Hôm nay,  

Bụi đời trong mắt tôi

5/4/202211:07:00(View: 3677)


Bụi đời trong mắt tôi
 

HT Thích Thái Hòa
 
blank

Mỗi khi ngồi vào bàn vi tính (computer) để làm việc, tôi ngồi thật yên lắng, chắp tay lại, sau đây:
 

“Làm việc bằng vi tính
xin nguyện cho mọi loài
biết sử dụng khoa học
làm sạch cõi trần ai”.
 

Cõi trần ai là cõi của bụi nên ở đâu ta cũng thấy không khí bị ô nhiễm, hơi thở bị ngột. Ngột từ gia đình đến xã hội và tôn giáo.
 

Bụi không đơn thuần chỉ thuộc về vật chất mà còn là thuộc về tinh thần nữa.
 

Những âm thanh không lành mạnh, không trong sáng, ta nghe làm cho ta vẩn đục tâm hồn. Chính âm thanh ấy là bụi. Những hương vị và mùi vị không trong sáng, không lành mạnh, ta tiếp xúc, làm cho ta vẩn đục tâm hồn. Chính hương vị và mùi vị ấy là bụi.
 

Những sự nhớ nghĩ nào làm cho ta u ám và vẩn đục tâm hồn, thì sự nhớ nghĩ ấy là bụi.
 

Bởi vậy, bất cứ sự tiếp xúc nào mà làm cho ta bị vẩn đục tâm hồn, thì sự tiếp xúc của ta đều là sự tiếp xúc với bụi.
 

Nên, bụi rất thô mà cũng rất tinh tế. Bụi thô ta dễ nhận ra để khắc phục, nhưng bụi bặm tinh tế và thẳm sâu, ta rất khó nhận ra, khó phòng hộ và rất khó tẩy trừ, nếu ta không thiết lập bản nguyện bằng những quyết tâm và định tâm.
 

Bụi đời được tạo nên không đơn thuần là những hạt bụi vật chất mà còn là những hạt bụi của tâm.
 

Ở nơi nào có đất, ở nơi đó có bụi của đất; ở nơi nào có nước, ở nơi đó có bụi của nước; ở nơi nào có lửa, ở nơi đó có bụi của lửa; ở nơi nào có gió, ở nơi đó có bụi của gió; ở nơi nào có không khí, ở nơi đó có bụi của không khí; ở nơi nào có nhận thức, ở nơi đó có bụi của nhận thức; ở nơi nào có hiểu biết, ở nơi đó có bụi của hiểu biết; ở nơi nào có ngôn ngữ, ở nơi đó có bụi của ngôn ngữ; ở nơi nào có tâm thức vận hành, ở nơi đó có bụi của tâm thức vận hành; ở nơi nào có tình cảm ở nơi đó có bụi của tình cảm.
 

Vì bụi bặm có mặt cùng khắp như vậy, nên người xưa đã gọi cõi nầy là cõi trần ai hay là cõi bụi đời.
 

Ta sống trong cõi bụi đời như vậy, mở mắt ra thì mắt ta bị xốn, nhưng nhắm mắt lại mà bước đi, thì bị sa ngã hố hầm, rơi vào cạm bẫy.
 

Nên, sống giữa trần ai, nhắm mắt hay mở mắt, ta không thể thoát ra khỏi tình trạng của bụi bặm và những hiểm nghèo do bụi bặm đem lại. Chính đó là một trong những nỗi khổ căn để và thường tạo ra những bi đát cho thân phận con người.
 

Vậy, có hướng nào giúp ta thoát khỏi tình trạng ấy không? – Có chứ. Ta sống với niềm tin cao thượng và ta phải biết biến niềm tin cao thượng ấy trở thành hiện thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta, là ta có khả năng lọc bụi từ bên ngoài, khiến chúng không thể đi vào trong đời sống của ta một cách tự do.
 

Bụi đời đi vào trong đời sống của ta một cách tự do, là do ta sống không có niềm tin và hạnh nguyện nào cả. Hay chỉ là niềm tin và hạnh nguyện suông mà không biết biến niềm tin và hạnh nguyện trở thành những hành động thiết thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
 

Ta không biến niềm tin và bản nguyện trở thành hiện thực trong đời sống của chúng ta, thì đời sống của chúng ta chẳng khác nào một cái ghè chứa bụi và bất cứ loại bụi gì trong cõi đời nầy đều có thể rớt vào trong cái ghè chứa bụi của ta, khiến cho đời sống của ta chỉ là bụi với bụi.
 

Nên, ta muốn phòng hộ và chuyển hóa bụi bặm trong đời sống của ta, là ta phải sống có niềm tin hay bản nguyện, và phải biết biến niềm tin cao thượng hay bản nguyện ấy trở thành hiện thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
 

Ta phải biết thực tập niềm tin cao thượng hay bản nguyện luôn luôn đi kèm với chánh niệm hay chánh kiến.
 

Niềm tin cao thượng hay bản nguyện đi kèm với chánh niệm, là niềm tin hay bản nguyện ấy luôn luôn có mặt hiện tiền trong mỗi động tác sinh hoạt bình thường của ta. Ta ăn cơm hay uống nước, thì niềm tin hay bản nguyện ấy đều có mặt một cách rõ ràng trong hành động ăn, hay trong hành động uống của ta. Ta mặc áo quần, tắm rửa, đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc cũng đều như vậy. Nghĩa là ta phải thực tập làm như thế nào đó, để niềm tin và bản nguyện của ta luôn luôn có mặt trong mọi động tác hằng ngày của ta, đó gọi là thực tập niềm tin cao thượng và bản nguyện đi kèm với chánh niệm.

Ta thực tập miên mật như vậy, thì mọi loại bụi đời không thể đi vào trong đời sống của ta và không thể khuất lấp niềm tin cũng như bản nguyện của ta. Ta có tự do đối với các loại bụi đời.
 

Ta cũng có thể thực tập niềm tin cao thượng và bản nguyện đi kèm với chánh kiến. Nghĩa là ta làm bất cứ cái gì là ta nhìn thật sâu sắc vào cái đó, để thấy được sự thật của việc ta làm ở nơi cái đó, khiến cho niềm tin và bản nguyện của ta không bị lầm lẫn mà sáng lên từ nơi việc làm ấy. Và không những chỉ sáng lên, mà còn thấy một cách tường tận những tập khởi nhân duyên và hiệu quả khởi sinh của niềm tin và bản nguyện, khiến ta không bị lầm lẫn giữa bản chất niềm tin và bản nguyện của nhân duyên nầy với nhân duyên kia; không lầm lẫn giữa những tác dụng niềm tin và bản nguyện của nhân duyên nầy với nhân duyên kia; không bị lầm lẫn giữa những hậu quả của niềm tin và bản nguyện nầy với niềm tin và bản nguyện kia; không lầm lẫn giữa căn bản niềm tin nầy với căn bản của niềm tin kia và không lầm lẫn giữa căn bản của bản nguyện nầy với căn bản của bản nguyện kia.
 

Thực tập theo phương pháp nầy, ta không những chỉ làm cho niềm tin cao thượng và bản nguyện của ta không bị rơi mất, trong từng niệm hiện tiền qua các sinh hoạt bình thường của cuộc sống, mà còn làm cho niềm tin cao thượng và bản nguyện của ta tươi nhuận và sáng lên từ những sinh hoạt bình thường ấy của ta, khiến cho những bụi bặm tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm và tà định không thể sinh khởi trong đời sống hằng ngày của ta.
 

Và trong đời sống của ta, các loại bụi bặm nầy không có điều kiện để bám vào, thì các loại bụi bặm của hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm cũng như những ngoại cảnh bên ngoài và những ảnh tượng hay ấn tượng bên trong, không còn chỗ để bám víu nơi đời sống của ta, nên khiến cho thân tâm ta có sự nhẹ nhàng, trong sáng và tự do một cách tự nhiên.
 

Do đó, ta phải biết thực tập niềm tin cao thượng hay bản nguyện đi kèm với chánh niệm hay chánh kiến, là ta có khả năng phòng hộ và chuyển hóa bụi bặm cho thân tâm ta, khiến thân tâm ta luôn luôn hòa điệu với nhau trong sự nhẹ nhàng, tươi vui và trong sáng giữa những bụi bặm của cuộc đời.

Ta sống không trong sáng và không tươi vui là do thân tâm ta bị bám đầy bụi đời.
 

Cũng vậy, chiếc máy vi tính của ta không hoạt động được là do chiếc máy vi tính đã bị bụi của vi tính bám vào quá nhiều, khiến cho máy mất hiệu năng và phương hướng hoạt động, hoặc máy có khởi động, nhưng không biểu hiện được những gì mà chức năng của máy vi tính vốn có.
 

Bởi vậy, trong máy vi tính có một bộ phận lọc và quét bụi, gọi là refresh.
 

Ta sử dụng refresh cho máy vi tính là ta giữ gìn sự trong sáng của máy, trước khi ta vào các chương trình và sau khi ta kết thúc các chương trình.
 

Cũng vậy, ta muốn giữ gìn sự trong sáng, nhẹ nhàng và đầy sức sống cho thân và tâm ta, là ta phải thắp sáng niềm tin, chánh niệm và chánh kiến cho thân tâm ta, trước khi ta hành động, trong khi ta đang hành động và lại tiếp tục sau khi ta đã hành động.
 

Ta thực tập miên mật như vậy thì tuy bụi đời có đó và ngàn đời vẫn có đó, nhưng chúng không hề gây được ảnh hưởng đến thân và tâm ta.
 

Dù ta đang có mặt giữa cuộc đời, ta vẫn ăn uống, nói cười, làm việc tiếp xúc với tất cả, nhưng ta vẫn có được những phong thái tự do, bởi vì trong ta đã có niềm tin, chánh niệm và chánh kiến hiện tiền hay đã có refresh bảo chứng cho ta trong từng khoảnh khắc của sự sống. Chúng ta không cần phải lý luận nhiều, chỉ cần nỗ lực thực tập đúng pháp, hiệu quả tốt đẹp tự nó sẽ dẫn sinh, mà không cần phải mong đợi.
 

Bấy giờ cuộc sống là hạnh phúc và ta là hạnh phúc trong cuộc sống ấy.
.
Nguồn: https://hoangphap.org/ht-thich-thai-hoa-bui-doi-trong-mat-toi/ 
.



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cuối cùng, vợ tôi cũng đồng ý một cách vui vẻ cho tôi lấy vợ bé. Một hành động vượt ra ngoài quan niệm ái tình nghiêm túc của bà. Vợ bé tên Hà, do vợ lớn đặt. Tên khai sinh của Hà là Đỗ thị 451. Vợ lớn nói, số này hên, cộng lại là 10. Hà lai Ái Nhỉ Lan. Ở lứa tuổi gần ba mươi, chưa lấy chồng, không có con, một thân hình phước đức cho bất kỳ người đàn ông nào, sáu mươi bảy tuổi, như tôi.
Kế hoạch của anh ấy thật là hợp lý: anh ấy sẽ giấu tôi phía sau cốp xe Austin-Healey, một chiếc xe dạng rất thấp mà anh vừa mới mua bên Áo và đã tháo kính che gió ra. Chúng tôi chỉ cần đi qua bên dưới rào chắn, trong khi mấy tên cảnh sát nhân dân Vopo*2/ thì bận lo kiểm tra giấy tờ như thường lệ. Rolf đã tính toán nhiều lần, tính đi tính lại, anh lại còn xì bớt hơi các bánh xe: như thế cái xe sẽ không vượt quá 90 cms bề cao. Anh chỉ cần cúi đầu xuống, nhấn mạnh vào cần tăng tốc, thế là chúng tôi sẽ qua bên kia địa phận đất Mỹ! Một "bờ thành" nhỏ làm bằng gạch sẽ bảo vệ tôi khỏi những lằn đạn có thể xảy ra. Và rồi sau đó là tự do...
(Viết cho bằng hữu tháng tư 1954. Chúng tôi 300 thanh niên trình diện trại Ngọc Hà động viên vào Đà Lạt cùng hát bài ca Hà Nội ơi, năm 20 tuổi chưa từng biết yêu. Sau 21 năm chinh chiến, tháng tư 75 khóa Cương Quyết hát tiếp. Bao nhiêu mộng đẹp, tan ra thành khói, bay theo mây chiều. Ngày nay, tháng 7-2024 vào nursing home thăm bạn cùng khóa. Ba anh bạn đại tá lữ đoàn trưởng mũ xanh mũ đỏ cùng đại đội võ bị ra đánh trận Quảng Trị chỉ còn Ngô Văn Định. Ghé lại bên tai nghe Định hỏi nhỏ. /Bên ngoài còn mấy thằng,/ Còn liên lạc được 4 thằng. Ngoài 90 cả rồi.Tôi báo cáo./ Thằng Luyện mới đến thăm./ Định nói./ Luyện nhảy Bắc 21 năm biệt giam mà còn sống. Hay thật./ Tôi nói./ Bạn yên tâm. Ngoài này còn thằng nào chơi thằng đó./ OK bạn còn sống lo cho anh em.)
Năm Giáp Ngọ 1954 có thể gọi là năm đại diện cho tuổi thơ tôi. Chỉ trong một năm 1954 đã có quá nhiều biến cố xảy ra dồn dập trước mắt chú bé mười hai tuổi mà suốt trong đời chưa có thời điểm nào đặc biệt như vậy...
Dẫn nhập: chuyện này được viết khi sắp tròn nửa thế kỷ Sài gòn bị mất tên. Qua một phần đời của một vị Thầy dạy Toán, gắn liền với nhiều thăng trầm của lịch sử từ Việt Nam đến Mỹ, cùng nhìn lại những vết chân xưa với hy vọng các thế hệ kế tiếp học hỏi được nhiều điều để đưa được đất nước trở về vị trí "minh châu trời Đông"
Cây Phượng Vĩ Hoa Vàng có tên khoa học là Delonix regia var plavida thuộc họ Fabaceae có nguồn gốc từ Myanmar được sư trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng mang về Việt Nam, đầu tiên được trồng ở Huế một số cây dọc theo con đường ở phố Ngô Quyền, ngã ba Phan Bội Châu, Lê Lợi... đã thu hút nhiều du khách đến ngắm cảnh và chụp hình. Hoa phượng vĩ vàng có tuổi đời lên đến 5, 6 chục năm, cây nhỏ hơn hoa phượng đỏ, ít lá và hoa có màu vàng tươi bắt mắt, thường nở từ tháng giêng, tháng hai và nở rộ và khoảng cuối tháng ba, đầu tháng tư, nên còn gọi là loài hoa “ chào mùa hè”. Hoa nở rụng tạo thành một “thảm hoa vàng” trên đường đi, gây nhiều ấn tượng cho những ai đi dạo trên những con đường này. Năm 2005, Công ty công viên cây xanh Sài Gòn mang về trồng một số nơi ở Sài Gòn nhưng chưa được nhiều.
Mùa hè quê tôi không có hoa phượng rơi, mà bắt đầu một mùa nước nổi. Nước lên cao, mênh mông ngập khắp cánh đồng và cả khoảng sân nhà mẹ. Những cơn gió trở mùa mát dịu dàng bao đêm dài mộng tưởng. Ngày sẽ lên, đời ập tới cho dù chúng ta có chờ đợi hay lãng quên. Mẹ tôi báo tin, “Tháng tới là đám cưới con Lệ. Cũng mừng cho con nhỏ, gia đình chồng giàu có. Chỉ tội là nó phải theo chồng đi xa”. Tôi nghe tin, thấy lòng trống trải vô cùng. Một khoảng trống mênh mông, cứ tràn ngập mỗi ngày một lớn. Tôi biết mình đã yêu chị thiết tha...
Trước giờ thi, một cô học trò láu táu, “Thầy bao nhiêu tuổi hả thày?” Câu hỏi từ cặp môi đỏ chót và cái nháy mắt từ cặp lông mi lướt thướt làm cả lớp cười ồ. Hồi ấy tôi vừa mới ba mươi, và tôi là ông thầy giáo bị hỏi câu ấy ngay trong lớp học, cái lớp học có quá nửa số học sinh là nữ, và tôi bị hỏi khi đang giúp học trò ôn bài thi cuối khóa. Quá bất ngờ, ông thầy sựng lại một giây, rồi thong thả trả lời, “Cái này đâu có trong đề thi.” “Em hỏi là tại vì hồi đêm em nằm chiêm bao thấy thày,” cặp môi cong chậm rãi giải thích. Cả lớp chăm chú lắng nghe. Cô học trò gật gù như chờ cho mọi người theo kịp rồi mới tiếp, “Vì vậy em cần biết tuổi thày để mua số đề.”
Năm 2015, Milana đã ba mươi tuổi, đang làm việc trong một công ty Network ở California. Mẹ nàng tỏ ra lo lắng tại sao tuổi này mà không chịu lấy chồng, mà cũng ít thấy có bạn trai; bà e rằng phụ nữ sau ba mươi lăm tuổi khó sanh nở. Nhưng nàng có lý do riêng không nói được với ai...
Cái tên Pulau Bidong nghe rất đỗi thân thương và gần gũi với nhiều người vượt biển Việt Nam lánh nạn cộng sản từ sau năm 1975 và cũng là biểu tượng của ngưỡng cửa Tự Do mà nhiều người mơ ước. Mảnh đất nhỏ bé này là một hải đảo, cách xa tiểu bang Terengganu của Malaysia khoảng một giờ đi thuyền. Nếu có cơ hội, những người thuyền nhân năm xưa nên trở lại, chỉ một lần thôi, thực hiện một cuộc hành hương trở về vùng đất Thánh. Dù không phải là một cựu thuyền nhân tạm dung nơi hải đảo hoang vu này, đôi chân lạ lẫm không quen của tôi đã đặt chân lên Pulau Bidong trong một chuyến du lịch ngẫu hứng, cho ký ức quãng đời tỵ nạn ngày xưa lần lượt trở về trong tôi.
Tả sao cho hết cảnh cổng lớn đồ sộ. Từ chân lên đến đỉnh, tràn ngập mặt nạ treo kín mít. Đủ loại mặt nạ tượng trưng cho thiện ác, xấu đẹp, đúng sai. Có cả mặt nạ Chúa, Phật, thánh thần, hiền nhân, ác tặc, vân vân. Dọc bên dưới là những thùng lớn chứa vô số mặt nạ theo kiểu treo bên trên. Người nào đi vào, tự động lựa cho mình một loại mặt nạ hợp với tính tình, mang lên, rồi mới được tiếp tục đi. Mỗi người có hai mặt nạ, một thật đã thói quen thành giả và một giả thật chồng lên.
Chúng tôi cùng cười vui vẻ tìm đường ra khỏi cổng chùa Thiên Trù tức “chùa Ngoài” để rồi tiếp tục cuộc hành trình vào chùa Hương Tích tức “chùa Trong”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.