Hôm nay,  

Nước tràn ly

16/11/202309:53:00(Xem: 1058)
Truyện

minh hoa truyen Nuoc Tran Ly

Tạ Đình Tới kết hôn với chị Nghiêm Thị Bình đã được hơn mười năm. Anh là một công chức. Chị làm nhân viên bưu điện thành phố. Anh chị có với nhau bốn đứa con ba gái, một trai, đủ nếp đủ tẻ. Anh chị đều hưởng lương nhà nước. Như vậy xem ra cũng là một gia đình căn bản, tài chính ổn định, học thức tương đương. Hai gia đình nội ngoại cân xứng. Chị phúc hậu, vẻ đẹp đầy đặn, mặn mà của phụ nữ đã chín chắn. Hằng ngày chị đi làm chăm chỉ. Về nhà lo chợ đò cơm nước, chăm sóc con cái. Các cháu xinh xắn, ngoan, chăm học. Anh chị có căn nhà rộng rãi xây kiểu ba gian trong khu vườn nhỏ đầy hoa trái. Giờ rảnh, chị trồng trọt, khu vườn lúc nào cũng xanh mướt với nhiều cây ăn quả và rau trái. Chị còn nuôi thêm đàn gà vịt để lấy trứng góp phần bổ sung vào nguồn thực phẩm cho gia đình.
    Anh là một người đàn ông (điều đó hẳn rồi) nhưng cái tính của anh giống đàn bà hơn! Mặc dù người anh không nữ tính mà đầy xương xẩu với khuôn mặt góc cạnh, má hóp. Do đã rụng bớt vài cái răng mà anh tiếc tiền không chịu trồng. Anh bảo: "Anh là người ít khi cười, chẳng ai thấy “hàng tiền đạo”. Có lỡ cười khi ai nói gì hay thì bụm miệng lại là được, cần gì trồng cho tụi nha nó có cơ hội chặt chém!" Thân hình anh cao ráo nhưng ốm và khô nên trông anh lúc nào cũng lọt thỏm trong bộ áo quần công chức. Anh năm nay đã bước vào độ tuổi ngũ tuần.
    Chị thì kém anh 5 tuổi. Chị được phân công phụ trách một quầy bưu điện ngay khu chợ của xóm tôi, cạnh con lộ xe cộ đi lại tấp nập. Mỗi lần anh đi đâu đó ngang qua trước văn phòng làm việc của chị, tối về nhà thể nào anh cũng cật vấn: “Hôm nay, tôi thấy bà mời một ông khách ăn hạt dưa, ra vẻ thân mật lắm nhỉ!” Khi thì anh bảo: “Sáng nay lại còn nhăn răng ra cười với khách nữa! Cười gì vậy? Vui lắm à! Hay là cười tình, ve vãn đàn ông!”
    Chị bảo:
    “Anh buồn cười thật! Khách đến bưu điện giao dịch thì mình phải niềm nở. Hồi em vào ngành người ta dạy: “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” mà! Khách tới làm việc mà cái mặt bí xị thì chẳng khác nào đuổi khách. Còn tết, cơ quan có sẵn hạt dưa, mứt, khách hàng tới, mình vui vẻ mời người ta ăn chút có sao đâu! Mà anh cũng nên cười lên cho vui vẻ. Ai cấm anh cười đâu nào!”
    Thế nhưng anh vẫn vẻ mặt hầm hầm. Đi ra đá cái cái ghế, đi vô chằn cái ly nước trên bàn thật mạnh, “quăng thúng đụng nia” chị giật hết cả mình.
    Vẫn thái độ “mặt nặng mày nhẹ” anh nói: “Có chồng rồi là ra đường phải nghiêm túc, không được cười cợt với thằng nào nha! Tôi không thích vậy!”
    Chị không nói gì nữa lẳng lặng làm việc mà nghe lòng mình cay đắng dâng lên khóe mắt rưng rức. Trong nhà, mỗi lần mua sắm gì anh cũng bảo chia hai mỗi người chịu một nửa. Tiền lương anh cất riêng. Ví như mua cái nồi cơm điện giá 400.000 đồng thì chia người 200.000 đồng. Có lần sắm một cái giường gỗ giá 5 triệu. Anh nói: “Cái này bà phải chịu 3 triệu, tui 2 triệu vì bà hay ở nhà, nằm nhiều hơn tôi!” Đó, lý lẽ của anh là vậy và luôn vậy. Tất cả chị đều nín nhịn mặc dù cũng có khuyên nhủ ít nhiều nhưng xem ra không thấm vào đâu. Chị cay đắng, nuốt buồn vào trong, chịu đựng ngày này qua tháng khác để lo cho các con. Một hôm anh về nhà tuyên bố một câu xanh rờn:
    “Giờ tôi muốn ly thân! Vì tôi đã tìm được tình yêu đích thực của đời mình. Cô ấy trẻ hơn bà, hấp dẫn hơn, cuồng nhiệt hơn bà!”
    Chị nghẹn lời để mặc nước mắt lả chả rơi! Tình mới của anh là một cô bé trẻ bằng tuổi con bé đầu của anh chị! Chị nhắm mắt đưa chân mặc anh muốn làm gì thì làm. Không còn lựa chọn nào hơn! Vì chị có đồng ý hay không thì anh cũng đã quyết rồi! Anh thỏa thuận chia chác tài sản với chị rồi khăn gói ra đi xây tổ uyên ương mới. Cũng là lúc cơ quan đuổi việc anh vì lý do vi phạm luật hôn nhân gia đình. Anh sống với cô vợ trẻ ở một căn phòng trọ ngoại ô thuộc huyện Cần Giờ. Cô vợ trẻ hơi bị tật ở chân, dáng đi chấm phẩy. Cô lớn lên từ trại tình thương. Không có gia đình bên ngoại nên anh mới dễ dàng tán tỉnh cô bé. Họ có với nhau một đứa con nhỏ đã hơn một tuổi. Từ đó ngày ngày anh lăn lộn kiếm sống để nuôi con.
    Bẵng đi mấy năm tôi không thấy chị ở quầy bưu điện nữa. Tình cờ gặp chị ở chợ hoa ngày tết. Chị kể là anh chị đã li dị. Anh có mái ấm riêng. Các con lớn nay đã lập gia đình. Chị giờ cũng thảnh thơi, có hội hưu trí hay đi cà phê với nhau. May mắn gặp được tri kỷ của đời mình. Anh Nguyễn Đình Yên sống độc thân. Vợ anh mất đã lâu, các con trưởng thành ra riêng. Nay anh chị sống vui vẻ bên nhau, thỉnh thoảng đi du lịch đây đó.
    Vậy là sau những va đập nhỏ to của cuộc sống hôn nhân chênh lệch cá tính. Và sau cùng là anh phụ rẫy chị như “giọt nước tràn ly”. À không! Chậu nước hắt lên đổ tràn ly. Ly nước vốn đã chất chứa nhiều chịu đựng cũng đến lúc phải tràn dù không mong muốn đổ vỡ.
    Thôi vậy cũng mừng cho chị được giải thoát. Chị cũng đã làm tròn vai trò làm mẹ, các con trưởng thành, có gia đình riêng. Chị cũng đã tìm được niềm vui chặng cuối đường, tuổi xế chiều mong chị có cuộc sống yên bình, thoải mái, dễ chịu hơn!
 

– Hoàng Thị Bích Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có lúc nào anh ngộ ra rằng: Tại mình mua lấy những đa đoan?
“Tánh anh nóng nảy, nổi cộc lên thì coi hung lắm, phải đi chùa cho nó trầm tính lại”. Đã một thời, nhiều lần vợ tôi đã nhận xét và đề nghị như vậy...
Lâu lắm rồi chúng tôi – Nguyễn Hoàng Văn, Nguyễn Hưng Quốc, Lê Văn Tài và Võ Quốc Linh – mới có dịp hẹn nhau ở Sydney, tâm tình qua tô phở nóng và ly cà phê lạnh. Đang nhâm nhi cà phê, Võ Quốc Linh bảo phải chụp chung mấy tấm hình bởi, biết đâu được, đây có thể là lần cuối!
Có một dạo tôi thắc mắc mãi về dung mạo của Cúc Tiểu Muội, người đàn bà khiến Nguyễn Tuân, dù chỉ nghe kể qua thôi, cũng phải thốt lên: “Tôi hết sức bị kích thích. Chắc nàng phải đẹp quá. Đẹp hơn cả Mỹ Thuật”...
Tôi đã chuẩn bị mọi thứ để ngày mai chiên chả giò tham dự tiệc lễ Tạ Ơn với lớp ESL do cô giáo Linda tổ chức. Lớp học ESL gần 20 người, một nhóm người Lào thì hùn tiền nhau order món gà tây nướng lò bán trong chợ, còn lại kẻ thì mang giấy napkin, mang nước ngọt, trái cây, bánh kẹo...
Cách nay đã hai tuần lễ, hôm đó là cuối tháng mười dương lịch, 30 tháng 10, mùng 1 tháng 11, dịp lễ hội Halloween. Chúng tôi đi mua bánh biscuit gói nhỏ nhỏ, loại petit beure pocket, kẹo chocolat đủ loại đủ màu, tất cả làm thành từng gói để chờ tối ngày lễ Halloween làm một màn phát quà cho các em nhỏ gõ cửa các nhà làm ma xin quà. Chúng tôi đã sẵn sàng sửa soạn hai bọc khá lớn để góc nhà chờ đợi...
Một chữ ơn tưởng chừng đơn giản và nhỏ bé, ấy vậy mà cả đời không đáp được, có chăng cũng chỉ hời hợt chút chút gọi là. Chữ ơn hàm ý cao cả và thâm sâu, dù nói thế nào cũng không tả hết. Con người ở đời tương tác với nhau, ơn nghĩa với nhau là lẽ đương nhiên, tuy nhiên với những cái ơn hoàn toàn chỉ có thi ơn mà không hề mong báo đáp bao giờ, chẳng hạn như: Ơn Phật, ơn ông bà cha mẹ. Phật và ông bà cha mẹ có bao giờ đòi hỏi chúng ta phải báo đáp, phải nhớ ơn mình? nhớ hay không là tự thân mỗi người chúng ta, điều này cũng thể hiện được nhân cách, văn hóa và giáo dục mà chúng ta có...
"Nghề giáo không được cái gì cả, chỉ được hai điều, thứ nhất là tình thầy trò, thứ nhì là tình đồng nghiệp.” -- Nhà Giáo & Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ.
Một buổi sáng đầu đông được ủ ấm bởi những vạt nắng vàng mơ màng như màu lụa Hà Đông. Tôi thầm biết ơn màu xanh mênh mông của những đám mây, màu vàng thắm của lá phong còn lưu luyến mùa thu, màu tím biếc của hoa dại, màu lam nhạt của con đường mến bước chân qua và màu giao cảm từ mỗi nụ cười chào nhau của những người bộ hành mà tôi được gặp. Tôi gọi không gian quen thuộc này là ngọn đồi cổ tích vì nơi đây cho tôi nguồn năng lượng bình an để bắt đầu mỗi ngày mới.
Chúng tôi cũng đã đến rặng Thiên Sơn, như chàng chinh phu của Lê Thương nhưng ở phía bên này của miền Trung Á, xứ Kyrgyzstan. Không vất vả cưỡi ngựa hay lội bộ hàng năm trời, nhưng phải chuyển ba chuyến bay và mất gần 30 giờ. Từ Seattle, một thành phố ven biển Thái Bình Dương, phía Bắc nước Mỹ, chúng tôi bay qua New York, theo ngả Thổ Nhĩ Kỳ, chờ ở Istanbul khá lâu để bay tiếp đến thủ đô Bishkek của xứ Kyrgyzstan...
Dưới đây là hai phân đoạn trong cuốn tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư, với bối cảnh là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Với phong cách viết phân mảnh thành từng khối của nhà văn, độc giả có thể đọc hai phân đoạn này như một truyện ngắn. Việt báo trân trọng giới thiệu.
Làm thế nào để giải nghĩa về cái chết? Những điều nằm bên ngoài tất cả mọi sự hiểu biết của nhân gian, nhưng lại nằm bên trong những bí ẩn muôn đời của vị Thượng Đế ở mãi trên trời cao kia. Lại càng không thể bàn tán gì, khi cơn đau ốm, bịnh hoạn đó đang không phải là của chính mình...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.