Hôm nay,  

Dáng liễu và Xuân gầy

28/10/202307:29:00(Xem: 2971)
Tạp bút

Cheo 


Có lần, trên Facebook của mình, Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn nhận xét rằng câu tán gái dở nhất, trong nhạc, là câu “Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy” (“Nắng Chiều”, Lê Trọng Nguyễn), bởi, như sau đó anh đùa, nói thế có nghĩa là bây giờ em… tròn quá.
    Mà dáng này lại là điều cấm kỵ với giới làm thơ, soạn nhạc với, có lẽ, duy nhất một ngoại lệ.
    Tìm lại những bài ca, bài thơ chúng ta sẽ tìm ra bao nhiêu là dáng gầy. Như Trịnh Công Sơn, hết “vai em gầy guộc nhỏ như cánh vạc bay về chốn xa xăm” thì “gọi nắng trên vai em gầy”, rồi “mưa thì thầm gót chân ngà”: để có gót chân ngà thì thân thể không thể nào… tròn.
    Hay Vũ Đức Nghiêm, chỉ trong một khổ nhạc 6 câu của bài “Gọi người yêu dấu” thôi, đã hết ba câu trực tiếp nói đến sự gầy:
 
    Thương yêu dáng vai gầy thanh thanh.
    Thương yêu vòng tay ghi xiết ân tình
    Thương yêu dáng em buồn bơ vơ.
    Thương yêu nét môi cười ngây thơ.
    Thương yêu tóc buông lơi dịu dàng...
    Thương em mong manh như một cành lan
 
“Dáng vai gầy” thì đã rõ, đến dáng “buồn bơ vơ” và dáng “mong manh” là gì nếu không phải dáng gầy?
    Thơ cũng vậy, như Nguyên Sa, nào là “Em gầy như liễu trong thơ cổ / Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường” (“Em gầy như liễu trong thơ cổ”)’, nào là “Thơ trong tà áo, em trong gió / Ta nhớ mơ hồ mây trắng bay” ("Hư ảo trăng"): em có thể lẫn vào trong gió thì em cũng phải gầy như là liễu.
    Hay, trong bài “Tám phố Sài Gòn”:
 
    Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
    Cánh tay tà áo sát vòng eo
    Có nghe đôi mắt vòng quanh áo
    Năm ngón thơ buồn đứng ngó theo
    […]   
    Sài Gòn nắng hay Sài Gòn mưa
    Thứ bẩy Sài Gòn đi Brodard
    Guốc cao gót nhỏ mây vào gót
    Áo lụa trăng mềm bay xuống thơ
 
Vân vân, kể sao hết những hình ảnh gầy guộc trong nhạc, trong thơ, trừ ông Xuân Diệu, qua người đẹp cuối cùng trong bài “Nhị hồ”:
 
    Tôi yêu Bao Tự mặt sầu bi
    Tôi yêu Ly Cơ hình nhịp nhàng.
    Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng
    Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi
 
Lịch sử Trung Hoa ghi lại hình ảnh đầy đặn của Dương Quý Phi, ái phi của Đường Minh Hoàng và khoa nhân chủng học cũng bàn về cái đẹp này, cái đẹp phồn thực với những đường cong đầy đặn hình thành từ quan niệm sống khát khao sự sinh sôi nảy nở nhằm lưu truyền nòi giống.
    Âu châu cũng một thời tôn sùng phụ nữ tròn nhưng rồi xu hướng thẩm mỹ này thay đổi với sự ra đời của điện ảnh: cái đẹp lúc này không còn bất động trên hình ảnh mà phải gắn liền với một dáng đi thanh thoát, do đó họ phải gầy. Cái đẹp này lại trở thành hình mẫu của các nữ nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn Tự Lực Văn Đoàn một thời rồi đi vào thơ, vào nhạc, vào họa của nhiều thập niên sau đó trong văn nghệ miền Nam.
    Nhưng rồi cái đẹp mảnh mai ấy lại bị “chỉnh lý” theo ám ảnh thiếu ăn. Thời tôi chớm lớn, cuối thập niên 1970, cái thời hầu như cả nước thèm cơm, chỉ là cơm trắng thôi, sự hấp dẫn của nữ tính lại nghiêng dần về độ… “múp”.
    “Múp”, hình dung như Dương Quý Phi nói trên, là cái đẹp với những đường cong đầy đặn sự no đủ. Rồi thì ám ảnh thiếu ăn ấy cũng lùi vào hoài niệm để cái đẹp no tròn bị sự thanh mảnh đẩy lùi theo sự thống trị của kỹ nghệ thời trang. Theo mức độ phổ biến của máy truyền hình, của smartphone, của iPad, sức lôi cuối của nữ phái bây giờ tỷ lệ thuận theo chiều dài của cặp giò và, thế là, độ cao của đôi chân trở thành thời thượng. Nhan sắc và độ thanh mảnh trong thân thể nữ giới đã trở thành một thứ tài nguyên cho kỹ nghệ quảng cáo và tiếng Việt cũng bùng nổ theo với nào là “chân dài”, nào là “siêu mẫu”, “hot girl”…
    Cũng cần kể thêm, thay đổi lớn nhất, mang tính cách mạng nhất trong quan niệm về cái đẹp, theo các nhà nhân chủng học tiến hóa, lại diễn ra lúc loài linh trưởng chuyển từ tư thế bò lết sang tư thế đi đứng. Thời chỉ biết bò, biết lết, hai chi trước vẫn là hai cái chân và loài thú ấy chỉ biết làm tình từ phía sau nên chỉ chú mục vào cặp mông của bạn tình, chỉ biết dùng đến mùi để quyến rũ bạn tình. Nhưng khi đã biết đi, hai chi trước đã biến thành hai cánh tay thì tư thế làm tình đã đảo ngược về phía trước thì loài thú sắp thành người này đã biết nhìn nhau khi làm động tác yêu và sự quyến rũ bắt đầu tiến hóa từ khứu giác đến thị giác. Chúng có những đòi hỏi như thế nào đó ở bộ mặt, để gọi là “dễ nhìn”. Chúng cũng có những đòi hỏi như thế nào đó ở lồng ngực của con cái để gọi là “ngon mắt”, cái sự ngon mắt hình thành từ sự cộng hưởng giữa ý niệm phồn thực gợi lên cặp mông đầy tròn tròn thời còn làm tình từ phía sau với nhu cầu cần mơn trớn vuốt ve với những khao khát ngồn ngộn một miền cong đầy đặn. Và đến phiên mình, những con cái, cũng bắt đầu có những nhu cầu “dễ nhìn” và “ngon mắt” trên bộ mặt và, nhất là, trên bộ ngực vạm vỡ và cánh tay vững chãi của con đực, như một sự che chở an toàn!
    Trở lại với Xuân Diệu, tại sao, tại sao trong câu cuối cùng của bài thơ ấy, nhà thơ này đã bộc lộ rằng ông mê một phụ nữ rất tròn?
    Chúng ta không nên nhảy từ trang thơ ra ngoài đời với giới tính đặc biệt của ông mà nhiều người đã nói. Chỉ căn cứ vào thơ thôi, thơ Xuân Diệu tràn ngập thiên nhiên bừng bừng sức sống, một thiên nhiên đầy đặn, kiểu “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, kiểu “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi". Phải chăng, vì thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu sinh sôi nẩy nở thế nên cái đẹp sâu kín trong lòng nhà thơ này -- bất kể mỹ học về sự gầy đang thống trị của Tự Lực Văn Đoàn mà ông là một thành viên -- hẳn phải là cái đẹp phồn thực của một phụ nữ rất… tròn như là Dương Quý Phi!
    Nhìn lại, với giới chuyên trị dáng gầy thì thiên nhiên của họ chẳng hề là một thiên nhiên sinh sôi nẩy nở, chủ yếu là mùa thu tả tơi lá rụng. Như Trịnh Công Sơn chẳng hạn, vạn nhất có nhắc đến mùa Xuân, mùa để thiên nhiên bùng nở đầy sức sống thì nghe cũng “trớt quớt” thế nào, như bài “Gọi tên bốn mùa”:
 
    Em đứng lên mùa Xuân vừa mở
    Nụ xuân xanh cành thênh thang
    Chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng
    Rồi mùa Xuân không về…
 
Không chỉ Trịnh Công Sơn. Xuân của Nguyên Sa cũng vậy, không hề tươi tắn thiên nhiên, như cái cảnh:
 
    Mùa xuân buồn lắm em ơi
    Anh vẫn đạp xe từ Saigon lên trường đua Phú Thọ
    Đạp xe qua nhà em
    Nhìn vào ngưỡng cửa
    Nhà số 20
    Anh nhớ em má hồng..
    (“Mùa xuân buồn lắm em ơi”)
 
Để rồi, trong “Thơ xuân áo vàng”, cũng lại là dáng “vai gầy”:
 
    Mùa xuân em mặc áo vàng,
    Ở trong thơ cổ chim hoàng hạc bay.
    Em vừa xoay nhẹ vai gầy…
 
Mà cả tôi, hình như, cũng vậy, vào cái tuổi mười bảy, mười tám nhưng gầy gò vì thiếu dinh dưỡng: giữa sự lên ngôi của cái đẹp no tròn mang tên là “múp” mà, nhìn lại, những dấu in hằn đậm trong ký ức vẫn là dấu chân từ những dáng gầy.
    Đó, phải chăng, là do Xuân?
    Bởi, với tôi, những mùa Xuân của tuổi ấy, vào cuối thập niên 1970, lại là những Xuân buồn, những mùa Xuân gầy gò, tả tơi, không tươi tắn chút nào, những cái Xuân không hể sinh sôi, nẩy nở…
 

-- Nguyễn Hoàng Văn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau khi viếng thăm Corpus Christi chúng tôi trở lại thành phố Houston, thành phố lớn nhất của Texas. Trong những ngày đầu lập quốc, thành phố Houston đã từng là thủ đô tạm thời của “nước Texas”, sau đó thủ đô chính thức được dời sang thành phố Austin...
Thằng Thảo cà chớn, cà khịa với thằng Thọ. Nó biết anh nó thích nhỏ Mai, năm rồi thằng Thọ sang nhà nhỏ Mai lặt lá mai cả mấy buổi chiều. Nhỏ Mai học chung lớp với Thọ, hai đứa thường đi học chung đường, bề ngoài thì là bạn bè nhưng tình ý đã lắm rồi, tuy cả hai còn e dè. Đứa nào cũng giả đò vu vơ nhưng làm ánh mắt đã nói lên hết, đôi khi người ta cũng bắt quả tang hai đứa ôm nhau dấm dúi hôn lén sau gốc dừa...
Đã mịt mù trong trí nhớ, trong ký ức về đường hoa Nguyễn Huệ mỗi độ xuân về. Nếu bảo là không nhớ gì nữa thì không đúng vì quên là nhớ nhất nên cố quên đi, tốt nhất là quên đi những kỷ niệm ngọt ngào, những ký ức thân thương khi đã là dĩ vãng, nhưng càng cố quên càng nhớ nhiều như câu thơ bất hủ của tiền bối Bùi Giáng, “uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời…” giữa dòng đời mùa xuân phía trước miên trường phía sau, trong bất lực khi nhìn lại, nhớ về, trong đời người ngắn ngủi chỉ đủ thời gian để “xin chào nhau giữa đoạn đường/ mùa xuân phía trước miên trường phía sau/ uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời…” tri kỷ ở trong tâm chứ không ngoài cửa miệng. Người ta bảo thương nhau lắm, nhớ nhau nhiều khi trong lòng đã quên và ngược lại là quay quắt nhớ trong thầm lặng đến muôn đời…
Tôi vốn ăn nói vụng về nên rất sợ những người đa ngôn, hay lý luận. Nhưng ghét của nào trời trao của ấy. Lúc đã lâm hoàn cảnh tù tội, dun dủi sao tôi lại bị sắp xếp ở cạnh một ông già lắm chuyện: ông Roan. Vừa mới biết nhau ông đã tự giới thiệu ông là một cựu Trưởng Chi Thông Tin Chiêu Hồi. Ông cũng nói ông từng là một nhà thơ có chút tiếng tăm. Thỉnh thoảng ông lại ọ ẹ ngâm vài câu thơ, phần nhiều là thơ Kiều. Hình như cái miệng ông không biết mệt mỏi. Ông cứ kể cho tôi nghe chuyện này, chuyện nọ lung tung...
Thưa ngài thi sĩ, yêu là yêu, là vướng mắc, yêu là yêu không bờ bến rồi, là cho đi tình cảm, cho đi những xúc động nồng nàn, nào ai có thì giờ so bì phút đầu tiên ấy, là có được hay không được đền bù hay không? Lãng mạn là sóng tràn bờ và không so đo tính toán...
Vốn là một sản phẩm của nền Hán học nhưng khi nền Hán học cáo chung thì chơi câu đối vẫn là một thú chơi tao nhã. Ngày xưa mỗi độ xuân về, nhà nhà trưng câu đối. Bậc thức giả thì câu đối đầy ý nghĩa thâm sâu, điển cố xa xưa. Người bình dân thì câu đối giản dị hơn, gần gũi đời sống hằng ngày hơn; chung quy cũng là nói lên chí hướng, chúc phúc, cầu may mắn, gởi gắm tâm tư…
Năm Nhâm Dần sắp hết, năm Quý Mão đã lấp ló bên hiên nhà. Trong cái lạnh thấu xương của những ngày cuối đông, mọi người bỗng thấy thời gian qua mau. Mặc cho Ông Hổ gặm mối căm hờn trong cũi sắt, con thú cưng của nhiều gia đình cứ nhởn nhơ đi lại trong nhà...
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp và Mỹ, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Tham gia VVNM từ những năm đầu của giải thưởng, tác giả nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.“, nhận giải Việt Bút Trùng Quang năm 2021. Đây là bài VVNM mới nhất của cô gửi đến Việt Báo cuối năm Nhâm Dần.
Sáng thứ hai đi làm, anh bạn già của tôi đội cái nón kết hơi sặc sỡ như mùa hè chứ không phải mùa đông. Tôi nhớ tay này giống tôi, thuộc loại người không thích đội nón sao mùa lạnh này lại chịu trùm lên đầu cái nón kết? Chưa kịp hỏi thì anh ta lại hỏi tôi trước khi vào đến chỗ làm, “ông thấy tôi đội cái nón này có được không?” Tôi trả lời gọn lỏn vì sáng sớm lười nói, “Được thì được chắc rồi vì nón đâu có rớt xuống đất.”
Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì. Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.
Chàng tên Jerry, nhưng ngoại nàng kêu chàng là thằng Rỳ. Chàng cao lêu nghêu, da trắng tóc vàng mắt xanh. Chàng hay kể với nhà nàng về bà ngoại quá cố của chàng, cũng là người Việt Nam. Qua lời kể của Jerry, ai cũng cảm nhận được lòng yêu thương đằm thắm của chàng dành cho ngoại chàng...
Xin thưa trước với độc giả, như là giới hạn không gian và thời gian bài viết: Tết xưa là Tết của MNVN thập niên 60, 1975. Tết nay: Tết của người Việt hải ngoại và trong nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.