Hôm nay,  

Cần thiết

13/05/202220:19:00(Xem: 3189)

Truyện ngắn

Love sun

 

Đôi khi tôi cần một người đàn ông

Để sai vặt chuyện trong nhà ngoài phố,

Hay những lúc trời chuyển mùa đổi gió

Tôi có người để tâm sự buồn vui.

 

*

 

Ăn cơm tắm rửa xong, định ngả lưng ra sô–pha coi tivi thì điện thoại rộ lên. Tôi biết ngay là Hoa. Tôi cầm phone nói luôn một lèo:

 

– Chuyện mưa nắng California hôm qua nói rồi, còn chuyện gì nữa đây?

 

Hoa cười rúc rích:

 

– Thì chuyện mưa nắng California, tiếp theo…

 

Thế là thay vì nằm coi tivi, tôi nằm ôm phone mặc tình cho con bạn nói cho sướng miệng. Điều mà tôi gọi là “Chuyện mưa nắng California” là đủ chuyện trời ơi đất hỡi xảy ra ở California. Từ chuyện giá nhà đất, chuyện chợ búa, chuyện các ca sĩ Việt Nam, đến chuyện những cặp vợ chồng bỏ nhau, kiện nhau. Xong màn tạp lục Hoa đi vào chủ đề chính là… tôi:

 

– Còn bồ bao giờ lấy chồng cho tớ được ăn cưới lần nữa? Chuyện anh Thịnh đến đâu rồi?

 

Tôi gắt lên:

 

– Tao đã nói là không bao giờ có hai chuyến xe hoa trong đời tao, biết chưa? Tao không cần đàn ông, anh Thịnh vẫn chỉ là anh Thịnh, là một người bạn tốt của gia đình tao bấy lâu.

 

Hoa không buông tha:

 

– Nếu bồ cảm thấy không thích anh Thịnh thì để tớ kiếm cho một người lý tưởng đúng như mơ ước.

 

– Ở đâu mà có sẵn vậy? – Tôi hỏi giọng châm chọc.

 

– Ờ… thì tớ sẽ tìm bạn bốn phương. Nghe nè: Thiếu phụ 45, mộng mơ...

 

– Thôi dẹp đi, có người lý tưởng bằng xương bằng thịt ngay bây giờ tao cũng không thèm đâu, tìm chi cho mất công.

 

Hoa vẫn còn tiếc rẻ:

 

– Bồ còn tuổi xuân phơi phới mà gàn bướng quá, chỉ vì giận một người đàn ông mà thù ghét tất cả đàn ông. Rồi xem được bao lâu!

 

Hoa cúp phone rồi, tôi cũng không thảnh thơi coi tivi được nữa, đôi lúc những lời khuyên của Hoa cũng làm lung lay bức tường thành do tôi dựng lên đã 3 năm nay kể từ khi vợ chồng tôi ly dị.

 

Cung là tình yêu đầu của tôi, chúng tôi đã có một mái gia đình hạnh phúc suốt mười mấy năm trời. Vậy mà anh đã có tình yêu khác cũng thiết tha, cũng mãnh liệt như anh từng yêu tôi. Anh đã ly dị tôi. Đó là một biến cố kinh khủng nhất trong đời tôi, đến bây giờ nghĩ đến tôi còn đau đớn bàng hoàng. Một tình yêu như thế, một tình nghĩa vợ chồng như thế, mà bỗng chốc đã vỡ tan không thể hàn gắn được.

 

Tôi thù ghét Cung, ghét cả lũ… đàn ông và bướng bỉnh tự hứa không bao giờ yêu ai, kết hôn với ai nữa. Đứa con trai duy nhất của tôi và Cung đã 18 tuổi, ba năm qua hai mẹ con sống với nhau dù chênh vênh, dù sứt mẻ vì thiếu vắng một người chồng, một người cha, nhưng cũng quen dần.

 

Năm nay Tú vào đại học ở Austin, tôi muốn con học ở ngay thành phố này nhưng Tú không thích, chả lẽ tôi bắt con phải chiều theo ý mình thì ích kỷ qúa. Hai mẹ con bàn nhau Tú cứ đến Austin học trước, tôi từ từ thu xếp công việc và bán nhà lên sau. Bao nhiêu kỳ vọng và tình thương tôi đều dành cho Tú, nhất quyết chẳng bao giờ hai mẹ con rời nhau, rồi Tú sẽ tốt nghiệp đại học, sẽ có việc làm, sẽ lấy vợ, có con. Tôi sẽ ra tay chăm sóc nhà cửa con cái cho nó, sẽ đỡ đần vun đắp hạnh phúc cho vợ chồng nó. Đời tôi hạnh phúc chẳng ra gì, đời con tôi phải tốt đẹp hơn.

 

Tôi vẽ vời và mong ước thế, không biết đường đời có thẳng tắp cho tôi đi không? Hôm tiễn con đi Austin tôi buồn héo người, trở về căn nhà vắng chỉ mình tôi, tôi đã khóc quá chừng. Đến Austin Tú gọi phone cho tôi, tôi lại khóc làm cho Tú cũng khóc theo. Mấy tháng nay tôi sống với niềm tin là từ giờ đến cuối năm hai mẹ con sẽ đoàn tụ như cũ.

 

*

 

Chiều nay đi làm về tôi ăn cơm sớm để còn làm vài công việc. Cái cánh cửa trong phòng ngủ bị bung tấm ván ép mỏng nên cửa xệ xuống, khó mở ra đóng vào, cần phải đóng lại mấy hàng đinh nhỏ. Rồi một cái bếp bị hư, bóng đèn bị cháy... Trời ơi, sao bao nhiêu thứ không bình thường đến cùng một lúc như thế này?

 

Suốt ba năm qua dù tôi đã khẳng định mình có thể sống suốt đời không cần một tên đàn ông nào bên cạnh, nhưng tôi vẫn ngầm hiểu rằng… có còn hơn không! Biết bao chuyện lặt vặt tôi đã phải đụng tay tới, lòng can đảm của tôi cũng mỏi mòn theo năm tháng. Tôi chẳng vui vẻ gì khi đẩy cái máy cắt cỏ ì ạch mấy tiếng đồng hồ mới xong mảnh sân nhỏ sau nhà. Vừa cắt cỏ tôi vừa khấn vái thầm: “Cỏ ơi, có thương tôi thì đừng mọc nhanh nhé!” Cái xe của tôi cũng kiếm chuyện, một hôm bị chết máy dọc đường tôi phải đứng ở highway nắng gió hai tiếng đồng hồ mới có người quen đến chở về nhà và nghỉ một buổi làm.

 

Ôi, bao nhiêu thứ vặt vãnh của cuộc sống đang về hùa nhau làm khổ thân tôi. Những ngày hạnh phúc xưa tôi nào biết cuộc đời có nhiều cái khổ như thế. Tôi có thú đi chơi xuyên bang, mỗi năm vào mùa Thu, hai vợ chồng và con lên xe đi về những tiểu bang xa để ngắm những cánh rừng lá vàng lá đỏ, để ngắm cả đất trời đang chuyển sắc Thu. Hay đi thăm những danh lam thắng cảnh và hưởng những hương vị ngon lạ của từng nhà hàng, từng địa phương. Cung lái xe, tôi ngồi bên cạnh nhìn ngắm cảnh bên đường, còn thằng Tú có khi đang ngủ trong xe. Có lần vào ban đêm, xe chạy trên highway vắng, hai bên là cánh rừng đen kịt hoang vu. Biết tôi nhát gan Cung đã hỏi đùa tôi:

 

– Nếu bây giờ xe hư giữa đường em có sợ không?

 

Tôi đã trả lời đầy ắp tin yêu:

 

– Không hề sợ, có anh bên cạnh là em được che chở rồi.

 

Bây giờ đôi lúc nhớ con tôi muốn lái xe xuống Austin nhưng tôi ngại đường xa lỡ xe cộ hư lấy ai mà che chở?

 

Chưa kịp ra tay làm việc gì thì điện thoại reo, tưởng là Hoa, tôi cầm phone lên định “van xin” nó tha cho tôi hôm nay không tán dóc sự đời được vì bận rộn lắm. Nhưng lại là phone của Tú, tôi mừng vui dù mới hôm qua hai mẹ con cũng đã nói chuyện với nhau rồi. Lần này Tú nói:

 

–  Mẹ ơi, con muốn nói với mẹ một chuyện quan trọng. Mẹ nghe nhé?

 

–  Con đừng có nói mẹ tìm hiểu bác Thịnh nghe, mẹ vẫn coi bác ấy là bạn của gia đình mà thôi.

 

–  Chính con đang muốn nói điều ấy vì con suy nghĩ hoài và chợt khám phá ra tại sao mẹ không sống cho đời mẹ mà cứ sống vui buồn theo con làm gì? Mẹ đừng hy sinh vô lý quãng đời còn lại của mẹ cho con. Bây giờ con học ở Austin, mẹ bán nhà theo con, rồi mai này ra trường con có job ở tiểu bang khác, mẹ lại bán nhà theo con nữa sao? Con sẽ có đời sống riêng của con. Mẹ con mình sẽ không bao giờ mất nhau đâu.

 

Tôi cảm thấy hụt hẫng và bâng khuâng vì cú phone của Tú, nó có lý, tôi không thể bám theo con như cái đuôi làm gánh nặng vô hình  cho nó. Tôi nhủ tôi phải can đảm lên, từ cuộc sống ba người, còn hai người. Nay đường dài chỉ còn lại mình tôi.

 

Tôi hăng hái ra vườn sau, vào nhà kho tìm đinh búa để sửa cánh cửa trước kẻo mỗi lần đóng mở nó nặng nề và kêu cót két, nghe rùng rợn, làm cho tôi… sợ ma. Tôi bới chỗ nọ, tìm chỗ kia, mãi mới thấy hộp đinh mang vào nhà. Chỗ cánh cửa hư mãi trên cao, tôi phải mang ghế ra để đứng lên, tôi biết mình phải cẩn thận kẻo có trượt chân ngã xuống bất tỉnh cũng chẳng ai hay. Tôi tự coi mình… như một thằng đàn ông, hùng dũng đứng lên ghế vững vàng rồi cầm búa, cầm đinh. Thế mà ngay phút giây này tôi chợt chạnh lòng nhớ những công việc như thế này Cung chỉ làm một chút, còn tôi thì cứ loay hoay mãi vẫn chưa xong.

 

Ôi, ước gì bây giờ có một người đàn ông bên cạnh, anh ta sẽ đứng trên ghế chứ không phải tôi, còn tôi sẽ đứng trên thảm, tha hồ mà chỉ huy mà phê bình.

 

Thôi, đừng có mơ hão huyền, nhất định đời mình không cần đàn ông. Tôi tự nhủ và hiên ngang giơ búa lên. Phập! một cái đau chết điếng, tôi hét lên, búa rơi, đinh rơi và tôi nhảy khỏi ghế, ngồi xuống đất ôm lấy ngón tay đang chảy máu ròng ròng. Vừa đau vừa tủi thân và hận đời khiến tôi khóc nức nở như đứa trẻ bị lạc mẹ.

 

Đang lúc máu đổ lệ rơi thì chuông cửa reo. Ai đến giờ này nhỉ? Tôi không muốn đáp lại nhưng tiếng chuông cửa vẫn tiếp tục không tha. Tôi cố lết ra mở cửa và thấy Thịnh, tay xách túi đồ chắc mới đi chợ mua về. Anh chào tôi bằng nụ cười, nhưng tắt ngay khi nhìn thấy ngón tay tôi đang chảy máu. Anh quẳng túi đồ lên bàn hấp tấp và lo âu hỏi:

 

– Em sao thế?

 

Dù đang đau tôi cũng nhận ra Thịnh đã thay đổi cách xưng hô, không gọi tôi là “chị” như lâu nay anh vẫn gọi tôi. Còn tôi vẫn lịch sự như cũ, mặt vẫn lạnh tanh như cũ:

 

– Thưa anh, tại cái búa…

 

– Búa rơi vào tay em hả?

 

– Thưa anh không. Tôi đóng đinh mà đóng vào tay mình.

 

Thịnh ra lệnh y như mình là chủ nhà:

 

– Ngồi xuống đây để anh băng vết đau cho. Nhưng mà sao em cứ thưa gởi với anh mãi thế?

 

Tôi ấp úng:

 

– Thưa anh… tại… bởi… là vì…

 

Không cần nghe tôi trả lời hết câu anh đi vội vào phòng tắm để lấy bông băng, bao lâu nay là bạn thân của Cung, của gia đình tôi, anh đã quá quen thuộc mọi thứ trong nhà này rồi. Tôi ngoan ngoãn ngồi yên trên ghế để cho anh băng bó ngón tay, anh ngồi dưới chân tôi, đã lâu rồi mới có bàn tay đàn ông chạm vào tay tôi gần gũi và thân mật như thế này, một cảm giác lạ lùng chạy khắp người tôi. Hình như những ngón tay tôi nóng bừng trong bàn tay anh.

 

Tôi cảm động len lén nhìn anh, nét mặt và cử chỉ của anh là bao nhiêu ân cần âu yếm.Tôi ngại ngùng định rút tay về, nhưng Thịnh đã giữ chặt lại, anh ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt tôi:

 

– Đừng em, nghe anh nói…

 

Tôi vờ lạc hướng ngây thơ:

 

– Anh muốn dặn dò tôi cẩn thận với đinh búa chứ gì. Cám ơn anh hôm nay tôi đã… rút kinh nghiệm rồi.

 

– Tại sao em lại chạy trốn chính mình như thế? Anh muốn nói yêu em mà.

 

– Thưa anh… thưa anh…

 

Tôi lí nhí không nói nên lời, cố gắng chống đỡ nhưng bức tường thành trong tôi đã rung rinh càng thêm rung rinh trước ánh mắt thiết tha và lời nói chân tình của anh. Anh nói đúng, tôi không thể chạy trốn tôi mãi được. Dường như ông trời đã sắp đặt sẵn, nói như thuyết nhà Phật có duyên thì đến với nhau, không duyên thì sẽ lìa nhau như tôi và Cung. Vợ Thịnh qua đời vì một căn bệnh cùng thời gian gia đình tôi đổ vỡ nên tôi và Thịnh bỗng trở thành hai kẻ cô đơn, anh thường xuyên đến thăm tôi, tình cảm anh dành cho tôi ngày càng có nghĩa tình yêu hơn là tình bạn. Có thêm một người, thêm một tiếng nói, căn nhà không còn trống vắng nữa, tôi cảm thấy ấm lòng.

 

Nhìn túi đồ trên bàn tôi hỏi Thịnh để che giấu bớt ngượng ngùng:

 

– Anh mua gì thế?

 

– Anh mới mua hộp trà ngon, anh không biết cách pha trà nên mang đến nhờ em pha hộ.

 

– Pha trà thông thường đâu có gì khó, mà nếu anh cầu kỳ, tôi có tay nghề như mấy người Nhật chuyên môn uống “trà đạo” đâu mà anh đến nhờ tôi?

 

Pha trà và uống trà kiểu nào cũng mất cả tiếng đồng hồ. Tôi thừa biết anh chỉ kiếm cớ đến gặp tôi thôi.

 

Thịnh chợt hỏi:

 

– À, em đang sửa cái gì vậy, để anh làm cho.

 

Tôi hớn hở kể luôn một mạch, cứ làm như tôi vừa thuê được anh thợ về sửa chữa tất cả những thứ hư hỏng trong ngôi nhà này:

 

–  Cánh cửa phòng ngủ nó bung ra, anh đóng lại giùm. Với lại một cái bếp bị hư, cái bóng đèn không cháy. Còn nữa, cái chốt cửa bị lỏng, cái vòi nước trong phòng tắm bị nhỏ giọt bấy lâu nay. Còn thêm nữa cái… cái...

 

– Thôi, thôi! Em kể nhiều thế anh làm sao hết trong buổi chiều nay, để anh sẽ làm dần.

 

Ngay trong lúc này tôi thấy Thịnh cần thiết cho tôi, tôi cần được yêu thương, cần được chăm sóc và căn nhà tôi cũng cần được chăm sóc.

 

Trong khi Thịnh ra sửa chữa cánh cửa thì tôi chuẩn bị nấu nước pha trà. Tiếng búa đóng lên nghe rộn rã, hình bóng người đàn ông trong nhà sao mà ấm cúng chở che đến thế, giá ngay lúc này ngoài trời bỗng ầm ầm nổi cơn giông bão cấp bao nhiêu đi nữa tôi cũng cảm thấy bình yên chẳng lo sợ gì.

 

Tôi để ấm nước lên bếp, dù chẳng thích uống trà chút nào, nhưng chốc nữa đây tôi sẽ vì anh uống trà, tôi sẽ “trà đàm” với anh và nghe anh nói chuyện.

 

Và biết đâu có một tình yêu sẽ bắt đầu.

 

Nguyễn Thị Thanh Dương

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết làm đủ thứ trò như con khỉ con, chiếc mũi bé xíu của nó chun lại, đôi môi dầy cong lên, mỗi khi bà nội bảo nó làm xấu, thật dễ thương, canh nó hơi mệt vì phải chơi cho nó đừng chán, lèo nhèo, nhưng chơi nhiều thì sức bà nội có hạn, làm sao chạy theo nó cả ngày được!
Những cái mặt hướng về phía trước. Những cái đầu hơi cúi, những cái lưng hơi còng có lẽ bởi sức nặng của chiếc ba lô đeo sau lưng, hay tại - nói một cách màu mè, văn vẻ, đầy giả dối là - gánh nặng của đời sống. Trước mặt tối đen. Bên phải là những cánh cửa cuộn bằng tôn đóng kín. Những cánh cửa lạnh lùng, vô cảm; lầm lì từ khước, âm thầm xua đuổi. Dưới chân là nền xi măng. Cứng và lạnh. Không thể là nơi tạm dừng chân, nghỉ mệt. Sâu vào phía sát vách là nền lót những viên gạch vuông. Không một cọng rác. Không một bóng chó hoang, mèo lạc. Không cả những hình hài vô gia cư bó gối vẩn vơ nhìn nhân gian qua lại.
Đức hạnh cao quý thể hiện thành tâm vô phân biệt. Tâm vô phân biệt tạo thành một sự bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của đức phật. Giáo pháp thâm sâu vi diệu của Như Lai thì không phải ai cũng hiểu hết, cũng ngộ được điều đó đa phần các vị đại trí thấu đạt. Còn lòng từ bi của phật thì lan tỏa vô phân biệt như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp nơi nơi, như mưa rơi tắm mát đại ngàn. Những lời giảng dậy trên đây được dẫn chứng nhiều và rõ nhứt là ở phật giáo Tây Tạng.
Anh Hai của tôi, sau chuyến vượt biên thất bại, bị giam ở nhà tù Bình Đại Bến Tre chín tháng, khi trở lại trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ mới biết đã bị cắt hộ khẩu, mất việc làm, bèn quay về Sài Gòn sống tạm với gia đình, chờ cơ hội vượt biên tiếp theo. Một hôm, anh bị cơn sốt rét tái phát hành hạ, (hậu quả của những ngày trong trại giam), cần phải đến bệnh viện chữa trị, nhưng hộ khẩu không có, anh bèn mượn cái Sổ Sức Khỏe của thằng cháu (con bà chị họ ở kế bên nhà), để đi khám bệnh
Năm đó, tôi qua Arlington,Texas thăm gia đình, rồi ghé Dallas thăm người hàng xóm cũ thân thiết từ khi còn ở Việt Nam . Chú Thím ấy đónvợ chồng tôi nồng hậu như mọi khi, bữa ăn đặc sản món Huế như tôi yêu cầu, sau đó kéo nhau ra phòng khách ăn bánh uống trà . Rồi Thím gọi cháu ngoại: - Thiên Ân ơi, ra đây ca hát cho hai bác Canada nghe đi con.-Cô bé hai, ba tuổi tung tăng ngoan ngoãn khoanh tay chào chúng tôi, rồi bạo dạn chạy ra giữa phòng, tay giả bộ cầm micro phone, rồi nhún nhảy tự nhiên hát một bài hát Tiếng Việt thật rõ ràng .
Ngày xưa rất xa xưa, ở vùng quê thôn dã, người dân sống giản dị, đơn sơ, mộc mạc; người ta trồng tỉa những vườn rau cải, vườn ngô, vườn cà… lấy hoa lợi để sống. Thường thường có chim chóc kiếm ăn đến phá phách, dãi dãi, mổ mổ những hạt mới ươm trồng hay những nụ hoa mới ra, chúng ăn, với con người trồng tỉa lấy hoa lợi là chúng nghịch ngợm và phá hoại, ăn khín. Mới đầu chúng đến một vài con, sau rủ nhau đến nhiều hơn, cả nhà cả đàn chim chóc… và người gia chủ trồng tỉa phải tìm cách bảo vệ hoa màu của họ, nguồn sống của họ.
Người đàn bà với tay kéo tấm bạt vải phủ hai mặt bàn thấp và lổng chổng mấy cái ghế úp lại phía trên. Buổi chiều tháng chín nhả vài vệt nắng vàng sậm trên mấy lùm cây mắm khẳng khiu mọc hoang dại bên hông. Căn nhà chia làm hai, phía trên mặt lộ làm quán lộ thiên, phần còn lại là căn nhà sàn nằm doi ra mặt bờ kinh Cụt. Mặt quán cũng được biến dạng mỗi ngày. Sáng có cà-phê, hàng xôi và thuốc lá. Buổi trưa là quán cơm bình dân cho đám khách hàng chợ Giữa, đến từ các huyện xa xôi. Tối đến, chỉ còn vỏn vẹn thùng thuốc lá bán lẻ. Tất cả sinh hoạt biến dạng dưới bàn tay của người đàn bà và đứa con gái nhỏ. Người ta nhìn thấy trong đôi mắt nâu đen của hai má con in đậm hình ảnh căn nhà chật chội, bày biện lượm thượm những ghế bàn buồn bã, lạnh lùng. Bóng dáng người đàn bà và bếp lửa áo cơm, vẫn không đủ vẽ lên khung cảnh đầm ấm của một gia đình. Đứa con gái mười bốn tuổi, giống má, lầm lũi như chiếc bóng trong nhịp đời hờ hững.
Ai cũng có những hoài niệm mang theo cả cuộc đời, hoài niệm ngày càng nhiều theo tuổi tác dâng lên, người may mắn có nhiều hoài niệm vui hơn buồn để khi chợt nhớ thấy lòng vui vui. Ai cũng có những ước mơ thầm kín để khi hoài niệm thấy mình còn là người, giả như ước mơ cho người yêu cũ có cuộc sống hạnh phúc. Điều ấy nói ra ai tin nên xếp vào ước mơ thầm kín, còn những ước mơ nói ra được chỉ là hoang tưởng nhất thời như thấy chiếc xe đẹp lướt qua, ước gì mình có chiếc xe ấy. Nhưng giả sử ngày mai trúng số, có tiền mua chiếc xe ấy thì ước mơ nói ra được hôm qua đã thay đổi thành chiếc xe mắc tiền hơn nữa và đẹp hơn nữa vì là chiếc xe của hôm nay, của người mới trúng số. Khác với ước mơ thầm kính vui buồn riêng mang coi vậy mà theo ta như hình với bóng, càng thầm kín càng bền lâu sau nỗi buồn chia xa đã gặm nhấm tâm can theo tháng ngày, nghe tin người xưa không hạnh phúc thì nỗi buồn tăng lên gấp đôi nhưng nói ra ai tin trong trời đất bao la này…
Truyện HOÀNG CHÍNH - Thứ Mùa Màng Không Có Thật
Má Chanh mất rồi, đưa vô bệnh viện bị má khó thở, rồi bà đi rất mau, đi ngay trong phòng khám. Ông nói một hơi rồi lặng lẽ khóc… khóc ấm ức, nghẹn! Cứ nhìn ông già khóc vợ nghẹn lời, mà nhớ lại nhiều lần ông còn như muốn kể lể: Cuộc tình của ba với má Chanh gián đoạn rồi kết nối nhiều lần mà không đáng buồn vì là cuối đời ba vẫn yêu quý má, má vẫn yêu thương ba như ngày đầu mới gặp…
Thật khó mà nói về mình khi bước vào tuổi 90-cái tuổi lớn nhưng không thừa, đôi khi lại thiếu- Ở tuổi 90, sức khỏe xuống cấp, lôi theo sự trì trệ thoái hóa của não bộ, trở nên bảo thủ. Đôi khi lại phấn chấn, một chút quá khích, muốn bước thêm những bước dài nữa thì bị hụt hơi. Ngày xưa hăm hở viết, cứ tưởng mình đắc thủ tư tưởng cổ kim nhiều lắm. Bây giờ ở tuổi 90 lại thích đọc, như tim về nơi trú ẩn, tự an trí mình.
Câu chuyện ngày nay kể về một chuyện ngày xưa, một ngày của thuở hồng hoang loài người; hằng triệu năm trước, khi một mảnh đất trên địa cầu, sau cơn địa chấn, tách ra và trôi dạt về phương Nam, ngày càng xa thẵm và nó trôi đến phía cực Nam của trái đất, dừng lại một nơi chốn tận cùng, rồi một biên giới được dựng lên bởi bức tường Băng Tuyết vĩnh viễn. Trên mảnh đất xa xôi, ngàn năm cô đơn ấy, một loài chim Cánh Cụt ríu rít sống bên nhau, yêu thương che chở nhau cho đến chết vì nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.