Hôm nay,  

Ân tình trong đời

10/11/202216:05:00(View: 3270)
Tản mạn

hoa-sống-đời


Sáng nay thức dậy choàng thêm áo

Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh

Huyền Không

 

Vũ trụ trước mắt vẫn mới tinh y như vũ trụ những mùa xuân trước, y như vũ trụ những mùa xuân sau. Đọc hai câu thơ của Thầy Huyền Không khiến tôi miên man nghĩ tới tình cảm của con người trong bao thế hệ cũng vậy. Có những ân tình mà biết bao giờ trả cho xong? Tình Ông Bà, Tình Cha Mẹ, Tình Vợ Chồng,  Tình Bạn, và bao thứ tình khác nữa.

 

Sức khỏe rất yếu kém xin viết để hồi tưởng lại kỷ niệm xa xưa nhất là để xin cảm tạ Ân Tình của những người đã cho Nhà Tôi, Anh Phạm Cao Dương và tôi trong bao năm qua, tuy biết rằng không, không  bút mực nào diễn tả được, hết được. Quãng đường dài 60 năm, làm  sao có thể kể hết nhưng xin viết chừng nào hay chừng đó trước khi không có thể. Xin tạ ơn những thầy cô giáo cũng như các bạn từ tiểu học đến đại học đã tạo cho tôi kiến thức cũng như con người của tôi. Viết đến đây tôi ngậm ngùi nghĩ tới mấy câu thơ của Tô Thùy Yên;

 

Ta tiếc đời ta sao hữu hạn

Đành không trải hết được lòng ta

 

Tuần trước, thật cảm động nhìn Anh VHĐ người bạn thuở học thời Trường Chu Văn An 70 năm trước. Tuy tuổi đời đã xa tuổi 80, người nhỏ nhắn đến lái xe cho tôi đi thăm bác sĩ ở hơi xa. Anh ân cần nắm tay Nhà Tôi để chắc chắn bạn mình không bị té ngã. Hai người bạn già mái đầu bạc phơ đi cạnh nhau. Tôi nghe Anh lầm bầm: Phạm Cao Dương B4!

 

Nhiều bạn của Nhà Tôi đã bỏ ra đi vào vùng miên viễn. Ban Sử Địa Khóa I của Trường Đại Học Sư Phạm Saigon chỉ còn có Anh NĐPhong bên Montréal, Canada. Anh Phong là Nhà Giáo rất mẫu mực, rất chân tình. Cùng trong khóa I Anh Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu, Lâm Thanh Liêm, những Nhà Giáo Sử Địa thời Việt Nam Cộng Hoà,  các Anh có công rất lớn với sự phát triển của hai môn học Sử và Điạ đã vĩnh viễn rời bỏ môn sinh, phấn bảng để lại bao tiếc thương cho những người ở lại. Anh Phạm Đình Tiếu người lúc nào cũng bảo vệ chúng tôi, ngay cả khi sang Pháp thăm Anh, Anh bảo chúng tôi phải đi cạnh Anh vì kẻ gian nghĩ Anh Á Châu, to lớn, có võ do đó sẽ không làm gì, Anh Tiếu cũng âm thầm ra đi năm 1992 tại Paris, Pháp. Anh Nguyễn Khắc Ngữ người đưa Nhà Tôi vào con đường viết lách cũng rất bảo vệ vợ chồng Phạm Cao Dương, Anh Ngữ khi sinh thời thường cùng chúng tôi chiều 30 Tết đến tụ họp ở trụ sở Báo Trình Bày.  Anh Ngữ cũng ra đi năm 1992 tại Montréal, Canada. Anh Lâm Thanh Liêm, người mà chúng tôi thương mến gọi là Cậu Sáu cũng ra đi năm 2020 tại Paris, Pháp. Viết đến đây nước mắt lưng tròng, tôi chắc các Anh đã gặp lại nhau nơi xa xăm nào đó, nơi mà ai cũng đến sau khi rời cõi tạm này.  

 

Có lẽ rất nhiều người vẩn còn nhớ Đại Học Xá Minh Mạng và Trần Quý Cáp là nơi cư trú cho các sinh viên ở xa thời trước 30 Tháng Tư, 1975. Tuy rất bận rộn việc giảng dạy, viết lách Nhà Tôi nhận kiêm nhiệm làm Quản Đốc Đại Học Xá Minh Mạng - Trần Quý Cáp vì quý nể  bạn học, Giáo Sư Lâm Thanh Liêm, Tổng Thư Ký Viện Đại Học Saigon. Tôi cũng xin tạ ơn ông gác dan tại Đại Học Xá Minh Mạng,  luôn đi theo sau Nhà Tôi, ý muốn bảo vệ Nhà Tôi  mỗi khi Anh đi quan sát trong Đại Học Xá Minh Mạng. Để nhắc lại kỷ niệm với Đại Học Xá Minh Mạng,  xin mạn phép chép email ngắn  trao đổi với nhà Giáo Trần Bang Thạch, WebMaster của Trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm khi Ông viết về Đại Học Xá Minh Mạng hồi đầu năm.

 

“Kính Anh Sơn

 

Thật vui khi nhận được email của anh. Dễ chừng hơn 50 năm ít thấy ai nhắc tới ĐHX/MM dù cư dân ở đó trong nhiều năm rất là đông, cả ngàn. Tôi ở đó từ 65 đến giữa 70, dãy 3. Dọn lên lầu 2 vài tháng là rời SG. Anh nhắc anh Sơn, tôi nhớ ngay: anh không cao, hơi đen, chơi bóng chuyền giỏi. Còn có anh Đinh Văn Thạnh (cũng đen, cũng Lý hóa/ĐHSP, hiện ở Houston TX, cùng ra trường năm 70 với tôi). Nhắc thêm để anh nhớ lại luôn: Có 1 anh đẹp trai mà tánh tình hơi mát, được gọi là triết gia. Còn có 1 "sử gia" cũng hơi gàn, là SV Bắc vượt vĩ tuyến 17. Thời tôi có SV/ĐHSP tên Trần Văn Chi (hiện ở CA), làm Đại diện SV/ĐHX. Chắc anh nhớ mỗi phần ăn là 5 đồng, mỗi bàn 4 người. Mỗi thứ năm đều có 2 chai bia con cọp cho 1 bàn. Mỗi sáng có ông già Bắc nhỏ người đi từng dãy rao phở. Thời đó có chút tiền thì ăn phở Hồng Long (góc NgTri Phương-Trần Hoàng Quân, gần cư xá nữ sinh Sao Mai). Có dư tiền thì tối ra đường NgTri Phương góc Bà Hạt ngồi bên đường ăn nghêu uống bia. Nhắc hoài không hết đâu. Chắc có dịp mình nhắc thêm. 

 

Thân chúc bình an

 

TBT

 

Thưa,

Đã từng là một cư dân của Đại Học Xá Minh Mạng từ năm 1967 đến 1970 ( dãy 4 phòng 10 ) chúng tôi đã được tận hưởng tương đối đầy đủ phương tiện sinh sống của thời Sinh Viên tại Đại Học Xá này.

 

Trung Úy Nam là trưởng ban an ninh lo phần trật tự, giải quyết các vần đề sinh hoạt nội bộ về phương diện an ninh trong ĐHX.

 

Một số cải tổ chính trong suốt thời gian này đã giúp cho Sinh Viên có nơi ăn, chốn ngủ và vệ sinh cá nhân tương đối hoàn hão nhất lúc bấy giờ, so với các sinh viên cư ngu ở các nơi khác, đó là:

 

– Không trả tiền thuê nhà, tiền điện, nước. Chỉ trả tiền ăn căn bản, rất vừa túi tiền của SV.

 

– Phòng ốc rộng rãi ( 10 SV một phòng. Có divan để ngủ, và một bàn nhỏ để viết lách...) nhất là sau khi xây thêm hai dãy nhà lầu ở phía sau;

 

– Phòng tắm và phòng vệ sinh nằm cuối dãy nhà rất tiện nghi ở vào thời điểm đó (nửa thế kỷ trước mà có nhà tấm, cầu tiêu rộng rãi… đâu phải nơi nào cũng có dành cho Sinh Viên từ các tỉnh về Thủ Đô  theo việc bút nghiêng!)

 

– Có sân bòng chuyền, phòng Bóng Bàn và nhất là có một phòng dành riêng cho môn phái VoViNam, với các huấn luyện viên như Võ Thanh Nhàn, Bình... Võ Sư Trần Quý Phong, Đệ Nhị đẳng Hồng Đai cũng là cư dân của Đại học Xá Minh Mạng. Về môn bóng chuyền, chắc chắn các cư dân của ĐHX Minh Mạng  không thể nào không nhớ đến  cầu thủ bóng chuyền nỗi danh Sơn Super. (Trương Sơn, dân Xóm Mới Nha Trang, SV Khoa Lý Hóa  Đại Học Sư Phạm SG). 

 

– Phòng ăn tập thể được sửa sang từ phòng ốc cho đến nhân viên phục vụ, rất đầy đủ. Mỗi phần ăn, 4 Sinh Viên. 

 

– Ban Điều Hành Đại học Xá được SV cư dân bầu chọn trong mỗi 3 năm. Vào thời điểm tôi sinh sống, Nhóm SV dân Kiến Hòa giữ nhiệm vụ Điều Hành cư xá.

Nhìn chung, trong vai trò Quản Đốc Đại Học Xá Minh Mạng, Giáo Sư Phạm Cao Dương đã đem lại một cuộc sống tương đối sung túc cho Sinh Viên lúc bấy giờ.

 

Trần Hữu Sơn (Cư dân ĐHX Minh Mạng 1967 - 1970, khu SV Nha trang - Khánh Hòa ).

 

Kính gởi Ông Trn Bang Thạch,

 

Xin cảm ơn Ông đã nhắc lại thời mọi người tóc còn xanh, nghị lực tràn đầy của hơn năm thập niên trước.

 

Là một gíáo sư đại học trẻ đầy nhiệt huyết, với tinh thần phục vụ vô vị lợi  cho công bằng xã hội, Ông Phạm Cao Dương đã nhận lời Bác Sĩ Trần Quang Đệ, Viện Trưởng Viện Đại Học Saigon  để kiêm nhiệm thêm chức Quản Đốc Đại Học Xá Minh Mạng- Trần Quý Cáp, hy vọng có thể làm tốt đẹp hơn cho sinh viên tuổi trẻ và có thể "làm sạch sẽ" những tệ hại trong Đại Học Xá, thưa Ông.

 

Khi mời các vị cư ngụ trong Đại Học Xá dọn ra khòi đó để có thể dọn dẹp, để xây cất dẫy lầu hai tầng phía sau hầu có thể giúp cho các sinh viên xa nhà có chổ ở, Ông Dương đã  gặp rất nhiều chống đối, đe dọa gay cấn của một số "cây cổ thụ " đã từng  cư ngụ ở tại Đại Học Xá Minh Mạng nhiều năm. 

 

Sau khi trải qua khó nhọc, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ thì Ông Dương đã được giải nhiệm nhờ có bức tâm thư của gia đình.

Khánh Vân

 

Nhà Giáo Trần Thế Đức, Úc Châu:

Kính thưa Thầy Cô,

 

Gần đây, em mới biết thêm một đức tính cao đẹp của Thầy: cương quyết, dám làm, dám gánh lấy trách nhiệm nặng nề.

 

Thưa Thầy Cô,

 

Dù bận rộn dậy biết bao sinh viên từ nam đến bắc, Thầy vẫn gồng mình nhận trách nhiệm Quản Đốc Đại Học Xá Minh Mạng. Từ thời em còn đi học, ai cũng biết đây là một khu phức tạp, biết bao thế lực nằm trong đó (kể cả Việt Cộng nắm vùng), sẵn sàng chống đối những ai dám đụng đến giang sơn của họ. Vậy mà Thầy đã "gan cùng mình" dám đụng vào ổ kiến lửa và Thầy đã thành công: đem lại bình yên cho sinh viên nghèo ham học. Đây là thành công lớn của Thầy ngoài việc giảng dậy sinh viên tại các giảng đường đại học. Em nghĩ công việc "bình định" và "xây dựng" của Thầy không ngoài mục đích "đem lại lợi ích thiết thực cho sinh viên nghèo hiếu học".

 

Thầy không ngại khó khăn, dám đương đầu với những thách đố phức tạp.


Kính mong Thầy sức khỏe tốt để sống với con cháu, học trò và dân tộc Việt của Siêu Quốc Gia Việt Nam.

 

Đức

 

Đã vào Thu, trời bắt đầu trở lạnh ban đêm, không ngủ được tôi viết trong xúc động nghĩ tới tình cảm Quý Anh Chị cho Nhà Tôi và xin kể vài việc như Anh Đạt, cựu học sinh Trường Võ Trường Toản gọi đến và muốn mỗi cuối tuần sẽ lại bấm huyệt  chân của Nhà Tôi, Anh Đạt cũng đã qua tuổi thất thập cổ lai hy nhưng luôn nghĩ tới và biếu những dụng cụ tốt cho sức khỏe Nhà Tôi, cũng như mỗi khi gặp Anh Phan Hồng Long,  Hội Trưởng Hội Ái Hữu Đại Học Vạn Hạnh, Anh thường nhắc tới mấy câu Nhà Tôi viết “Cho Khánh Vân. Em đã lê lết nhiều tuần lễ trong bệnh viện để chăm sóc cho tôi  trong tác phẩm của Nhà Tôi, “ Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới, Bảo Đại -Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam”. Xin cảm ơn Anh thật nhiều.


Tôi biết không có đủ chữ đễ diễn tả lòng thâm cảm tình thương yêu của Quý Anh Chị  dành cho Ông Dương. Có một điều tôi có thể nói là chính nhờ sự ân cần chăm sóc của Quý Anh Chị những người đã ngồi chung trong các giảng đường cùng nhà tôi trong Võ Trường Toản, Đại Học Sư Phạm, Đại Học Văn Khoa, Đại Học Huế, CSULong Beach, UCI, UCLA   đã cho Ông ấy nghị lực, cũng như niềm hạnh phúc vô biên tối cần trong lúc sức khoẻ suy kém này. Những tấm thiệp, điện thoại, điện thư,  text thăm hỏi, quà tặng từ những nơi thật xa xôi đến những mớ rau, thức ăn, phở gà, rượu nếp, bánh ngọt... để trước cửa nhà.  Ngoài ra lại còn có trái cây tượng trưng "vừa đù xàì" để cúng ngày TẾT, thật chả thiếu thứ nào.

 

Những bát phở gà, mướp đắng nhồi thịt do  "Ông học trò già Đoàn Đ.Tâm, cựu Trường Võ Trường Toản" tự tay nấu nướng đem lại. Thật đau buồn khi nghe Anh Tâm chia sẻ về tai nạn thảm khốc xẩy ra cho thân mẫu của Anh ngày 29/4/1975 khiến Anh Tâm thành mồ côi Mẹ.  khi Anh còn đang du học tại Hoa Kỳ. Bây giờ gia đình Anh Em đều thành công nên người thì không còn Mẹ nữa để báo đáp!

 

Hơn 45 năm trước chúng tôi cũng ngậm ngùi nuốt nước mắt chia sẻ sự ra đi vĩnh viễn trên đường vượt biên của thân mẫu của Anh Ng.Tr. Hy, Ban Sử Địa Đại Học Sư Phạm Saigon.

 

Cũng xin kể Anh Chị Trần Đ. Nghĩa cựu Võ Trường Toản ân cần tỉ mỉ chăm sóc chúng tôi như mua tặng  pulse oximeter vì biết tôi hay bị khó thở, mua cả shoehorn cho Nhà Tôi dễ đi giầy.

 

Ông Dương cũng thường trầm ngâm kể cho tôi nghe về dĩ vãng về tuổi thơ tuổi trẻ cực nhọc, luôn luôn phải sống còn, để ngoi lên.

 Anh kể về thời tản cư, bốn năm thất học, về lần cuối cùng Anh được gặp “Thày” khi đó Anh chưa tới tuổi lên mười.

 

 “Thày” Anh, vốn là một nhà giáo, một Đại Biểu Quốc Hội 1946 đã bị Việt Minh bắt và bị thủ tiêu không biết ngày nào và ở đâu.

 

Ông Dương không  bao giờ có một ngày giỗ cha!

 

Thế hệ của chúng mình chịu nhiều đau thương oan trái quá, thưa Quý Anh Chị.

 

Ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quý Anh Cựu Hội Trưởng Trần Bình Chánh và cũng là Cựu sinh viên Đại Học Vạn Hạnh  đại diện Trường Trung Học Võ Trường Toản Saigon đến tặng cho Thày Giáo Già Phạm Cao Dương tấm plaque thật nhiều ý nghĩa.

 

kv 1 

Xin nhắc lại Võ Trường Toản là nhiệm sở toàn thời gian  đầu tiên của Ông Dương và Đại Học Sư Phạm Saigon là nhiệm sở toàn thời gian cuối cùng trước Biến Cố 30/4/1975. Sáu thập niên đã qua nhưng tôi biết trong tâm tư của Nhà Tôi lúc nào cũng hết lòng trân quý các kỷ niệm ở Trường Võ Trường Toản. "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy"... bao kỷ niệm khi tóc còn xanh, nghị lực còn tràn đầy.

 

Ngày 9/16/2022 Quý Anh Chị trong Ban Điều Hành của Hội Ái Hữu Đại Học Vạn Hạnh đã lại thăm và Quý Anh Chị đưa đón chúng tôi đi ăn tiệm, Anh Chị Trần Bình Chánh - Trang Thuý đã đặt những món ăn thật lạ, thật ngon. Thật là hạnh phúc!

 

Sáu chục năm trôi nổi cùng nhau, bao nhiêu người đã đi qua trong cuộc đời, làm sao có thể viết hết, kể hết được...cá nhân tôi xin thâm cảm đa tạ vị Bác Sĩ giải phẫu TXN, Anh của cô bạn tuổi thơ của tôi, luôn săn sóc chữa bịnh cho gia đình chúng tôi bao năm cũng như  Cô bạn từ thuở học trò tên Đ T Thảo tuổi đã quá xa thất thập cổ lai hy, vẫn cặm cụi đan áo len, khăn len màu tím cho tôi vì biết tôi rất yêu màu tím.

 

Thật không biết dùng sao cho đủ chữ để viết đa tạ tình thương yêu của Quý Anh Chị cho Nhà Tôi. 

 

Những Ân tình này chúng tôi xin mãi mãi ghi sâu trong tâm!

 

Khánh-Vân

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vào sáng ngày 1 tháng 5-1975 Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan Thanh Giản - Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biêt Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lênh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật, trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sĩ quan của bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam.
Dù tôi đã sống trên đất Mỹ nhiều năm rồi, nhưng thỉnh thoảng, trong giấc ngủ hằng đêm, tôi vẫn gặp ác mộng về những lần trốn chạy kinh hoàng của một người bị săn đuổi. Choàng tỉnh dậy giữa đêm, tôi nhớ lại rất rõ nét những giấc mơ vừa trải qua, mồ hôi toát ra như tắm vì tôi như vẫn còn nghe văn vẳng đâu đây tiếng kẻng báo thức rõ mồn một, tiếng kẻng của các trại giam cộng sản Việt Nam được làm bằng những cái niềng (rim) xe hơi và dùng 1 thanh sắt gõ vào tạo thành 1 âm thanh vang rất xa. Ai từng ở tù hay bị đày ra những trại cưỡng bức lao động, hoặc trại tập trung cải tạo của cộng sản Việt Nam thì không bao giờ quên được tiếng kẻng này.
46 năm sau biến cố cưỡng chiếm Hoàng Sa 1974, và 32 năm sau vụ thảm sát Gạc Ma nơi quần đảo Trường Sa 1988, cả hai đều do bàn tay vấy máu của Trung Cộng. Không chỉ bằng vũ lực, Bắc Kinh nay còn viện dẫn Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng ký như bằng chứng pháp lý gây khó khăn cho Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Kim lái chiếc xe Honda đi biếu cái bánh chưng cuối cùng vào lúc 7 giờ sáng ngày 30 Tết năm 1975. Tuy có bao nhiêu lần thức khuya học bài, nhưng đây là lần đầu tiên Kim thức trắng đến sáng, cái đầu nhức như búa bỗ, óc trống rỗng, người lâng lâng như muốn bay lên mây...
Mở đầu nhật ký tuần này xin được góp phần tưởng nhớ các nhân viên y tế, đặc biệt là các y tá (những thành viên trong đội ngũ thiên thần áo trắng ở tuyến đầu chống dịch bệnh Vũ Hán) ở khắp nơi trên thế giới đã "sinh nghề tử nghiệp". Tính đến đầu tháng 4 năm 2020, đã có hơn 100 "thiên thần áo trắng" qua đời vì bị lây nhiễm Coronavirus từ bệnh nhân, hơn một nửa là nhân viên y tế ở Ý.
Những dòng ký sự và nhận định sau đây, tường thuật lại những biến cố xảy ra tại Trường Y Sàigòn từ năm 1967-1971 và sau đó...do sự can thiệp của phái bộ Hội Đoàn Bác sĩ Mỹ -American Medical Association tại Saigòn (AMA-SAIGON) vào nội bộ Trường Y Saigon. Những sử liệu của bài nhận định này đều dựa trên những điều tường thuật của quyển sách thời danh SAIGON MEDICAL SCHOOL do 3 người viết: CH William Ruhe MD, Norman Hoover MD và Ira Singer PhD, tất cả ba vị này đều là nhũng người lãnh đạo và cố vấn cho cuộc can thiệp của phái bộ AMA vàoTrường Y Saigon từ năm 1967. Tập sách SAIGON MEDICAL SCHOOL do chính cơ quan AMA, xuất bản tại Mỹ năm 1988.
Dạo đó, đầu thập niên 70, dưới giàn hoa giấy, trong khoảng sân nhỏ nhà chúng tôi, thỉnh thoảng có những người lính thuộc mọi binh chủng của Quân lực VNCH. Họ ngồi hút thuốc, hay tay đàn miệng hát vì trong cư xá Đoàn Văn Cự ở Biên Hòa có khá nhiều chị đang học lớp 12 rất đẹp. Nhà chúng tôi ở đầu cư xá nên các chị thường phải đi ngang nhà chúng tôi trước khi về nhà mình.
Mẹ tôi bán thuốc tây để dành được một ít tiền cho chị em tôi đi vượt biên. Chuyến đầu mẹ cho ba chị em tôi đi nhưng bị đổ bể, đợt hai mẹ cho chị tôi đi với gia đình dì, và được Cap Anamur Đức vớt, đưa đến Đức vào năm 80. Một năm sau mẹ gửi hai anh em tôi cho cô chủ tàu ở Cần Thơ và chúng tôi được đưa lên tàu đánh cá nhỏ có 89 người.Thuyền rời bến, ngày đầu chúng tôi được phát nước uống, qua ngày thứ hai thì không còn giọt nước nào. Lúc đó vào tháng năm, nắng nóng, thuyền lại không có mui che nên ai cũng mệt lả, thuyền đông người lại quá chật hẹp không cựa quậy gì được, tôi chỉ cần nhút nhích một chút là bị người ta nhéo. Lúc đó tôi chỉ thấy chung quanh là biển rộng mênh mông, tôi nhớ nhà và cầu mong sao cho bị bắt để được về nhà lại.Trên thuyền bắt đầu có một chị bị sảng vì thiếu nước uống, rồi thì không biết ai đó lấy lon Guigoz truyền nước uống cho nhau nhưng ai hớp vô rồi cũng phun ra vì đó là nước biển, mặn quá, tôi cũng không ngoại lệ.
Trời Chicago cuối tháng Tư vẫn còn lạnh. Tuy thế anh em đi dự buổi họp điều-trị-tâp-thể đông hơn thường lệ. Nhiều anh em sĩ quan ở các nhóm khác, không phải họp hôm nay, họ cũng đến. Phòng họp dành cho buổi điều-trị-tập-thể của các anh em sĩ quan H.O. tại Asian Human Services -Chicago rộng rãi và tươm tất, được trang hoàng trang nhã với những bức tranh ấn tượng của Claude Monet, màu sắc hàì hòa gợi nhớ về một thuở thanh bình.
Thôi thì khỏi nói, mọi người tay bắt mặt mừng, ai ai cũng vui như hội. Bà Tám đầu hẻm oang oang: - Thằng nhỏ coi bộ phổng phao ghê vậy ta, hồi còn ở đây gầy nhom, da bánh mật. Nó qua bển một thời gian giờ thay da đổi thịt quá, nếu đi ngoài đường chắc tui nhận hổng ra. Cả nhà quây quần tíu tít, bia bọt khui lốp bốp. Tuị bạn ngày xưa bá vai kề cổ giờ cũng ra ông nọ bà kia hết trơn. Chỉ có mỗi thằng An là lẹt đẹt làm anh công chức quèn thôi!
Kính Anh Chị Lê Thanh Tôi nhận được thư anh chị cách đây mươi ngày. Tôi định viết thư trả lời anh chị hay liền, và cám ơn anh chị đã nhiệt tình đỡ đầu hai quyển sách đầu tay của tôi mà tôi tự xuất bản. Nhưng không hiểu tại sao tôi mãi chần chờ. Đêm nay, tự dưng thức giấc, đọc lại thư anh viết, lòng cảm thấy bồn chồn. Lời thư anh mộc mạc, ngắn gọn, chứa chan tình cảm và nhiều suy nghĩ. Suy nghĩ của anh, của người tuổi đã ngoài 70. Anh đã đi qua nhiều chặng đường lịch sử của đất nước.
Như mọi buổi sáng, tôi vừa dùng điểm tâm vừa xem tin tức trên Internet. Sau đó, tôi vào Inbox để xem emails của bạn hữu. Khi thấy youtube tình khúc Hai Vì Sao Lạc – do ông Trần Nắng Phụng chuyển – cũng là lúc tôi chợt nhớ trái avocado để quên nơi bếp. Tôi “bấm” vào youtube rồi rời phòng computer, đi xuống lầu, với dụng ý khi tôi trở lên thì phần nhạc dạo đầu sẽ chấm dút.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.