Hôm nay,  

Phải Lòng Cô Gái Điếm

29/11/202400:00:00(Xem: 867)
 
 
1
 
“Mày có chắc là mày còn din không?”
“Chắc.”
“Làm sao mày biết?
“Tao không biết thì còn ai biết nữa?”
 
Nắng đã tắt từ lâu. Trời đen thẫm bên ngoài. Mùa đã về qua những chiếc lá vàng rơi rải rác theo những câu thơ trong những tạp chí văn chương của thành phố. Mùa thu nằm co trên trang giấy. Heo may lẩn quẩn đầu môi những kẻ gạ tình. Không có mùa thu ngoài đời sống ở nơi này. Hơi nóng vẫn râm ran không khí. Bên ngoài vắng gió. Trong này, chiếc quạt trần lờ lững quay. Và cuộc đối thoại nhì nhằng mãi chẳng đi đến đâu.
 
“Mày có chắc không?”
 
“Tao đã nói rồi.”
 
Những cánh tay phe phẩy tấm bìa cứng thêm cho mình chút gió. Nói hoài. Nhùng nhằng như bầy chó hoang giằng co miếng thịt ôi bên khung cửa lò sát sinh. Cuối cùng một đứa nóng ruột ngắt ngang, “Kêu nó chứng minh!” 
 
Một loạt những cái miệng hưởng ứng.
 
“Ừ, phải đó, kêu nó chứng minh đi.”
 
Một cái đầu gật gù. Rồi nhiều cái đầu gật gù. Và một cái miệng phán, “Chuyện này tối quan trọng, không thể nhập nhằng được. Chứng minh xem nào.”
 
Hắn đè tay lên cuốn sách. Trong đó chi chít những chữ. Hắn như gã thủy thủ đắm tàu, chết đến nơi vẫn còn cố vớt vát được chữ nào hay chữ đó. Mỗi chữ là một phần của kho tàng đầy ắp những ngọc ngà, châu báu. Hắn ngước lên, trừng mắt nhìn những cái mặt nhăn nhở, “Chúng mày điên à? làm sao chứng minh được. Tao biết tao còn là được rồi.”
 
Tiếng cười khuấy lên, tan vào thoáng gió chiếc quạt trần thong thả buông xuống từ trần nhà lót gỗ. Khu nội trú giờ này lẽ ra mọi người đều phải chúi đầu vào cuốn sách, bởi ngày mai thi rồi. Nhưng sức chứa của đầu óc chỉ có hạn. Giờ này học hết vô nổi rồi. Mọi ngăn trong đầu đã chật ních. Như lũ tàn binh bị vây khốn, cả bọn tuông chạy trong hoảng loạn. Chung quanh đen kịt như bầu trời bên ngoài. Không đốm lửa hy vọng nào le lói. Biết tìm đâu bây giờ. Đành xoay qua cầu cơ xin đề thi thôi. Con “cơ” là miếng gỗ hình trái tim, nghe nói khoét từ nắp quan tài người chết, đứa nào đó trong bọn đã cậy cục đi theo mấy đám cải táng mộ người chết và xin cho được một mảnh gỗ ván thiên, về cẩn thận cưa thành hình trái tim.
 
Chẳng chờ ngày lành tháng tốt nữa. Mai thi rồi. Bàn cầu cơ với những mẫu tự tô đặm nét. Có cả những mẫu tự mà chỉ tiếng Việt mới có như ă, â, ê, ô, ơ, ư… Mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ còn thiếu hai kẻ tình nguyện. Hai kẻ sẵn sàng đặt ngón tay lên trái tim gỗ đỏ thẫm máu bầm. Nhưng muốn cho “linh” người đặt ngón tay lên con cơ phải còn trinh. Tìm thứ ấy ở cái lũ người này khó hơn mò kim đáy biển.
 
Cả bọn nhìn quanh. Những con mắt dạt đến đâu, những cái lắc đầu theo đến đó. Chuyện này nghiêm trọng. Như thời trước người ta vẫn tìm trinh nữ để tế thần. Tìm mỏi mắt, cuối cùng những con mắt dừng lại ở hắn. Nó đây rồi! Tiếng reo vang động căn phòng. Giời ạ. Giờ này mà nó còn ngồi ôm cuốn sách dày cộm thế kia!
 
Hắn không nhớ rõ mình có đỏ bừng mặt lên vì mắc cỡ (và ngầm hãnh diện) hay không. Lúc ấy hắn đã 20 tuổi. Hai mươi tuổi, hai năm làm sinh viên, nhưng đối diện phụ nữ là mặt vẫn đỏ bừng và hai cánh tay lập tức không biết nhét vào đâu.
 
Một đứa giật phăng lấy cuốn sách từ tay hắn. “Giờ này còn học hành gì nữa!”
 
“Có chắc nó còn không? Tao thường thấy nó giấm giúi với con nhỏ Hụt Hơi trên hành lang Cơ Thể Học.” Một đứa mách lẻo.
 
“Mày đừng nói bậy. Nó nhờ tao chỉ cái hình tâm điện đồ,” hắn lắp bắp thanh minh.
 
“Mày thành cardiologiste hồi nào mà tao không hay vậy nhỉ!”
 
Cardiologiste là bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Tâm điện đồ là hình ảnh dòng điện tim vẽ thành sơ đồ trên giấy, còn Hụt Hơi là cô gái học dưới hắn một lớp, có giọng nói lúc nào cũng như sắp đứt hơi. Ban đầu, khi Hụt Hơi hỏi bài, mặt hắn cũng đỏ bừng cơn hỏa hoạn. Riết rồi quen, hắn quên bẵng Hụt Hơi là con gái, nhiều khi hai đứa châu đầu vào nhau mà cãi cọ chuyện tâm thất, tâm nhĩ lao xao cả một góc hành lang.
 
Tìm ra được sinh vật hiếm quý, cả bọn vây quanh hắn. Mừng như lũ ma men ngã giúi vào quán rượu. Một thằng bới đống sách vở giấy tờ hỗn độn trong hộc tủ lôi ra một xấp hình nhỏ như những lá bài dí vào mặt hắn. Hắn nheo mắt nhìn tấm hình. Một cô gái tóc vàng không mặc gì hết đang ngồi trên bụng tên đàn ông da đen cũng không mặc gì hết.
 
“Kiểu gì đây?”
 
Mặt hắn nóng bừng.
 
Thằng bạn vẫn không tha, “Tao bảo nhìn vào tấm hình rồi nói cho tao biết kiểu số mấy trong 36 kiểu ăn chơi?”
 
Tiếng cười – rộn ràng như sấm – làm rung cả những mảnh ván gỗ ghép sàn nhà.
 
“Đứng dậy cho tao khám.” Một đứa xốc vai kéo hắn dậy, nhưng hắn không thể nào đứng dậy được.
 
“Mày bắt nó đứng lên gấp vậy lỡ gẫy thì sao. Thôi được rồi tao tin nó còn din. Còn din mới nhạy như thế.”
 
Nếu sàn nhà lúc này có cái hang, hắn sẽ chui tọt ngay xuống. Da mặt hắn chợt dầy lên. Nhưng nhờ vậy mà hắn thành ứng viên chính trong buổi lễ cầu cơ xin câu hỏi kỳ thi ngày mai.
 
Cuộc điều tra chọn ứng viên phụ cũng gay go không kém. Cả một khu cư xá sinh viên chỉ có một mình hắn là còn nguyên vẹn. Lũ bạn đành chọn một đứa dẫu không còn nhưng cũng chỉ mất cái sự “không còn” cách đó không lâu.
 
Phải gian nan như thế bởi cầu cơ cần hai người đặt ngón tay trỏ lên mảnh gỗ hình trái tim. Hai người để tránh gian lận, mất linh nghiệm. Và nhất là hai đứa ấy phải còn din thì mới linh nghiệm. Thiên hạ quả quyết như thế.
 
Khi bị điểm mặt, cái đứa “mới mất” không chịu nhận việc, bởi nó là đứa sợ ma. Nghe nói lúc nhỏ ở dưới quê, nó đã có lần bị ma giấu trong bụi dâm bụt, miệng ngậm đầy bùn, nên bây giờ nó không muốn dính líu tới bất kỳ ai ở thế giới bên kia. Tuy nhiên với chuyện thi cử, thì không thể ích kỷ, mà phải biết sống cho anh em, bạn bè.
 
Lũ bạn nhùng nhằng mãi làm nó bực mình, “Tại sao phải hai đứa mới được chứ?”
 
“Luật nó là như thế.” Trưởng nhóm gạt ngang và xoay qua cái đứa đang được phỏng vấn, “Mày mất lâu chưa?”
 
Cái giọng rụt rè cất lên, “Mới đây thôi.”
 
“Mới đây là bao lâu? Sáu tháng, một năm hay mười năm?”
 
Vẫn cái giọng rụt rè, “Thứ Bảy tuần trước.”
 
“Tại sao lại mất?”
 
Cái giọng rụt rè biến mất, thay bằng cái giọng phát ra từ cái cổ hằn những đường gân xanh, “Mày có điên không?”
 
“Mất mấy lần?” Kẻ thẩm vấn vẫn kiên nhẫn hỏi.
 
“Làm sao mất nhiều lần được mà mày hỏi ấm ớ thế!”
 
Tiếng cười lại vang dội một góc khu cư xá.
 
Cuộc thẩm vấn rút ngắn khi cái đứa can tội dẫn bạn đi chơi bời đứng ra thú nhận chính nó dẫn bạn mình xuống xóm cho mấy cô gái làng chơi giày vò hôm thứ Bảy tuần trước.
 
Siêng học nhưng cũng ham chơi. Ngoài hắn ra, cả bọn không đứa nào mà không bận rộn chuyện bồ bịch. Đến khi kỳ thi ập đến, đứa nào cũng cuống lên. Không có cách nào khác ngoài chuyện níu kéo những hồn ma chưa kịp đầu thai, vẫn còn lẩn khuất quanh đây để hỏi xem ông thầy sẽ hỏi những câu gì trong bài thi.
 
2
 
Giây phút linh thiêng bắt đầu. Những bóng điện tắt ngúm cho ánh nến chập chờn, hắt những chiếc bóng lô nhô lên vách tường. Hắn không tin chuyện cầu cơ. Hắn không thể nào tưởng tượng được cái đám học khoa học thực nghiệm mà lại mê chuyện siêu nhiên, ma mị như thế này. Tuy nhiên hắn không thể trốn tránh cái trách nhiệm cao cả là tìm xem thầy sẽ hỏi những gì trong bài thi ngày mai.
 
Những con mắt nhắm hờ. Những cái miệng ngậm chặt. Những cái đầu gật gù làm những cái bóng hắt trên vách tường vất vả lắc lư theo.
 
Chợt, mảnh gỗ hình trái tim nhúc nhích. Những tiếng thở hắt ra đầy phấn kích. “Nhập rồi! Nhập rồi!” Tiếng xì xào vuốt ve hắn. Hắn mở hé con mắt phải. Khẽ đẩy ngón tay. Con cơ lại nhúc nhích.
 
“Xin hồn cho biết hồn là nam hay nữ.” Một câu hỏi, từ cái lồng ngực hổn hển sắp đứt hơi vì hồi hộp.
 
Hắn thong thả đẩy con cơ chạy vào những mẫu tự N. A. M.
“Xin hồn xác định phải là nam giới không?”
Hắn đẩy con cơ qua chữ “Yes.”
Lại những tiếng thở phào đầy khoái lạc.
“Đàn ông con trai chúng mày ạ.” Đứa nào đó thì thầm.
 
“Xin cho biết hồn là trẻ em hay người lớn?”
 
Hắn suy nghĩ. Con cơ ở đầu ngón tay hắn chạy vòng quanh rồi ngừng lại ở số 7.
 
Một đứa buột miệng, “Vậy là bằng tuổi thằng em tao hồi nó chết đuối.”
 
Hắn mừng. Bởi hắn biết rõ về thằng bạn này. Nó ở Phan Thiết về Sài Gòn trọ học. Nó là cái đứa ban nãy bắt hắn phải chứng minh nọ kia.
 
Thế là thằng sinh viên từ Phan Thiết lên Sài Gòn trọ học trở thành quyền uy, nó dõng dạc, “Xin hồn cho biết quê quán?”
 
Con cơ chạy theo đầu ngón tay trỏ của hắn thành cái tên “Phan Thiết.”
 
Gặp người nhà rồi! May quá! Người nhà chắc chắn sẽ giúp tìm đề thi cho tụi mình. Tiếng xì xào dấy lên trong hân hoan.
 
“Xin cho biết hồn chết vì lý do gì?” Một đứa hỏi.
 
Đứa khác gắt, “Hỏi làm gì chuyện vớ vẩn ấy, lo cái đề thi đi kìa.”
 
Những câu hỏi tuần tự tuôn ra. Những thằng bạn của hắn như bị ma ám, bỗng dưng hỏi toàn những chuyện ngoài đề, như thể thay vì bắt xuất trình giấy tờ tùy thân, chúng nó bắt “hồn” trả lời một số câu hỏi liên quan đến chi tiết cá nhân. Có đứa đa nghi còn hỏi cả tên vị giáo sư trưởng bộ môn Vi Trùng Học. Những câu hỏi làm mệt hắn, làm nhức cái đầu suy nghĩ, làm mỏi con mắt nheo nheo và mỏi cả cánh tay cứ phải duỗi thẳng để con cơ đánh vần cho đúng.
 
“Xin hồn cho biết có phải hồn chết đuối không?”
 
Ngón tay hắn chạy đều. Những con mắt dõi theo và thì thầm đánh vần, “K.h.o.n.g. q.u.a.n.t.r.o.n.g. A! hồn bảo không quan trọng. Hỏi câu khác đi.”
 
“Xin hồn cho biết thầy Vi Trùng Học sẽ hỏi những câu gì?”
 
Cả lũ lại lẩm nhẩm đọc cái câu hồn vừa phán, “Không quan trọng.”
 
Thằng bạn Phan Thiết ngao ngán lắc đầu, “Chắc hồn còn nhỏ quá nên không biết gì hết.”
 
Con cơ đầu ngón tay hắn và thằng bạn đứng sựng lại. Hỏi thế nào cũng không nhúc nhích nữa.
 
“Mày nói lời xúc phạm, hồn giận, hồng thăng luôn rồi.” Một câu trách móc. Thêm vài ba câu trách móc nữa, rồi đến những câu năn nỉ. Nhưng năn nỉ thế nào hồn cũng không nhập nữa. Bởi hắn đã mỏi tay rồi.
 
3
 
Tối hôm ấy hồn chẳng giúp gì cho cái đám ham chơi, kết quả là quá nửa số tín đồ cầu cơ không đủ điểm môn Vi Trùng Học, phải thi lại khóa hai.
 
Chuyện cầu cơ đêm ấy cho đến bây giờ cả lũ vẫn tin là có thật. Riêng hắn, mỗi lần nghĩ tới hắn lại thích thú cười thầm. Đó là lần cầu cơ đầu tiên và cuối cùng của hắn, bởi sau đó không lâu, hắn thành người lớn, không còn tiêu chuẩn ngồi đặt ngón tay lên miếng gỗ hình trái tim mà vẽ chuyện nữa.
 
Số là một buổi chiều thằng bạn khỉ gió kia dài lời thuyết phục rằng “mày học Cơ Thể Học, Sinh Lý Học, mày khám bệnh nhân mà mày chỉ coi hình trong sách là chưa biết gì hết ráo. Đi theo tao. Có chết đâu mà sợ.”
 
Thằng bạn nói đúng. Chả ai chết cả.
 
Hoàng Chính
 
*Trích đoạn truyện dài “Ông Thầy Thuốc Trẻ Và Cô Gái Điếm” sắp xuất bản.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào cuối tháng 5 vừa qua, tôi lại có dịp quay trở về lại mái trường xưa, để tham dự buổi lễ ra trường của một cháu gái Cynthia Ngô, được lãnh nhận bằng Tiến Sĩ Luật Khoa, tại Đại Học Oklahoma City University (OCU), mà tôi là người đỡ đầu (God Father) khuyến khích cho cháu này theo học ngành luật khoa, cũng tại ngôi trường trước kia tôi học.
Dù bạn chưa từng đến Huế, nhưng đã từng nghe tiếng địa danh này qua hai câu hò quen thuộc: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương... ..
Đây là chuyện tình yêu xưa, xa xưa lắm rồi, nhưng dư âm vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến thế hệ chúng ta hôm nay… hình như con người sống nương tựa rất nhiều vào tình yêu… tình yêu cho con người nhiều ý nghĩa thiêng liêng, nhiều gia vị đậm đà đáng sống. Nếu hỏi tại sao là vậy, thì thưa rằng bên cạnh tình yêu và cuộc mưu sinh, ta còn có những gì? Bầu cử ư, bầu cử đã qua rồi, ngã ngũ rồi, không còn gì để bàn nữa. Nhưng nếu bạn muốn theo dõi hậu bầu cử, đó cũng là ưu điểm, coi thế sự cuộc đời sẽ diễn tiến ra sao những ngày sắp tới. Trước mắt, bên cạnh, xung quanh còn vây phủ đe dọa đầy chiến tranh tàn khốc hủy diệt đe dọa sự sống còn của nhân loại bằng những vũ khí của khoa học hiện đại tân tiến, cộng với lòng ác độc của tham vọng, của chính trị không phương giải quyết.
Một người bạn nói với tôi rằng có những bài thơ hoặc những đoạn văn nằm hoài trong đầu của mình từ hồi còn nhỏ, nên khi được nhắc tới thì tự động tuôn ra. Tôi thấy có lý. Mỗi khi có dịp nói chuyện với ai về lòng biết ơn, tôi cứ như theo quán tính, chia sẻ một bài thơ ngày xưa tôi học ở bậc Tiểu Học. Không hiểu vì sao! Vì mình có tính hoài cổ? Hay vì đầu óc tuổi nhỏ dễ khắc ghi? Hay vì đây là bài học bắt buộc trong sách giáo khoa? Hay chỉ đơn giản là vì bài thơ có lời lẽ giản dị mà sâu sắc?
Đi dạo trong công viên Vigelandsanlegget, trời rét căm căm. Bỗng dưng, tôi nghe tiếng nhạc réo rắt. Một nhạc công phong cầm ngồi giữa băng tuyết, đang chơi bài Sóng Nước Biếc. Thật là tình cờ kỳ diệu. Mới hôm qua, hôm kia, ở Đức, khi chậm chân nghe nhạc công chơi phong cầm ở nhà ga, trí tôi lao xao nhạc điệu bài Sóng Nước Biếc. Bươn bả chạy nhanh cho kịp giờ xe, tôi tiếc, định bụng hôm nào thuận tiện sẽ đến yêu cầu. Hôm nay, ở Oslo, tôi được nghe Waves of the Danube của nhà soạn nhạc người Lỗ-Ma-Ni, Iosif Ivanovici. Lời Việt Sóng Nước Biếc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương thật tuyệt vời. Trong cái lạnh cắt da, giữa công viên rộn ràng du khách, tôi mơ màng.
Bạn bè hay nói tôi khó chịu từ khi còn nhỏ, như ngẫu hứng ghé nhà người bạn học nào đó trên đường đi học về. Dĩ nhiên tuổi nhỏ đâu có tính trước chuyện gì, nhưng khi tôi cảm thấy không tiện ở lại thì tôi tự ý ra về và chưa bao giờ hiểu được cảm giác đó từ đâu đến để tôi có quyết định trái ý bạn bè, mang tiếng khó chịu.
Tôi ở đâu mà tôi đến đây | Ngày xưa ai đứng ở chỗ này | Hạt sương Trời khóc ngàn năm trước | Sao còn ướt trên lưng bàn tay (tmt)
Thành phố ven quốc lộ cách đó năm cây số, trong khách sạn nhỏ, Hồng chờ người yêu đến hẹn. Đã muộn gần một ngày. Từ hồi hộp sung sướng chuyển sang lo lắng nghi ngờ, giờ đây, thất vọng hoàn toàn xâm chiếm với cảm giác rủ liệt.Trước khi rời Sài Gòn, Dũng nhắn tin cho nàng, sau đó biệt tích. Không ai trả lời điện thoại. Hồng đã viết thư để lại cho Ali, giải thích sự ra đi. Vì mẹ, nàng lấy Ali, vì tình, nàng theo Dũng. Không thể quay trở về.
Mục đích duy nhất của chúng tôi muốn viết bài này, là chỉ để thuật lại và chia sẻ cho các độc giả đọc những lời tâm sự từ đáy lòng của ông bạn chí thân cao niên này của chúng tôi, về nỗi buồn đơn độc, đêm ngày ông ra vô căn nhà ở của ông, cũng chỉ thấy có một thân một mình ông thôi.
Buổi chiều ra cổng nghĩa trang, nắng thu vàng còn đậu lại ngang tường đất thánh, những cây hạt dẻ lá đỏ lá vàng vẫn như đứng đó để chào tạm biệt, mười cây vẫn đó không thiếu một cây.
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?
Thiện là hành động, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường mang lại an vui cho người, cho mình có khi là cho cả hai phía và cho tất cả mọi người xung quanh. Thí dụ việc là của cơ quan Médecin du Monde, luôn cứu giúp tài chánh cho những người nghèo khó, hoạn nạn ở khắp năm châu lục. Việc làm gần đây của thầy Minh Thiền ở Đức Hòa Dĩ An, thầy và các phật tử đi cứu trợ thiên tai bão lụt Yagi ở miền Bắc Việt Nam, ở Lào Cai, Yên Bái và các vùng, miền người thượng, miền cao do bão lũ gây ra. Họ đói, khổ, lạnh, mất người thân. Phái đoàn chùa Đức Hòa tới tận nơi, lội nước bì bõm ngang bụng mang tặng nạn nhân mì gói, áo quần, tiền và lời vấn an cho những người còn sống sót, đem lời cầu nguyện vãng sanh cho những người đã bị nước lũ cuốn đi, A Di Đà Phât. Người làm việc thiện luôn mang lại niềm vui hạnh phúc và dĩ nhiên được mọi người thương mến, thích gần gũi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.