San Jose (Tổng hợp của Việt Báo - Hạnh Dương ghi) -- Cựu Thủ Tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ và là một cựu sĩ quan cấp Tướng, cựu Tư Lệnh Không Quân VNCH, đã về thăm Việt Nam theo lời mời của chính phủ CSVN và ông đã tuyên bố ủng hộ Đảng và Nhà Nước độc tài chuyên chế tại Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Bản tin của báo Thanh Niên thuộc Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản ở Sài-gòn trong số đăng tải trên Internet ra ngày thứ Năm 15-1-04 ghi rằng ông Nguyễn Cao Kỳ đã mỡ cuộc hôp báo tại khách sạn Sheraton Sài-gòn lúc 3:00 giờ chiều ngày thứ Năm 15-1-04 (giờ VN đi trước) và khi các ký giả VN hỏi rằng ông nghĩ sao về "chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng", thì ông Kỳ trả lời "Tôi trả lời ngay không cần phải suy nghĩ, đó là một chính sách hoàn toàn đúng đắn. Và sự hiện diện của tôi ở đây là một hành động rất rõ rằng chứng tỏ tôi mong muốn là một sứ giả cho sự hòa hợp dân tộc.30 năm qua tôi vẫn giữ quốc tịch VN, nhưng dù là quốc tịch nào lòng tôi vẫn hướng về quê hương."
Khi trả lời nhà báo của CSVN về "số dư luận ở nước ngoài chống đối chuyến trở về thăm quê hương của mình", ông Nguyễn Cao Kỳ cho biết "Tôi chẳng để ý đến những người chống đối vì hành động của họ chẳng làm gì có lợi hay có hại cho tôi. Một khi cái tâm của tôi hướng về đất nước thì tôi cứ đi. Sau 30 năm đất nước thống nhất, đây là lúc cần có sự đóng góp để xây dựng quê hương. Giờ nầy mà chỉ nghĩ về dĩ vãng là chuyện không tưởng. Mà đó cũng chỉ là thiểu số." Báo Thanh Niên của CSVN viết rằng "Thông điệp mà ông Kỳ muốn gởi tới cộng đồng người Việt ở nước ngoài là hãy đoàn kết lại để xây dựng Việt Nam thành một con rồng châu Á. Để được như vậy, theo ông, hãy gác lại quá khứ mà nhìn tới tương lai. Ông Kỳ cũng cho biết ông có nguyện vọng muốn về ở hẵn tại Việt nam"."
Tại San Jose, ông Đỗ Văn Trãng là cựu sĩ quan VNCH làm Chủ Tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị bắc Cali quy tụï những cựu sĩ quan quân lục VNCH từng bị CSVN giam giữ, đã nói với ký giả Hạnh Dương của Việt Báo rằng "Việc Nguyễn Cao Kỳ về nịnh hót CSVN theo tôi thì chẳng có ai trong Cộng Đồng tỵ nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ cho là quan trọng.... Năm 2001 tôi đi qua Thái Lan thăm anh hùng Lý Tống thì gặp Trung Tá Ân thuộc Không Quân là thầy của Lý Tống. Tôi được Trung Tá Ân cho biết rằng...”
Theo lời ông Trảng, ông Nguyễn Cao Kỳ xử thế trong đời tư không tử tế gì, ngay với cả những đàn em từng cưu mang ông...
Hiện thời “bà Nicole Lê Kim là vợ ông Kỳ và đang đi chung với ông Kỳ về VN. Bà Lê Kim nầy hiện là thông gia với Thủ Tướng Việt Cộng Phan Văn Khải.. Thế nên việc Nguyễn Cao Kỳ về VN và nói ủng hộ Đảng và nhà nước CSVN là chuyện do hai bên xui gia sắp đặt".
Theo tin do một nhân vật thân cận Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tiết lộ miễn nêu tên cho ký giả Hạnh Dương biết rằng "Cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ về VN có mang theo vài người bạn Mỹ, trong đó có tướng hồi hưu Hoa Kỳ là Hoffman. Điều nầy không có nghĩa là có chuyện gì can dự của Hoa Kỳ.. Theo chỗ mà phía Ngoại Giao Hoa Kỳ được biết thì cựu Tướng Kỳ có một số quan hệ với những nhóm thương nhân người Trung Hoa như ông Tay Chun Hy là chủ nhân hãng thuốc lá 555 British American Tobacco (BAT) tại Singapore và đầu tư lớn ở Bangkok.. Vừa qua Hoa Kỳ và CSVN có những bước tiến quan trọng về việc hợp tác trong khu vực, điều nầy làm cho phía Trung Quốc e ngại.. Trung Quốc thấy rằng CSVN đang bị những phản ứng chống đối của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, nên Trung Quốc cùng với nhóm người Tàu ở Hoa Kỳ, Singapore, Thái Lan thu xếp cho Nguyễn Cao Kỳ về thăm VN như là một điều kiện đòi hỏi CSVN nên biết điều trong việc tiếp tục giữ những giao hảo với Trung Quốc chứ không nghiêng hẵn về phía Hoa Kỳ."
Theo nhân vật nầy cho biết thì "Một tuần trước khi cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đi Việt Nam, một nhóm những người Trung Quốc là người Tàu ở Chợ Lớn hiện định cư tại quận Cam California đã họp với Nguyễn Cao Kỳ và sắp đặt các chi tiết cho chuyến đi. Nhóm tư vấn nầy chỉ định một người gốc Hoa ở Chợ Lớn định cư tại Nam Cali mang họ Lý...{tòa soạn giữ kín tên vị này] đảm trách trang trải mọi chi phí cho chuyến về thăm quê hương của cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ và gia đình cùng những người tùy tùng. Để đổi lại thì nhóm người Hoa nầy cũng được phía CSVN dành cho các ưu đãi về quyền lợi xuất nhập cảng hàng hóa".
Việt Báo loan tin nầy với tất cả thận trọng.
Bản tin của báo Thanh Niên thuộc Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản ở Sài-gòn trong số đăng tải trên Internet ra ngày thứ Năm 15-1-04 ghi rằng ông Nguyễn Cao Kỳ đã mỡ cuộc hôp báo tại khách sạn Sheraton Sài-gòn lúc 3:00 giờ chiều ngày thứ Năm 15-1-04 (giờ VN đi trước) và khi các ký giả VN hỏi rằng ông nghĩ sao về "chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng", thì ông Kỳ trả lời "Tôi trả lời ngay không cần phải suy nghĩ, đó là một chính sách hoàn toàn đúng đắn. Và sự hiện diện của tôi ở đây là một hành động rất rõ rằng chứng tỏ tôi mong muốn là một sứ giả cho sự hòa hợp dân tộc.30 năm qua tôi vẫn giữ quốc tịch VN, nhưng dù là quốc tịch nào lòng tôi vẫn hướng về quê hương."
Khi trả lời nhà báo của CSVN về "số dư luận ở nước ngoài chống đối chuyến trở về thăm quê hương của mình", ông Nguyễn Cao Kỳ cho biết "Tôi chẳng để ý đến những người chống đối vì hành động của họ chẳng làm gì có lợi hay có hại cho tôi. Một khi cái tâm của tôi hướng về đất nước thì tôi cứ đi. Sau 30 năm đất nước thống nhất, đây là lúc cần có sự đóng góp để xây dựng quê hương. Giờ nầy mà chỉ nghĩ về dĩ vãng là chuyện không tưởng. Mà đó cũng chỉ là thiểu số." Báo Thanh Niên của CSVN viết rằng "Thông điệp mà ông Kỳ muốn gởi tới cộng đồng người Việt ở nước ngoài là hãy đoàn kết lại để xây dựng Việt Nam thành một con rồng châu Á. Để được như vậy, theo ông, hãy gác lại quá khứ mà nhìn tới tương lai. Ông Kỳ cũng cho biết ông có nguyện vọng muốn về ở hẵn tại Việt nam"."
Tại San Jose, ông Đỗ Văn Trãng là cựu sĩ quan VNCH làm Chủ Tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị bắc Cali quy tụï những cựu sĩ quan quân lục VNCH từng bị CSVN giam giữ, đã nói với ký giả Hạnh Dương của Việt Báo rằng "Việc Nguyễn Cao Kỳ về nịnh hót CSVN theo tôi thì chẳng có ai trong Cộng Đồng tỵ nạn Cộng Sản tại Hoa Kỳ cho là quan trọng.... Năm 2001 tôi đi qua Thái Lan thăm anh hùng Lý Tống thì gặp Trung Tá Ân thuộc Không Quân là thầy của Lý Tống. Tôi được Trung Tá Ân cho biết rằng...”
Theo lời ông Trảng, ông Nguyễn Cao Kỳ xử thế trong đời tư không tử tế gì, ngay với cả những đàn em từng cưu mang ông...
Hiện thời “bà Nicole Lê Kim là vợ ông Kỳ và đang đi chung với ông Kỳ về VN. Bà Lê Kim nầy hiện là thông gia với Thủ Tướng Việt Cộng Phan Văn Khải.. Thế nên việc Nguyễn Cao Kỳ về VN và nói ủng hộ Đảng và nhà nước CSVN là chuyện do hai bên xui gia sắp đặt".
Theo tin do một nhân vật thân cận Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tiết lộ miễn nêu tên cho ký giả Hạnh Dương biết rằng "Cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ về VN có mang theo vài người bạn Mỹ, trong đó có tướng hồi hưu Hoa Kỳ là Hoffman. Điều nầy không có nghĩa là có chuyện gì can dự của Hoa Kỳ.. Theo chỗ mà phía Ngoại Giao Hoa Kỳ được biết thì cựu Tướng Kỳ có một số quan hệ với những nhóm thương nhân người Trung Hoa như ông Tay Chun Hy là chủ nhân hãng thuốc lá 555 British American Tobacco (BAT) tại Singapore và đầu tư lớn ở Bangkok.. Vừa qua Hoa Kỳ và CSVN có những bước tiến quan trọng về việc hợp tác trong khu vực, điều nầy làm cho phía Trung Quốc e ngại.. Trung Quốc thấy rằng CSVN đang bị những phản ứng chống đối của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, nên Trung Quốc cùng với nhóm người Tàu ở Hoa Kỳ, Singapore, Thái Lan thu xếp cho Nguyễn Cao Kỳ về thăm VN như là một điều kiện đòi hỏi CSVN nên biết điều trong việc tiếp tục giữ những giao hảo với Trung Quốc chứ không nghiêng hẵn về phía Hoa Kỳ."
Theo nhân vật nầy cho biết thì "Một tuần trước khi cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đi Việt Nam, một nhóm những người Trung Quốc là người Tàu ở Chợ Lớn hiện định cư tại quận Cam California đã họp với Nguyễn Cao Kỳ và sắp đặt các chi tiết cho chuyến đi. Nhóm tư vấn nầy chỉ định một người gốc Hoa ở Chợ Lớn định cư tại Nam Cali mang họ Lý...{tòa soạn giữ kín tên vị này] đảm trách trang trải mọi chi phí cho chuyến về thăm quê hương của cựu Tướng Nguyễn Cao Kỳ và gia đình cùng những người tùy tùng. Để đổi lại thì nhóm người Hoa nầy cũng được phía CSVN dành cho các ưu đãi về quyền lợi xuất nhập cảng hàng hóa".
Việt Báo loan tin nầy với tất cả thận trọng.
Gửi ý kiến của bạn