Hôm nay,  

Núi Thiêng

9/19/202011:34:00(View: 3822)

Ngày Lễ Lao Động năm nay, Smocky Mountain lặng lẽ lắm, núi rừng dường như được trở laị sự tĩnh mịch của muôn đời. Cơn dịch Coronavirus đã khiến cho dòng người đổ về đây vơi hẳn đi, cơn dịch có haị cho loài người nhưng mang laị lợi ích lớn cho thiên nhiên, nhờ dịch mà những tác động tai haị lớn của con người đối với thiên nhiên giảm đi rất nhiều

 Rặng Smoky Mountain tọa lạc trên hai tiểu bang: North Carolina và Tennessee. Vốn được công nhận là công viên quốc gia đầu tiên của nước Mỹ (1940), tiếp đến năm 1983 được Unesco công nhận là di sản của nhân loại… núi rừng trùng điệp và hùng vĩ, có nhiều chặng sương khói phủ mờ, mây trắng quyện lấy lững lờ chẳng tan. Có lẽ người xưa nhìn thấy cảnh tượng này mà gọi tên là Smoky chăng? hoặc giả những trận cháy rừng, khói bốc cao mà gọi là Smoky? Cũng có giả thuyết cho rằng: Người Mỹ bản địa ( Idian) xa xưa, thường đốt khói thơm trong những nghi lễ hiến tế ở những địa điểm linh thiêng trên dãy núi này, vì thế mà được gọi là Smoky. Núi rừng trùng điệp, đèo cao vực sâu nhưng xe lên dễ dàng, vì đường chạy dích dắc làm giảm độ dốc rất nhiều. Chỉ trừ những khu vực cao nhất, nơi ở của những nhà giàu và khu vực có cabins cho du khách thuê.   Nghĩ cũng lạ đời, ở xứ mình, người nghèo khổ mới lên rừng, lên núi kiếm đất cắm dùi, hoặc dỡ rẫy làm nương mà kiếm sống. Ở xứ Cờ Hoa này thì ngược laị, người giàu, cực giàu mới lên núi, lên rừng mà sống. Dù rằng ở trên núi hay giữa rừng nhưng họ không thiếu thứ gì, từ những món đơn sơ cho đến những phương tiện kỹ thuật tân tiến nhất, những nơi họ ở thì xe hai cầu mới có thể lên nổi…

 Trên rặng Great Smoky Mountain có một tiểu trấn nhỏ gọi là Gatlinburg. Trấn cổ kính, nhỏ nhắn xinh xinh nằm dọc hai bên con suối nước mát lạnh trong xanh, ngày đêm róc rách chảy. Tiểu trấn Gatlinburg như bước ra từ trong truyện cổ tích của WaltDisney, nó có dáng dấp những trấn cổ của Bạch Tuyết và bảy Chú Lùn, Người Đẹp Ngủ Trong Rừng, Giai Nhân và Quái Vật…Trấn đẹp lạ thường, rất lãng mạn với những con đường lát đá chạy loanh quanh, những ngôi nhà nho nhỏ bằng gỗ hoặc bằng đá, những tiệm kẹo tí hon, xưởng đèn sáp thủ công, thuỷ tinh màu, shop bán đồ lưu niệm…và cả những nghệ nhân khắc tượng, vẽ tranh hai bên đường. Không khí mát lạnh, người trẩy hội với bao sắc màu tạo nên khung cảnh đẹp làm ngẩn ngơ lòng những gã du tử. Trấn đẹp một phần cũng nhờ hoa, hoa có mặt khắp nơi, từ bậu cửa, thềm sân, vỉa hè, hai bên đường, dọc con hẻm…Hoa pansy, pectuania, hydrangea, poppy… đủ cả sắc hương hội tụ. Những gã du tử đến đây thì khi đi sẽ để laị một chút hồn mình, hoặc giả khi về sẽ mang theo trong tim mình một chút hồn của trấn nhỏ này. Những gã du tử thường đa mang, đôi khi mộng mơ và lạc lõng giữa đời thường. Những gã du tử vốn rất hậu đậu, chẳng bon chen nổi với đời, vĩnh viễn lạc lõng trên con đường đời, ngơ ngẩn ở con đường tình, lừng khừng trên đường đạo, mịt mờ với đường công danh, dở dang đường tiến thoái, mê đắm đường văn chương chữ nghĩa. Đời những gã du tử chỉ là những con chữ ráp nối như trẻ con chơi ráp hình, ráp chữ ( puzzle), khéo thì ráp thành những bức tranh đẹp, vụng về thì tạo ra một mớ hổ lốn chẳng nên hình hài gì.

 Great Smoky Mountain trùng điệp và hùng vĩ quá, xe chạy trên triền núi mà lòng vẩn vơ nghĩ về cố quận. Smocky Mountain chắc cũng giống Trường Sơn của xứ mình.  Xưa giờ vẫn nghe nói Trường Sơn núi rừng thâm sâu, ấy chỉ là lý thuyết chữ nghĩa chứ gã chưa hề thấy biết, dĩ nhiên là cũng chưa hề đặt chân đến bao giờ. Khi mà chưa đến, chưa hít thở hơi thở của núi rừng Trường Sơn thì làm sao dám viết về Trường Sơn! Vẫn nghe ca tụng Trường Sơn hùng vĩ lắm, có người bạo mồm bạo miệng đòi đốt cả dãy Trường Sơn để đạt mục đích của mình, thật sự Trường Sơn chưa bị đốt cả nhưng cũng bị loang lổ hư hoại rất nhiều, chưa đốt Trường Sơn nhưng cũng đã haị người, haị vật không ít! Smoky Mountain thật may mắn, nó ở xứ Cờ Hoa nên yên thân, xứ naỳ không ai dám đòi đốt vả laị cũng chẳng ai có tâm đủ độc để đòi đốt nó. 

 Trên rặng Smoky Mountain, thỉnh thoảng gặp những gã da trắng bặm trợn, xồm xoàm râu ria lái những chiếc mô tô Harley Davidson  rong ruổi đó đây. Lòng gã laị mường tượng những chiến binh Indian xa xưa. Xứ sở Cờ Hoa vốn là đất của người Mỹ bản địa , người mình quen gọi là thổ dân da đỏ, người Anh Điêng ( Indian) sở dĩ như vậy là vì khi nhà thám hiểm Cristoforo Colombo khám phá ra châu Mỹ, ông đã nhầm lẫn tưởng là Ấn Độ nên mới gọi là Indian, sự nhầm lẫn gọi riết thành quen đến tận hôm nay. Xe chạy ngoằn nghèo trên Smoky Mountain, tự dưng nhớ ngài Tuệ Sĩ viết:

“Quê người trên đỉnh Trường Sơn

 Cho ta gởi một nỗi hờn thiên thu”

 Ngài vì đau lòng bởi vận nước suy vi, vì đạo pháp ngã nghiêng, vì cơ nghiệp của Như Lai đang hồi hư hoại mới gởi nỗi hờn thiên thu trên đỉnh Trường Sơn. Ngài laị viết:” Mơ Trường Sơn vời vợi bóng anh hùng”, “ Nên bàn chân mòn sỏi đá Trường Sơn”, “ Trường Sơn ơi bóng tùng quân ngạo nghễ”…

 Rặng Smoky Mountain của Cờ Hoa, Trường Sơn của cố quận không ngờ laị có duyên với nhau như thế này, núi rừng giống nhau, thiên nhiên như nhau nhưng quốc độ khác nhau, nhân tâm bất đồng: bất đồng vì cái nhìn hạn hẹp với cái nhìn bao quát; bất đồng vì tự tư tự lợi với nhân ái vị tha; bất đồng vì cái tôi của cá nhân quá lớn với cái tâm đặt lợi ích quốc gia lên trên; bất đồng vì chủ thuyết hoang tưởng đầy bạo lực sắt máu với dân quyền- dân sinh- dân chủ; bất đồng vì lạc hậu, cố chấp với cái tân tiến, vị tha, cởi mở…Vì những sự bất đồng nhân tâm như thế nên mới có những hình thái nhà nước khác nhau, những thể chế khác nhau và cũng từ đó mà gây ra phước họa khác nhau cho con người và xã hội. Những người có cùng nghiệp lực phước phần  hội tụ với nhau, chịu chung phước họa, ở cùng những quốc độ tương ứng.

 Từ trên rặng Smoky Mountain, gã laị tưởng tượng đến những ngôi chùa Yên Tử, lòng laị thầm ước giá mà ở đây cũng có một ngôi chùa thì hay biết bao, tuy biết rằng điều ấy là không thể. Đất này của người da trắng và các thổ dân còn sót laị, đất này của những tôn giáo có đức tin khác, và điều quan trọng nhất vẫn là nhân duyên chưa có, thời gian chưa phải lúc để xuất hiện một bậc đaị sĩ xuất thế hiện thân ở chốn này. 

 Smoky Mountain mùa đông cũng có tuyết, nhưng so với tuyết sơn ở Tây Tạng thì chẳng thấm thiá vào đâu. Những đỉnh núi tuyết, những rặng tuyết sơn có rất nhiều hang đá, ở đấy các vị Lạt Ma, Guru, tu sĩ vẫn ngày đêm hành trì miên mật. Họ tu mật hạnh, khổ hạnh ngồi trong những cái hang đá đó. Họ quả thật phi phàm, những cái hang giữa trời tuyết trắng bời bời, các vị tăng Tây Tạng vẫn vững như bàn thạch, không có những phương tiện vật chất tối thiểu, thực phẩm thì mươi hôm nửa tháng mới có Phật tử mang lên cúng dường…không hề gì, các ngài như thể nhập với tự nhiên, bản nguyện, hạnh nguyện và ý chí như kim cang. Người Tạng sống trên vùng đất cao nhất thế gian này, nắng chói chang, lạnh nứt da thịt, không khí loãng, Oxy thiếu, áp suất thấp cái khắc nghiệt của thiên nhiên tưởng chừng như không sống nổi, ấy vậy mà cũng chưa yên thân. Khắc nghiệt của thiên nhiên còn chịu được, đã chịu bao đời nay. Cái khắc nghiệt của lòng người mới ghê gớm và kinh khủng hơn. Kể từ khi Trung Cộng xua quân xâm lăng Tây Tạng đến nay, bọn họ đã phá huỷ hơn bốn ngàn ngôi tự viện, giết chết hơn một trịêu người Tây Tạng, hàng vạn người phải ly hương ( có cả ngài Dalai Lama), nền văn minh Phật giáo Tạng đang bị hủy hoại. Hán hoá quá cay nghiệt, tàn độc. Những kẻ xâm lăng không chừa một thủ đoạn nào, dù là độc ác và dã man nhất, cái khắc nghiệt của thiên nhiên xem ra không nhằm nhò gì so với sự nghiệt ngã của lòng tham, sự hân hận và mê muội của Trung Cộng. 

 Những ngọn núi thiêng như Kailash, vốn được truyền tụng là đạo tràng của ngài Liên Hoa Sanh, là hang tu của tổ sư Milarepa, được cho là trung tâm vũ vụ … vô cùng thiêng liêng trong tín ngưỡng, tâm linh cũng như văn hoá của người Tạng, hiện đang bị xâm haị vì những kế khoạch đã và đang khai phá của Trung Cộng. Núi thiêng taị tâm, đất linh tại người, vậy mà giờ đây lòng dạ của những kẻ xâm lăng tàn độc, tham lam, mê muội bất chấp tất cả. Kiếp nạn cộng nghiệp của người Tạng, của những dân tộc và quốc gia nhược tiểu ngày đêm khắc khoải khổ đau.

 Rời Smoky Mountain, về với Tennessee, một vùng đất trù phú với những điền trang bát ngát mênh mông. Tennessee cũng là quê hương của ông hoàng nhạc  Rock&Roll. Elvis Presley là thần tượng âm nhạc của xứ này và cả một phần nhân loại. Elvis Presley đã để laị cho đời một gia tài âm nhạc khổng lồ và bản thân ông đã trở thành một biểu tượng của văn hoá Mỹ. Nhắc đến văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ, phong cách Mỹ thì người ta lập tức nghĩ ngay đến: nhạc Rock&Roll, bóng bầu dục, Coca Cola, hamburger. Cách trung tâm thành phố chừng một giờ lái xe, Rock City nằm trên đỉnh một ngọn núi nhỏ nhưng khá lý thú, người ta lập nên một tiểu trấn, một khu du lịch trên đỉnh núi đá. Bàn tay và trí tưởng tượng của con người đã thổi hồn vào núi đá này. Những hẻm núi nhỏ đến độ người ta phải nghiêng mình mới qua lọt, những hang động được trang trí biến thành xứ sở của bảy chú lùn trong truyện cổ, nhiều hang đá khác cũng được trang trí theo những chủ đề của các câu chuyện cổ tích,  dùng chính đá của núi để bắt cầu qua hai vách đá, từ đó mà có Sky Bridge, cũng từ mỏn đá của Rock City nhìn ra không gian bao la, chúng ta có thể thấy đến tận bảy tiểu bang chung quanh. Rock City nhờ có bàn tay con người mà trở nên có hồn hơn, đẹp hơn từ đó thu hút du khách khắp nơi đổ về ngắm nghía trầm trồ. Dòng sông Chattanooga cũng thế, vốn chỉ là con sông nhỏ, nước tù đọng, không có gì hấp dẫn nhưng nhờ bàn tay chỉnh trang của con người tạo ra quảng trường bờ sông, công viên, phố xá hai bên sông, nhờ thế mà nó trở nên duyên dáng và đẹp hẳn lên. Những hoạt động thể thao du thuyền, jack ski, kayak… làm cho khúc sông chảy qua down town rất sôi động.

 Từ trung tâm Tennessee, gã và gia đình ghé vào một trung tâm mua sắm cách đấy không xa, chính tại nơi này gã đã học thêm một bài học về cách đối nhân xử thế, về tình người, tình đời. Số là hai vợ chồng gã đang xếp hàng chờ  đồ ăn, khi  trả tiền thì người ở quầy bảo có người đứng sau lưng trả rồi. Gã ngạc nhiên quay laị thì thấy hai vợ chồng Mỹ trắng già. Hai ông bà thanh mảnh, cao ráo, tướng tá sang trọng… Gã ngạc nhiên lắm, cảm ơn hai người rối rít, hai người cười vui vẻ bảo không có chi. Ở cái xứ này chúng ta vẫn thường thấy có những người xa lạ thường hay trả tiền món ăn hay món đồ chi đó, nếu người đứng kề cận là một anh lính, người cảnh sát hay một quân nhân…Người Mỹ muốn tỏ lòng biết ơn những nhân viên công lực hay quân nhân đã bảo vệ quốc gia, bảo vệ trật tự trị an của xã hội. Gã là một người châu Á di dân, vô danh tiểu tốt, chẳng có công trạng gì với quốc gia này ấy vậy mà cũng được hưởng “ân huệ” này. Trong lòng thấy vui và cảm kích vô cùng. Lâu nay gã vẫn thường tâm niệm chỉ giúp người dưới cơ mình, chỉ giúp người nghèo khổ, hoặc là làm việc tốt cũng phải tỉnh táo, phân biệt rõ ràng… Hai vợ chồng Mỹ trắng già trả tiền bữa ăn cho gã, một hành vi đẹp vị tha, một hành động tốt vô điều kiện, hành động tốt mang laị niềm vui nho nhỏ cho tha nhân mà không cần biết đó là ai, không có tâm phân biệt hay chấp trước. Gã xin cảm ơn ngàn lần cũng không đủ, cảm ơn không phải vì được trả tiền cho suất ăn ấy mà cảm ơn vì trân qúy cái hành động đẹp này. Một bài học giữa đời thường, việc trả tiền bữa ăn cho một người xa lạ mà người ấy là du khách chứ không phải nghèo khổ, đói khát tuy chưa thể gọi là Bồ Tát nhưng hành vi ấy có dáng dấp của Bồ Tát. Hai vợ chồng Mỹ trắng già ấy không có tâm phân biệt đó là một gã châu Á, không thấy hành vi trả tiền cho kẻ xa lạ là làm phước…điểm naỳ gần giống như “ Tam luân thể không” trong việc bố thí. Bố thí mà không thấy có mình bố thí, không thấy có người thọ nhận bố thí và cũng không thấy có vật bố thí. 

 Xứ Tennessee giàu có phong lưu, thiên nhiên xanh mướt xinh đẹp. Tennessee cũng như bao miền đất khác của xứ sở này, ngày nay vẫn còn có rất nhiều những địa danh mang âm hưởng, vết tích của người Mỹ bản địa xa xưa: Chattahoochee, Chattanooga, Cherokee, Appalachian, Alamos… Những cái tên gợi lên một thời dĩ vãng, những đỉnh núi thiêng, những vùng đất linh một thời của người Mỹ bản địa. 


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 09/2020

 

Reader's Comment
9/26/202018:48:24
Guest
Người viết đang sống ở Mỹ, đọc bài của Thần Phong cũng muốn thưởng thức phong vị thần tiên của Tennessy, nhưng đáng tiếc, mình quá già rồi, chống gây đi còn không vững nữa là...
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi ước mơ có một ngày nào đó, khi thanh bình thật sự trở về trên nước VN, khi chính thể CS hoàn toàn tan rã, khi con người công chính trở lại làm nền tảng trong xã hội mới, chúng ta sẽ trở về, những ngưới bạn từ thời xa xưa, cùng nhau làm lại một bữa tiệc Tất Niên, mời vong linh các thầy, các bạn, các anh em đồng đội đã chết trong khói lửa chinh chiến, trong các biến cố tang thương của đất nước, trong các trại tù, trên biển…cùng nhập tiệc. Kẻ đang sống cùng người thiên cổ bên cạnh nhau hoài niệm đến một miền thùy dương ngọt ngào nhân tính, một ngôi trường thân yêu giàu truyền thống giáo dục và y đức, một thành phố mến yêu thơ mộng. Để nghe những người quá cố tâm sự về cái chết oan khiên của mình. Được như vậy, hương hồn các vị đó sẽ sớm được siêu thoát và vĩnh viễn an nghỉ chốn nghìn thu. Và chúng ta đây giảm khắc khoải đau thương…
Tôi đã có bốn cái Tết trong trại Panatnikhom và Sikiew, Thailand. Tết đầu tiên thật nhiều kỷ niệm và bất ngờ, vì lúc đó chúng tôi vừa nhập trại trong khi còn hơn một tuần nữa là Tết. Tôi và ba cô bạn đi chung chưa kịp gửi thư cho thân nhân ở nước ngoài để ca bài ca “xin tiền”. Ai lo bận bịu đón Tết thì lo, còn chúng tôi thì lo đi mượn tiền để mua vài vật dụng cần thiết như tấm trải nhựa, tre nứa, dây nilon để làm “nhà” (phải “an cư” mới “lập nghiệp” tỵ nạn được chớ).Khoảng một tuần trước Tết, có một nhóm mấy thanh niên đến thăm vì nghe nói chúng tôi là dân Gò Vấp, nên muốn nhận “đồng hương đồng khói”. Họ là những người trẻ như chúng tôi, nên câu chuyện mau chóng trở nên thân mật và rôm rả
Hỏi thăm ông Hai bán hoa lay-ơn gốc Bình Kiến, nhiều người ngơ ngác hỏi nhau. Tôi lại rảo qua thêm mấy vòng chợ hoa, cũng vừa đi tìm ông Hai, cũng vừa ngắm hoa và ngắm những chậu bonsai bày bán cuối năm, cũng tìm lại mình của gần 20 năm trước, năm nào cũng cứ vào những ngày này, tôi theo ba tôi hóng gió đón sương không hề chợp mắt cùng gian hàng cây kiểng rất bề thế của ba ở đây.
Có lẽ những rộn ràng, hân hoan nhất trong năm không phải là "ba ngày tết", mà là những ngày cận tết. Bắt đầu vào ngày 23 tháng chạp, tối đưa ông Táo về trời. Tất cả mọi sinh hoạt đều hướng về việc chuẩn bị để đón một mùa xuân mới, chào đón nguyên đán và mấy ngày xuân trước mặt. Lúc nhỏ là mùi vải thơm của bộ đồ mới, mùi gạo nếp ngâm cho nồi bánh và hương thơm ngào ngạt cho sàng phơi mứt dừa, mứt bí, mứt gừng ngoài sân. Những đêm ngủ gà ngủ gật ngồi canh bên nồi bánh tét cùng với má, với gia đình xúm quanh. Mùi bếp lửa, mùi khói hương, mùi áo mới lan tỏa của tuổi thơ ngan ngát những ngày xa...
Người ta được nuôi lớn không chỉ bằng thức ăn, mà còn ở lời ru, tiếng hát, và những câu chuyện kể. Chú bé cháu của bà thích được bà ôm vác, gối đầu lên vai bà. Có khi bà mở nhạc từ chiếc nôi cho chú nghe thay cho lời hát, chiếc nôi chú bé đã nằm khi mới lọt lòng mẹ. Có khi bà hát. Bà không ru à ơi, nhưng âm điệu dân gian len vào trong từng lời hát. Chú bé mãi rồi ghiền nghe giọng hát của bà.
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện vui nhưng tuổi học trò thì vui thật. Lúc nào, khi nào, chỗ nào cũng toàn thấy chuyện vui chơi. Bạn chơi là người nhưng nhiều lúc là những côn trùng quanh quẩn bên người. Một ông bạn mới gặp nhướng mắt hỏi tôi viết về những bạn chơi nhiều hơn hai chân nhưng chưa thấy nhắc tới bạn của ông ấy. Đó là bọ ngựa. Ông này thuộc loại rắn mắt. Tôi không chung tuổi thơ với ông nhưng chắc ông cũng thuộc loại phá làng phá xóm. Ông kể chuyện ăn me chua trước mấy ông lính thổi kèn trong hàng ngũ khiến mấy ông thợ kèn này chảy nước miếng thổi không được. Tôi thuộc loại hiền nên không có bạn không hiền như bọ ngựa. Ông ta thì khoái bọ ngựa.
“Mày có vợ hồi nào vậy?” chưa kịp chào, mẹ đã ném ra câu hỏi bất ngờ. Tôi lặng thinh. Cục nghẹn trong cổ họng. Tiếng mẹ đã khàn nhưng nghe vẫn quen, vẫn gần gũi, nhưng đặm chút ngạc nhiên và thấp thoáng chút phiền muộn. Hệt như lần hỏi tôi mười mấy năm trước rằng Sao con trốn học. Đường dây điện thoại chợt kêu ù ù, như thể có máy bay hay xe vận tải cơ giới hạng nặng chạy qua chỗ mẹ đứng. Cũng có thể tại tai tôi ù. Tôi cũng không chắc lắm. Giọng nói mẹ chìm vào khối tạp âm hỗn độn. Mẹ lặp lại câu hỏi trong tiếng động cơ rì rầm. Rồi tất cả im vắng bất ngờ. “Hở con?” Mẹ nói.
Bê, con trai của Mẹ, đã theo Mẹ đến giảng đường từ thuở còn trong bụng Mẹ. Suốt thời gian đại học của Mẹ, Bê có nhiều đóng góp khác nhau theo từng thời kỳ. Khi Mẹ làm bài kiểm tra môn Đầu Tư và Tài Chính trong lục cá nguyệt đầu tiên, Bê mới ba tháng tuổi. Mẹ nhẩm tính, bài thi một tiếng rưỡi, đi về từ nhà đến trường thêm một tiếng rưỡi. Như vậy, Bê phải xa Mẹ ít nhất ba tiếng đồng hồ. Mẹ biết tính Bê, mỗi hai tiếng đồng hồ Bê oe oe đòi bú sữa Mẹ. Bê xấu đói lắm, đòi mà không được, Bê nhăn nhó um sùm. Ngày hôm đó, dì Thành đến giữ Bê. Dì Thành rất hồi hộp. Dì chưa có em bé, chẳng biết phải làm sao cho đúng ý Bê. Mẹ thi xong, phóng ra xe về nhà. Mẹ bắt đầu sốt ruột. Mẹ xa Bê đã hơn ba tiếng đồng hồ. Giờ này Bê chắc Bê đã thức giấc. Hy vọng Bê chịu khó nhâm nhi món trà thảo dược cho trẻ sơ sinh trong khi chờ Mẹ về. Thời đó chưa có điện thoại di động. Bởi vậy, có lo cũng để bụng, chứ Mẹ chẳng biết làm sao. Mẹ ba chân bốn cẳng chạy ba tầng lầu. Vừa đến cửa đã nghe tiếng Bê khóc ngằn ngặt.
Khi chơi những bản nhạc hay, Khang khóc theo giai điệu. Mước mắt chảy, tay kéo tình xuống lên, thân hình diệu dẻo theo cảm hứng. gần như mê cuồng, không biết mình là ai. Tôi cảm nhận được cái hay xuất thần nhưng không hiểu. Khang nói: -- “Cậu Út biết không, cái hay của âm nhạc làm cho lòng sung sướng nhưng cái đẹp của âm nhạc làm cho hồn cảm động. Khi món quà quá lớn, quá sức yêu, không thể cười, chỉ có thể khóc.” Tôi nghĩ, những lúc như vậy, Khang không chơi đàn, mà múa với hồn oan.
Tôi làm việc giữ xe cho một casino ở ngoại ô Toronto, gọi là parking attendant. Đó là nghề mà thanh niên ít chịu làm, phần vì lương thấp, mức tối thiểu, hồi đó 5 đồng một giờ, nhưng lý do chính là vì nó buồn. Bãi đậu xe nằm dưới hầm tối, không nhìn thấy người qua lại, nếu ở ngoài trời cũng sau lưng nhà cao tầng. Không ai làm chỗ đậu xe ở khung cảnh xinh đẹp, nơi ấy dành cho hàng quán. Đi học ban ngày, tôi làm thêm ban đêm là việc thích hợp, có thể thỉnh thoảng ngồi học bài. Nhân viên trong phiên gác trước tôi là cô gái bằng tuổi hoặc cùng lắm lớn hơn một hai tuổi, nhưng không hiểu sao cô vẫn có thói quen gọi tôi là em và xưng chị.
Anh cho xe dừng lại nơi góc đường rồi đi bộ về phía căn nhà. Tuyết đang rơi dầy đặc trắng xóa cả bầu trời, đúng là một White Christmas như nhiều người mong muốn. Những ánh đèn màu trang hoàng trước sân các nhà nhấp nháy vui tươi như đang mừng đón Chúa Hài Đồng giáng trần. Anh bước lên bậc thềm gỗ, bước rón rén đến cửa sổ nhìn qua tấm rèm mỏng, hơi giật mình sựng lại khi thấy ba mẹ con cô ấy đang dọn bữa ăn đêm Noel. Hẳn là họ vừa đi lễ về, anh thầm nghĩ. Nhìn đứa con trai mười ba tuổi và đứa con gái mười một tuổi giúp mẹ sắp xếp bày biện thức ăn trên bàn, anh thoáng chút xúc động và an tâm vì các con đã lớn, có thể đỡ đần mẹ trong nhiều việc nhà, anh cũng thấy bớt đi mặc cảm tội lỗi của mình.
Chuyện xảy ra trên một chuyến xe Greyhound. Xe đò Greyhound có vẽ con chó sói xoải cẳng phi nước đại bên hông là thứ nối liền các thành phố bên Mỹ và Canada. Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng ngự trên những chuyến xe xuyên liên bang này. Tôi cũng đã từng xuôi ngược với Greyhound. Từ Montreal qua Washington D.C. thăm bạn bè dân thủ đô nước Mỹ như các ông Dzương Ngọc Hoán, Nguyễn Tường Đằng. Từ Vancouver qua Portland thăm ông Từ Công Phụng. Từ Seattle về Vancouver sau khi cưỡi du thuyền đi Alaska thăm mấy chú gấu tuyết. Nói như vậy để thấy tôi cũng có chút kinh nghiệm khi chen vai thích cánh cùng những người không có hoặc ngại lái xế riêng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.