Hôm nay,  

TÀO LAO

5/7/202215:00:00(View: 3720)

Tạp bút

 

nonsense



Việc lớn thì chẳng ra sao,

Việc tào lao hay chú ý.

(Ca dao)

 

Dưới cái nắng như thiêu như đốt, tôi cố gắng cắt cho xong bãi cỏ trước nhà. Mồ hôi nhễ nhại, tôi đẩy cái máy cắt cỏ một cách nặng nề, nhẫn nại. Cái máy cứ như muốn ì ra dưới sức đẩy của tôi mỗi lúc một yếu dần đi. Mệt bá thở! Chưa cắt cỏ xong, tôi đã phải nghĩ ngay tới việc phải tìm chỗ để đổ đống cỏ vừa cắt, rồi rải thêm phân bón, tưới thêm nước cho cỏ mọc lên được xanh tươi, và để rồi tuần sau lại vác máy cắt cỏ ra cắt. Nếu lười hay quên, ông hàng xóm sẽ đem máy cắt cỏ của ông ta để ngay trước cửa nhà tôi nhắc khéo.

 

Đã bao năm nay tôi cứ lặp đi lặp lại cái công việc nặng nhọc và nhàm chán này một cách cần mẫn, nghĩa là tốn phí tiền của lẫn công sức nuôi cỏ cho lớn lên xanh tươi rồi cắt nó đi, rồi lại nuôi, rồi lại cắt một cách đều đặn. Nếu công việc này xảy ra vào những ngày mát mẻ thì chẳng nói làm gì, nhưng hôm nay dưới cái nóng bỏng của "cái nóng nung người, nóng nóng ghê" (Nguyễn Khuyến) thế này thì tôi chợt nhận ra, trong công việc của mình có cái gì mang vẻ "tào lao". Nó tào lao ngang với cái luật thành phố San Jose, nơi chúng tôi đang cư ngụ, cấm hủy bỏ hay làm chết bãi cỏ xanh trước nhà vì muốn bảo tồn vẻ đẹp của thành phố. Vào những năm hạn hán, thành phố muốn giữ cỏ xanh tươi, đồng thời lại đòi hỏi cư dân phải hạn chế tối đa hay cấm dùng nước tưới cỏ. Nếu tôi không tuân thủ? Phạt. Tào lao thế đấy!

 

Chuyện tào lao như thế thì cứ "khối" ra đấy, không phải là chuyện của trẻ con đâu mà là chuyện của cả người lớn.

 

Tào lao như câu cửa miệng của dân Việt ta ngày nay:

 

Sáng đúng chiều sai,

Sáng mai lại đúng.

Lúng túng, sáng đúng chiều lại sai,

Lai rai, chiều sai sáng mai lại đúng.

 

Tào lao như cụ Tản Đà viết thơ hỏi vợ trên trời:

 

Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ,

Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi trời.

Xem thơ trời cũng bật cười,

Cười cho hạ giới có người “tào lao”(1)

 

Tào lao như anh nói khoác:

 

Ta con ông Cống, cháu ông Nghè,

Nói có trên trời dưới đất nghe,

Sức khoẻ Hạng Vương cho một búng

Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe.

Nhẩy ùm xuống biển lôi tầu lại

Nhảy tót lên non dắt cọp về.

Độ nọ vào chơi trong nội phủ,

Ba nghìn công chúa phải lòng mê.

 

Tào lao như những câu chuyện đầu môi của mấy ông thợ cạo ở nước ta. Với những ông này, tào lao là một điều kiện tất yếu không thể tách rời ra khỏi nghề nghiệp của ông. Bỏ tào lao đi, ông chỉ còn biết cạo trọc đầu thiên hạ. Ta hãy tính thử xem có bao nhiêu nghề nghiệp cần đến tào lao như thế, nhiều lắm, mà đặc biệt, nghề làm chính trị. Các chính khách, lãnh tụ, đứng về phương diện nào đó để thành công, tào lao đã trở thành điều kiện “ắt có” không thể thiếu được.

 

Tào lao như bảng thống kê thăm dò ý kiến của viện Harris Poll bỏ tiền của và công sức ra để hỏi về giới tính (sex) của Thiên chúa; hay lý do những người đàn ông Mỹ ra khỏi giường vào ban đêm, kết quả cho thấy: 35% vào toilet, 15% đi làm việc ca đêm, 50% mặc quần áo đi về nhà mình.

 

 Cứ dựa vào những điều tôi vừa kể thì tào lao, đứng về phương diện trà dư tửu hậu, là những câu chuyện nói cho sướng miệng, cho giết thì giờ, cho câu chuyện thêm vui, thêm tức, hoặc nói cho qua rồi bỏ; đứng về phương diện việc làm hay hành động thì tào lao là những việc làm có tính cách vô bổ, ruồi bu, vớ va vớ vẩn hay ngớ nga ngớ ngẩn chẳng đâu vào đâu hoặc chẳng đâu ra đâu cả. Có khi nó còn trở thành trống đánh xuôi, kèn thổi ngược mà cái hậu quả của nó khiến người ta cứ tức mình anh ách. Không nhịn được nhau sẽ có thể xảy ra chuyện lớn: đánh nhau vỡ đầu hoặc có chiến tranh.

 

Những sự việc tào lao hay có vẻ tào lao xảy ra không ít, nó bao trùm trong mọi lãnh vực kể cả vật chất lẫn tinh thần, tâm linh lẫn văn hóa, chính trị... của loài người. Cũng có khi tào lao được diễn ra ở bình diện quốc gia lẫn quốc tế như khi ông Tổng thống cường quốc nọ đem quân đi đánh nước kia vì nghi nước đó có bom hóa học. Đánh xong thì mới "OOPS !!!", cả thế giới xúm lại tìm, chẳng thấy bom đâu. Ông hùng hồn tuyên bố cuộc chiến xảy ra là vì vấn đề dân chủ, dân quyền, nhất định không phải là vì dầu hỏa hay bom. Tào lao chăng? Thật khó hiểu. Tìm hiểu sự thật, âu đôi khi cũng là chuyện tào lao.

 

Tào lao còn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thời điểm, nơi chốn hay đối tượng nữa. Mức độ tào lao cũng tùy vào hoàn cảnh chủ quan hay khách quan của sự việc. Tào lao có tính chất tương đối, cả về ý niệm, như chuyện tào lao lúc này trở thành chuyện không tào lao lúc khác, và ngược lại chuyện không tào lao lúc nọ lại trở thành chuyện tào lao lúc kia. Những chuyện như thế phải kể đến câu chuyện của nhà “bác vật” Gallilée, trong khi cả nhân loại tin là quả đất hình vuông, riêng ông cho là quả đất hình cầu nên ông chết thảm vì nhân loại tưởng ông tào lao. Nói lên sự thật không đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh hay thời đại, âu đó cũng là chuyện tào lao chết người vậy.

 

Cũng thế, ta cũng cứ tưởng Đức Phật tào lao khi ngài nói: “Ta thuyết pháp trong khoảng bốn mươi chín năm mà ta chưa từng nói một lời nào”. Hay trong kinh, ngài dậy: “Cái gọi là Phật pháp, tức chẳng là Phật pháp, nên gọi là Phật pháp . . . Phật nói chúng sinh, tức chẳng phải là chúng sinh, cho nên mới gọi là chúng sinh”. Tưởng ngài tào lao mà lại chẳng phải tào lao, tưởng tào lao chỉ vì ta không hiểu ngài thôi. Như “Kinh thượng thừa” phải là kinh “vô tự”, bám vào “tự” ta sẽ lạc lối về, ngài dặn: “Kìa đệ tử hãy xem theo ngón tay ta mà thấy mặt trăng, nhưng nên nhớ, ngón tay ta không phải là mặt trăng”.

 

Và vì tính chất uyển chuyển, đa dạng của tào lao nên ít ai nghĩ đến chuyện cần phải "cải sửa" tào lao như người ta cố cải sửa việc làm xấu để trở thành người tốt cả. Cải sửa bản tính tào lao đôi khi lại cũng trở thành công việc của tào lao.

 

Có những chuyện tào lao ảnh hưởng đến một người, một nhóm người, hay cả nhân loại. Như cái tào lao không tưởng của Karl Max, đã bị một đám người vận dụng lý thuyết ấy để nhận chìm một phần nhân loại xuống bẩy từng địa ngục. Cũng may nhân loại văn minh đã sớm bức tử nó.

 

Tào lao là chuyện dài "bất tận", vui buồn... lẫn lộn.

 

Tôi nói tào lao một chút cho vui và để các bạn đừng nhăn mặt, nhăn mũi về những điều tôi nói tôi làm. Trong Thánh kinh có một câu chuyện kể về một người đàn bà phạm tội bị đám đông đem đến trước mặt Đức Chúa Jesus xin ngài xử tội ném đá người đàn bá ấy. Đức Chúa Jesus hỏi lại: “Trong tất cả mọi người ở đây, ai là người chưa từng làm tội lỗi thì có quyền ném viên đá đầu tiên”. Khi nghe lời phán ấy, đám đông bỏ đi. Các bạn nghĩ sao về câu chuyện này mỗi khi kết tội tôi là kẻ tào lao.

 

Tôi hỏi lại các bạn, “Có bạn nào chưa một lần tào lao thì có quyền ném vào tôi viên đá đầu tiên!” Chưa nói hết câu, cô hàng xóm nhà tôi nhặt hòn đá ném vào đầu tôi cái cốp, rồi đứng cười ngặt nghẽo. Tôi hỏi tại sao cô ném. Cô trả lời tỉnh bơ: “Ném cho bõ ghét!” Đúng là câu trả lời lãng nhách, tào lao.

 

Gân cổ lên để cãi đúng sai về một câu chuyện đã được xác định là “chuyện Tào Lao” như đề tựa bức thư này, ấy mới chính thật là ĐẠI TÀO LAO.

 

Nghĩ cho cùng, có bao nhiêu chuyện trên đời này là không tào lao nhỉ? (Cười).

 

– Nguyễn Giụ Hùng

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Mọi người như muốn cướp thời gian để vui sống. Họ không chịu ngồi yên nhìn thời gian trôi nhanh vuột khỏi tầm tay. Las Vegas là nơi họ thích đến để “hành lạc” mỗi năm một lần, hay vài ba lần (Có thể họ còn đến những nơi khác để chen vào những kẽ hở của một năm cặm cụi làm việc). Thế nhưng đại dịch đã ngang nhiên xía vào cuộc sống của họ. Nay “xả cảng”, thì họ phải vội vàng “đến bù”.
Một con cú to lớn màu trắng, đột nhiên quay đầu nhìn Steven, đôi mắt nó tròn đen như hai hột nhãn, cứ như ai đó gắn vào cái mặt bẹt của nó, cái nhìn lạnh tanh mà xoáy vào lòng người ta. Steven nổi da gà, nỗi sợ bắt đầu len lỏi từng tế bào, luồng sóng lạnh lan tỏa từ thần kinh trung ương đi khắp thân. Steven thoáng nghĩ: ”Con cú nhồi bông không thể cử động được? mình đã nhìn nó bao nhiêu năm nay rồi cơ mà”.
Buổi chiều mưa rây rây. Thành phố lạ. Nhà hàng có cái tên quen. Chúng tôi vào, náo nức gọi món ăn. Sau gần một tuần lễ rong ruổi núi đá chênh vênh, với thác nước tung bọt trắng, với mặt hồ biếc xanh, với vô vàn những con dốc cheo leo, chúng tôi về thành phố. Cả tuần lễ ăn toàn đồ Tây, hôm nay ai cũng thèm món Á châu. Vừa ngồi vào ghế, âm thanh nhốn nháo đã kéo tôi ngước nhìn màn hình ti vi trước mặt. Khung cảnh quen thuộc từ ký ức nào đó bỗng dưng chói lòa. Lũ người chen chúc nhau bu quanh chiếc máy bay khổng lồ đang lăn bánh trên phi đạo. Mắt tôi dán lên màn hình. Ngực tôi thắt lại. Tôi không dám nhìn. Tôi nhắm mắt. Tôi cố không nghe. Nhưng hình ảnh và những âm thanh ấy vẫn còn. Thật rõ nét. Dù tôi chỉ tình cờ bắt gặp.
Bà Tám Niệm chết hai ngày rồi, nhà chưa lo được đủ bộ ván hòm. Thằng con Út ở nông trường về chiều hôm qua đã không biết làm gì để tiếp giúp mọi người, chỉ ngồi đầu giường mà khóc. Đầu hôm, có người này người nọ, đi ra đi vô cũng đỡ trống lạnh. Khuya lại, âm u thấy mà ghê. Nhà ngoài còn hai người, ông Xã Miễng và thằng Cu Ngọng ngồi đánh cờ tướng. Cái chái lợp bằng tàu dừa, không có vách vừng, gió thổi u u mà bốn năm đứa nhỏ nằm trên bàn ngủ ngon lành.
Ánh trăng bàng bạc phủ khắp sơn hà, gió thổi qua tàng lá cây quanh vùng làm cho ánh sáng loang loáng rơi trên mặt đất, tạo ra những mảng sáng tối xen kẽ nhau. Dòng ánh sáng chảy từ đỉnh Stone Mountain xuống trông cứ như những dòng sữa từ biển Hương Thủy. Stone Mountain không phải là núi lớn, nó chỉ là một hòn đá liền khối khổng lồ. Người ta ước tính nó đã hai trăm năm mươi triệu tuổi rồi. Nó đã chứng kiến biết bao dâu bể của xứ sở này. Đêm nay cũng như hàng vạn đêm trăng khác, lặng lẽ, tịch mịch đến vô cùng. Chợt có tiếng chuông từ đâu đó ngân lên, làn sóng âm thanh lan tỏa khắp đất trời. Dòng ánh sáng của trăng chảy từ trên xuống hòa vào dòng âm thanh bay lên lay động cả ngân hà. Tiếng chuông loang như những vòng sóng âm tan vào không gian cả một vùng ngoại thành đang yên ả ngủ. Thằng Jeffrey lẩm bẩm: - Quái lạ nhỉ? Giờ này sao lại có tiếng chuông? Mà tiếng chuông cũng không ngân nga thánh thót như chuông nhà thờ của cha xứ Jame Winston. Tiếng chuông này thỉnh thoảng
Hạnh phúc không phải chỉ được nhìn thấy ở những gì tốt đẹp sẵn có, hanh phúc còn được tìm thấy khi ta chuyển hóa những điều tệ hại đến với ta, thành những điều tốt đẹp. Tư duy về cuộc sống không phải là làm sao sống qua cơn bão tố, mà làm sao ta vẫn thấy được hanh phúc ngay cả khi ta đi dưới cơn mưa rào...
Chợ hoa Bà Kiều im ắng lặng ngắt không một bóng người, những sạp hàng trơ trọi sầu, không một cánh hoa rơi, đến cả một tiếng vo ve của ruồi nhặng cũng không. Ngày thường chợ rất sầm uất, nhộn nhịp, mọi người nhóm chợ từ hai giờ sáng, kẻ bán người mua tấp nập. Hoa từ Đà Lạt xuống, từ miền tây lên, miền trung vào, hoa ngoại từ phi trường đến để rồi từ đây hoa được các mối sỉ chia lẻ cho các mối nhỏ hơn và tỏa đi khắp các quận nội thành, ngoại thành và cả các tỉnh gần xa. Lệnh phong tỏa đã giết chết chợ hoa, mà nào chỉ chợ hoa, tất cả các chợ lớn nhỏ đều bị đóng cửa cả. Chị Hai Thương thốt lên giọng đầy chán nản: - Đóng cửa kiểu này chắc ăn cám heo mà sống. Anh hai Thành, chồng chị cười méo xẹo: - Có cám ăn đã là phước! Không chừng cạp đất mà ăn. Chị Hai vẫn rền rĩ: - Đã mấy tháng nay cà giựt cà thọt, làm ăn bết bát, ai còn lòng dạ nào mà chưng hoa nhưng dù sao cũng còn sống lất lây, giờ cấm chợ ngăn sông thì chết chắc! Mình chết, nhà vườn cũng chết, họ cò
Sau thời công phu khuya vào sáng ngày 16 tháng 8 năm 2021, Thầy trò, Ông cháu chúng tôi lạy Tổ để chuẩn bị sang thăm Tổ Đình Khánh Anh, nơi Ni Sư Thích Nữ Diệu Trạm đang Trụ Trì, thì được Thượng Tọa Trụ Trì Thích Quảng Đạo và Thầy Thích Chúc Thành mời xuống hồ Sen nơi cổng chùa để xem hai đóa Sen đang nở. Theo lời Thầy Quảng Đạo cho biết thì một hoa Sen đã nở đúng vào ngày 8 tháng 8 vừa qua, nhân lễ húy nhật lần thứ 8 của Sư Ông Minh Tâm
Từ ngày chị dâu tôi qua đời cách đây ba năm, tinh thần anh tôi suy sụp thấy rõ. Các con của anh ở Mỹ muốn đưa anh sang Mỹ anh vẫn từ chối. Anh quyết tâm ở lại với chị đến hơi thở cuối cùng. Giờ này anh tôi đã được an vị bên cạnh mộ phần của chị dâu tôi. Và với anh, Việt Nam lúc nào cũng là quê hương. Dù sao đi nữa, Anh tôi đã toại nguyện với chị dâu tôi và sống chết với Nha Trang, với quê cha đất tổ../.
Mùa hè năm 2020 là thời điểm nghiêm trọng nhất trong đại dịch Covid toàn cầu. Cũng như hầu hết các sinh hoạt cộng đồng khác, Khoá Huấn Luyện & Tu Nghiệp Sư Phạm (TNSP) hằng năm của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (BĐDCTTVN) không thể thực hiện được như ba mươi mốt lần trước. Phải đợi đến mùa hè năm nay, vào hai ngày cuối tuần thứ Bảy và Chủ nhật, 7-8 tháng Tám, 2021, khi tình hình dịch bệnh đã có phần thuyên giảm nhờ đa số mọi người đã được chích ngừa
Dần dà, cũng từ chiếc xe lăn, cô suy nghĩ lại tất cả những gì đã xẩy ra trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Cô học được điều đầu tiên: sự kiên nhẫn. Với sự kiên nhẫn, cô tin rằng mình có thể học làm được nhiều thứ, dù phải ngồi xe lăn. Kế tiếp, cô học được sự cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác. Như cha mẹ cô, gia đình cô đã cảm thông với cô và hết lòng thương yêu cô, trước cũng như sau tai nạn. Nếu cô cứ mãi mãi ngồi xe lăn, không thể làm việc để tự nuôi sống mình, hẳn cha mẹ và gia đình cô cũng sẽ rất vui vẻ lo lắng cho cô suốt đời.
Đang sắp hàng trong tiệm Hamburgers Fuddruckers, bà Dung nghe giọng nữ từ phía sau, hỏi bằng tiếng Anh: -Bà ơi! Tí nữa bà ngồi bàn nào bà làm ơn cho tôi ngồi cùng bàn với. Quay lui, thấy một phụ nữ Á Đông mang “mask”, bà Dung – cũng mang “mask” – có vẻ lưỡng lự, phân vân. Phụ nữ nhìn vào mắt bà Dung với ánh nhìn thiết tha, tiếp: -Bà đừng ngại, tôi chích ngừa Covid-19 rồi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.