Hôm nay,  

Liệu Toà án Hình sự Quốc tế có thể xử tội Putin được không?

12/04/202400:00:00(Xem: 513)
 Putin
 
Hiện trạng

Trong hai năm qua, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đã tường thuật khá nhiều về tội ác chiến tranh do Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra cho vô số thường dân Ukraine.

Ngay từ đầu cuộc chiến, công luận thế giới kinh hoàng chứng kiến những hình ảnh tang thương khi binh sĩ Nga gây cảnh chết chóc cho bao nhiêu thường dân vô tội tại thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv của Ukraine: Nhiều người chết nằm la liệt trên đường phố, bị trói tay sau lưng và khắp cơ thể có dấu hiệu bị tra tấn bằng bạo lực, các mồ chôn tập thể… tương tự như bi kịch của 5000 đồng bào Huế trong chiến cuộc Mậu Thân tái diễn.
 
Theo ước tính của Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 29/2/2024, có khoảng 10.675 dân thường thiệt mạng và 20.080 người bị thương khi quân đội Nga tấn công vào các bệnh viện và khu dân cư.
 
Liệu Putin có chịu trách nhiệm về các cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh trước Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT – International Crimical Court, ICC) không?
 
Định nghĩa
 
Về mặt pháp lý, Công ước La Haye năm 1907 và bốn Công ước Geneva năm 1949 với các Nghị định thư bổ sung năm 1977 và 2005, định nghĩa tội ác chiến tranh là các vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm luật nhân đạo quốc tế.
 
Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm việc sử dụng vũ khí bị cấm là hóa học và sinh học. Luật cũng bao gồm việc bảo vệ những người không liên quan trực tiếp đến chiến sự như dân thường, tù nhân và nhân viên y tế.
 
Quy chế Rome của TAHSQT năm 1998 liệt kê chi tiết các yều tố này. Dựa theo cơ sở này, Điều 8 Công ước Geneva quy định các vi phạm gồm có:
 
– Các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường và các mục tiêu dân sự.
– Giết hoặc làm bị thương các chiến binh đầu hàng hoặc không có khả năng tự vệ.
– Tra tấn
– Hiếp dâm và tấn công tình dục
– Nô lệ
– Cưỡng bách di dời
– Bắt làm con tin
– Chuyên quyền phá hoại tài sản và hôi của
– Các cuộc tấn công có chủ ý vào bệnh viện, trường học và các tòa nhà được dành sử dụng cho các hoạt động tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa.
 
Do đó, khi binh sĩ Nga tấn công vào các trường học, nhà hộ sinh, hí viện Mariupol, giết hại dân thường ở thị trấn Bucha, thì có thể họ bị quy kết là gây ra tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng dè dặt khi quy định, tiên khởi chỉ là một loại cáo buộc tạm thời dành cho nghi can cho đến khi nào được chứng minh rõ ràng là tội phạm; có nghĩa là, cũng có những vùng xám dành để có nhiều cách biện minh khác nhau dựa theo luật nhân đạo quốc tế.
 
Cách thu thập bằng chứng
 
Hiện nay, tổ chức phi chính phủ Trung tâm Rafael Lemkin (Ba Lan) đang tích cực sưu tầm bằng chứng đủ loại về các tội ác chiến tranh của Putin. Họ được thành lập đặc biệt cho nhiệm vụ này và do nhà nước tài trợ.
 
Ngoài ra, báo giới trong và ngoài Ukraine cũng đang làm việc tương tự. Năm 2022, báo New York Times chứng minh hành động tàn bạo của binh sĩ Nga với các hình ảnh từ vệ tinh sau khi quân đội Nga rút khỏi Bucha. Các cá nhân khác ở Ukraine đang thu thập các lời khai và bằng chứng của nạn nhân.
 
Theo các luật gia, cách tốt nhất là nên tìm cách đưa các nạn nhân đến gặp trực tiếp các điều tra và công tố viên, để họ ghi lại tội ác một cách chuyên nghiệp hơn. Một trở ngại khác là, nếu nạn nhân sống sót bị phỏng vấn thường xuyên, thì nguy cơ tái chấn thương sẽ tăng lên. Đặc điểm chung của ngành tư pháp hình sự là hoạt động chậm chạp, luôn mang tính phản ứng theo luật định. Để có được bằng chứng cụ thể, sinh động và thuyết phục về hoàn cảnh của từng nạn nhân là rất khó. Thực tế cho thấy, Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT) giải quyết thành công trong nhiều trường hợp kể từ năm 2002.
 
Kinh nghiệm
 
Phần lớn giới lãnh đạo các quốc gia châu Phi bị cáo buộc vi phạm trong các vụ án chống lại tội phạm chiến tranh. Thủ tục này được tiến hành ở TAHSQT và kéo dài trong nhiều năm. Cụ thể là:
 
– Năm 2012, thủ lĩnh dân quân Congo Thomas Lubanga bị kết án 14 năm tù sau một phiên tòa kéo dài ba năm.
– Năm 2016, tòa án ở The Hague lần đầu tiên xác định việc phá hủy các tòa nhà tôn giáo lịch sử Timbuktu ở Mali, châu Phi, là tội ác chiến tranh. Thủ phạm chính Ahmad Al Faqi Al Mahdi, là thành viên của Ansar Eddine, một phong trào liên kết với Al Qaeda, đã bị kết án chín năm tù.
– Năm 2018, năm quốc gia Nam Mỹ và Canada đã đệ đơn xin điều tra chính phủ Venezuela vì vi phạm nhân quyền.
– Năm 2021, hai cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Serbia là Jovica Stanišić và Franko Simatović bị kết tội hỗ trợ các hành vi giết người, bức hại và trục xuất trong cuộc chiến Bosnia.
 
Thẩm quyền quyết định
 
Về cơ bản, có bốn cách để điều tra và xác định tội ác chiến tranh. Từ năm 2002, lần đầu tiên 123 quốc gia đã đồng ý TAHSQT truy tố tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược. Trong thập niên 1990, các phạm nhân bị xét xử bởi các tòa án đặc biệt: Tòa án Kosovo và Tòa án Rwanda là hai tòa án đặc biệt được thành lập để xét xử cho các cuộc xung đột này.
 
Thủ tục điều tra
 
Qua hai bản tuyên bố trước đây, Ukraine đã công nhận thẩm quyền của TAHSQT được áp dụng trong lãnh thổ Ukraine. Vào đầu tháng 4/2022, ông Karim Khan, một luật sư người Anh và là công tố viên trưởng của TAHSQT, đã chính thức mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Ukraine. Thủ tục này được thực hiện mà không cần lệnh của tòa án vì trước đó có 40 quốc gia đã yêu cầu tiến hành.
 
Ban đầu, việc điều tra nhắm vào bán đảo Crimea và miền đông Ukraine kể từ năm 2014. Sau khi thu thập nhiều bằng chứng tại chỗ, Công tố viên trưởng Karim Khan cho rằng, đã có đủ cơ sở để tin rằng cả tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã được Putin thực hiện trong tòan bộ cuộc chiến tranh Ukraine. Do đó, Ukraine cũng nên được nhìn chung là một “hiện trường tội phạm”.
 
Cách thứ hai để truy tố là thành lập một Ủy ban Điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc triệu tập. Liên Hiệp Quốc có thể uỷ nhiệm công việc của ủy ban này cho một tòa án hỗn hợp chuyên về tội ác chiến tranh quốc tế.
 
Cách thứ ba là một nhóm các quốc gia quan tâm hoặc bị ảnh hưởng có thể thành lập một tòa án để xét xử các tội phạm chiến tranh. Một ví dụ điển hình là, tòa án Nuremberg xét xử giới lãnh đạo Đức quốc xã sau Thế chiến thứ hai.
 
Hiện nay, Ukraine, Ba Lan và Lithuania đã thành lập một nhóm điều tra chung  về tội ác chiến tranh của Putin. TAHSQT cũng đang có các biện pháp  hợp tác với nhóm này.
 
Tòa án đặc biệt
 
Một số quốc gia khác cũng đề xuất thành lập một tòa án đặc biệt. Nhưng có nhiều ý kiến phản bác, cho rằng, đó chỉ hình thức của một “tòa án chống Nga”. Việc tranh cãi này không được đa số các quốc gia tán thành vì nhìn chung TAHSQT là giải pháp tốt hơn, cho dù tòa không thể hoạt động hữu hiệu đối với tội ác xâm lược. Tội xâm lược chỉ thuộc thẩm quyền của TAHSQT nếu cả hai nước đều là quốc gia thành viên của Tòa án. Bởi vì Nga không công nhận TAHSQT, nên tòa đành bất lực trong việc tiến hành xét xử.
 
Quyền truy tố của từng quốc gia
 
Xét cho cùng, từng quốc gia cũng có quyền hợp pháp để truy tố tội ác chiến tranh. Ví dụ, ở Đức, cuộc điều tra về cuộc chiến Ukraine cũng đang được tiến hành tại Văn phòng Tổng công tố liên bang. Một toán đặc nhiệm thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (Bundeskriminalamt, BKA) được thiết lập cho mục đích này. Cho đến nay, BKA đã thẩm vấn 74 nhân chứng ở Ukraine. Các hình ảnh video từ mạng xã hội và hình ảnh vệ tinh của Bundeswehr cũng được dùng làm tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, BKA cho rằng không thể ra lệnh bắt giữ đối với một số người nhất định trong vài năm, chẳng hạn như các chỉ huy cấp cao của quân đội Nga hoặc lãnh đạo Điện Kremlin.
 
Triển vọng về lệnh bắt giữ Putin
 
Vào ngày 17/3/2023 TAHSQT ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì bị cáo buộc trục xuất bất hợp pháp trẻ em và cưỡng bức tái định cư từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine sang Liên bang Nga. Một lệnh bắt giữ khác cũng đã được ban hành đối với Maria Lvova-Belova, Ủy viên về Quyền Trẻ em trong chính quyền Tổng thống của Putin.   
 
TAHSQT không có lực lượng cảnh sát riêng dùng làm phương tiện để thực hiện lệnh bắt giữ, có nghĩa là lệnh chỉ được thực hiện bởi một quốc gia thành viên của TAHSQT. Thực tế là quốc tế cũng đành bất lực trong việc áp giải Putin ra trước tòa, vì Putin cũng không dại gì mà công du trong lúc này, trừ việc sẽ đi thăm Việt Nam, vốn dĩ là một đồng minh thân thiết.
Ngược lại, triển vọng cũng mở ra, cho dù hạn chế. Ví dụ như Ukraine, dù không phải là thành viên của TAHSQT, nhưng Ukraine là nạn nhân, nên đã công nhận thẩm quyền xét xử của tòa án trong phạm vi lãnh thổ Ukraine với hiệu lực hồi tố sau khi Nga gây ra cuộc chiến tranh xâm lược.
 
Do đó, hiện nay, TAHSQT đang điều tra trên lãnh thổ Ukraine và có thể ra lệnh bắt giữ Putin.
 
Trách nhiệm
 
Ai có trách nhiệm trong cuộc tấn công Ukraine, Nga hay Putin? Theo luật nhân đạo quốc tế và Quy chế Rome, chỉ những cá nhân mới có thể bị truy tố và kết án là tội phạm chiến tranh; do đó, pháp nhân hay nhà nước không bị.
 
Về thủ tục truy tố, vấn đề quy trách nhiệm được mang ra thảo luận và thủ tục cũng cần phải làm rõ. Các vị chỉ huy quân sự và chính trị gia, những người không liên quan trực tiếp đến tội ác chiến tranh, có thể bị quy kết về mặt pháp lý, thông qua trách nhiệm của cấp trên mà họ công nhận. Điều này không chỉ áp dụng nếu các thượng cấp ra lệnh thi hành những tội ác này, mà còn cho giới chức biết về lệnh hoặc đang ở một vị trí mà họ có thể biết và không phản ứng.
 
Do đó, thủ phạm sẽ bị đưa ra tòa chỉ có thể là những người thừa hành cấp thấp, nghĩa là, công lý không được thực thi đúng mức. Nhưng các mệnh lệnh cụ thể trong chiến cuộc Ukraine đến trực tiếp từ Điện Kremlin. Do đó, Tòa phải truy nguyên đến tận cùng nguồn gốc của mệnh lệnh gây ra tội ác để chung quyết.
 
—Đỗ Kim Thêm
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
Nhà báo Terry Anderson đã qua đời hôm Chủ Nhật (21/4), thọ 76 tuổi. Ông từng bị phiến quân Hồi Giáo bắt giữ gần 7 năm ở Lebanon, và trở thành biểu tượng cho tình cảnh khốn khó của các con tin người phương Tây trong suốt cuộc nội chiến 1975-1990 ở nước này, theo Reuters.
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.