Hôm nay,  

“Mẹ à!”

16/06/202018:22:00(Xem: 4643)
TRAN-NGUYEN 01
Cáo Phó Bà Cố Elizabeth Huỳnh Phúc Ánh Clara OFS.

TRAN-NGUYEN 02.jpeg
Cha Tim trao phần thưởng cho học sinh Việt ngữ Kitô Vua, Giáo xứ St. Columban.

TRAN-NGUYEN 03.jpeg
Gia đình sum họp nhân dịp 14 năm thụ phong linh mục của Cha Tim.

* Một thành viên của Văn Phòng Giới Trẻ và Sinh Viên Công Giáo *


Mỗi lần tôi tới thăm, Dì hay kể chuyện Dì vui đùa bên con cái. Chuyện các con hay chọc Dì khi Dì nói giỡn. Các con hay kêu, “Mẹ à!” Cái chữ à, Dì kéo thật dài.


Những ai gặp Dì lần đầu sẽ không biết những ngổn ngang niềm riêng Dì chôn chặt trong lòng. Dì hay nói, “Sao bây giờ Dì quên nhiều lắm.” Ai lớn tuổi mà lại không hay quên. Tôi chưa lớn tuổi mà cũng hay quên nè. Dì không hẳn bị lẩn. Phần nhiều là bị mất thăng bằng về tình cảm. Dì hay nhắc chuyện cũ với người thân, nhất là Bà Ngoại và con trưởng của Dì. Rồi có lúc, Dì nói chuyện như thể người Mẹ đã đi xa mười mấy năm của Dì vẫn còn sống.


Qua những tâm sự của Dì, tôi chứng kiến những khoảnh khắc thương tâm của quá khứ như những trận mưa trút trời rơi xuống trên Dì. Dì xoè đôi tay đã khẳng khiu vì tân toan cuộc đời và sự hao mòn của năm tháng ra để hứng. Nước mưa cứ tuôn qua kẽ tay, đi hết. Còn nỗi đau cứ bám lại trên tim. Nên khi kể lại lúc xa Bà Ngoại để đi định cư ở Mỹ, Dì nghẹn lời. “Bà Ngoại đưa Dì ra phi trường. Dì thấy Bà Ngoại chảy nước mắt.” Và khi xa con gái duy nhất, Dì cũng chảy nước mắt. Ký ức lặng lẽ cuộn lấy Dì. Như nắng hè cuộn lấy con đường quê. Dài hun hút.


Dì thích con gái. Lại sanh trai đầu lòng. Vậy mà Dì vẫn mê và yêu lắm. Yêu từ cái tên Dì đặt cho con, từ mái tóc của con, đến tính tình. Dì thấy hoa quả đầu mùa của mình tuyệt hảo, một món quà của Thượng Đế, một niềm vui vô tận cho Dì. “Nó hiền lắm! Ai nói gì nó cũng cười!” Dì hay nói như vậy. Con trưởng của Dì chọn đưa cõi Trời vào cõi người. Kê vai sắt cõng cuộc đời. Tiếp tục đời thứ bốn trong gia đình có những tâm hồn chọn con đường phục vụ. Dì thương con lắm. “Tội lắm! Tuần nào ngày nghỉ nó cũng về thăm.”


Tôi đã được Dì dắt đi trên tâm thức thăm thẳm của người Mẹ già. Đi qua những bóng râm của tuổi thơ con Dì. Đến gần những hoa nắng chiếu trên vách tường tuổi trẻ, lúc Dì lấy chồng khi mới ngoài hai mươi. Và tôi đi cạnh tuổi già mong manh như bóng câu qua cửa của Dì, cái tuổi già chỉ mong mình có chút ý nghĩa đối với con cái, chỉ mong được gần con cháu, chỉ biết nói về con cái như một niềm vui bất diệt. 


Thấy Dượng vất vả, tôi muốn bày chuyện cho Dì giải khuây. Tôi gom góp hình gia đình Dì rồi làm album để Dì coi mỗi khi nhớ con nhớ cháu. Tôi hỏi, “Hồi trẻ, Dì có thích thêu thùa may vá vẽ vời gì không?” Dì nói, và cười tươi, như mọi khi, “Đâu có! Mắc làm công chuyện nhà hết rồi! Nhà có năm đực rựa mà!” Rồi Dì đọc tên anh em trong nhà như một dòng thơ. Tôi thử đem hình cho Dì tô màu. Hình thánh bổn mạng Dì. Hình thánh gia. Hình Giáng Sinh có máng cỏ. Hình nhiều đề tài và nhiều kiểu, có cảnh gia đình, có hình đạo. Chì màu, chì sáp, bút lông. Mong là khi ngồi tô màu, Dì có thể thư giãn đầu óc, cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Nhưng Dì nói mắt Dì yếu lắm. Chắc Dì không quen. Dì không quen ngồi yên. Hở chút là Dì chạy đi lau dọn nhà cửa. Như đã thành một bản năng sống. Những người phụ nữ cán đán việc nhà, quên đi niềm vui riêng của bản thân. Hôm ghé nhà tôi, ra tới hàng ba, Dì hỏi, “Chổi đâu? Dì quét chỗ này cho.” Ăn cơm xong, Dì đòi rửa chén. Tôi phải cản lắm mới được. Thiệt tình. Dì muốn tôi tổn thọ hay sao mà đòi rửa chén cho tôi? Dì lấy giấy lau cái bếp, rồi tiện tay lau lên kệ, vòng qua phòng ăn, chùi mấy vết bụi trên cửa kiếng. Sao mà xót ruột.


Tôi vẫn thương lắm những người phụ nữ cùng thế hệ với Mẹ tôi, như Dì. Một thế hệ nhiều mất mát. Trong hai mươi mấy năm nghiên cứu về người Việt hải ngoại, tôi đã gặp nhiều những cảnh lòng như Dì ở mọi miền thế giới. Những người phụ nữ dành cho con cháu nụ cười và giữ riêng nước mắt cho mình. Những người phụ nữ cuối cùng của một Việt Nam trước khi đất nước này bị thống nhất và bị giải phóng. Những người phụ nữ tinh ròng, sống hết mình vì gia đình, chồng con. Những người phụ nữ gánh gồng những binh đao trận mạc, vẫn còn đón hoả châu rơi trên tâm thức mấy chục năm sau, vẫn đón bom rơi đạn lạc dù chồng con ra trận đã mấy chục năm trước. Ở hải ngoại, họ mất luôn cái môi trường xã hội cộng thể của xóm làng, của họ hàng. Trong tuổi già, đời sống trở nên đơn lẻ. Nên những mất mát tăng theo luỹ thừa kép, lũy thừa ba. Trái tim Mẹ già - mênh mông nỗi nhớ, bát ngát niềm đau.


Liệu ai sẽ giữ trái tim Mẹ trong tuổi già bóng xế, xa con xa cháu, xa quê xa nhà? Những người phụ nữ lầm lũi trên lối mòn ký ức lung linh tắt. Trong những lần đi thăm các Viện Dưỡng Lão, tôi vẫn cảm cái quạnh quẽ hắt hiu của một không gian bị xã hội bỏ quên. Bãi đậu xe ở những nơi này thường rất vắng.


Nếu trái đất được giữ bởi trọng lực, thì cuộc đời được giữ bởi lực hút từ trái tim những người Mẹ. Nhưng lực nào sẽ giữ cho những trái tim mẹ già thổn thức nhớ con nhớ nhà khỏi bật ra khỏi nhịp tim mong manh của hoàng hôn đời người? Sẽ có mãi những nhịp ru cuộc đời trong cõi người, mà hai chữ đẹp nhất chính là “Mẹ à!” của con cái trách yêu Mẹ già thích giỡn.


Đời sống ở Mỹ cô quạnh đến chát đắng cho người cao niên. Lần cuối tôi thay Mẹ đến thăm Tết Dì Dượng ở căn hộ gần biển, Dì khóc, đòi về nhà, “Tui muốn về nhà Mẹ tui…” Những chấn thương tình cảm, như những cơn động đất tần số cao, cứ lập lại, lập lại, lập lại. Lập lại, cho đến khi mọi thứ vỡ tan, nhòa đi, trong nước mắt tủi hờn. Xa cha xa mẹ, rồi con cái lấy vợ lấy chồng ra riêng. Nỗi cô đơn ấy, người sống trong đợi chờ, bao giờ mới cạn? Lần tôi mời ghé nhà chơi, Dì ngồi ngoài hàng ba, nói với Dượng:


  • Ở nhà Mẹ, em hay ở với con Lý, anh nhớ không?


Dì hay nhớ chuyện xưa. Nhớ mái nhà thơ ấu. Mái ấm sung túc trước khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Nhớ Bà Ngoại thương Dì, cưng Dì. “Dì muốn gì, Ngoại cũng cho,” Dì hay nhắc vậy. Ở quê cũ, họ hàng, người quen thật nhiều. Xóm giềng thân thiết. Đời sống gắn bó, người với người. Khi đi tìm tự do, nhiều người Việt phải chấp nhận đánh đổi tất cả những giềng mối thân thiết ấy. Và sự chấn thương tình cảm đó, đối với nhiều người, hầu như không vãn hồi được. Ức chế tâm lý đưa đến niềm đau khôn nguôi. Cách duy nhất là tìm về dĩ vãng, níu lấy thương yêu thưở nào.


Cuộc đời Dì cùng chung tâm sự với những người phụ nữ Việt Nam, một cảnh hai quê, sinh trưởng ở quê mình, mà lưu vong ở quê người. Nên lạc lõng. Bơ vơ. Xa lạ. Càng sống ở xứ người càng lâu, thì càng lạc lõng, buồn tênh. Nên Dì hay đi lạc. Vì tìm hoài không ra cái ngôi nhà tuổi thơ vẫn réo gọi trong tiềm thức. Dượng đi tìm. Con cái đi tìm. Sau nhiều lần đi lạc ở trần đời, Dì đã tìm được đường về nhà thật trên trời.


Dì đã dâng cho Chúa hoa quả đầu mùa. Nay Dì về Nhà Cha, hưởng ân lộc muôn vàn. Xin Chúa thương an ủi Dượng và tang gia trong niềm đau trần thế, và ban cho gia đình hy vọng trong niềm tin muôn đời. Để con cái, cháu chắt, khi nhớ đến Dì, sẽ còn nhớ nụ cười và tính hay đùa nghịch của Dì mà khẽ gọi, “Mẹ à!”

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại sao nhiều cán bộ Đảng và viên chức Nhà nước “né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng?” Đó là thắc mắc được bàn cãi rộng rãi trong và ngoài chính quyền ở Việt Nam từ sau Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đáng XIII kết thúc ngày 17/5/2023, nhưng không ai biết nguyên nhân và làm sao để chấm dứt tình trạng này...
Chính phủ Trung Quốc đã bị cáo buộc phá hoại quyền tự do ngôn luận ở Úc khi tìm cách ngăn cản người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng xuất hiện theo lịch trình tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Úc trong tháng này...
Quân đoàn Tình nguyện Ba Lan (PVC) đã thông báo về sự tham gia của họ trong các cuộc đột kích vào Belgorod Oblast của Nga do Quân đoàn Tình nguyện Người Nga (RDK) và Quân đoàn Tự do Người Nga (LSR) tiến hành trong một video được đăng trên Telegram vào ngày 4 tháng 6.
WASHINGTON – Các viên chức quân sự Hoa Kỳ cho biết, một tàu chiến Trung Quốc đã áp sát khu trục hạm Hoa Kỳ trong phạm vi 137 mét ở eo biển Đài Loan theo “cách thức không an toàn,” trong khi Trung Quốc thì cáo buộc Hoa Kỳ “cố ý gây rủi ro trong khu vực,” theo tin Reuters.
WASHINGTON – Các máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ đã được điều động để rượt đuổi một máy bay thương mại hạng nhẹ đã vi phạm không phận ở khu vực Washington D.C, theo tin Reuters.
Sáng thứ bảy, 3 tháng 6, thành phố Santa Ana còn trong tinh sương, các thiện nguyện viên trẻ của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ VAALA đã lăng xăng bận rộn chuẩn bị cho chương trình hội luận khai mạc VietBookFest, Hội Chợ Sách đầu tiên giới thiệu sách viết bằng tiếng Anh của các tác giả gốc Việt, và đây cũng là hội chợ sách Việt có tầm vóc đầu tiên tại Hoa Kỳ, một ngày "festive" với nhiều sinh hoạt chữ nghĩa từ sáng đến chiều, bao gồm hội luận buổi sáng, chợ sách buổi trưa, và chương trình đọc thơ và trình diễn nhạc buổi chiều.
Tướng Tô Ân Xô: Người cụt cả hai tay vẫn được cấp bằng lái xe. Theo Báo Tiền Phong. "Có bệnh nhân nam mà có chứng nhận viêm các bộ phận của nữ giới; hay có người cụt cả hai tay vẫn được cấp bằng lái xe, vì có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ. Hay muốn chạy tội thì lấy giấy chứng nhận có vấn đề về tâm thần từ đó xảy ra tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật”, Trung tướng Tô Ân Xô thông tin.
Bài này được viết để mừng Đại Lễ Phật Đản. Và trong dịp này, xin ghi vài suy nghĩ về Thiền Tông, một cửa vào đạo thường được chư Tổ sư Trung Hoa và Việt Nam gọi là Cửa Không Cửa – tức Vô Môn Quan.
Lễ Phật Đản là lễ lớn của Phật giáo. Là con của Phật, tới ngày Phật Đản dù bận thế nào Phật tử cũng tìm về chùa lạy Phật, bái sư. Ngày xưa đi du học không có chùa Việt Nam thì đi chùa của người Hoa, người Nhật, sau này có người tị nạn thì có chùa Việt Nam khắp nơi trên thế giới, từ chùa nhỏ đến chùa lớn, từ thành phố đến thôn quê nơi nào cũng có chùa...
Chiến dịch của Trump đã trả hơn 1 triệu đô la cho hãng Simpatico Software Systems và Berkeley Research Group để 2 hãng này tìm ra "gian lận" nhưng không công bố kết quả, sau khi không tìm thấy bằng chứng gian lận phổ biến
Henry Kissinger kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 vào thứ Bảy 27 tháng Năm năm 2023. Nhân dịp này, ông có dành cho tuần báo ZEIT ONLINE (Đức) một cuộc phỏng vấn dài với tiêu đề: “Wenn die Staatsmänner weise wären”  (Nếu các chính khách khôn ngoan). Nội dung thảo luận xoay quanh các chủ đề về Nga, Putin, cuộc chiến Ukraine, Trung Quốc, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, trí tuệ nhân tạo và vai trò của Mỹ. Cuối cùng, vấn đề Campuchia được bàn đến và Kissinger phủ nhận mọi cáo buộc đã phạm tội diệt chủng khi cho phép oanh kích bí mật tại Campuchia. Sau đây là phần trích dịch cuộc phỏng vấn.
Người Mỹ gốc Á là nhóm cử tri gia tăng nhanh nhất ở Hoa Kỳ trong khoảng hai thập kỷ qua, nhưng tốc độ tăng trưởng của họ đã chậm lại phần nào kể từ năm 2018. Trong bốn năm qua, số lượng cử tri đủ điều kiện đi bầu gốc Á đã tăng 9%, tương đương khoảng một triệu cử tri tại Hoa Kỳ, lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng 3% của tổng số cử tri đủ điều kiện trong cùng thời gian.
Năm 2011, Gert-Jan Oskam đang sống ở Trung Quốc thì bị tai nạn xe máy, khiến ông bị liệt từ phần hông trở xuống. Giờ đây, với sự kết hợp của các máy móc thiết bị hiện đại, các khoa học gia đã giúp ông kiểm soát lại phần thân dưới của mình, theo trang NYTimes đưa tin vào cuối tháng 5 năm 2023.
Omdudsman của Văn phòng Dịch vụ Di trú và Nhập tịch (CIS) đã đưa ra một số cách để các sinh viên F-1 đang tìm kiếm Chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT), có thể tránh bị chậm trễ trong việc duyệt xét đơn I-765, Đơn xin Giấy phép Làm việc. Các cách bao gồm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.