Hôm nay,  

Chuyện sư tử con và bê con

07/05/202312:58:00(Xem: 3628)
Ngụ ngôn

nguyencau

Tại cánh đồng rộng mênh mông ở Phi Châu có một con sử tử con mới lọt lòng mẹ bảy ngày. Mẹ nó trong một chuyến đi săn bị bầy linh cẩu cắn chết và không bao giờ quay trở lại. Sư tử con đói kêu la thảm thiết, chập chững đi chẳng kể phương hướng để tìm sự sống. Nó may mắn lạc vào một đàn bò. Một con bò mẹ đang nằm dài dưới đất cho bê con bú. Sư tử con cũng chẳng biết đây là bò hay sư tử, do bản năng sinh tồn nó tìm tới và và chui vào tìm sữa nơi  bò mẹ. Bò mẹ hiền từ thấy sư tử còn bé, vô hại cho nên cũng cho bú mà chẳng phản ứng gì. Nửa năm sau, sư tử con lớn rất nhanh. Nó chơi đùa với con bê như anh em vậy. Nhưng do sự phát triển của cơ thể, tự nhiên nó thèm và cần một loại đồ ăn khác với sữa mẹ. Nó nói với con bê:
     – Này anh bê, vài ngày nữa tôi phải ra đi và tìm cách gia nhập bầy đàn để có đồ ăn. Chỉ một năm nữa thôi, tôi cũng phải tự đi săn. Khi đó tôi buộc lòng phải  ăn thịt anh và mẹ bò.
     Con bê ngạc nhiên hỏi:
     – Tại sao vậy?
     Sư tử con đáp:
     – Lý do rất đơn giản là tôi không thể ăn cỏ như anh mà phải ăn thịt sống, ăn thịt tất cả các loài động vật khác. Bây giờ tôi với anh còn là anh em, nhưng vài tháng nữa anh sẽ là đồ ăn của tôi.
     Nghe vậy con bê khóc rồi nói:
     – Thôi anh đi đi, đi xa và nhớ đừng ăn thịt tôi và mẹ bò nhé.
     Cũng ngay hôm đó, tại một vườn chơi trẻ em, hai cậu bé đang vui chơi với nhau. Nhưng một cậu là công dân của một siêu cường. Còn cậu kia là công dân của một nước nhỏ yếu kém. Một ngày kia, cậu bé siêu cường nói với cậu bé nhược tiểu:
     – Này bạn ơi, nếu tôi chỉ là một công dân bình thường thì bạn và tôi có thể chơi với nhau suốt đời như những người bạn tốt. Nhưng nếu tôi là lãnh đạo của đất nước tôi thì câu chuyện sẽ khác đi.
     Cậu bé nhược tiểu hỏi:
     – Khác thế nào?
     Cậu bé siêu cường đáp:
     – Lúc đó tôi có thể tấn công, xâm chiếm đất nước bạn, có thể lật đổ chính quyền của bạn, nước bạn có thể trở thành tay sai hay chư hầu của nước tôi.
     Cậu bé nhược tiểu ngạc nhiên hỏi:
     – Tại sao lại như vậy?
     Cậu bé siêu cường đáp:
     – Chẳng có gì ngạc nhiên cả. Vì đất nước tôi là siêu cường vô địch, không ai có thể chống lại cho nên chúng tôi muốn làm gì thì làm, giống như sư tử muốn ăn thịt loài bò lúc nào cũng được. Vả lại, nếu tôi không làm thế, giữ hòa hiếu và bình đẳng với các quốc gia khác thì đảng đối lập sẽ kết tội tôi là phản quốc, là yếu hèn, là không bảo vệ quyền lợi của đất nước, sẽ tìm cách truất phế tôi. Nói là để bảo vệ đất nước nhưng thực chất là muốn bảo vệ “cái ghế”. Tôi buộc lòng phải làm như vậy vì  quy luật sinh tồn. Tôi chỉ là phàm phu nắm giữ quyền lực chứ không phải thánh nhân. Tất cả các lãnh đạo phải làm như vậy. Nó giống như nghiệp lực từ vô thủy kéo dài tới bây giờ. Có siêu cường nào chịu nhường nhịn các nước nhỏ đâu? Có sư tử nào nhường nhịn con bò, con nai đâu?
     Nghe nói thế, cậu bé nhược tiểu buồn rầu nói:
     – Tôi xin bạn đừng làm lãnh đạo để chúng ta suốt đời là bạn với nhau.
 
Lời người kể chuyện:
 
Quy luật sống của loài thú và loài người giống hệt nhau, đó là luật “Cá lớn nuốt cả bé”. Bằng cớ là nhân loại đã trải qua những thời kỳ kinh hoàng của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa bành trướng. Loài người lại còn dã man và tàn bạo hơn loài thú. Sư tử ăn thịt con nai no, rồi nằm lăn ra nghỉ. Còn loài người săn bắt dân tộc yếu kém làm nô lệ, thiết lập chế độ thực dân để biến cả dân tộc họ thành nô lệ, thậm chí diệt chủng và tiêu hủy cả nền văn hóa của họ và giết hại biết bao nhà ái quốc của dân bản địa. Loài thú tuy tàn độc do bản năng nhưng không biết tuyên truyền gian trá và lừa mị. Loài người khi muốn xâm lăng nước nhỏ thường nhân danh những lý tưởng cao đẹp, kéo bè kéo đảng gọi là liên minh để hợp pháp hóa hành động của mình. Họ quảng bá rầm rộ về tính văn minh và nhân đạo khi cứu giúp một con mèo, nhưng lại tiến hành chiến tranh, giết chết cả trăm ngàn thường dân vô tội của một nước nhỏ. Bản chất của loài người vốn ác độc như Tuân Tử nói, “Nhân chi sơ tính bổn ác”. Cái ác vốn có từ vô thủy chứ chẳng phải thời nay mới ác.
     Nhưng này bạn ơi:
     Rất may, không phải tất cả con người đều như vậy. Các bậc thánh nhân thuở xưa, để hóa dân, để kiềm chế bớt thú tính của con người đã rao giảng học thuyết “Nhân chi sơ tính bổn thiện” và “Mọi chúng sinh đều có Phật tánh”. Qua lịch sử, loài người cũng đã sản sinh ra nhiều bậc cứu nhân độ thế, dám hy sinh thân mạng mình để chống lại bạo quyền, san sẻ bớt của cải để cứu giúp người nghèo khó. Thế nhưng những đức tính thiện lành này không phải bỗng nhiên mà có. Có thể do thiên bẩm nhưng phần lớn giống như quặng vàng phải đào xới, sàng lọc mới thành vàng ròng, như đá quý phải giũa phải mài mới thành ngọc. Muốn trở thành hiền nhân thì phải tu tâm dưỡng tánh, phải đọc sách thánh hiền và phải có cuộc sống đạo hạnh.
     Ngày nay, với sự bùng nổ của kỹ nghệ truyền thông, những luồng tư tưởng xấu, độc hại lan tràn không ít. Nhưng xen vào đó là những tư tưởng thiện lành đã có cơ hội nói lên tiếng nói của mình. Nó không còn bị áp chế, bưng bít, che giấu và chụp mũ như cách đây hơn một thế kỷ. Với hình ảnh của những đạo sư sống đời đạm bạc, rao giảng chân lý Từ Bi, Trí Tuệ và Bình Đẳng trên mạng lưới toàn cầu, thế hệ trẻ có cơ hội xem và học hỏi. Theo tôi nghĩ, thế hệ có tư tưởng gian ác nên từ từ chết đi và hình thành những thế hệ mới có tư tưởng bao dung, tiến bộ và nhân bản. Nhưng xin nhớ cho, gieo trồng những tư tưởng thiện lành không phải một sớm một chiều là có thể hái quả. Chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại và không bao giờ nản chí khi gieo rắc những tư tưởng thiện lành.
     Vì thế giới này là thế giới của Tham Dục bùng cháy trong từng phút giây cho nên tôi nghĩ rằng nếu tư tưởng thiện lành lấn áp được tư tưởng hung ác thì vài trăm năm nữa thế giới mới có thể sống trong tình huynh đệ như Đức Phật dạy qua Lục Hòa, đó là Giới Hòa Đồng Trụ. Khi nhiều bậc thánh nhân ra đời thì thế giới sẽ sống trong an vui. Khi nhiều kẻ hung ác vẫn còn tồn tại thì thế giới Ta Bà này có thể vẫn tiếp tục với thói “Cá lớn nuốt cá bé” cho đến ngày tận thế. Đó là Nghiệp của chúng sinh.
     Bạn ơi:
     Hành tinh này hiện hữu có phải là tài sản riêng của các siêu cường, của kẻ mạnh muốn làm gì thì làm? Nó là mảnh đất chung của nhân loại mà không ai có quyền độc chiếm và áp đặt luật lệ của mình. Nếu có một thứ luật lệ chung thì nó phải được sự đồng thuận của tất cả các dân tộc và đạo đức phải là tôn chỉ mà loài người phải tuân thủ. Hiện nay tham vọng cuồng điên của nhân loại lớn tựa hư không mà tình thương thì chẳng chứa đầy tòa nhà Liên Hiệp Quốc.

 

– Đào Văn Bình 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có nhiều cách để mừng sinh nhật của nước Mỹ. Năm nay, có lẽ “ở yên trong nhà” là quà mừng sinh nhật lớn nhất mà "nữ thần tự do" và "uncle Sam" mong muốn. "Stay home, save lives, please”. Mất một ngày vui họp mặt gia đình, bạn bè. Hay có thể mất đi một người thân, một người bạn vì tụ tập đông người; và làm chậm đi tiến trình hồi sinh của đất nước. Bạn có lựa chọn nào? Đất nước có thể có những sinh nhật rực rỡ năm sau, và nhiều, nhiều năm sau nữa. Nhưng nếu bạn mất một người thân, một người bạn thì mãi mãi bạn sẽ không tìm lại được. Xin hãy nghĩ đến điều này trước khi quyết định bạn sẽ mừng sinh nhật thứ 244 của Mỹ như thế nào.
Nếu bạn muốn có sự bình an tương đối, không phải nhìn người khác bằng "con mắt mang hình viên đạn" khi họ vô tình đến gần mình trong vòng hai thước, hãy tạm thời về sống ở Connecticut (tiểu bang "lạnh cong xương sống, cóng xương sườn" vào mùa Đông, nhưng tuyệt vời vào mùa hè). Tiểu bang Đông Bắc bảo thủ, êm đềm này đang có một điều mà cả nước Mỹ đang mơ ước: số người bị nhiễm COVID-19 giảm hơn 50% vào trung tuần tháng 6 (theo số liệu thống kê của Johns Hopkins University). Dù vậy, Connecticut vẫn bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng cho tất cả mọi người trên 2 tuổi, nếu không giữ được khoảng cách 6 feet.
Hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác! Nhưng, vốn chẳng có chi tuyệt đối, nên buổi chiều nay, mới khác những buổi chiều từng qua. Nắng đã tắt nhưng cái nóng còn oi ả, lết theo bước chân mệt nhọc của một gã thanh niên nghèo khó. Gã có vẻ là một kẻ ăn xin, với y phục rách rưới, lôi thôi, trên tay lại ôm cái bát bẩn thỉu đã sứt mẻ. Hình như gã đã đói lả, vì bước chân xiêu vẹo, ngả nghiêng, tiến được một, lại lùi hai! Cuối cùng, chịu không nổi nữa, gã dựa vào cánh cổng một dinh thự.
Chiều hôm ấy, một buổi chiều cuối mùa Hè năm 1956, trước cổng trường Võ Tánh Nhatrang, Trọng nhìn theo lọn tóc bỏ sau hai bờ vai và tà áo dài trắng, Trọng gọi lớn tên nàng nhưng Thu Nguyệt vẫn lặng yên tiếp tục đạp xe đạp, nàng không đáp lại lời kêu gọi của Trọng, ngay cả ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối.
Thưa ba, mỗi năm ngày báo hiếu từ phụ, lại cận kề Ngày Quân Lực 19 tháng 6 của Việt Nam Cộng Hòa, rồi ngày lễ Tạ Ơn. Con xin gởi ba tấm lòng thành ghi nhớ ơn tiền nhân, nhớ ơn ba trong ngày báo hiếu từ phụ, ngày lễ Tạ Ơn. Ba đã cho con dáng dấp hình hài lành lặn nầy. Ba cho con tâm hồn tươi vui, khỏe mạnh nầy. Ba đã cho con tất cả, tất cả những gì con hiện có… Con đã làm những việc thiện, và những việc... mà ba đã dặn dò chỉ dạy...
Từ những ngày đầu tiên khi bắt đầu có bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ, đầu tháng 3, Nic Brown, 38 tuổi, một chuyên viên IT ở vùng ngoại ô Tuscarawas County, tiểu bang Ohio, đang khỏe mạnh, bỗng dưng thấy khó thở, và sốt cao. Anh tự lái xe đến một urgent care clinic ở gần nhà. Tại đây, Nic được điều trị với phương pháp dành cho một bệnh nhân có tiền sử bệnh suyễn, và thỉnh thoảng tim "đập lỗi nhịp" không bình thường. Chỉ trong vài phút, tình trạng xấu đi, Nic bất tỉnh. Anh được xe cấp cứu đưa đến Cleveland Clinic Union Hospital ở Dover, Ohio. Ở bệnh viện, anh được xác định là đã bị nhiễm Coronavirus.
Sáng nay như những buổi sáng khác, cô gái theo thói quen đi dạo dọc bờ biển, vừa để hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai, vừa để tập thể dục. Trên bãi biển lác đác vài người chạy bộ, hoặc đi xe đạp. Quang cảnh bình yên, gió thổi nhè nhẹ, từng con sóng bạc đầu xô vào bờ êm đềm như hát rồi nhẹ nhàng xoá đi những vết chân in hằn trên cát trả về cho cát sự phẳng lì và mịn màng vốn có. Nơi xa xa mặt trời đỏ rực đang nhô lên từ dưới biển, mặt biển và bầu trời được nhuộm một màu đỏ cam đẹp đẽ xen kẽ những đám mây và sắc xanh của nền trời buổi sớm mai tạo thành một bức tranh vô cùng hoàn mỹ. Cô gái bỗng dừng chân, tầm mắt nhìn về hướng cách cô không xa, một người đàn ông cao lớn đang nắm tay một bé gái nhỏ xinh đi ngược về phía cô, bé gái kéo cha đuổi theo con sóng rồi vội vã chạy lên bờ như sợ sóng đuổi kịp, cả hai đều cười đùa vui vẻ. Nhìn cảnh thân thương ấy tự nhiên con bất chợt muốn khóc, có thứ gì dâng nghẹn trong cổ. Có một nỗi nhớ như máu thịt trong con,
Hồi tôi đi lính, sau 9 tuần làm tân binh ở trung tâm huấn luyện Quang Trung, tôi được chuyển lên Đà Lạt. Đà Lạt với tôi chỉ là trong mơ, trong mộng, trong trí tưởng. Tôi không nhớ những năm tháng ấy (1968), tân nhạc Việt Nam đã có những bản nhạc ca tụng Đà Lạt chưa? Như "Ai Lên Xứ Hoa Đào, Đà Lạt Hoàng Hôn, Thương Về Miền Đất Lạnh?"
Chiến tranh qua rồi, nạn phá rừng vẫn tồn tại. Một người bạn tôi được giao một đại đội đào binh làm nhiệm vụ vỡ hoang hai cánh rừng gỗ tếch để trồng sắn. Thu hoạch xong vụ đầu tiên, anh toát mồ hôi: công lao của bấy nhiêu con người cả năm trời chỉ đủ mua ba cây tếch, nhiều nhất là ba cây rưỡi. Tôi hỏi anh đã báo cáo lên cấp trên cách anh tính toán chưa, anh nói anh không dám. Người ta đã báo cáo thành tích khai hoang rồi, nói thế có mà chết. Những cái đầu đất phá rừng để lấy thành tích khai hoang chưa kịp chết thì lũ con buôn đã thế chỗ. Chúng nhân danh phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu gỗ, đốn bất cứ cây nào bán được.
Hồng Linh đã về tới quê hương trong chuyến đi hoàn toàn bất ngờ. Một chương trình trao đổi kỹ thuật đặc biệt về tin học với các nước Châu Á, khi cô đang ở trong lãnh vực này. Chặng đầu tiên sẽ dừng ở miền Bắc, Việt Nam trong hai tuần lễ. Hai tuần lễ ở Hà Nội, ngoài những buổi hội thảo, Linh lang thang tìm thăm những địa danh mà mẹ cô thường nhắc. Hà Nội là nơi mẹ cô chào đời, nhưng khi mẹ mới mười tuổi thì ông bà ngoại đã phải dắt mẹ, cùng các cậu, các dì của cô vào miền Nam để lánh nạn Cộng Sản. Mới mười tuổi thôi, nhưng mẹ cô đã nhớ nhung, đã ôm ấp, đã cưu mang gìn giữ biết bao nhiêu là hình ảnh, là kỷ niệm thân thương về quê ngoại, với làng Đồng Du thuộc tỉnh Hà Nam và quê nội, với thôn Phương Viên, huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.
Vừa ngồi được phút chốc thì thấy một thiếu phụ lên xe, nhìn cái bụng lum lum có bầu biết là chị ta khó nhọc lắm. Nó uể oải đứng dậy nhường chỗ cho chị ta, mặc dù nó đã đứng suốt ngày trong xưởng, hai chân mỏi muốn rũ ra. Xe buýt đầy nhóc, mọi người chen chân đứng như thế mà chị còn mang cái bầu nữa thì mệt phải biết. Nghĩ mình nhường ghế cho chị cũng là một hành vi đẹp nên dù có mệt nó vẫn thấy vui vui và thoải mái trong lòng.
Không ai (kể cả các nhà khoa học, các giáo sư Bác sĩ giỏi) có thể tiên đoán chính xác khi nào đại dịch chấm dứt? Bao giờ thì có thuốc chủng ngừa? Cũng chẳng dám kỳ vọng mọi thứ sẽ quay về như cũ, trước khi có đại dịch. Nhưng hy vọng những điều căn bản tồn tại nhiều trăm năm như bắt tay nhau, như vỗ vai nhau... sẽ trở lại sau đại dịch như "sau cơn mưa trời lại sáng". Hơn lúc nào hết, người ta cần có hy vọng để sống, để thêm nghị lực cùng nhau vượt qua đại dịch, và phân cách.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.