Hôm nay,  

TẠ ƠN

11/2/202210:56:00(View: 3692)
Tạp ghi

kmduyen


Ai sinh ra đời cũng biết ơn ông bà, cha mẹ của mình, cho dù ông bà, cha mẹ còn sinh tiền hay đã qua đời, con cháu vẫn nhớ. Nếu ông bà cha mẹ đã qua đời thì hằng năm đến ngày giỗ dù bận thế nào còn cháu cũng làm đám giỗ cúng ông bà cha mẹ. Ngoài ra, chúng ta còn nhớ ơn nhiều người như cô giáo, thầy giáo đã dạy mình, những ân nhân đã giúp đỡ mình như bác sĩ. Mỗi lần bệnh gọi đến bác sĩ, tội nghiệp giới thầy thuốc những lúc vui không ai gọi bác sĩ nhưng khi bệnh mặt mày xanh xao tái mét, ủ rũ thì gọi bác sĩ, có ai đến bác sĩ mà khỏe mạnh đâu. Làm nghề bác sĩ suốt ngày nghe than thở, bác sĩ ơi, tôi đau đầu quá, bác sĩ ơi, thời tiết thay đổi tôi nhức lưng, tôi mệt mỏi quá, tôi không ăn được, tôi không ngủ được, v.v. Bác sĩ là người nghe đủ thứ kể lể, nghe than từ sáng đến chiều, nghe kể lể từ thứ hai đến cuối tuần, chọn nghề bác sĩ là chọn nghề nghe than.

 

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận giảng ở San Diego: Việt Nam có 94 triệu mỏ than, người nào cũng than, mở miệng ra là than, con người ta sao học giỏi, con của tôi sao không giỏi, con của người khác học ra bác sĩ, con tôi chọn ngành luật, con tôi chọn khoa học. Ngoài bác sĩ nghe than, đến các vị lãnh đạo tinh thần, giám mục, linh mục, dì phước, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, sư cô cũng nghe than, trời mưa, trời nắng gì cũng nghe than. Ở đời này họ Than và họ Hứa quá nhiều, có lẽ họ Than nhiều hơn họ Hứa.

 

Trên đời này nợ thì nhiều lắm: nợ ngân hàng, nợ nhà, nợ xe, nợ thẻ tín dụng, những nợ lặt vặt thông thường thì trả hàng tháng, trả mãi rồi sẽ hết nhưng nợ ân tình làm sao trả hết được?

 

Có ai dám vỗ ngực nói rằng trong suốt đời mình không nợ ai không? Nợ nhiều lắm, nợ những người mình giao thiệp hằng ngày, bằng hữu cho mình một giỏ trái cây, một cái bánh, một lời nói an ủi trong lúc mình đau đớn bệnh hoạn cũng là nợ.

 

Riêng tôi thì tôi nợ nhiều người lắm, nợ đồng hương, nợ những bằng hữu ngoại quốc, nợ những vị lãnh đạo tinh thần, nợ khách hàng dễ thương, nợ những ân nhân không hề gặp mặt lần nào đã giới thiệu bằng hữu của họ trong sở làm đến với tôi để mua nhà, bán nhà, mượn tiền hay bán những cơ sở thương mại. Tôi nợ những nhà văn, nhà báo cũng nhiều, những chủ báo đăng bài của tôi, chủ những diễn đàn đăng bài, đọc bút ký chiến trường Chinh Chiến Điêu Linh và Hoa Cỏ Bên Đường, nhiều nhà văn, nhà báo viết bài giới thiệu, thật ra họ viết bài hay hơn tôi rất nhiều, những người quen tôi gặp, tôi cảm ơn, còn những người chưa từng gặp ở nơi nào tôi cũng không biết cũng đọc truyện của tôi, đặc biệt là ở Việt Nam, có diễn đàn không thấy để email hoặc số điện thoại, nên muốn cảm ơn cũng không có cách nào để tạ ơn những người chưa hề gặp gỡ.

 

Những tờ báo đã đăng bài của tôi, tôi biết chủ nhiệm, chủ bút, tôi cảm ơn như báo Bút Tre ở Arizona, Thương Mãi Miền Đông ở D.C, báo Trẻ Dallas, báo Thằng Mõ ở Los Angeles, báo Thằng Mõ ở San Jose, báo Calitoday ở San Jose, báo Người Việt Tự Do ở San Diego, Saigon Weekly ở Houston, báo Xây Dựng ở Houston, báo Viễn Đông, Việt Báo, v.v.

 

Tôi nợ nhiều lắm, tôi nợ người thân ở quanh tôi, em tôi, các cháu của tôi. Khi tôi cần gì, gọi một tiếng là có các cháu đến ngay. Nhân viên của tôi cũng rất dễ thương, khi tôi đói nhìn khuôn mặt của tôi xanh như tàu lá chuối là biết ngay. Ôi đời sống, sao mà nợ nần nhiều quá.

 

Tôi chỉ sợ những người sống tốt với mình vì không biết trả cái tình, cái nghĩa của họ như thế nào?

 

Một chủ của YouTube nói với tôi:

 

– Em đưa lên diễn đàn, có một số tác giả không hài lòng bảo phải lấy xuống.

 

Nói theo luật pháp thì phải xin phép tác giả vì họ giữ bản quyền và sách nào họ cũng đăng ký ở Quốc Hội Hoa Kỳ, nhưng với tôi, tôi mong độc giả đọc càng nhiều càng tốt. Những bài viết của tôi là về người thật việc thật cho nên ai đọc thì tôi mừng lắm, cho tôi tôi phải Tạ Ơn những người đã bỏ công sức, bỏ thì giờ để quảng bá hộ tôi.

 

Nhiều học trò của tôi ở Việt Nam cho tôi biết:

 

– Cô ơi, ở Việt Nam đồng bào của mình đọc Chinh Chiến Điêu Linh của cô nhiều lắm.

 

Tôi rất mừng vì người đọc không quên những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cho nên đọc Chinh Chiến Điêu Linh của tôi.

 

Tôi muốn Tạ Ơn tất cả những độc giả đã đọc truyện của tôi, tôi Tạ Ơn những vị lãnh đạo tinh thần đã cầu nguyện cho cha mẹ tôi khi cha mẹ tôi qua đời, Tạ Ơn bằng hữu đã cầu nguyện cho em trai tôi khi em trai tôi qua đời nhất là những chiến sĩ Không Quân cùng học ở Mỹ với em tôi, và ở cùng đơn vị ở Tân Sơn Nhất, ở Biên Hòa, ở Phù Cát (những ngày cuối cùng của cuộc chiến), và tôi xin Tạ Ơn những ân nhân đã âm thầm giúp đỡ chúng tôi trên thương trường, nếu Tạ Ơn thì nhiều lắm. Lòng biết ơn của tôi không bao giờ hết, chỉ biết cầu nguyện cho những người tốt được nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, sống an vui với gia đình và người thân.

 

Con người khi có lòng biết ơn, cuộc đời sẽ nhận được những điều thuận lợi.

 

Đầu năm 2020, dịch cúm Covid-19 người còn người mất, đến năm 2022 kinh tế suy thoái, lạm phát nặng nề, thế hệ thứ nhất lần lượt đi về miền vĩnh cửu, người còn lại vất vả với đời sống hằng ngày, nếu so với mấy chục năm về trước khi người tị nạn bắt đầu đến Hoa Kỳ thì bây giờ khác nhau xa, trộm cướp, giết người khắp nơi, kẻ sát nhân vào nhà thờ, trường học để giết người, giết trẻ thơ, dự luật cho phá thai không hạn chế thời gian, v.v. Cuộc sống mất đi sự vui vẻ, lạc quan. Nhưng may mắn thay vẫn còn người thương người, vẫn còn đồng hương gửi tiền về giúp cho thương phế binh, cô nhi, quả phụ, người cùi, người mù, người già cô đơn ở quê nhà, đó là người có tâm tốt, giúp người mình hạnh phúc trước khi người nhận được hạnh phúc.

 

Tìm thấy nụ cười trong mùa dịch cúm Covid-19 rất khó, trừ những đứa trẻ vô tư không suy nghĩ, không biết gì hết. Trong mùa dịch cúm thất nghiệp nhiều quá, ai còn giữ được việc làm là điều hạnh phúc.

 

Một ngày sống hạnh phúc: Không âu lo buồn phiền.

 

Hành động thật tự nhiên, xin biết ơn tất cả.

 

Người nào biết tiết kiệm, dành dụm, sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn, người nào không dành dụm, không nghĩ đến tương lai, dùng thẻ tín dụng nhiều quá, tiêu xài nhiều quá khi thất nghiệp thì gặp khó khăn cho chính cá nhân cũng như gia đình của họ. Ở xứ người, nếu giữ được phong tục tập quán Việt Nam, tiết kiệm, dành dụm thì đời sống có khó khăn thế nào cũng vượt qua một cách dễ dàng, còn có thể giúp người thân, ông bà, cha mẹ, anh em của mình ở Việt Nam hay những người khốn khổ ở Việt Nam trong nạn lụt lội vừa qua.

 

Nếu nói nợ ai nấy trả thì chắc nói đời này kiếp sau gặp nhau trả tiếp, có ai dám khẳng định mình không nợ ai, người này nợ người kia là sự bình thường. Mình phải làm việc phúc đức, phải giúp người trong khả năng của mình, mình giúp người thì cố người khác giúp con cháu của mình.

 

Xin Tạ Ơn những ân nhân của tôi. Trong đời sống hàng ngày muốn nghe tiếng cười của người khác, muốn nhìn thấy nụ cười của người khác là điều hạnh phúc. Tôi muốn nói chuyện để mọi người vui vẻ, nghe tiếng cười là điều hạnh phúc của tôi, mong kiếp này và kiếp sau cũng vậy.

 

– Kiều Mỹ Duyên

Orange County, 1/11/2022

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cái tên Michelin không xa lạ gì với chúng ta. Vỏ lốp chiếc xe tôi đang dùng cũng mang tên Michelin. Sao hai thứ chẳng có liên quan chi lại trùng tên. Nếu tôi nói chúng tuy hai mà một chắc mọi người sẽ ngây người tưởng tôi… phiếm.
Phi là một người bạn đạt được những điều trong đời mà biết bao người không có. Là một tấm gương sống sao cho ra sống để chết đi không có gì hối tiếc. Là một niềm hy vọng cho sự tử tế vốn ngày càng trở nên xa xỉ ở nước Mỹ mà tôi đang tiếp tục sống.
Có một lần đó thầy kể lại chuyện rằng, thầy có một phật tử chăm chỉ tu học, đã hơn 10 năm, theo thầy đi khắp nơi, qua nhiều đạo tràng, chuyên tu chuyên nghe rất thành kính. Nhưng có một lần đó phật tử đứng gần thầy, nghe thầy giảng về phát bồ đề tâm, sau thầy có đặt một vài câu hỏi kiểm tra coi thính chúng hiểu bài tới đâu? Cô vội xua xua tay, “bạch thầy, những điều thầy giảng, con hiểu hết, con hiểu hết mà. Con nhớ nhập tâm. Nhưng đừng, thầy đừng có hỏi, bị là con không biết trả lời làm sao đâu.” Có lẽ là cô hiểu ý mà cô chưa sẵn sàng hệ thống sắp xếp thứ tự lại các ý tưởng.
Ở xứ ấy, người ta ngủ đến trưa mới dậy. Chàng nhớ thế khi nghĩ về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu khi còn bé, mỗi lần nghĩ thế, đều lấy làm ngạc nhiên, và lấy làm ngạc nhiên về sự ngạc nhiên ấy. Thế mà giữa một thành phố châu Âu, chàng lại gặp chúng. Trên nền tường trắng và mặt biển xanh, giữa những màu xanh và trắng, chỉ hai màu ấy, đôi khi xanh và đỏ, chàng gặp lại chúng, hồ hởi, tưng bừng, nó và chàng như hai thằng bạn thời mặc quần xà lỏn nay gặp nhau
Lơ đảng nhìn mây trời và đèn đường, tôi từ tốn chuyển xe sang tuyến trái để cua. Cha tôi thường nói, “Con phải tập bỏ tính lơ đểnh, nếu không, sẽ có ngày gặp phiền phức.” Nhưng lơ đểnh là nơi nghệ sĩ lang thang, ngẫu hứng tìm thấy những sáng tạo không ngờ. Chợt thoáng trong hộp kính nhìn lui, thấy chiếc xe đen nhỏ bắn lên với tốc độ nguy hiểm, tôi chuyển xe về lại bên phải, sau gáy dựng lên theo tiếng rít bánh xe thắng gấp chà xát mặt đường, trong kính chiếu hậu, một chiếc xe hạng trung màu xám đang chao đảo, trơn trợt, trờ tới, chết rồi, một áp lực kinh khiếp đập vào tâm trí trống rỗng, chỉ còn phản xạ tự động hiện diện. Chợt tiếng cha tôi vang lên: “đạp ga đi luôn.” Chân nhấn xuống, chiếc xe lồng lên, chồm tới như con cọp phóng chụp mồi. Giữa mơ hồ mất kiểm soát, tử sinh tích tắc, tôi thoáng nhận ra trước mặt là thành cây cầu bắt qua sông.
Danh đi làm lúc 5 giờ sáng, ra về lúc 2 giờ trưa, từ sở làm đến đây khoảng 10 phút đường phi thuyền bay. Giờ này vắng khách. Những lúc khác, buôn bán khá bận rộn. Áo quần lót ở đây khắn khít thời trang, từ đồ ngủ may bằng vải lụa trong suốt, nhìn xuyên qua, cho đến hàng bằng kim loại nhẹ, mặc lên giống chiến sĩ thời xưa mang áo giáp nhưng chỉ lên giường. Hầu hết khách hàng đến đây vì Emily và Christopher. Người bàn hàng độc đáo. Họ đẹp, lịch sự, làm việc nhanh nhẹn, không lầm lỗi. Cả hai có trí nhớ phi thường. Không bao giờ quên tên khách. Nhớ tất cả món hàng của mỗi người đã mua. Nhớ luôn ngày sinh nhật và sở thích riêng. Ngoài ra, họ có thể trò chuyện với khách về mọi lãnh vực từ triết lý đến khoa học, từ chính trị đến luật pháp, từ du lịch đến nấu ăn… Khách hàng vô cùng hài lòng
Sau hơn ba mươi năm gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, ông Hải và bà Lan quyết định về hưu và bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Quyết định này, mặc dù bất ngờ với những người xung quanh, lại xuất phát từ một ước mơ giản dị-sống những ngày cuối đời an nhàn tại quê hương. Hai ông bà đã dành dụm được một khoản lương hưu kha khá, cộng thêm số tiền đầu tư từ kế hoạch lương hưu 401k, đủ để họ cảm thấy có thể an tâm sống thoải mái ở Việt Nam.
Mẹ chị vừa bước qua tuổi 90, cụ đã bắt đầu lẫn, không tự săn sóc mình và không dùng máy móc được nữa. Bố chị mới mất cách đây hai năm và Mẹ chị xuống tinh thần rất nhanh sau khi Bố mất. Bắt đầu là buồn bã, bỏ ăn, thiếu ngủ, sau đi tới trầm cảm. Chị đi làm bán thời gian, giờ còn lại cả ngày chạy xe ngoài đường đưa đón mấy đứa nhỏ, hết trường lớp thì sinh hoạt sau giờ học. Chị không thể luôn ở bên Mẹ. Chị tìm được nhà già cho Mẹ rất gần trường học của con, lại gần nhà nữa, nên ngày nào cũng ghé Mẹ được, Mẹ chị chỉ cần trông thấy chị là cụ yên lòng.
Má ơi! Thế giới vô thường, thay đổi và biến hoại trong từng phút giây nhưng lòng con thương má thì không biến hoại, không thay đổi, không suy hao. Nguyện cầu ngày đêm cho má, hướng phước lành đến cho má. Cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng ba đời mười phương gia hộ má vượt qua đau bệnh để sống an lạc trong những ngày tháng tuổi già bóng xế.
Truyện đầu tiên kể nơi đây là kể về một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca. Khi đó, ngài được gọi là một vị Bồ Tát. Ngày xưa rất là xưa, có hai người thợ săn, là hai vị thủ lĩnh của hai ngôi làng gần nhau. Hai vị trưởng làng đã lập một giao ước rằng nếu con của họ tình cờ khác giới tính, họ sẽ sắp xếp cho hai đứa con này kết hôn với nhau. Đó là một thời phần lớn hôn nhân là do sắp xếp của ba mẹ. Một vị trưởng làng có một cậu con trai được đặt tên là Dukūlakumāra, vì cậu bé được sinh ra trong một tấm vải bọc đẹp; vị trưởng làng kia có một cô con gái tên là Pārikā, vì cô bé được sinh ra ở bên kia con sông. Khi chàng trai và cô gái lớn lên, cha mẹ hai bên đã kết hôn cho hai người con này. Tuy nhiên, chàng trai Dukūlakumāra và cô gái Pārikā đã có nhiều kiếp tu, cùng giữ hạnh trong sạch, cho nên cô dâu và chú rể cùng cam kết bí mật với nhau rằng hai người sẽ ở chung nhà như vợ chồng, sẽ yêu thương nhau như vợ chồng nhưng sẽ không làm mất hạnh trong sạch của nhau.
Rõ ràng thằng bé đã thức. Nhưng khi An bước đến bên giường, mắt cu cậu nhắm tịt lại vờ như đang ngủ. An cù vào nách con : — Giả bộ này. Giả bộ này… / Bin uốn éo người, cười khanh khách. An xốc con dậy, hôn vào đôi má phúng phính: / — Con đánh răng rồi ti sữa cho ngoan nhé. Mẹ đi làm đây. / Bin choàng vòng tay nhỏ xíu quanh cổ mẹ, giọng ngọng nghịu: / — Mẹ ứ đii… / Bà đưa tay đỡ lấy cu Bin: / — Sang đây bà bế. Chiều mẹ lại về với Bin nào. / Chỉ nũng nịu với mẹ chút thôi, chứ Bin rất ngoan. Chưa bao giờ em khóc nhè, vòi vĩnh như những đứa trẻ khác. Sự hiểu chuyện của con, nhiều khi làm An nghe buốt lòng.
Chiếc ghế đá hầu như rất quen thuộc, dù nó cũng như mọi chiếc ghế khác trong công viên. Tháng Sáu. Bầy ve kêu inh ỏi. Chúng vô tư thật! Đoan ngồi xuống. Mấy buổi chiều nay, tan học, Đoan ghé khu vườn rộng lớn này, như một người trở về, cảm giác thật khó tả. Chợt nghe trong đầu vẳng lại lời của một bài thơ:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.