Hôm nay,  

Lại Chuyện Cờ Vàng, Cờ Đỏ

11/05/202109:36:00(Xem: 4311)

BuiVanPhu_20210508_CoVangCoDo_H01
Cờ vàng trong dịp tưởng niệm 30/4 tại Toà Thị chính San Jose, California (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Sự kiện một em du sinh từ Việt Nam sang Úc, đang học cấp 3 trong một trường ở khu vực Sydney, trong dịp 30/4 vừa qua khi thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ treo trên đường phố, em này đã giật xuống, dẫm chân lên, cùng lúc có những lời phát biểu tục tĩu để nhục mạ lá cờ đó.

 

Sau khi đoạn phim ghi hình ảnh của sự kiện được đưa lên mạng, cộng đồng người Việt tại Úc đã chính thức lên tiếng phản đối và yêu cầu giới chức trách nhiệm xử lý. Phía ủng hộ em học sinh này, là những người cũng chống đối cờ vàng, đa số là thành phần dư luận viên, đã ào ạt tấn công và đe doạ những người đại diện cộng đồng người Việt tại Úc.

 

Việc em học sinh bên Úc nhục mạ lá cờ vàng, nhiều tranh luận đã được đưa ra, tập trung là phương diện pháp lý, là về quyền tự do phát biểu theo hiến pháp và luật pháp Úc.

 

Sự việc đang được các giới chức thẩm quyền điểu tra và sẽ có những quyết định trong những ngày tới.

 

Tôi không hiểu về luật pháp Úc, nên chỉ theo dõi và chờ đợi xem kết quả ra sao.

BuiVanPhu_20210508_CoVangCoDo_H02
Cờ vàng trong diễn hành đón Tết ở California (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 

Ở đây xin nhắc đến vài trường hợp liên quan đến biểu tượng cờ trong xã hội Mỹ, theo tinh thần luật pháp Hoa Kỳ.

 

Các đây vài năm Đức Dalai Lama đến Berkeley thuyết giảng và có rất đông người đến dự, vì ngoài là người lãnh đạo tâm linh của Phật giáo, Ngài còn là lãnh đạo tinh thần của dân Tây Tạng (Tibet), một vùng đất đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1951, khiến Đức Dalai Lama và nhiều người dân phải bỏ đi, ra nước ngoài sinh sống.

 

Chính quyền Bắc Kinh hiện nay cấm dân treo cờ Tây Tạng trên đất nước một thời được xem như của của họ, ai vi phạm sẽ bị bắt giam, bị tù. Bắc Kinh cũng luôn lên tiếng phản đối và cảnh báo hậu quả cho lãnh đạo các nước khi đón tiếp Đức Dalai Lama.

 

Hôm Ngài đến Berkeley, thành phố cho kéo cờ Tây Tạng lên cột cờ thành phố để chào đón.

 

Hai buổi nói chuyện của Đức Dalai Lama với cả vạn người đến nghe. Bên ngoài có nhiều người tập trung biểu tình phản đối với nhiều lý do khác nhau.

 

BuiVanPhu_20210508_CoVangCoDo_H03
Một người Hoa đang dẫm chân lên lá cờ Tây Tạng (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Tại buổi nói chuyện ngoài trời ở Greek Theater của Đại học Berkeley có người Hoa mang cờ đỏ với 5 sao vàng đến phản đối. Có người gốc Tây Tạng mang bích chương, biểu ngữ đòi tự do cho “Free Tibet” đến ủng hộ.

 

Hai người Hoa giương cờ Trung Quốc, rồi một anh lấy trong bịch của anh ta ra một lá cờ Tây Tạng, vất xuống đất dẫm chân lên và nhổ nước bọt vào.

 

Hai người Tây Tạng thấy thế cúi xuống giật lá cờ khỏi chân người Hoa và bị anh giằng lại. Hai bên kéo lá cờ Tây Tạng qua lại, lớn tiếng cãi nhau khiến cảnh sát phải đến can thiệp.

 

Anh thanh niên Tây Tạng phân trần rằng hành động của người Hoa là làm nhục lá cờ đó. Cảnh sát giải thích là việc làm của anh người Hoa không có gì vi phạm pháp luật, trừ trường hợp đốt cờ, anh ấy sẽ bị biên phạt.

 

Cảnh sát còn nói cho anh chị người Tây Tạng biết là họ không được lấy đồ vật của người khác, nếu không tuân thủ luật pháp thì sẽ bị biên phạt.

 

Mấy người Hoa lại tiếp tục giương cao cờ Trung Quốc, lấy chân dẫm lên, nhổ nước bọt vào cờ Tây Tạng.

 

BuiVanPhu_20210508_CoVangCoDo_H04
Người Hoa và người gốc Tây Tạng giằng co lá cờ Tây Tạng khiến cảnh sát phải can thiệp (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Vài người Mỹ đang xếp hàng chờ vào nghe diễn thuyết tỏ ra không bằng lòng với những hành động đó, nói với hai thanh niên người Hoa là không nên làm như thế. Nhưng họ tiếp tục chà đạp lá cờ biểu tượng của Tây Tạng.

 

Một người đàn ông Mỹ xếp hàng trước tôi nói với một người bạn: “Chinese are nice people. When talking about Tibet they get angry and become very irrational” – Người Hoa dễ thương, nhưng khi đề cập đến Tây Tạng, họ nổi giận và trở nên mất lí trí.

 

Chuyện thứ hai là về lá cờ nhiều mầu đại diện cho giới đồng tính tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

 

Năm 2019, một người Mỹ tên Adolfo Martinez, 30 tuổi, cư dân tiểu bang Iowa, là một người có đầu óc căm ghét người đồng tính nên đã giật một lá cờ của người đồng tính đang treo trước cửa một nhà thờ và đem đốt. Vì hành động này Martinez đã bị toà xử án tù 15 năm, vì hành vi của anh mang tính căm ghét người đồng tính.

 

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã có phán quyết cho việc đốt cờ Mỹ là không vi phạm luật pháp, nếu lá cờ đó là tài sản của một cá thể và việc đốt cờ là để thể hiện quan điểm chính trị của mình.

 

Tuy nhiên luật Mỹ ngăn cấm và trừng phạt những ai có hành vi mang tính biểu lộ sự kỳ thị hay phản ánh lòng căm ghét người khác vì không cùng giới tính, mầu da, sắc tộc, tôn giáo.

 

BuiVanPhu_20210508_CoVangCoDo_H05
Đức Dalai Lama trong một lần đến Berkeley diễn thuyết (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Chuyện lá cờ vàng ba sọc đỏ ở hải ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, Úc và Canada là nơi có đông người Việt tị nạn cộng sản sinh sống, nơi có nhiều chính quyền địa phương đã công nhận lá cờ vàng là di sản của người Việt tị nạn cộng sản.

 

Riêng tại Hoa Kỳ, trên 50 đơn vị hành chánh từ tiểu bang, quận hạt và các thành phố có đông cư dân gốc Việt đã có những nghị quyết về cờ vàng thì giới chức chính quyền, các vị dân cử đều biết đến biểu tượng này. Trong các sinh hoạt cộng đồng, lễ tết của người Việt đều có cờ vàng tung bay.

 

Hôm 6/1 vừa qua, khi có biểu tình và tấn công vào trụ sở Quốc hội Mỹ để phản đối kết quả bầu cử tổng thống 11/2020, một số người Việt tham gia biểu tình đã đem theo cờ vàng. Bức hình với lá cờ vàng phất cao trước Điện Capitol đã được truyền đi khắp thế giới.

 

Đã có rất nhiều ý kiến phản đối hành động đem theo cờ vàng trong vụ xuống đường hôm 6/1. Đây cũng là một bài học cho những ai không sử dụng lá cờ vàng cho đúng cách, đúng lúc.

 

BuiVanPhu_20210508_CoVangCoDo_H06
Người gốc Tây Tạng đòi tự do cho quê hương nguồn cội (Ảnh: Bùi Văn Phú)



Ngày 30/4/1975 chiến tranh giữa hai phe quốc gia và cộng sản tại Việt Nam chấm dứt, với kết quả phe quốc gia đầu hàng phe cộng sản. Lá cờ vàng không còn được công nhận trên đất nước Việt Nam nữa.

 

Trong nước Việt Nam ngày nay, người dân nào đưa ra hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ bị công an bắt giam và bị xử án tù.

 

Sau ngày 30/4/1975, nếu phe chiến thắng đã có những chính sách mang lại sự hoà giải quốc gia, đối xử nhân bản với bên thua trận, thay vì cải tạo học tập, càn quét và thiêu huỷ văn hoá miền Nam, đánh tư sản mại bản, thì đã không có hàng triệu người bỏ nước ra đi và người Việt sẽ chẳng mấy ai còn nhớ đến một đất nước của quá khứ, tuy chưa hoàn toàn tự do dân chủ nhưng so với Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì người dân đã được tự do hơn bây giờ rất nhiều.

 

Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nghiên cứu toàn cầu, mà WHO gọi là lần đầu tiên thuộc loại này, cho thấy rằng trong năm 2016, có 488 triệu người đã gặp nguy cơ của làm việc nhiều giờ. Tổng cộng, hơn 745,000 người chết vào năm đó vì làm việc quá nhiều mà đưa tới bị tai biến và bệnh tim, theo WHO. “Từ năm 2000 tới 2016, số tử vong từ bệnh tim vì làm việc nhiều giờ đã tăng 42% và từ tai biến tăng 19%, theo WHO cho biết vào lúc tổ chức này công bố nghiên cứu, mà đã thực hiện với Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO).
California sẽ không gỡ bỏ lệnh đeo khẩu trang để phù hợp với các khuyến nghị mới của liên bang cho đến sau ngày 15 tháng 6, là ngày để tiểu bang tái mở cửa hoàn toàn các cơ sở kinh doanh, theo các viên chức y tế tiểu bang cho biết hôm Thứ Hai, 17 tháng 5 năm 2021 qua tường thuật của Báo Politico hôm Thứ Hai.
Một gia đình người Mỹ gốc Việt tại thành phố St. Pete Beach thuộc tiểu bang Florida, đã mất một người thân sau khi một chiếc xe lao vào họ vào tối Thứ Năm vừa qua, theo bản tin của Yahoo News tường thuật hôm Thứ Hai, 17 tháng 5 năm 2021. Lúc đó gia đình Việt Nam này đang đi bộ băng qua đường tại khúc đường có số nhà 4700 của Đại Lộ Gulf Boulevard khi một chiếc xe Nissan Juke màu đỏ tông vào họ và bỏ chạy.
GS-TS Nguyễn Mạnh Hùng: ”Nó (bài viết) không giải thich rõ được làm sao có nhà nươc pháp quyền khi tư pháp không độc lập; làm sao có dân chủ nếu chỉ có một đảng, không có cạnh tranh chính trị và dân không có quyền chọn lưa người đại diện…”
Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nồng nàn đến tất cả quý Phật tử đang cử hành ngày Đại lễ Vesak, một sự kiện thiêng liêng đối với hàng triệu người Phật tử trên thế giới. Khi chúng ta tôn kính ngày Đản sinh, Thành đạo, và Niết bàn của Đức Thế Tôn, thì giáo lý của ngài có thể truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta. Và khi từng gia đình con người chịu khổ đau do ảnh hưởng cơn đại dịch COVID-19, thì bài kinh Phật nhắc nhở chúng ta rằng: “Vì muôn loài chúng sinh bị bệnh, nên ta cũng bệnh.”
Các Kinh sách mới (có tiếng Anh và Việt) do Chùa Hương Sen xuất bản đã in xong năm 2021. Ni sư Trụ trì Thích Nữ Giới Hương cùng quý sư cô đang gói sách để tặng Chư Tôn Thiền đức Tăng Ni ở các Chùa.
Hoa Hậu Miến Điện đã dùng cơ hội chung kết Hoa Hậu Hoàn Vũ (Miss Universe) đêm Chủ Nhật 16/5/2021 kêu gọi hỗ trợ cuộc chiến vì dân chủ của dân tộc Miến Điện, chống lại nhà nước quân sự lên nắm quyền sau cuộc đảo chánh hồi tháng 2/2021.
Theo báo India Today, người phụ nữ đã bị cách ly tại nhà khi sức khỏe của bà tồi tệ hơn vào ngày 10 tháng 5. Gia đình của bà đã chở bài tới một bệnh viện địa phương khi bà rơi vào bất tỉnh. Gia đình, cho rằng bà đã chết, trở về nhà và chuẩn bị thiêu bà. Bà đã bắt đầu “khóc” và “mở mắt” giây lát trước khi gia đình dự định bắt đầu thiêu bà, theo Santosh Gaikwad, cảnh sát viên tại Baramati, cho biết. Người phụ này hiện đang được điều trị tại một bệnh viện địa phương.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm Chủ Nhật, 16 tháng 5 năm 2021, đã gọi vụ xung đột giữa Do Thái và dân quân Dải Gaza là “hoàn toàn kinh khủng” và thúc giục một cuộc ngưng bắn tức thì, khi sự bùng nổ tồi tệ nhất của cuộc chiến kéo dài nhiều năm trong bảy ngày và gây tổn thất nặng nề cho thường dân, theo CNBC tường thuật hôm Chủ Nhật.
Trước đây, các cuộc đụng độ giữa Israel và Palestine đã thường diễn ra tại Jerusalem và Dải Gaza. Các yếu tố tác động khẩn thiết cho mối xung đột là tình trạng đe dọa cưỡng chế trục xuất các gia đình Palestine hoặc các buổi lễ kỷ niệm của Do Thái giáo tại Tempelberg. Thực ra, chiến cuộc còn bắt nguồn từ các sự kiện lịch sử khác mà các xung đột về thành phố Jerusalem và điện thờ Tempelberg đóng một vai trò chính cho sự leo thang.
Đọng trên hoa, trên lá, giọt sương năm xưa gợi ra cõi trong vắt, bình an, đẩy hồn ta vào chốn không bến không bờ, mênh mông, tịch mịch. Những đêm không trăng sao, ta cũng thấy trong cõi mịt mùng sự an hòa, tĩnh mịch ấy. Nhưng cõi tịch mịch của thăm thẳm trời đêm thì lạnh lẽo, vô hồn. Cõi mênh mông cảm từ giọt sương có phơn phớt nắng mai, thấp thoáng màu lá, màu hoa, bao giờ cũng ấm áp, man mác niềm vui nhẹ nhàng, thanh thoát như sương khói, như tơ. Giọt sương quen thuộc, thân yêu ấy đã biến mất, đã trôi vào quá khứ cùng lịch sử của vũ trụ mất rồi. Dù vẫn giữ hình thái, dung nhan của muôn triệu năm trước, giọt sương hôm nay đang mang trong lòng một sự ồn ào khủng khiếp. Vô lượng vi phân tử, sóng radio của điện thoại di động mang theo những lời thủ thỉ thân yêu, gay gắt tranh luận, ầm ầm giận dữ, đắng cay nhiếc móc, nỉ non than thở, tiếng khóc, tiếng cười, nỗi bi thương, cơn cuồng nộ – đủ món hỉ nộ ái ố – … điệp điệp, trùng trùng lướt qua giọt sương liên miên từ lúc nó chào đời
Các cuộc xung đột giữa Do Thái với Palestine cùng khối Ả Rập là vấn đề nan giải cho Hoa Kỳ lẫn thế giới bởi Do Thái không hề nhượng bộ, luôn có những hành động cứng rắn và trả đũa tàn bạo. Cuộc xung đột hiện nay xảy ra khi Do Thái trục xuất sáu gia đình Palestine tại Đông Jerusalem, là điều mà Do Thái từng bước thực hiện với người dân Palestine từ nhiều năm qua.
Báo Coast Mountains News hôm 15/5/2021 loan tin rằng cảnh sát thành phố Vancouver (Canada) đưa ra bản báo cáo rằng các tội thù ghét người gốc Á trong năm 2020 đã tăng 717% so với năm 2019, và các lãnh đạo cộng đồng gốc Á đã kêu gọi có những biện pháp cụ thể để ngăn chận trong cuộc thảo luận bàn tròn do Hội Đồng Cảnh Sát Vanocuver thực hiện.
Trung Quốc đã cho đáp thành công phi thuyền trên Hỏa Tinh, theo tuyền thông nhà nước TQ tuyên bố vào sáng Thứ Bảy, 15 tháng 5 năm 2021, qua tường thuật của BBC Tiếng Anh. Chiếc phi thuyền không người lái Zhurong (Chúc Dung) 6 bánh nhắm tới Utopia Planitia, một vùng đất rộng lớn tại bắc bán cầu của hành tinh này.
Hệ thống Đại Học University of California (UC) sẽ không còn đòi hỏi điểm thi SAT và ACT để ghi danh nhập học sau khi đạt được sự thỏa thuận, theo một tuyên bố từ hệ thống Đại Học UC cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Bảy, 15 tháng 5 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.