người Việt Nam vì cư trú và việc làm bất hợp pháp
⦿ --- Tổng thống Joe Biden kêu gọi bảo vệ rừng Amazon và chống biến đổi khí hậu
QUẬN CAM (VB-16/11/2024) ⦿ ---Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm Chủ nhật đã kêu gọi các thế hệ tương lai bảo vệ và duy trì sự cân bằng sinh thái mong manh của khu vực Amazon trong chuyến thăm khu vực này, theo tin UPI.
“Hôm nay, tôi tự hào có mặt tại đây, là tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm rừng Amazon, để tái cam kết bảo vệ những cánh rừng như thế này,” Biden phát biểu trong chặng dừng chân trong chuyến công du Nam Mỹ.
“Các giải pháp mạnh mẽ nhất để chống lại biến đổi khí hậu nằm xung quanh chúng ta, đó là những cánh rừng trên thế giới. Cây cối hấp thụ khí carbon dioxide từ bầu khí quyển. Thế nhưng, mỗi phút trôi qua, thế giới lại chặt hạ một lượng rừng tương đương 10 sân bóng đá,” ông nói.
Tổng thống Biden ám chỉ Tổng thống đắc cử Donald Trump, dù không nêu đích danh, khi ông cảnh báo rằng người kế nhiệm có thể làm suy yếu chính sách khí hậu. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù sẽ rời nhiệm sở vào tháng Một, chính quyền của ông đã đặt nền tảng vững chắc cho chính sách khí hậu, điều mà chính quyền tương lai có thể tiếp tục củng cố.
“Đúng là có người sẽ tìm cách lừa dối, phủ nhận hoặc trì hoãn cuộc cách mạng năng lượng sạch đang diễn ra tại Mỹ. Nhưng không ai, không ai có thể đảo ngược được điều này, không ai,” Biden khẳng định. “Không, bởi có rất nhiều người, bất kể đảng phái hay chính trị, đang hưởng lợi từ cuộc cách mạng này.”
Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng sự thay đổi khí hậu không chỉ là vấn đề nội địa mà còn mang tính quốc tế, và kêu gọi các nhà lãnh đạo nước ngoài cân nhắc vai trò của họ, bởi các nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi các mô hình thời tiết thay đổi.
“Các quốc gia trên thế giới đang tận dụng cuộc cách mạng năng lượng sạch để tiến xa hơn,” ông nói. “Câu hỏi hiện nay là chính phủ nào sẽ cản trở, và chính phủ nào sẽ nắm bắt cơ hội kinh tế to lớn này?”
Tổng thống Biden cũng đã thực hiện chuyến bay quan sát trên rừng Amazon. Một phóng viên đi cùng cho biết chuyến bay hướng đến sông Rio Negro, nơi những tán cây xanh mướt trải dài đến tận chân trời. Theo bản đồ từ Bạch Ốc, tổng thống và các phóng viên đã bay qua các khu bảo tồn động vật hoang dã, khu vực bị xói mòn bờ, thiệt hại do cháy rừng và các con tàu mắc cạn, theo ABC News.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu theo các mục tiêu của Hiệp Định Paris có thể giúp các khu vực nhiệt đới tránh đạt đến ngưỡng nhiệt độ vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
Họ cảnh báo rằng nếu các quốc gia không giới hạn mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, các khu vực nhiệt đới có thể vượt qua “ngưỡng sinh tồn,” khiến cuộc sống ở các vĩ độ nóng nhất trở nên không thể chịu nổi.
Chuyến thăm rừng Amazon của Tổng thống diễn ra trong bối cảnh Hội nghị COP 29 về các sáng kiến chống biến đổi khí hậu đang được tổ chức tại Baku, Azerbaijan, kéo dài đến thứ Năm.
⦿ --- Biden: chấp thuận Ukraine tấn công sâu vào Nga bằng vũ khí Mỹ
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố "tên lửa sẽ tự lên tiếng" sau khi có thông tin rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của Hoa Kỳ. Thông tin này được New York Times, CNN và ABC News đưa tin, dựa trên các viên chức Mỹ giấu tên.
Biden đã đồng ý cho Ukraine sử dụng Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Quân đội (ATACMS) - loại tên lửa tầm xa, để tấn công các mục tiêu ở Nga, bao gồm cả lực lượng Triều Tiên đang chiến đấu ở khu vực Kursk, nơi Ukraine đã chiếm được nhiều lãnh thổ trong cuộc tấn công bất ngờ vào tháng 8. Các viên chức có thẩm quyền đã nói với tờ Washington Post rằng Hệ thống tên lửa chiến thuật của quân đội, hay ATACMS, có khả năng sẽ được sử dụng đầu tiên nhằm chống lại các lực lượng Nga và Triều Tiên để bảo vệ quân đội Ukraine đang hoạt động ở khu vực Kursk phía tây của Nga.
Tổng thống Zelenskyy từ lâu đã vận động hành lang để được phép sử dụng Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân, hay còn gọi là ATACMS, để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Ông nói trong bài phát biểu rằng đàm phán rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin không phải là một chiến lược hiệu quả để chấm dứt chiến tranh.
Quyết định của Washington là một sự đảo chiều đáng kể mới nhất trong chính sách của Mỹ về chiến tranh Ukraine, khi trước đó Hoa Kỳ đã từ chối cung cấp một số vũ khí như tên lửa Patriot, xe tăng Abrams và máy bay chiến đấu F-16, nhưng sau đó đã chấp nhận yêu cầu.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Nga, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu xung đột leo thang thêm.
Sau Mỹ, Pháp cũng đã để ngỏ khả năng cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga. “Chúng tôi công khai nói rằng đây là lựa chọn mà chúng tôi sẽ xem xét nếu đó là cho phép tấn công mục tiêu mà từ đó Nga mở các cuộc tấn công vào lãnh thổ Ukraine. Vì vậy, không có gì mới ở phía đối phương,” Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot phát biểu trước báo giới trước cuộc họp của các bộ trưởng EU tại Brussels.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm nay nói rằng Mỹ đã có một quyết định quan trọng trong việc hỗ trợ phòng không của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng đây không phải là sự thay đổi trong chiến lược của phương Tây.
“Quyết định từ phía Mỹ, và tôi muốn nhấn mạnh, không phải là sự thay đổi cách nhìn mà là củng cố những gì mà các đồng minh khác đã làm, là hết sức quan trọng vào lúc này,” bà Baerbock nói tại Brussels trước cuộc họp của các ngoại trưởng EU.
“Quyết định từ phía Mỹ, và tôi muốn nhấn mạnh, không phải là sự thay đổi cách nhìn mà là củng cố những gì mà các đồng minh khác đã làm, là hết sức quan trọng vào lúc này,” bà Baerbock nói tại Brussels trước cuộc họp của các ngoại trưởng EU.
Về phía Nga, nhà lập pháp Nga Maria Butina hôm 18/11 lên tiếng rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đang mạo hiểm gây ra Đệ tam Thế chiến nếu họ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào Nga.
“…Chính quyền của ông Biden, đang cố gắng leo thang tình hình lên mức tối đa trong khi họ vẫn còn quyền lực và vẫn còn tại vị” bà Butina nói với Reuters.
“…Chính quyền của ông Biden, đang cố gắng leo thang tình hình lên mức tối đa trong khi họ vẫn còn quyền lực và vẫn còn tại vị” bà Butina nói với Reuters.
Hồi cuối tháng 10, ông Putin đã nói rằng Bộ Quốc phòng Nga đang nghiên cứu nhiều cách khác nhau để đáp trả nếu Mỹ và các đồng minh NATO giúp Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa của phương Tây.
Cũng trong cuối tuần, Nga cho biết họ đã phá hủy tất cả các mục tiêu theo kế hoạch trong một cuộc tấn công toàn diện vào các cơ sở hạ tầng tiện ích năng lượng quan trọng ở Ukraine, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng ở quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã xác nhận quy mô của cuộc tấn công trong một tuyên bố lưu ý rằng Nga đã phóng khoảng 120 tên lửa và 90 máy bay không người lái.
"Trong đêm và sáng nay, khủng bố Nga đã sử dụng nhiều loại máy bay không người lái, bao gồm Shaheds, cũng như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo trên không - Zircon, Iskanders và Kinzhals", Zelensky xác nhận.
Một vụ oanh tạc khác của quân Nga vào thành phố Sumy ở đông bắc Ukraine vào đêm Chủ Nhật cũng đã làm 11 người thiệt mạng và làm ít nhất 89 người bị thương, theo tin từUkraine cho biết.
“Tối Chủ nhật đối với thành phố Sumy đã trở thành địa ngục, thảm kịch mà Nga gieo rắc trên quê hương chúng tôi,” tổng chỉhuy quân sự Volodymyr Artyukh viết Telegram.
Vụ oanh tạc đã làm phá hủy 90 căn hộ, 28 xe hơi, hai cơ sở giáo dục và 13 tòa nhà, diễn ra sau một đợt bắn phá dữ dội của quân Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trước đó cũng trong ngày, trong khi tin tức cho biết Mỹ đã cấp phép cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ để tấn công các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.
⦿ --- Biden và Tập Cận Bình thỏa thuận hạn chế AI trong quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 16 tháng 11 năm 2024 đã đồng ý rằng quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân phải do con người kiểm soát, không phải do trí tuệ nhân tạo. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra tuyên bố này, điều này diễn ra khi ông Biden chuẩn bị rời nhiệm sở. Cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, Jake Sullivan, cho biết thỏa thuận này là một bước đi quan trọng để hai cường quốc hạt nhân đối mặt với các rủi ro chiến lược lâu dài.
Trong cuộc gặp này, ông Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định trong quan hệ Mỹ-Trung trong suốt giai đoạn chuyển giao quyền lực, đồng thời cố gắng củng cố các thành tựu mà ông đã đạt được với Tập Cận Bình về các vấn đề như chống ma túy và biến đổi khí hậu. Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng làm việc với chính quyền Trump sắp tới để duy trì giao tiếp, mở rộng hợp tác và giải quyết khác biệt, nhưng cũng khẳng định Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình.
Tại cuộc gặp kéo dài 90 phút bên lề hội nghị APEC ở Lima, Peru, Tập Cận Bình chỉ trích các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ nhạy cảm của chính quyền Biden, đặc biệt là các công cụ sản xuất vi mạch tiên tiến và công nghệ trong các hệ thống quân sự. Ông khẳng định rằng "hợp tác có lợi cho cả hai bên" mới là con đường dẫn đến phát triển chung và chỉ trích chính sách kiểm soát xuất khẩu mà Tập gọi là "vườn hẹp, hàng rào cao".
Cố vấn Sullivan cho biết đội ngũ của ông Biden sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách kiểm soát xuất khẩu đối với chính quyền Trump sắp tới. Đồng thời, ông Biden cũng bày tỏ mối lo ngại về việc Trung Quốc hỗ trợ cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga và kêu gọi Tập Cận Bình sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Triều Tiên để ngừng gửi quân tham chiến cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.
⦿ --- Kim Jong Un kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân 'không giới hạn'
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã kêu gọi mở rộng kho vũ khí hạt nhân "không giới hạn", theo báo cáo của truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm thứ Hai, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh đang làm gia tăng căng thẳng quân sự trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Kim Jong Un nhấn mạnh cần tăng cường năng lực vũ khí hạt nhân "không giới hạn" và chuẩn bị cho chiến tranh trước tình trạng mà ông gọi là "sự gia tăng quân sự cuồng loạn" do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Kim đã phát biểu trong bài diễn văn tại hội nghị các chỉ huy tiểu đoàn và giảng viên chính trị thuộc Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào ngày thứ Sáu, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
“Chủ trương tăng cường lực lượng hạt nhân từ lâu đã trở thành chính sách không thể đảo ngược đối với chúng ta, và điều duy nhất còn lại là làm cho lực lượng hạt nhân hoạt động toàn diện hơn để thực hiện sứ mệnh ngăn chặn chiến tranh,” Kim nói, theo KCNA.
“Chúng ta sẽ không ngừng củng cố sức mạnh tự vệ của đất nước, tập trung vào vũ khí hạt nhân mà không có giới hạn và không tự mãn,” ông nhấn mạnh.
Kim cũng chỉ trích chiến lược tăng cường năng lực răn đe hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc, cũng như hợp tác tam phương với Nhật Bản, mà ông cho rằng đang tạo ra một "phiên bản NATO châu Á", làm gia tăng căng thẳng khu vực.
“Sự gia tăng quân sự cuồng loạn của các đồng minh đã đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, điểm nóng lớn nhất thế giới, lên giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử,” ông phát biểu.
Bài diễn văn của Kim được đưa ra vài ngày sau khi lãnh đạo của Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Peru và công bố thành lập một ban thư ký mới để tăng cường hợp tác ba bên.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã đưa ra tuyên bố chung tại APEC, lên án quyết định của Triều Tiên triển khai binh sĩ tham chiến ở Nga trong cuộc chiến Ukraine.
Ngược lại, trong bài phát biểu, Kim lên án Hoa Kỳ đã hỗ trợ Kyiv, cáo buộc Washington và các đồng minh đang sử dụng lực lượng Ukraine như những “quân tiên phong” để mở rộng ảnh hưởng quân sự trên toàn cầu.
⦿ --- Người Haiti ồ ạt rời bỏ Springfield, Ohio sau chiến thắng của Trump
Sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024, cộng đồng người Haiti ở Springfield, Ohio, đang rời đi hàng loạt vì lo ngại bị trục xuất.
Trump đã cam kết chấm dứt chương trình bảo vệ tạm thời (TPS) cho người nhập cư, trong đó có người Haiti, và thực hiện các đợt trục xuất lớn. Điều này khiến nhiều người Haiti, đặc biệt là những người làm việc tại các nhà máy chế biến thực phẩm và sản xuất linh kiện, cảm thấy không an toàn và tìm cách rời khỏi Springfield.
Nhiều gia đình đã di chuyển đến các thành phố khác như New Jersey, Boston hoặc Canada để tránh nguy cơ bị trục xuất. Mối đe dọa này càng gia tăng khi tình hình bạo lực tại Haiti ngày càng nghiêm trọng. Các chuyên gia pháp lý cho rằng việc chấm dứt TPS sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống tòa án nhập cư vốn đã quá tải, và không chắc chắn sẽ diễn ra ngay lập tức sau khi Trump nhậm chức.
⦿ --- Israel không kích Beirut, giết chết phát ngôn viên của Hezbollah
Theo bản tin VOA, một cuộc không kích của Israel hôm 17/11 đã giết chết người phát ngôn chính của nhóm chiến binh Hezbollah của Lebanon. Đây là cuộc tấn công đầu tiên của Israel ở trung tâm Beirut trong hơn một tháng. Trong khi đó, các quan chức y tế Palestine cho biết, các cuộc không kích trước đó của Israel đã giết chết 12 người ở Gaza.
Một viên chức Hezbollah, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết rằng ông Mohammed Afif đã thiệt mạng trong cuộc không kích ở Beirut. Mohammed Afif được biết đến nhiều kể từ khi Israel gia tăng các cuộc tấn công ở Lebanon vào tháng 9.
Hành động này diễn ra sau vụ ám sát thủ lĩnh lâu năm của Hezbollah, Hassan Nasrallah, người cũng đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel.
Người ta có thể thấy cảnh chạy loạn khỏi khu phố sau cuộc không kích không được cảnh báo trước. Cuộc không kích giết chết ông Afif đã đánh trúng vào một tòa nhà ở trung tâm Beirut thuộc Đảng Baath theo đường lối xã hội chủ nghĩa Ả Rập. Một nhiếp ảnh gia của Associated Press tại hiện trường đã nhìn thấy bốn thi thể và bốn người bị thương.
Trước cuộc tấn công giết chết ông Afif, máy bay chiến đấu của Israel đã ném bom các vùng ngoại ô phía nam của Beirut, sau khi quân đội cảnh báo người dân sơ tán khỏi một số tòa nhà. Hezbollah có sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực, được gọi là Dahiyeh, và các cuộc không kích diễn ra khi các quan chức Lebanon đang cân nhắc thỏa thuận ngừng bắn do Hoa Kỳ làm trung gian.
Quân đội Israel đã đăng cảnh báo sơ tán trên X khoảng một giờ trước khi các cuộc không kích diễn ra. Truyền thông địa phương đưa tin, tiếng chuông nhà thờ vang lên trong và xung quanh khu vực để cảnh báo người dân. Không có báo cáo ngay lập tức về thương vong.
Trong khi đó, Hezbollah vẫn tiếp tục bắn hàng chục quả đạn, pháo vào Israel mỗi ngày và đã mở rộng phạm vi tấn công đến miền trung đất nước này. Một loạt hỏa tiễn phóng vào thành phố Haifa ở phía bắc hôm 16/11 đã làm hư hại một giáo đường Do Thái và làm hai thường dân bị thương.
Bộ Y tế Lebanon cho biết rằng hơn 3.400 người đã thiệt mạng ở Lebanon trong cuộc giao tranh với Israel và hơn 1,2 triệu người phải bỏ nhà di tản. Không rõ có bao nhiêu người trong số những người thiệt mạng là chiến binh Hezbollah.
Về phía Israel, các cuộc tấn công trên không của Hezbollah đã giết chết ít nhất 76 người, trong đó có 31 binh sĩ, và buộc khoảng 60.000 người phải chạy khỏi các cộng đồng ở phía bắc.
⦿ --- Giáo hoàng kêu gọi điều tra chiến dịch của Israel tại Gaza
Giáo hoàng Francis đã kêu gọi điều tra để xác định liệu các cuộc tấn công của Israel tại Gaza có cấu thành tội ác diệt chủng hay không, theo các trích đoạn từ một cuốn sách sắp xuất bản. Đây là lần đầu tiên Giáo hoàng công khai yêu cầu điều tra về cáo buộc diệt chủng đối với hành động của Israel ở Dải Gaza. Trước đó, ông từng chỉ trích các cuộc tấn công này là "phi đạo đức" và vượt quá giới hạn của chiến tranh.
Cuốn sách Hope Never Disappoints: Pilgrims Towards a Better World, được viết bởi Hernán Reyes Alcaide, dựa trên các cuộc phỏng vấn với Giáo hoàng, sẽ được phát hành vào tuần tới, trước Năm Thánh 2025. Giáo hoàng nhấn mạnh rằng cần có cuộc điều tra cẩn thận để xác định sự kiện ở Gaza có phù hợp với định nghĩa pháp lý về tội diệt chủng hay không.
Năm ngoái, Giáo hoàng đã gặp riêng thân nhân của các con tin Israel và người Palestine chịu ảnh hưởng từ chiến tranh. Tuần trước, Giáo hoàng đã gặp một phái đoàn gồm các con tin Israel đã được thả và gia đình họ để thúc đẩy chiến dịch đưa những người còn bị giữ bắt về nhà. Đức Giáo Hoàng giữ quyền kiểm soát và việc biên tập cuốn sách sắp ra mắt này, theo tin AP.
Trong khi đó vào sớm Chủ Nhật, một cuộc không kích của Israel tại miền Bắc Gaza đã khiến ít nhất 30 người thiệt mạng, theo thông báo của giám đốc bệnh viện. Các cuộc tấn công này của Israel vào Gaza đã làm ít nhất 12 người chết, trong đó có 6 người ở trại tị nạn Nuseirat và 4 người ở Bureij. Một vụ tấn công khác trên tuyến đường chính Bắc - Nam của Gaza đã giết chết 2 người. Tính đến nay, khoảng 43,800 người Palestine đã thiệt mạng trong cuộc chiến, và hơn 90% dân số Gaza đã phải di tản do các cuộc tấn công của Israel.
⦿ --- Báo Florida cảnh báo: 'Matt Gaetz không thể làm Tổng Chưởng lý Mỹ'
Tờ Sun Sentinel ở Florida, quê nhà của Matt Gaetz, đã kêu gọi ngăn chặn ông trở thành Tổng Chưởng lý Mỹ, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử Gaetz cho vị trí này. Bài xã luận chỉ trích Gaetz là công cụ để Trump "trả thù chính trị" và khẳng định việc bổ nhiệm ông sẽ làm mất uy tín của Thượng viện Mỹ.
Trump ca ngợi Gaetz là một "luật sư tài năng và kiên định" và cho rằng ông sẽ "loại bỏ tham nhũng hệ thống" tại Bộ Tư pháp (DOJ). Tuy nhiên, Gaetz đã từng bị DOJ điều tra về các cáo buộc nghiêm trọng, bao gồm buôn người và hành vi quấy nhiễu tình dục, mặc dù ông phủ nhận mọi sai phạm. Các chuyên gia pháp lý cũng đặt câu hỏi về khả năng và kinh nghiệm hạn chế của ông.
Việc đề cử Gaetz gây tranh cãi trong cả hai đảng, một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa như Susan Collins và Thom Tillis bày tỏ lo ngại. Mặc dù Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể dùng chiến lược bổ nhiệm khi Thượng viện đang nghỉ để vượt qua các phiên điều trần xác nhận.
Tờ Sun Sentinel nhấn mạnh rằng việc cho phép Gaetz giữ chức vụ này sẽ là một "sự thoái thác trách nhiệm" của Thượng viện.
⦿ --- Bùng phát E. coli tại 18 bang ở Mỹ, 1 ca tử vong liên quan đến cà rốt 'organic'
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra cảnh báo về một đợt bùng phát vi khuẩn E. coli liên quan đến cà rốt hữu cơ, gây nhiễm bệnh ở 39 người trên 18 bang và 1 ca tử vong tại California.
Cà rốt nguyên củ và cà rốt baby hữu cơ của công ty Grimmway Farms là nguồn lây nhiễm. Công ty đã tự nguyện thu hồi sản phẩm tại các thương hiệu nổi tiếng như Trader Joe's, Wegmans, Simple Truth, v.v. Các sản phẩm bị ảnh hưởng gồm:
- Cà rốt baby hữu cơ: Có ngày sử dụng tốt nhất từ 11/9/2024 đến 12/11/2024.
- Cà rốt nguyên củ hữu cơ: Được bày bán từ 14/8/2024 đến 23/10/2024, không có ngày sử dụng cụ thể trên bao bì.
Người tiêu dùng ở các bang bị ảnh hưởng như California, Texas, New York, và Massachusetts được khuyến cáo kiểm tra và loại bỏ sản phẩm bị thu hồi.
Triệu chứng phổ biến khi nhiễm E. coli gồm đau quặn bụng, tiêu chảy ra máu và nôn mửa, thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 3-4 ngày.
Để biết thêm thông tin, liên lạc số điện thoại 1-800-301-3101 hoặc truy cập trang web www.grimmway.com.
⦿ --- SpaceX phóng tên lửa Falcon 9 mang theo tải trọng bí mật 'Optus-X'
SpaceX đã thực hiện một nhiệm vụ bí mật khi phóng tên lửa Falcon 9 vào chiều Chủ nhật từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA, mang theo tải trọng bí mật được gọi là "Optus-X."
Tên lửa cất cánh lúc 5:28 chiều EST, và mặc dù SpaceX gọi nhiệm vụ này là "TD7," các cơ quan như Lực lượng Không gian Hoa Kỳ và Cục Hàng không Liên bang (FAA) xác định tải trọng là "Optus-X." Trong buổi tường thuật trực tiếp, một bình luận viên của SpaceX cho biết tải trọng là một vệ tinh liên lạc, nhưng chi tiết cụ thể và thời điểm triển khai vẫn chưa được tiết lộ.
Tải trọng được thiết kế để đi vào quỹ đạo địa tĩnh, cách Trái Đất khoảng 23.000 dặm. Vệ tinh này sẽ phối hợp với các vệ tinh khác trong cùng quỹ đạo để cung cấp khả năng phủ sóng toàn cầu từ không gian sâu.
Đây là lần thứ 16 tầng đầu của tên lửa Falcon 9 được tái sử dụng. Nó đã từng tham gia ba nhiệm vụ tới Trạm Vũ trụ Quốc tế, một nhiệm vụ GPS và chín nhiệm vụ Starlink. Falcon 9 đã hạ cánh thành công xuống tàu không người lái A Shortfall of Gravitas chỉ sau 9 phút, đánh dấu lần hạ cánh thành công thứ 369 của SpaceX và lần thứ 85 trên con tàu này.
Lãnh đạo bởi Elon Musk, SpaceX tiếp tục tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng tái chế tên lửa và đẩy mạnh khám phá không gian. Hiện tại, công ty đã thực hiện số lượng phóng tên lửa Falcon 9 từ bệ phóng 39A ngang bằng với tổng số lần phóng của tàu con thoi từ bệ này, theo dữ liệu từ Spaceflight Now.
Sứ mệnh lần này tiếp tục củng cố vị thế tiên phong của SpaceX trong ngành công nghiệp không gian, đồng thời phản ánh tầm nhìn dài hạn của Elon Musk về việc giảm chi phí khám phá vũ trụ và mở rộng phạm vi ứng dụng công nghệ không gian.
⦿ --- Việt Nam có thể được chọn để tổ chức Thượng đỉnh?
Một viên chức của Nga nói rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có thể được chọn làm nơi tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo truyền thông Nga đưa tin.
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS hôm 15/11 đưa tin về việc Nga sẽ cân nhắc một địa điểm phù hợp cho một cuộc họp thượng đỉnh tiềm năng giữa Moscow và Washington sau khi ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.
Trích dẫn thông tin từ Izvestia, một tờ báo chuyên về đối ngoại của Nga, TASS nói rằng Bộ Ngoại giao Nga cho biết Thụy Sĩ đã sẵn sàng làm địa điểm cho các cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga. Tuy nhiên, theo TASS, Moscow “vẫn rất hoài nghi về sự trung lập của Bern vì Thụy Sĩ ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Nga và hợp tác tích cực với các lực lượng NATO.”
Ông Putin trước đó nói tại một cuộc gặp ở viện nghiên cứu Valdai Club rằng sáng kiến cho một cuộc đối thoại toàn diện giữa Nga và Mỹ phải đến từ Washington, và, theo ghi nhận của Izvestia được TASS trích dẫn, việc lựa chọn một địa điểm cho cuộc họp tiềm năng phải tính đến lập trường thù địch công khai của một số quốc gia đối với Nga.
“Chắc chắn sẽ không phải là Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Ấn Độ có thể là ứng cử viên phù hợp,” ông Sukhoverkhov được TASS trích lời nói. “Tuy nhiên, cũng có khả năng lớn là cuộc họp có thể diễn ra tại Việt Nam hoặc một quốc gia châu Phi, chẳng hạn như Ai Cập, Nam Phi hoặc Brazil.”
Việt Nam đã được ông Trump chọn làm địa điểm tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ 2 vào năm 2019, cho cuộc gặp gỡ giữa ông và Kim Jong Un tại Hà Nội trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông tại Nhà Trắng. Theo đánh giá của các nhà phân tích lúc đó, Việt Nam được chọn vì có quan hệ hữu hảo với Triều Tiên và cũng được Mỹ ngầm gửi đi thông điệp rằng Triều Tiên có thể có khả năng phát triển kinh tế như Việt Nam, quốc gia từng thù địch với Mỹ.
Với chính sách ngoại giao đa phương hóa và đa dạng hóa, Việt Nam duy trì quan hệ với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các cường quốc thù địch nhau như Mỹ, Nga và Trung Quốc. Cả Mỹ và Nga đều là những đối tác chiến lược ở mức quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam.
Dù mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ ngày càng chặt chẽ sau khi nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9 năm ngoái, Hà Nội cũng tiếp tục duy trì quan hệ thân thiết với Moscow. Ông Putin đã tới thăm Việt Nam vào tháng 6 vừa qua giữa bối cảnh Nga bị Mỹ và các nước phương Tây cô lập vì cuộc chiến tranh ở Ukraine. Hà Nội cũng đã đón tiếp vị tổng thống Nga một cách nồng nhiệt dù ông đang bị tòa hình sự quốc tế ra trát bắt vì “tội ác chiến tranh.”
Việt Nam đã nhiều lần từ chối bỏ phiếu chống lại Nga trong các nghị quyết lên án Moscow vì xâm lược Ukraine ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và vẫn tiếp tục duy trì quan hệ trong mọi lĩnh vực với Nga.
⦿ --- Campuchia trục xuất 23 người Việt Nam vì cư trú và làm việc bất hợp pháp
Gửi ý kiến của bạn