Hôm nay,  

TÀO LAO

5/7/202215:00:00(View: 3733)

Tạp bút

 

nonsense



Việc lớn thì chẳng ra sao,

Việc tào lao hay chú ý.

(Ca dao)

 

Dưới cái nắng như thiêu như đốt, tôi cố gắng cắt cho xong bãi cỏ trước nhà. Mồ hôi nhễ nhại, tôi đẩy cái máy cắt cỏ một cách nặng nề, nhẫn nại. Cái máy cứ như muốn ì ra dưới sức đẩy của tôi mỗi lúc một yếu dần đi. Mệt bá thở! Chưa cắt cỏ xong, tôi đã phải nghĩ ngay tới việc phải tìm chỗ để đổ đống cỏ vừa cắt, rồi rải thêm phân bón, tưới thêm nước cho cỏ mọc lên được xanh tươi, và để rồi tuần sau lại vác máy cắt cỏ ra cắt. Nếu lười hay quên, ông hàng xóm sẽ đem máy cắt cỏ của ông ta để ngay trước cửa nhà tôi nhắc khéo.

 

Đã bao năm nay tôi cứ lặp đi lặp lại cái công việc nặng nhọc và nhàm chán này một cách cần mẫn, nghĩa là tốn phí tiền của lẫn công sức nuôi cỏ cho lớn lên xanh tươi rồi cắt nó đi, rồi lại nuôi, rồi lại cắt một cách đều đặn. Nếu công việc này xảy ra vào những ngày mát mẻ thì chẳng nói làm gì, nhưng hôm nay dưới cái nóng bỏng của "cái nóng nung người, nóng nóng ghê" (Nguyễn Khuyến) thế này thì tôi chợt nhận ra, trong công việc của mình có cái gì mang vẻ "tào lao". Nó tào lao ngang với cái luật thành phố San Jose, nơi chúng tôi đang cư ngụ, cấm hủy bỏ hay làm chết bãi cỏ xanh trước nhà vì muốn bảo tồn vẻ đẹp của thành phố. Vào những năm hạn hán, thành phố muốn giữ cỏ xanh tươi, đồng thời lại đòi hỏi cư dân phải hạn chế tối đa hay cấm dùng nước tưới cỏ. Nếu tôi không tuân thủ? Phạt. Tào lao thế đấy!

 

Chuyện tào lao như thế thì cứ "khối" ra đấy, không phải là chuyện của trẻ con đâu mà là chuyện của cả người lớn.

 

Tào lao như câu cửa miệng của dân Việt ta ngày nay:

 

Sáng đúng chiều sai,

Sáng mai lại đúng.

Lúng túng, sáng đúng chiều lại sai,

Lai rai, chiều sai sáng mai lại đúng.

 

Tào lao như cụ Tản Đà viết thơ hỏi vợ trên trời:

 

Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ,

Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi trời.

Xem thơ trời cũng bật cười,

Cười cho hạ giới có người “tào lao”(1)

 

Tào lao như anh nói khoác:

 

Ta con ông Cống, cháu ông Nghè,

Nói có trên trời dưới đất nghe,

Sức khoẻ Hạng Vương cho một búng

Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe.

Nhẩy ùm xuống biển lôi tầu lại

Nhảy tót lên non dắt cọp về.

Độ nọ vào chơi trong nội phủ,

Ba nghìn công chúa phải lòng mê.

 

Tào lao như những câu chuyện đầu môi của mấy ông thợ cạo ở nước ta. Với những ông này, tào lao là một điều kiện tất yếu không thể tách rời ra khỏi nghề nghiệp của ông. Bỏ tào lao đi, ông chỉ còn biết cạo trọc đầu thiên hạ. Ta hãy tính thử xem có bao nhiêu nghề nghiệp cần đến tào lao như thế, nhiều lắm, mà đặc biệt, nghề làm chính trị. Các chính khách, lãnh tụ, đứng về phương diện nào đó để thành công, tào lao đã trở thành điều kiện “ắt có” không thể thiếu được.

 

Tào lao như bảng thống kê thăm dò ý kiến của viện Harris Poll bỏ tiền của và công sức ra để hỏi về giới tính (sex) của Thiên chúa; hay lý do những người đàn ông Mỹ ra khỏi giường vào ban đêm, kết quả cho thấy: 35% vào toilet, 15% đi làm việc ca đêm, 50% mặc quần áo đi về nhà mình.

 

 Cứ dựa vào những điều tôi vừa kể thì tào lao, đứng về phương diện trà dư tửu hậu, là những câu chuyện nói cho sướng miệng, cho giết thì giờ, cho câu chuyện thêm vui, thêm tức, hoặc nói cho qua rồi bỏ; đứng về phương diện việc làm hay hành động thì tào lao là những việc làm có tính cách vô bổ, ruồi bu, vớ va vớ vẩn hay ngớ nga ngớ ngẩn chẳng đâu vào đâu hoặc chẳng đâu ra đâu cả. Có khi nó còn trở thành trống đánh xuôi, kèn thổi ngược mà cái hậu quả của nó khiến người ta cứ tức mình anh ách. Không nhịn được nhau sẽ có thể xảy ra chuyện lớn: đánh nhau vỡ đầu hoặc có chiến tranh.

 

Những sự việc tào lao hay có vẻ tào lao xảy ra không ít, nó bao trùm trong mọi lãnh vực kể cả vật chất lẫn tinh thần, tâm linh lẫn văn hóa, chính trị... của loài người. Cũng có khi tào lao được diễn ra ở bình diện quốc gia lẫn quốc tế như khi ông Tổng thống cường quốc nọ đem quân đi đánh nước kia vì nghi nước đó có bom hóa học. Đánh xong thì mới "OOPS !!!", cả thế giới xúm lại tìm, chẳng thấy bom đâu. Ông hùng hồn tuyên bố cuộc chiến xảy ra là vì vấn đề dân chủ, dân quyền, nhất định không phải là vì dầu hỏa hay bom. Tào lao chăng? Thật khó hiểu. Tìm hiểu sự thật, âu đôi khi cũng là chuyện tào lao.

 

Tào lao còn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thời điểm, nơi chốn hay đối tượng nữa. Mức độ tào lao cũng tùy vào hoàn cảnh chủ quan hay khách quan của sự việc. Tào lao có tính chất tương đối, cả về ý niệm, như chuyện tào lao lúc này trở thành chuyện không tào lao lúc khác, và ngược lại chuyện không tào lao lúc nọ lại trở thành chuyện tào lao lúc kia. Những chuyện như thế phải kể đến câu chuyện của nhà “bác vật” Gallilée, trong khi cả nhân loại tin là quả đất hình vuông, riêng ông cho là quả đất hình cầu nên ông chết thảm vì nhân loại tưởng ông tào lao. Nói lên sự thật không đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh hay thời đại, âu đó cũng là chuyện tào lao chết người vậy.

 

Cũng thế, ta cũng cứ tưởng Đức Phật tào lao khi ngài nói: “Ta thuyết pháp trong khoảng bốn mươi chín năm mà ta chưa từng nói một lời nào”. Hay trong kinh, ngài dậy: “Cái gọi là Phật pháp, tức chẳng là Phật pháp, nên gọi là Phật pháp . . . Phật nói chúng sinh, tức chẳng phải là chúng sinh, cho nên mới gọi là chúng sinh”. Tưởng ngài tào lao mà lại chẳng phải tào lao, tưởng tào lao chỉ vì ta không hiểu ngài thôi. Như “Kinh thượng thừa” phải là kinh “vô tự”, bám vào “tự” ta sẽ lạc lối về, ngài dặn: “Kìa đệ tử hãy xem theo ngón tay ta mà thấy mặt trăng, nhưng nên nhớ, ngón tay ta không phải là mặt trăng”.

 

Và vì tính chất uyển chuyển, đa dạng của tào lao nên ít ai nghĩ đến chuyện cần phải "cải sửa" tào lao như người ta cố cải sửa việc làm xấu để trở thành người tốt cả. Cải sửa bản tính tào lao đôi khi lại cũng trở thành công việc của tào lao.

 

Có những chuyện tào lao ảnh hưởng đến một người, một nhóm người, hay cả nhân loại. Như cái tào lao không tưởng của Karl Max, đã bị một đám người vận dụng lý thuyết ấy để nhận chìm một phần nhân loại xuống bẩy từng địa ngục. Cũng may nhân loại văn minh đã sớm bức tử nó.

 

Tào lao là chuyện dài "bất tận", vui buồn... lẫn lộn.

 

Tôi nói tào lao một chút cho vui và để các bạn đừng nhăn mặt, nhăn mũi về những điều tôi nói tôi làm. Trong Thánh kinh có một câu chuyện kể về một người đàn bà phạm tội bị đám đông đem đến trước mặt Đức Chúa Jesus xin ngài xử tội ném đá người đàn bá ấy. Đức Chúa Jesus hỏi lại: “Trong tất cả mọi người ở đây, ai là người chưa từng làm tội lỗi thì có quyền ném viên đá đầu tiên”. Khi nghe lời phán ấy, đám đông bỏ đi. Các bạn nghĩ sao về câu chuyện này mỗi khi kết tội tôi là kẻ tào lao.

 

Tôi hỏi lại các bạn, “Có bạn nào chưa một lần tào lao thì có quyền ném vào tôi viên đá đầu tiên!” Chưa nói hết câu, cô hàng xóm nhà tôi nhặt hòn đá ném vào đầu tôi cái cốp, rồi đứng cười ngặt nghẽo. Tôi hỏi tại sao cô ném. Cô trả lời tỉnh bơ: “Ném cho bõ ghét!” Đúng là câu trả lời lãng nhách, tào lao.

 

Gân cổ lên để cãi đúng sai về một câu chuyện đã được xác định là “chuyện Tào Lao” như đề tựa bức thư này, ấy mới chính thật là ĐẠI TÀO LAO.

 

Nghĩ cho cùng, có bao nhiêu chuyện trên đời này là không tào lao nhỉ? (Cười).

 

– Nguyễn Giụ Hùng

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Quay ra cửa, thấy Ba tôi, ông y tá chạy thoát bằng cửa sau, bỏ quên bộ đồ tây của Ba tôi. Dòng kỷ niệm buồn của tôi vừa đến đây, tôi chợt nghe tiếng Ba tôi gọi: “Con!” Quay lại, tôi thấy Ba tôi ngồi xuống chiếc ghế cạnh tôi, vừa chỉ theo ba Bố con đang đi trên đường trước nhà tôi vừa nói: -Cậu đó với hai đứa nhỏ làm Ba nhớ thời gian gia đình mình sống ở Sơn Tịnh và Hà Bằng.
- Anh ấy chung tình lắm chị ạ. Em dám cá bây giờ cho một cô gái thật đẹp sống chung trong nhà thì anh ấy vẫn chỉ biết có em thôi. - Thế em đã thử chưa ? - Cần gì phải thử chị ! Lần này thì Nguyệt nghiêm trang nói: - Không thử sao biết người ta thật chung tình với mình ? Dường như hơi bị đuối lý nhưng Nga vẫn chống chế: - Thử thì cũng được nhưng ngộ nhỡ ? - Ngộ nhỡ tức là người ta đâu thực sự chung tình với mình, có phải vậy không ? - Nhưng làm thế nào để thử ?
Tôi thì thầm với hắn chuyện ấy, thêm chút muối, chút mắm rằng tôi có thể nói giùm để mụ chủ thông cảm chuyện viết lách của hắn. Hắn cám ơn tôi và hào hứng nói thêm rằng một giây phút cảm hứng có thể ghi tên nhà văn vào danh sách vĩnh cửu. Rồi hắn lan man qua chuyện ông Gheorghiu nhà văn nào đó ở nước tôi. Hắn say mê nói về những anh nông dân Johan, những mục sư Kuruga, những nhân vật Traian… (không biết tôi viết tên có đúng không) vớ vẩn trong cuốn “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” nào đó mà tôi chưa bao giờ nghe nói đến chứ đừng bàn đến chuyện đã đọc hay chưa. Nhìn hai con mắt rực rỡ tin yêu của hắn, tôi chỉ thấy tội nghiệp, nhưng hắn không hiểu. Hắn hăng hái bảo mỗi lần tạo ra một nhân vật, hắn phải cố sống trọn vẹn tâm trạng nhân vật ấy. Từ kẻ sát nhân, kẻ anh hùng, người thất nghiệp, gã ăn mày, ăn xin, tên sở khanh, người đứng vất vơ đầu đường xó chợ, kẻ trộm, kẻ cướp, tên hãm hiếp phụ nữ… Tất cả những tâm lý nhân vật ấy hắn đều đã tự đọa đày mình để trải qua, để sống thực, để viết cho “sống”
Câu cá là một thú vui tao nhã và nhàn hạ, nhưng chỉ bắt được ít cá chứ không nhiều. Đánh bắt bằng lưới và tàu thuyền thì được nhiều hơn, nhưng phải sắm sửa vật dụng, tàu bè, chắc chắn tốn kém nhiều tiền. Trong cuộc sống, khi đi làm phải chịu nhiều áp lực công việc, nhiều người chọn câu cá như một thú vui xả căng thẳng ở chỗ làm. Tôi chẳng bao giờ sắm cần câu để tự mình đi câu vì tôi không có số “sát cá”. Tôi đã thử mấy lần theo bạn bè đi câu mà chẳng bao giờ câu được con cá nào. Muốn ăn cá, tôi vào chợ “câu” là chắc ăn. Nhưng có 1 lần trong đời tôi chẳng tốn kém gì mà vẫn bắt được rất nhiều cá, cả 5, 6 bao tải cá, ăn không kịp phải phơi khô. Tôi xin kể cho bạn làm thế nào tôi bắt cá được nhiều, nhưng xin bạn đừng bắt chước theo tôi với kiểu nói quen thuộc trên TV bây giờ: “Do not try this at home”. Những ngày còn trong nước, khoảng thời gian năm 1975, 1976, tại ngã ba cây số 67 trên đường đi ra Bà Rịa, Vũng Tàu, có một vùng kinh tế mới tự túc tên là Bầu Cạn. Thời đó cả nước
Mùa Hè đầu thập niên 60, từ Đà Nẵng, chúng tôi mở cuộc “hành phương Nam” vào thành phố Nha Trang. Dũng có người bà con ở dưới Cầu Đá, đã nhiều lần vào Nha Trang, mô tả vùng trời phương xa thật hấp dẫn, ba đứa còn lại được nghe bạn kể nên rất náo nức, được dịp rủ rê nên chớp ngay cơ hội sau vài ngày nghỉ hè. Bốn đứa mang theo hai chiếc xe đạp để tiện việc di chuyển, đáp chuyến xe đò Phi Long từ mờ sáng, đến Nha Trang vào lúc mặt trời lặn.
Những tàng cây ngả nghiêng trong gió. Lá me xanh rải đầy đường. Cơn đói bò lan ra cả ngoài da. Chỉ còn hai tiếng đồng hồ nữa là tới giờ hẹn. Không còn cách nào khác. Hắn đạp xe vòng quanh con phố. Bụng quặn lên ngàn con sóng. Biển động cấp năm trong bao tử và ruột non ruột già. Nhưng cơn đói hùng hổ như thế cũng chẳng thấm thía gì so với nỗi lo âu đầy nanh vuốt của cái việc phải làm. Hắn quẹo gắt vào con hẻm. Tay lái xe vướng vào quang gánh một người đàn bà bán hàng rong. Cú giật ngược làm hắn lao đao và người đàn bà nhùng nhằng sắp ngã. Chén bát xô vào nhau loảng xoảng hai đầu quang gánh. Người đàn bà trợn ngược con mắt.
Sau ngày 30 tháng tư 1975 tôi bị ở tù như mọi người cựu quân nhân Cộng Hòa. Ở tù ra, đói khát, lang thang, tới giai đoạn mà “cái đèn đường có chưn nó cũng muốn kiếm đường mà đi.” Đi khỏi quê hương đất tổ mồ mả ông cha, còn cái gì khổ cho bằng? Vậy mà phải đi. Nhứt định đi. Nếu được tới bến bờ tự do thì nhờ phúc đức ông bà kiếm sống rồi tím cách đem thân nhân còn lại không thì chết cũng lẹ làng hơn là chết đói chết khát tại quê hương. Tù vượt ngục về còn có cái mình không với cái quần xà lỏn. Tiền bạc có đâu???, vàng cây để vượt biên là chuyện ngoài chân mây. May mắn hết sức là tôi liên lạc được thằng bạn đồng ngũ đã qua Mỹ, má nó mua chiếc ghe bầu tính chuyện vượt biên đang cần người lái tàu mà tôi là cựu hải quân ngành Rada truyền tin. Bà cho tôi giữ ghe một năm để chuẩn bị.
Chủ Nhật mùng 9 vừa qua của tháng 5 này là Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day) tại Hoa Kỳ, để cho tất cả con cái có dịp đặc biệt tỏ lòng thành kính tri ân người Mẹ qua nhiều hình thức khác nhau, đã phải cực nhọc hy sinh mọi gian khổ để nuôi dưỡng con khôn lớn, ăn học thành tài và sống tự lập ngoài xã hội. Nói riêng về Đạo Công Giáo, trong suốt tháng 5 này gọi là tháng Dâng Hoa Đức Mẹ của tất cả các tín đồ người Công Giáo Việt Nam trên hoàn vũ, bầy tỏ lòng kính mến và tôn vương Thánh Nữ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Ông già đứng chờ ở chỗ thiên hạ trả xe đẩy hàng, cạnh cửa ra vào tiệm thực phẩm Á Châu. Ông cụ mong ngóng từ tâm của khách hàng. Và con mắt ông cụ sáng lên khi người thanh niên đẩy chiếc xe lại chỗ trả. Anh ta gài sợi dây từ chiếc xe trước vào xe mình để đồng tiền cắc một đồng lọt ra. Ông già chớp vội hai mắt chờ đợi. Người thanh niên cầm đồng xu và ném về phía ông già. Ông già nhanh miệng cảm ơn và đưa tay đón bắt, nhưng hụt, và đồng tiền lăn tròn trên nền xi măng, phía dưới những chiếc xe đẩy cho khách dùng chất đồ mua trong tiệm.
Theo lệ thường thì Elite Nguyen thức giấc lúc bảy giờ sáng vào mỗi cuối tuần, riêng tuần này thì dậy sớm hơn, sau khi vệ sinh cá nhân thì Elite công phu buổi sáng. Mỗi thời công phu của Elite chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ, có khi thì niệm Phật, tụng kinh hoặc ngồi quán hơi thở. Elite đã có lần cảm nhận sự an lạc tuyệt vời, cái an lạc từ nội tâm làm khoan khoái lan tỏa khắp thân và có cảm giác như bay bổng như làn mây. Cũng có đôi khi đang niệm Phật, Elite thấy thân mình phình to ngang trời đất, nhìn xuống thấy sơn hà đại địa nhỏ xíu như cái sa bàn, những giây phút ấy rất ngắn nhưng đủ để cảm thấy lạ thường. Elite cũng tự cảnh tỉnh mình, đó chỉ là cảm giác huyễn hoặc, dù có hỷ lạc nhưng không chấp vào cái cảm giác ấy. Sáng chủ nhật tuần này cũng thế, sau khi công phu thì Elite ra vườn tưới hoa và ngắm hoa, khu vườn nhỏ nhưng đủ các loại hoa cho bốn mùa, nào là: Pansy, tulip, dạ lý hương, dã yên, cẩm tú cầu, lyli...
Ngày còn là sinh viên Đại học U.C. Berkeley, trưa thứ Sáu nắng đẹp anh em trong ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam thường đem bàn, ghế ra ngồi ngoài Sproul Plaza để quảng bá sinh hoạt, tạo cơ hội cho các bạn ghé thăm nhau, chia sẻ buồn vui hay tán gẫu sau một tuần học hành căng thẳng. Những buổi trưa như thế, tôi đi loanh quanh dưới hàng cây xanh rợp bóng mát, chụp vài pô hình, ghé vào bàn của các hội đoàn sinh viên khác xem có những hoạt động gì.
Đến đây, tôi nghĩ, có vị sẽ nghĩ rằng chiến tranh đã chấm dứt từ lâu rồi, khơi dậy làm chi nữa! Xin thưa, cứu đói Thương Binh V.N.C.H. trong lúc này không phải là khơi dậy những đau thương của cuộc chiến mà chính là quý vị đang xoa dịu nỗi đau/đang hàn gắn phần nào những tan tác/đang chia xẻ phần nào những tệ hại còn sót lại sau cuộc chiến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.