Hôm nay,  

Đọc Lê Lạc Giao: Dòng Đời

8/23/202408:18:00(View: 5518)
blank

Đọc Lê Lạc Giao: Dòng Đời
 

Phan Tấn Hải 
 

Tôi đã đọc bản thảo “Dòng Đời” khá là chậm. Đôi khi tôi đọc lại môt số đoạn, một số trang. Khi đọc lại toàn văn bản thảo lần thứ nhì, tôi lấy giấy ra ghi chú về các nhân vật, các mốc thời gian, những chuyển biến khi các nhân vật dời đổi từ bên dòng sông này qua thị trấn miền núi kia. Tất cả như một cuốn phim về một quê nhà đang tìm hướng đi trong thời kỳ hậu thực dân Pháp, nơi lối rẽ của tranh chấp để con sông trở thành đôi bờ và rồi người lái đò (trong tiểu thuyết này là người có tên là ông Ba Đò) trở thành người hai mặt, bị buộc cung cấp tin cho cả hai lực lượng thuộc hai ý thức hệ khác nhau.
 

Những gì hiện ra trước mắt, trong tâm tưởng của một độc giả như tôi, là một quê nhà đầy nước mắt, khi truyện kể dọc theo, trải qua ba hay bốn thế hệ, những người dân trong một xã hội bi thảm của thời thực dân Pháp, rồi tới sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trên trang giấy là một quê nhà tôi rất mực yêu thương được nhà văn Lê Lạc Giao kể lại những góc nhìn từ một thanh niên cùng thế hệ với tôi: sinh trước ngày đất nước chia đôi, nhìn thấy bạn bè một phần “nhảy núi” theo phe bên kia, và một phần khác đã tình nguyện ra trận để giữ gìn tự do cho miền Nam.
  

Nhân vật chính là Hiểu, chàng trai sinh bên dòng sông Cái của Nha Trang. Thân mẫu của Hiểu là cô Chanh, người sống với nỗi buồn khi thấy chồng là ông Xuân có vợ nhỏ và rồi đưa vợ nhỏ từ chợ Nha Trang lên Pleiku sống luôn. Thế rồi, cô Chanh đã xuất gia, trở thành một bà ni già tại một ngôi chùa trên một ngọn núi vùng Nha Trang. Hiểu thỉnh thoảng thăm mẹ, và thắc mắc tại sao mẹ lại chịu vào tu ở ngôi chùa lưng núi, nơi vị trụ trì là người thân với những người “cách mạng” trong núi. Mẹ Hiểu là người chơn tu, là người thuần tu, không bận tâm chuyện chính trị, muốn dứt bỏ thật xa những chuyện lao xao dưới các phố chợ của vùng Nha Trang.
 

Truyện mở đầu bằng hình ảnh của Hiểu tại vùng Nam California, khi Hiểu vào một quán cà phê, nghe giọng nói của một cô tiếp viên và nhận ra, giọng nói Hà Nội sau 1975 và cô có lẽ là một du học sinh. Lúc đó, Hiểu đã sống hơn ba mươi năm tại Hoa Kỳ. Hiểu về nhà trong nỗi cô đơn, cầm đàn lên và bất chợt hát... Tác giả Lê Lạc Giao kể: “...Hiểu hát một khúc nhạc nhưng đến lần thứ hai anh mới nhận ra mình đàn và hát. Bài hát Một Dòng Sông Xa Nguồn của người nhạc sĩ đã chết trong Tết mậu thân 1968. Vừa nghĩ đến tác giả, Hiểu như nghe lại tiếng ho của ông trong những đêm dài trước tết Mậu Thân.  Hiểu hồi tưởng những trăn trở thời chiến tranh trong đó thế hệ của anh đắm chìm trong bao đêm dài không ngủ! Sự bế tắc tâm thức con người lúc bấy giờ, biểu hiện cụ thể qua sự phung phí tuổi trẻ cho một thời điểm đậm nét phi lý, hư vô. Để rồi sau cuộc chiến tranh, bóng tối quá khứ nhuộm đen quãng đời còn lại của những nạn nhân và chứng nhân cuộc chiến tranh.”
 

Rồi truyện mở ra với cả một bầu trời chuyển biến của quê nhà, trải rộng qua ba hay bốn thế hệ, có lẽ là một trăm năm, từ thời ông Tước (ông nội của Hiểu), tới ông Xuân (thân phụ của Hiểu), tới Hiểu khi đang dạy học bị Tổng động viên năm 1972 để trở thành quân nhân biệt phái cho ngành giáo dục ở Miền Tây. Hiểu chứng kiến cuộc nội chiến qua hình ảnh các nhân vật liên hệ trong gia đình và trong làng xóm. Ông Tước chứng kiến lính Tây càn quét làng xóm, đốt làng. Ông Tước và thế hệ của ông trở thành những người hỗ trợ cho Việt Minh trong cuộc kháng chiến, chống thực dân Pháp, và khi đất nước chia đôi đã ước mơ sống trong hòa bình. Ông Tước nhìn thấy một số học trò võ năm xưa của ông bị lôi kéo vào núi để tham gia cách mạng, chống lại nền hòa bình của chế độ Việt Nam Cộng Hòa tân lập. Ông Tước nhận ra ngay cả sự trụ trì Tâm Quảng của ngôi chùa Tứ Chánh gần nhà ông lại là người hoạt động bí mật cho bên kia. Ông Tước sắp xếp cho Xuân vào khu chợ Nha Trang để Xuân không bị lôi kéo “vào núi” hoạt động. Thế rồi, trong khi kinh doanh xây dựng trong thị trấn, Xuân có vợ bé là một cô thợ may trong chợ Nha Trang, rồi Xuân dẫn cô lên Pleiku ở, nơi Xuân kinh doanh thành công với nghề xây dựng. 
 

Dòng sông gần nhà cậu bé Hiểu là nơi ông Ba Đò, người lái đò bị buộc phải lấy tin cho cả phe quốc gia và phía Cộng quân, mà họ tự gọi là Cách mạng. Kết cục bi thảm là khi ông Ba Đò bị níu kéo căng thẳng, đã rút khẩu súng K-54 ông giấu dưới một viên gạch ra tự bắn vào đầu tự sát.
 

Hiểu lớn dần theo những cuốn sách cậu đọc, và những mối tình học trò nhạt nhòa. Nhưng phần chính của truyện là dòng chảy của lịch sử. Kể về ông Mười Sách hành nghề pháp sư, rồi nghi thức thầy pháp kỳ lạ, rồi phát nguyện từ bỏ nghề thầy pháp, những hình ảnh mơ hồ, khó hiểu của tín ngưỡng dân gian. Truyện cũng kể về những bi thảm, như trường hợp xã trưởng Thắng bị quân VC nửa đêm về làng, lôi ra xử bắn.
 

Và Lê Lạc Giao ghi lại: “Ông Tước quen biết Thắng từ những ngày phong trào chống Tây và triều đình Huế. Ông kính trọng Thắng vì ông ta là một trí thức yêu nước, và quyết định của Thắng từ bỏ Việt Minh về thành, ông Tước không đánh giá phản bội như đám người trên núi. Nhưng ông Tước cũng không để đám người cách mạng lưu ý cách suy nghĩ ông. Đến hôm nay vì con trai, ông biết mình bắt đầu một cuộc đương đầu trong bóng tối với những kẻ ông tạm gọi là đồng chí một thời của mình.”
 

Trải rộng trong truyện dài của Lê Lạc Giao là các bạn của Hiểu, những người cùng thế hệ và các thiếu nữ quen thời đi học, từ Nha Trang tới Sài Gòn. Nơi đây là những hình ảnh gần nhất mà tôi cảm nhận, vì họ là những người trong thế hệ của tôi.
 

Như người bạn của Hiểu, say mê làm thơ, từ Miền Trung vào Sài Gòn học đại học, và quen với Hiểu ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Lê Lạc Giao ghi nhận: “Ngạc học Triết nhưng chuyên làm thơ và  điên cuồng mê thơ. Ngạc bảo có thơ thỉnh thoảng đăng trên tạp chí Văn học Sài gòn. Ngạc tỏ ra sành điệu ăn nhậu và hôm ấy uống đến ba chai bia 33 trong khi Hiểu hai chai đã thấy choáng váng muốn về…”
 

Nhưng tâm hồn thơ mộng của Hiểu đã có từ thời đi học bên các thôn ven bờ sông Cái. Và cậu học trò vương vấn hình ảnh về mái tóc của chị Chiêu, như tác giả kể: “Lần về mùa hè năm Hiểu học đệ ngũ, Chị Chiêu đi chợ ghé cửa hàng mẹ Chanh, và gặp đứa trẻ từ bé đã biết say mê một mái tóc thề mà về sau trưởng thành, Hiểu cho là biểu tượng quê nhà của một kẻ đi hoang, hay lạc loài ngóng vọng về những khi cô đơn nhất.”


 

Tuy nhiên, chị Chiêu học hơn Hiểu vài lớp, trong khi mối tình học trò đầu tiên của Hiểu là Nhạn. Tác giả ghi nhận: “Hiểu đến trước mặt Nhạn đặt tay  lên vai cô thật lâu. Nhạn im lặng, vai run lên và Hiểu lần đầu tiên nghe mùi tóc của Nhạn thật nồng và thơm. Hai người đạp xe về nhà. Đêm hôm ấy trước khi ngủ, Hiểu tự hỏi sao tóc của Nhạn có mùi thơm nồng nàn quyến rũ như thế!  Rồi thái độ của mình thế nào khi đặt tay lên vai của Nhạn? Mình muốn ôm Nhạn nhưng không dám. Mình mười sáu tuổi rồi, mình ở vào tuổi đàn ông khi đọc bao nhiêu sách nhắc nhở như thế.”
 

Một người tình học trò khác nữa của Hiểu là Cẩm, và nàng đã được ba mẹ đưa đi du học ở Đức quốc. Kể như là biệt xứ, nhưng hình ảnh lãng mạn của Cẩm thật khó quên. Lê Lạc Giao ghi lại hình ảnh của Hiểu khi lang thang đường phố Sài Gòn và nhớ Cẩm: “Hút đến điếu thuốc thứ ba Hiểu ra khỏi Pagode lang thang trên đường phố Lê Lợi. Anh vào hàng sách cũ, ngồi xuống lục lọi đống sách báo bày trên lề nhớ lại những ngày đi học. Sinh hoạt ồn ào nhộn nhịp của Sài gòn cho Hiểu thấy mình ngày càng xa xôi cái ốc đảo hạnh phúc, và có lẽ vĩnh viễn không bao giờ có lại được niềm an vui từ mối tình với Cẩm, hay những tháng ngày êm ả trong giảng đường đại học. Hiểu đứng lên lang thang qua các quầy sách cũ bìa vàng ố màu như tàn tích của một thời quá vãng mà anh từng cho là “nỗi buồn đau hạnh phúc” mỗi một khi cảm thấy cô đơn. Hiện giờ anh đang cô đơn khi đi qua quán cơm Thanh Bạch, rạp chiếu phim Vĩnh Lợi nơi từng in dấu hai người yêu nhau.”
 

Hay là hình ảnh bất chợt của một chiều mưa Sài Gòn: “Nhìn theo bộ váy ngắn trắng tinh và dáng vẻ cô gái tuổi học trò đệ nhất cấp, Hiểu nhớ đến cơn mưa bất chợt trên đường Nguyễn Thiện Thuật lúc ấy Hiểu mười bảy tuối và một cô bé nữ sinh mười lăm tuổi trú mưa dưới mái hiên của tiệm đàn Đức Thắng.”
 

Và hình ảnh nàng Hải Lan trong tim Hiểu. Lê Lạc Giao ghi lại: “Hải Lan nhỏ hơn Hiểu hai tuổi, đang học năm thứ hai Luật khoa, là sinh viên xa nhà ở trọ trên đường Nguyễn Trãi. Cha Hải Lan làm thư ký tòa hành chánh tỉnh. Là con gái duy nhất, cô muốn trở về quê nhà làm công chức như cha và đang chờ thi khóa phó đốc sự hành chánh. Hải Lan cho biết nhà hàng Thanh Đình của một người bạn cha cô, bất kỳ khi nào rảnh cô đều có thể đến làm việc kiếm thêm tiền. Hải Lan có thể ngồi thu tiền hay làm tiếp viên tùy nhu cầu của nhà hàng. Khi biết Hiểu đang là sinh viên sĩ quan đi chiến dịch nhưng vốn là một sinh viên văn khoa xa nhà trọ học như cô, Hải Lan vui vẻ như hai người quen nhau đã lâu.”
 

Tiểu thuyết “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một cuốn phim nhiều góc cạnh. Không thuần túy là truyện kể về ba thế hệ trong dòng lịch sử quê nhà, nhưng cũng là những ký ức đau đớn và thơ mộng của Hiểu, một chàng trai không bao giờ già, người trải qua những ngày trưởng thành nơi thôn Bạch Hoa, nơi bàu Gáo, bên Cầu Đá, bên dòng Sông Cái, ngôi chùa Tứ Chánh… rồi tới Pleiku, Sài Gòn, Miền Tây và rồi xa rời quê nhà.
 

Ngòi bút Lê Lạc Giao trong tiểu thuyết này có vẻ như là một nhân chứng, nhưng chúng ta không nên hiểu chữ này theo một nghĩa pháp lý, bởi vì những dòng chữ trên giấy đã trở thành những dòng sông chữ nghĩa đang cuộn sóng ký ức, nơi đó đã cuốn trôi những ngày thơ mộng của các nhân vật, đã vùi dập ước mơ hòa bình của ba thế hệ, đã xóa nhòa những mối tình học trò rất ngờ nghệch và khó quên.
 

Tôi không muốn nói rằng tiểu thuyết này là hư cấu hay sự thật lịch sử của tác giả. Bởi vì sẽ rất nhiều độc giả tự nhìn thấy mình và người thân của mình trong tiểu thuyết này. Có thể thân phụ của bạn đã từng gia nhập Việt Minh thời chống Pháp, và rồi trở thành những người bảo vệ hòa bình cho các chính phủ Miền Nam. Có thể bạn đã từng học ở Sài Gòn, nơi bạn từng đi uống cà phê ở quán Hân, quán Bình Minh, ăn tiệm Thanh Đình, và những nơi tương tự như hình ảnh trong truyện. Có thể bạn cũng từng rụt rè nắm tay bạn gái  thời trung học và rồi nàng chợt biến mất… Có thể ngay trong gia đình bạn cũng có những người thân đứng nơi hai chiến tuyến. Cả một khung trời ký ức hiện ra trong tâm tôi, theo từng trang giấy của Lê Lạc Giao. Có lúc, tôi chợt muốn dịch ra tiếng Anh cho thế hệ trẻ đọc. Nhưng rồi tự thấy mình không kham nổi. Bởi vì, ngay khi viết bằng tiếng Việt, tôi cũng không viết được như Lê Lạc Giao, và rồi như thế sẽ là lạc điệu, nếu ra sức dịch sang tiếng Anh.
 

Tiểu thuyết “Dòng Đời” mang nhiều sức quyến rũ nhất trước giờ trong văn Lê Lạc Giao. Tôi đọc và tự thấy mình chìm vào, tắm gội trong chữ và trôi nổi trên các trang giấy. Tôi nghĩ rằng những dòng chữ trên các trang sách này là nước mắt của thế hệ chúng tôi, những người sinh ra ở Miền Nam vài năm trước khi đất nước chia đôi, và do vậy bị cuốn vào một cuộc chiến mà cha anh mình đã từng tham gia trong một hình thức nào đó, bên này hay bên kia, và rồi, thế hệ chúng tôi lên đường trong các đợt tổng động viên 1972 và 1973.
  

Lê Lạc Giao đã viết lên một cuốn tiểu thuyết xuất sắc, đẹp rực rỡ, và cũng rất buồn, như một hình ảnh ghi trong truyện: “Có kẻ ra đi rồi trở về nhưng cũng có kẻ ra đi mãi mãi. Những dấu chân trên cánh đồng mênh mông ấy hằn sâu trong lòng Hiểu, cũng như bạn bè anh bao vết thương không bao giờ lành nỗi. Tuổi trẻ thời chiến tranh làm thế nào thực sự bình yên khi mà chia lìa luôn luôn đến trước những ước mơ!
 

Thế rồi nhiều người trong thế hệ chúng tôi may mắn thoát chết. Để nhiều thập niên sau, thấy lại một quê nhà hỗn loạn và yêu thương trên các trang tiểu thuyết Lê Lạc Giao. Một khung trời đau đớn và yêu thương của một thế hệ rất buồn. Nơi đó, một thời tôi đã trưởng thành từ các góc phố ngập nắng vàng, một thời đã ngồi học trong các lớp ê a bên những rặng tre, đã lang thang trên các hè phố thời sinh viên và tự thấy mình như các nhà thơ ưa nổi loạn của chủ nghĩa hiện sinh. Và là một thời thương nhớ bên một tà áo lụa giữa nắng Sài Gòn và giữa những dòng thơ viết dở dang.

---- California, tháng 7/2024.

 



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
CNN cho biết Sở cảnh sát thành phố New York (NYPD) đang chuẩn bị thu hồi giấy phép sử dụng súng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Vào tháng 4/2023, giấy phép mang súng giấu kín của Trump đã bị đình chỉ sau bản cáo trạng của ông về tội hình sự ở New York, và ông đã nộp hai khẩu súng của mình, trong khi khẩu thứ ba đã được "chuyển đến Florida một cách hợp pháp".
BRUSSELS/GENEVA – Hôm thứ Tư (5/6), cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của EU cho biết, trong suốt 12 tháng qua, tháng nào nhiệt độ trên thế giới cũng được xếp hạng là tháng có nhiệt độ cao nhất so với cùng kỳ các năm trước. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn viễn cảnh “địa ngục khí hậu” (climate hell), theo Reuters.
ST PETERSBURG – Hôm thứ Tư (5/6), Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa sẽ cho khai triển hỏa tiễn quy ước (conventional missiles) trong khoảng cách đủ để tấn công tới Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Âu, nếu Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ của Nga bằng vũ khí tầm xa của phương Tây, theo Reuters.
Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) kết hợp với AAPI Equity Alliance giới thiệu chương trình thí điểm ở Quận Hạt Los Angeles, nhằm chữa lành vết thương do tệ nạn phân biệt, thù ghét chủng tộc gây ra đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.
Lúc đó, bước vào giữa ngôi làng của những người gia chủ Bà La Môn, Đức Phật chỉ nói đơn giản là hãy phát nguyện, hãy giữ hạnh nguyện xa lìa lậu hoặc và hãy “chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!” Đức Phật đã dạy như thế với các gia chủ Bà La Môn, những người chưa từng quy y và chưa biết gì về Chánh pháp.
Độc chiêu để Trump có cơ hội thoát tội ở Florida: Thẩm phán Aileen Cannon đang lên kế hoạch tổ chức một phiên điều trần quy mô lớn theo yêu cầu của Donald Trump muốn tuyên bố việc bổ nhiệm Jack Smith làm cố vấn đặc biệt là không hợp lệ, báo hiệu rằng thẩm phán Cannon có thể sẵn sàng phủ quyết quyền lực của công tố viên đặc biệt Smith hơn bất kỳ thẩm phán xét xử nào khác.
WASHINGTON – Hôm thứ Ba (4/6), Hạ Viện Hoa Kỳ do Đảng Cộng Hòa kiểm soát đã thông qua một dự luật trừng phạt Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court, ICC) về quyết định của công tố viên ICC xin lệnh bắt giữ các viên chức Israel liên quan đến cuộc chiến ở Gaza, theo Reuters.
Tổng thống Đài Loan Lai Ching-te hôm thứ Ba nhấn mạnh rằng ký ức về cuộc đàn áp của Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn sẽ được lưu giữ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để lưu giữ ký ức lịch sử này và chạm đến tất cả những ai quan tâm đến nền dân chủ Trung Quốc,” ông nói trong một bài đăng trên Facebook, đánh dấu kỷ niệm 35 năm cuộc đàn áp ngày 4 tháng 6.
VIENNA – Hôm thứ Ba (4/6), các quốc gia Châu Âu đã đệ trình một bản dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Quản trị Cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA) của Liên Hiệp Quốc, một lần nữa buộc Iran phải giải thích về các dấu vết uranium được phát hiện thấy tại một số địa điểm và một số vấn đề khác như việc cản trở các kiểm tra viên, theo Reuters.
SAN FRANCISCO – Hôm thứ Hai (3/6), cảnh sát San Francisco đã bắt giữ 70 người biểu tình ủng hộ Palestine với cáo buộc xâm phạm trái phép; họ đã vào sảnh của tòa nhà có lãnh sự quán Israel và không chịu rời đi dù đã bị mời ra khỏi tòa nhà, theo Reuters.
Người Việt gần đây quen thuộc với tờ Đại Kỷ Nguyên, được phát hành miễn phí đến tận nhà từng gia đình vào thời gian đầu trong những năm đại dịch, sau đó tờ báo này (bản Việt Ngữ) được phát hành khắp nơi với số lượng lớn trong các cơ sở thương mại cộng đồng, là tờ báo ủng hộ Trump mạnh mẽ. Hôm nay, tờ The Guardian vừa đưa tin, công ty truyền thông cực hữu Epoch Times là trung tâm của một vụ lừa đảo rửa tiền và lừa đảo tiền điện tử liên quan đến hàng chục triệu đô la, Bộ Tư pháp cho biết hôm thứ Hai khi công bố bản cáo trạng của giám đốc tài chính Bill Guan. Theo một tuyên bố từ văn phòng luật sư Hoa Kỳ ở quận phía nam New York, giám đốc điều hành 61 tuổi này “âm mưu cùng nhiều người khác tham gia vào một kế hoạch xuyên quốc gia rộng lớn nhằm rửa ít nhất khoảng 67 triệu Mỹ Kim thu nhập bất hợp pháp”.
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian, bởi vì Phật Giáo là Phật Giáo, là con đường Bát Chánh Đạo để giải thoát đã được nói rất minh bạch, không mơ hồ. Bởi vì, nếu biến thể Phật Giáo cho phù hợp với một cộng đồng nào đó, đôi khi sức sống sẽ bị nhạt màu, sẽ mất máu, sẽ trở thành một cái gì khác, rất xa lạ với Phật Giáo.
Chỉ vài ngày sau khi Donald Trump bị kết án về tội gian lận kinh doanh ở New York, cô Stormy Daniels lên tiếng thúc giục vợ Trump là Melania hãy rời bỏ Trump — nhưng không phải vì những lý do mà nhiều người có thể nghĩ. “Tôi không biết thỏa thuận của họ có gì hay không, nhưng cô Melania cần phải rời xa Trump.
HOA KỲ – Chủ nhật (2/6), Boeing và NASA cho biết họ đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên có phi hành đoàn của phi thuyền Starliner, dự kiến là vào ngày 5/6, sau khi kế hoạch thử nghiệm ban đầu vào thứ Bảy đã bị hoãn lại, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.