Hôm nay,  

Đi trong mùa Thu

02/11/202221:22:00(Xem: 3187)
Tản mạn

japanese lake


Tôi đứng trong buồng khách, nhìn ra ngoài trời. Trời quang và khô, cơn mưa hôm qua không để lại một vũng nước nào, chỉ giúp cho những chùm lá có mầu xanh sạch bóng, mướt rượt, và những cây có lá vàng thi nhau trút xuống nhưng vẫn giữ lại những cành đẹp nhất để rung múa với gió thu.

 

 Trời bên ngoài quyến rũ quá! Tôi quyết định rất nhanh cho mình một buổi sáng đi bộ dưới bầu trời mùa thu. Hoa tươi trong nhà cũng vừa tàn, cần hoa mới. Giầy vải, áo len, quần jeans, khăn quàng, cho mấy đồng vào túi, tôi đi bộ ra chợ mua hoa.

 

Tôi mở cửa bước ra ngoài, đứng một giây tĩnh lặng, ngắm nhìn rặng núi mùa thu xanh lam chạy một vòng trước nhà từ bên trái sang bên phải, bên dưới núi là thông xanh ngọc bích, phong đỏ, phong vàng, mọc chen kẽ với những mái nhà có ống, đang bốc khói. Trông toàn cảnh giống như một giải thắt lưng gấm dệt bọc ngang vòng eo của chiếc hồ bên dưới. Nước hồ trong xanh, những đám khói sóng bốc lên mơ màng, những đám mây trắng trên cao hoang mang thả xuống. Tôi ngửa mặt, hít không gian ngọt như đường vào lồng ngực, bước từng bước, tôi cũng hoang mang trôi mình xuống con dốc nhỏ, ra phố.

 

Quãng đường đầu tiên, còn trong xóm, tôi vừa đi vừa đếm những thùng thư bên đường trước mỗi căn nhà, nghĩ đến những hóa đơn nằm lẫn vào những lá thư tình (Có ai còn viết thư tình không nhỉ?) Tưởng tượng những tấm thiệp từ một nơi xa xăm nào đó của người lang bạt gửi về, chờ bàn tay ai rạo rực mở; những tờ quảng cáo đầy mầu sắc, sẽ bị vứt đi trước nhất. Đếm những gốc cây, tìm con sóc, con thỏ hoang như tìm một hạnh phúc tình cờ; nhìn vào từng cánh cửa mỗi ngôi nhà, đoán ai đã thức, ai còn đang ngủ, đoán có bao nhiêu tiếng cười, bao nhiêu giọt lệ (hy vọng giọt lệ ít hơn tiếng cười).

 

Khu xóm thật yên tĩnh, thỉnh thoảng mới thấy bóng người dậy sớm, thấp thoáng sau tấm kính mờ. Đã có một hai nhà sửa soạn chăng đèn giáng sinh sớm, trên những cây lá vàng chưa rụng hết, hãy còn từng chùm lưu luyến trên cánh tay cây. Thỉnh thoảng gặp người đi bộ, khăn quàng, giầy vải giống mình, đi ngược chiều với con chó và cái xích dài, con chó không mặc áo len, không đi giầy vải (sao nó không lạnh nhỉ?)

 

Tôi đã ra đến đường phố, tôi cần đi mười hai ngã tư mới đến chợ. Hai tay bỏ vào túi áo khoác cho ấm, tôi vừa đi vừa đếm từng ngọn đèn ở mỗi khúc đường, vừa đếm bước chân mình, nghe tiếng xe băng băng lướt qua mình, nhìn gió vò đầu những bụi cây thấp, nghe gió tuốt lá những cây cao thả xuống đường; lá vàng, lá đỏ rơi dưới đất trông như đàn cá vàng đang lội tung tăng. Mùa thu quyến rũ thật! Mặc dù tôi đang đi trong thu tàn, mùa đông đang dọn đến từ từ trên những cành trơ lá, trên những giọt mưa, trên những cơn gió. Tôi nhủ tôi, cuối năm rồi đó!

 

Từ nhà ra phố, ghé vào chợ, tôi đi mất bốn mươi phút. Tôi vào chợ, không dám mua nhiều, sợ không ôm hết, tôi chọn mua mấy quả táo đỏ rực, cây rau xà lách xanh mướt, đi vào khu hàng hoa, tôi cúi xuống lựa một bó hoa mùa thu với mầu vàng và mầu cam. Tôi ôm những mầu sắc rực rỡ đó vào lòng, quay trở về. Lần này tôi không hoàn toàn đi phía ngoài hè phố nữa, có một phần ba đường, tôi có thể băng qua “Công Viên Cá Voi.” Tôi đặt tên cho công viên đấy, vì trong công viên, chỗ để xích đu và cầu tuột cho trẻ em, có một cái hồ cát đặt con cá voi ciment xanh khổng lồ, phun nước cho trẻ chơi trong mùa hè.

 

Vào buổi sáng mùa thu cuối tuần như sáng nay, công viên rất vắng, cha mẹ chắc còn ôm con trong chăn ấm. Một mình tôi băng qua công viên. Tôi bước trên mặt đất ướt, cỏ vẫn có mầu xanh, nhưng trên mặt cỏ, đó đây rắc rải rác từng cụm  lá vàng, và rất nhiều lá mũi kim của thông đã ngả sang mầu nâu nằm chen chúc trong cỏ. Tôi nghe gót giầy thỉnh thoảng lún xâu xuống khi gặp chỗ đất sũng nước. Cả một vòm trời mở rộng trên cao, bao dung cúi xuống một tôi bé tí teo. Tôi ôm một ôm mùa thu: đỏ, cam, vàng, xanh trong ngực, ngước mặt lên nhìn trời. Mây vô xứ đang lang thang từng cụm, trôi về đâu? Mây đến rồi mây đi, mây tụ rồi mây tan. Tôi vô xứ lang thang một mình, đi về đâu? Tôi đang đi về một chỗ gọi là “Nhà”. Có nhà nhưng không có quê, có quê nhưng không có xứ, có xứ nhưng không có nước, có nước nhưng… biết nói sao bây giờ!

 

Tôi ôm mùa thu trong lòng, vừa đi vừa ấm ức với thu. Nhưng tôi phải trở về căn nhà tôi đang ở, nơi đó có những người thân yêu của tôi đang đợi tôi về nhóm lửa, làm ấm căn bếp nhỏ. Gạo cần được thổi thành cơm, thịt và rau cần nấu thành canh, những chiếc đũa cần xếp thành đôi như vợ như chồng, những chiếc bát bầy ra như con như cháu.

Mùa Thu đến rồi đi. Đông qua Xuân tới, Hạ về... Đời người là thế.

 

Một đời người, có được bao nhiêu lần đi trong mùa Thu? Những chiếc lá vàng có biết không?

 

Trần Mộng Tú

(11/02/2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cái tên Michelin không xa lạ gì với chúng ta. Vỏ lốp chiếc xe tôi đang dùng cũng mang tên Michelin. Sao hai thứ chẳng có liên quan chi lại trùng tên. Nếu tôi nói chúng tuy hai mà một chắc mọi người sẽ ngây người tưởng tôi… phiếm.
Phi là một người bạn đạt được những điều trong đời mà biết bao người không có. Là một tấm gương sống sao cho ra sống để chết đi không có gì hối tiếc. Là một niềm hy vọng cho sự tử tế vốn ngày càng trở nên xa xỉ ở nước Mỹ mà tôi đang tiếp tục sống.
Có một lần đó thầy kể lại chuyện rằng, thầy có một phật tử chăm chỉ tu học, đã hơn 10 năm, theo thầy đi khắp nơi, qua nhiều đạo tràng, chuyên tu chuyên nghe rất thành kính. Nhưng có một lần đó phật tử đứng gần thầy, nghe thầy giảng về phát bồ đề tâm, sau thầy có đặt một vài câu hỏi kiểm tra coi thính chúng hiểu bài tới đâu? Cô vội xua xua tay, “bạch thầy, những điều thầy giảng, con hiểu hết, con hiểu hết mà. Con nhớ nhập tâm. Nhưng đừng, thầy đừng có hỏi, bị là con không biết trả lời làm sao đâu.” Có lẽ là cô hiểu ý mà cô chưa sẵn sàng hệ thống sắp xếp thứ tự lại các ý tưởng.
Ở xứ ấy, người ta ngủ đến trưa mới dậy. Chàng nhớ thế khi nghĩ về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu khi còn bé, mỗi lần nghĩ thế, đều lấy làm ngạc nhiên, và lấy làm ngạc nhiên về sự ngạc nhiên ấy. Thế mà giữa một thành phố châu Âu, chàng lại gặp chúng. Trên nền tường trắng và mặt biển xanh, giữa những màu xanh và trắng, chỉ hai màu ấy, đôi khi xanh và đỏ, chàng gặp lại chúng, hồ hởi, tưng bừng, nó và chàng như hai thằng bạn thời mặc quần xà lỏn nay gặp nhau
Lơ đảng nhìn mây trời và đèn đường, tôi từ tốn chuyển xe sang tuyến trái để cua. Cha tôi thường nói, “Con phải tập bỏ tính lơ đểnh, nếu không, sẽ có ngày gặp phiền phức.” Nhưng lơ đểnh là nơi nghệ sĩ lang thang, ngẫu hứng tìm thấy những sáng tạo không ngờ. Chợt thoáng trong hộp kính nhìn lui, thấy chiếc xe đen nhỏ bắn lên với tốc độ nguy hiểm, tôi chuyển xe về lại bên phải, sau gáy dựng lên theo tiếng rít bánh xe thắng gấp chà xát mặt đường, trong kính chiếu hậu, một chiếc xe hạng trung màu xám đang chao đảo, trơn trợt, trờ tới, chết rồi, một áp lực kinh khiếp đập vào tâm trí trống rỗng, chỉ còn phản xạ tự động hiện diện. Chợt tiếng cha tôi vang lên: “đạp ga đi luôn.” Chân nhấn xuống, chiếc xe lồng lên, chồm tới như con cọp phóng chụp mồi. Giữa mơ hồ mất kiểm soát, tử sinh tích tắc, tôi thoáng nhận ra trước mặt là thành cây cầu bắt qua sông.
Danh đi làm lúc 5 giờ sáng, ra về lúc 2 giờ trưa, từ sở làm đến đây khoảng 10 phút đường phi thuyền bay. Giờ này vắng khách. Những lúc khác, buôn bán khá bận rộn. Áo quần lót ở đây khắn khít thời trang, từ đồ ngủ may bằng vải lụa trong suốt, nhìn xuyên qua, cho đến hàng bằng kim loại nhẹ, mặc lên giống chiến sĩ thời xưa mang áo giáp nhưng chỉ lên giường. Hầu hết khách hàng đến đây vì Emily và Christopher. Người bàn hàng độc đáo. Họ đẹp, lịch sự, làm việc nhanh nhẹn, không lầm lỗi. Cả hai có trí nhớ phi thường. Không bao giờ quên tên khách. Nhớ tất cả món hàng của mỗi người đã mua. Nhớ luôn ngày sinh nhật và sở thích riêng. Ngoài ra, họ có thể trò chuyện với khách về mọi lãnh vực từ triết lý đến khoa học, từ chính trị đến luật pháp, từ du lịch đến nấu ăn… Khách hàng vô cùng hài lòng
Sau hơn ba mươi năm gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, ông Hải và bà Lan quyết định về hưu và bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Quyết định này, mặc dù bất ngờ với những người xung quanh, lại xuất phát từ một ước mơ giản dị-sống những ngày cuối đời an nhàn tại quê hương. Hai ông bà đã dành dụm được một khoản lương hưu kha khá, cộng thêm số tiền đầu tư từ kế hoạch lương hưu 401k, đủ để họ cảm thấy có thể an tâm sống thoải mái ở Việt Nam.
Mẹ chị vừa bước qua tuổi 90, cụ đã bắt đầu lẫn, không tự săn sóc mình và không dùng máy móc được nữa. Bố chị mới mất cách đây hai năm và Mẹ chị xuống tinh thần rất nhanh sau khi Bố mất. Bắt đầu là buồn bã, bỏ ăn, thiếu ngủ, sau đi tới trầm cảm. Chị đi làm bán thời gian, giờ còn lại cả ngày chạy xe ngoài đường đưa đón mấy đứa nhỏ, hết trường lớp thì sinh hoạt sau giờ học. Chị không thể luôn ở bên Mẹ. Chị tìm được nhà già cho Mẹ rất gần trường học của con, lại gần nhà nữa, nên ngày nào cũng ghé Mẹ được, Mẹ chị chỉ cần trông thấy chị là cụ yên lòng.
Má ơi! Thế giới vô thường, thay đổi và biến hoại trong từng phút giây nhưng lòng con thương má thì không biến hoại, không thay đổi, không suy hao. Nguyện cầu ngày đêm cho má, hướng phước lành đến cho má. Cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng ba đời mười phương gia hộ má vượt qua đau bệnh để sống an lạc trong những ngày tháng tuổi già bóng xế.
Truyện đầu tiên kể nơi đây là kể về một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca. Khi đó, ngài được gọi là một vị Bồ Tát. Ngày xưa rất là xưa, có hai người thợ săn, là hai vị thủ lĩnh của hai ngôi làng gần nhau. Hai vị trưởng làng đã lập một giao ước rằng nếu con của họ tình cờ khác giới tính, họ sẽ sắp xếp cho hai đứa con này kết hôn với nhau. Đó là một thời phần lớn hôn nhân là do sắp xếp của ba mẹ. Một vị trưởng làng có một cậu con trai được đặt tên là Dukūlakumāra, vì cậu bé được sinh ra trong một tấm vải bọc đẹp; vị trưởng làng kia có một cô con gái tên là Pārikā, vì cô bé được sinh ra ở bên kia con sông. Khi chàng trai và cô gái lớn lên, cha mẹ hai bên đã kết hôn cho hai người con này. Tuy nhiên, chàng trai Dukūlakumāra và cô gái Pārikā đã có nhiều kiếp tu, cùng giữ hạnh trong sạch, cho nên cô dâu và chú rể cùng cam kết bí mật với nhau rằng hai người sẽ ở chung nhà như vợ chồng, sẽ yêu thương nhau như vợ chồng nhưng sẽ không làm mất hạnh trong sạch của nhau.
Rõ ràng thằng bé đã thức. Nhưng khi An bước đến bên giường, mắt cu cậu nhắm tịt lại vờ như đang ngủ. An cù vào nách con : — Giả bộ này. Giả bộ này… / Bin uốn éo người, cười khanh khách. An xốc con dậy, hôn vào đôi má phúng phính: / — Con đánh răng rồi ti sữa cho ngoan nhé. Mẹ đi làm đây. / Bin choàng vòng tay nhỏ xíu quanh cổ mẹ, giọng ngọng nghịu: / — Mẹ ứ đii… / Bà đưa tay đỡ lấy cu Bin: / — Sang đây bà bế. Chiều mẹ lại về với Bin nào. / Chỉ nũng nịu với mẹ chút thôi, chứ Bin rất ngoan. Chưa bao giờ em khóc nhè, vòi vĩnh như những đứa trẻ khác. Sự hiểu chuyện của con, nhiều khi làm An nghe buốt lòng.
Chiếc ghế đá hầu như rất quen thuộc, dù nó cũng như mọi chiếc ghế khác trong công viên. Tháng Sáu. Bầy ve kêu inh ỏi. Chúng vô tư thật! Đoan ngồi xuống. Mấy buổi chiều nay, tan học, Đoan ghé khu vườn rộng lớn này, như một người trở về, cảm giác thật khó tả. Chợt nghe trong đầu vẳng lại lời của một bài thơ:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.