Tại Sao Hoa Kỳ Muốn Thắt Chặt Hợp Tác An Ninh Với Philippines?

02/02/202321:00:00(Xem: 449)

download (1)

Giữa những lo ngại ngày càng gia tăng về ‘ý đồ’ của Trung Quốc đối với Đài Loan và các yêu sách quá quắt của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông nhạy cảm, Philippines đã quyết định cho phép Hoa Kỳ tiếp cận với nhiều căn cứ quân sự của họ hơn. (Nguồn:YouTube)

WASHINGTON – Trong tuần này, Philippines đã cho phép Hoa Kỳ tiếp cận với nhiều căn cứ quân sự của họ hơn, trong tình hình những lo ngại gia tăng về ‘ý đồ’ của Trung Quốc đối với Đài Loan và các yêu sách quá quắt của Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông nhạy cảm, theo tin Reuters.

 

Sau đây là gợi ý cho một số câu hỏi về mối quan hệ Hoa Kỳ-Philippines:

 

Hoa kỳ và Philippines đã thống nhất những gì?

 

Philippines sẽ cho phép Hoa Kỳ tiếp cận thêm bốn địa điểm nữa, theo Thỏa Thuận Hợp Tác Tăng Cường Phòng Vệ (Enhanced Defense Cooperation Agreement – EDCA) năm 2014, cho phép huấn luyện chung, bố trí trước các thiết bị và xây dựng các cơ sở như đường băng, kho chứa nhiên liệu và khu nhà ở quân sự, nhưng sẽ không phải là khu nhà thường trú.

 

Khi hai bên công bố thỏa thuận, nâng tổng số địa điểm EDCA lên chín địa điểm, họ không chỉ định vị trí của các cơ sở mới, mà cho biết vẫn đang tham khảo ý kiến ​​của chính quyền địa phương.

 

Cựu chỉ huy quân sự của Manila cho biết năm ngoái Washington đã yêu cầu tiếp cận các căn cứ trên hòn đảo chính phía bắc Luzon, phần gần nhất của Philippines với Đài Loan và trên Palawan, gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông.

 

Chuyên gia về Đông Nam Á Gregory Poling tại Center for Strategic and International Studies của Washington cho biết các địa điểm này sẽ nằm trong “khu vực chiến lược” và có khả năng bao gồm các cơ sở hải quân và có lẽ là các cơ sở Thủy quân lục chiến.

 

Ông nói: “Việc lựa chọn các địa điểm mới ở Luzon sẽ có ý nghĩa tối quan trọng,” đồng thời liệt kê cơ sở mới của Hải quân Philippines tại Nhà máy đóng tàu Hanjin cũ ở Vịnh Subic và một cơ sở ở phía bắc Luzon, chẳng hạn như ở tỉnh Cagayan ven biển, như những khả năng khác.

 

Tại sao Philippines lại quan trọng đối với Hoa Kỳ?

 

Philippines là ‘cựu thuộc địa’ của Hoa Kỳ và trở thành đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ vào năm 1951, 5 năm sau khi họ giành độc lập. Trong Chiến Tranh Lạnh, đây là nơi đặt một số căn cứ lớn nhất ở nước ngoài của Hoa Kỳ, những cơ sở quan trọng đối với các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc của Philippines đã buộc Washington phải từ bỏ những thỏa thuận đó vào những năm 1990, nhưng kể từ đó, hai bên đã hợp tác chống khủng bố và đối phó với áp lực quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Philippines có tuyên bố chủ quyền.

 

Trong số năm đồng minh theo hiệp ước của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – bao gồm Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Thái Lan – Philippines nằm gần Đài Loan nhất, vùng đất Luzon ở cực bắc của nước này chỉ cách đó 200 km (120 dặm).

 

Các chuyên gia cho biết Luzon rất được quân đội Hoa Kỳ quan tâm, vì nó là một địa điểm tiềm năng cho các hệ thống rocket, hỏa tiễn và pháo có thể được sử dụng để chống lại một cuộc xâm lược đổ bộ vào Đài Loan.

 

Một viên chức cấp cao của Hoa Kỳ gọi EDCA là ưu tiên của chính quyền Biden và là “một phần trong nỗ lực chiến lược của chúng tôi trên toàn khu vực.”

 

Môi trường chính trị để tiếp cận quân sự nhiều hơn đã được cải thiện dưới thời Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos sau một thời kỳ quan hệ rạn nứt dưới thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte; cựu tổng thống Philippines ưa qua lại thân thiết với Trung Quốc hơn.

 

Trung Quốc cho rằng việc Hoa Kỳ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự của Philippines làm suy yếu sự ổn định khu vực và làm gia tăng căng thẳng.

 

“Đây là một hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực,” phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ning nói trong một cuộc họp báo hôm Thứ Năm.

 

Xung đột Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến Philippines như thế nào?

 

Poling nói rằng Manila sẽ khó mà giữ thái độ trung lập nếu Đài Loan có xảy ra xung đột, bởi vì vị trí quá gần và các nghĩa vụ theo hiệp ước của Manila đối với Washington. Đây sẽ là điểm đến khả dĩ nhất cho những người tị nạn Đài Loan; và khoảng 150,000 người Philippines sống trên đảo sẽ gặp nguy hiểm trong trường hợp Bắc Kinh phát động bất kỳ cuộc tấn công nào.

 

Jose Manuel Romualdez, đại sứ của Manila tại Washington và là họ hàng của Marcos, cho biết vào năm ngoái, Manila sẽ chỉ cho phép các lực lượng Hoa Kỳ sử dụng các căn cứ của mình trong trường hợp xảy ra xung đột ở Đài Loan “nếu điều đó quan trọng đối với chúng tôi, vì an ninh của chính chúng tôi.”

 

Trong tuần này, Romualdez nhấn mạnh đến các công nhân Philippines ở Đài Loan và cho biết Manila sẽ tôn trọng hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ.

 

Manila mong đợi nhận lại những gì?

 

Ông Poling cho biết cung cấp ngân sách cho Manila để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang đã bị lãng quên từ lâu của họ là chìa khóa vấn đề. Washington gần đây đã công bố 100 triệu đô la tài trợ quân sự nước ngoài và 82 triệu đô la cho các địa điểm EDCA, nhưng số tiền này chẳng là gì so với những gì Washington gửi đến Trung Đông và Ukraine.

 

Ông Poling nói: “Yêu cầu thứ hai của Philippines là một cam kết lâu dài và rõ ràng để bảo vệ người dân Philippines ở Biển Đông. Những lời hoa mỹ dễ nghe đó, nhưng câu hỏi đặt ra cho cả hai bên là, họ có thực sự làm theo những gì đã nói không? Nếu mai này xảy ra một cuộc tấn công của Trung Quốc vào một căn cứ của Philippines ở Biển Đông, liệu Hoa Kỳ có thực sự làm được gì không? Những điều đó rất khó để làm cho rõ, đó cũng là một lý do khiến EDCA trở nên rất quan trọng.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một số công tố viên gọi hồ sơ của Trump chi tiền cho cô Stormy Daniels là “thây ma,” các nhà quan sát pháp lý khác cho biết đó là một “trường hợp ngủ quên,” vì chuyện này không nóng hổi như chuyện Trump chôm hồ sơ mật về Florida, hay chuyện Trump tìm cách lật ngược phiếu bầu 2020, hay vụ Trump xúi giục bạo lực 6/1/2021.
từ cựu Tổng thống, Phản ứng về việc truy tố Trump của đại bồi thẩm đoàn Manhattan các nhà lập pháp, đồng minh, và các nhà phê bình…
Trong khi Tổng Thống Zelensky nói rằng cuộc chiến mà người dân Ukraina đổ xương máu mỗi ngày là vì dân chủ, tự do cho cả loài người – thì vào ngày 10/3/2023 GH Francis của Vatican nói rằng cuộc chiến Ukraina thúc đẩy bởi quyền lợi của một vài đế chế (empires) chứ không phải chỉ tại đế chế Nga...
Sau các nguồn tin về phán quyết của đại bồi thẩm đoàn New York trong vụ án liên quan đến cựu tổng thống Mỹ, những đồng minh chính trị của ông ta cùng các hệ thống truyền thông cánh hữu đang lên án việc buộc tội này là một vụ "bức hại chính trị" hay có sự lạm dụng quyền lực, tấn công vào đối thủ chính trị và ứng viên tổng thống. Tất nhiên điều này đang được nhóm cử tri hậu thuẫn tin và lặp lại như vậy hiện nay. Nhân vụ án này, thử tìm hiểu thêm về thủ tục tố tụng hình sự tại Mỹ được diễn ra như thế nào và nguyên tắc kiểm soát và cân bằng quyền hành (check and balance) trong sự vận hành hệ thống pháp luật hay điều hành chính phủ nói chung của nước Mỹ có dễ dàng cho phép tấn công các đối thủ chính trị và bị lạm dụng, thao túng hay không? Bài viết này được tác giả tham khảo theo các tài liệu pháp luật của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.
Luật Sư Nguyễn Quốc Lân tuyên bố sẽ tranh cử vào chức vụ Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove vào tháng 11 năm 2024.
Cựu luật sư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Joe Tacopina, nói hôm thứ Sáu rằng Trump sẽ không chấp nhận thỏa thuận nhận tội sau bản cáo trạng về một khoản thanh toán tiền bịt miệng cô Stormy Daniels hồi năm 2016. Ông nói rằng ông không biết có bao nhiêu tội danh hoặc cáo buộc là gì và bản cáo trạng nên được gỡ niêm phong "vào đầu tuần tới, có thể là thứ Ba."
NSC cho biết năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp nước Mỹ có hơn 46,000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông, tương đương 126 người mỗi ngày.
Trong bài phát biểu kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày giữa Chủ tịch nhà nước Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm tháng Ba vừa qua, Tập bảo Putin: “Ngay lúc này đây, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng thấy trong suốt trăm năm qua, và chúng ta cùng nhau đẩy mạnh sự thay đổi ấy.” Hiển nhiên, không ai kỳ vọng Tập sang Moskva gặp Putin để thuyết phục Putin chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược phi chính nghĩa ở Ukraine, hầu trả lại hòa bình cho xứ sở đó. Không, không ai ngây thơ đến độ cả tin như thế. Ngược lại là đằng khác, vì Nga càng có mặt lâu dài ở Ukraine, Trung quốc càng có lợi, càng “thừa nước đục thả câu.”
Năm 1802, nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven đã viết một bức thư đầy đau lòng gửi cho các anh em của mình, kể lại chứng bệnh điếc khiến ông phải “sống trong đọa đày” và khát khao được chết như thế nào. Nhưng Beethoven vẫn tiếp tục kiên trì chịu đựng thêm 25 năm nữa, nhờ tình yêu dành cho âm nhạc. Trong thư, ông đã cầu xin họ hãy nghiên cứu và công bố rộng rãi căn bệnh khiếm thính của mình, để “thế giới có thể hòa hoãn, cảm thông với tôi sau khi tôi lìa đời, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.”
Ông bà ta có câu: “Thùng rỗng kêu to.” Và hóa ra theo góc nhìn khoa học thì điều này cũng có phần đúng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người sở hữu trí tuệ về sự khiêm tốn thường sẽ thông minh hơn. Nghiên cứu mới được công bố trên Journal of Positive Psychology. Tác giả chính là Elizabeth J. Krumrei-Mancuso, từ Trường Pepperdine University, đã làm việc cùng với nhóm của bà để nghiên cứu một khái niệm mà họ gọi là trí tuệ về sự khiêm tốn (intellectual humility). Trí tuệ về sự khiêm tốn là khả năng chấp nhận sai lầm về mặt trí tuệ (intellectually fallible) một cách cởi mở và điềm đạm.
AZCPOS - Order online directly to POS system
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.