Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4535)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những ngày qua, khi các Thành phố trên toàn quốc bao gồm một số Thành phố ở Quận Cam đang phải đối phó với các cuộc biểu tình rầm rộ sau cái chết gây tranh cãi của anh George Floyd do cảnh sát tiểu bang Minnesota, Thành phố Garden Grove tập trung vào tầm quan trọng của việc tôn trọng sự đa dạng ở mọi hình thức và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa cảnh sát và cư dân trong cộng đồng.
Khi doanh nghiệp ở các nơi bắt đầu mở cửa vận hành, điều thiết yếu nhất là giữ cho mọi người an toàn và ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19. Mục đích của việc xét nghiệm này là tìm những cá nhân gốc Việt không có triệu chứng và có khả năng lây nhiễm. Xét nghiệm miễn phí này dành cho những người làm việc thiết yếu trong lĩnh vực tôn giáo, giáo dục và phục vụ cộng đồng xã hội.
Hai phần ba thế kỷ đã qua, ba thế hệ đã bị hy sinh: hy sinh chống Pháp để giành độc lập, hy sinh chống Mỹ để thống nhất đất nước, hy sinh làm những nông dân không có đất, và những công nhân không có tay nghề để đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước. Với đường lối giáo dục hiện nay, rõ ràng, Đảng và Nhà Nước đang tính hy sinh (luôn) thế hệ kế tiếp – thế hệ thứ tư!
Lần đầu tiên kể từ tháng 3, không có cái chết mới nào ở Thụy Điển trong 24 giờ liên quan đến coronavirus mới Sars-CoV-2. Điều này đã được công bố ngày 31.5.2020 bởi cơ quan y tế quốc gia. Theo các số liệu chính thức, gần 4.400 người đã chết do đại dịch ở quốc gia Scandinavi kể từ ngày 11/3. Khoảng 37.500 người đã bị nhiễm bệnh. Con số tương đối cao - được tính bằng mười triệu dân - chủ yếu là do nhiễm trùng trong các viện dưỡng lão trong và xung quanh thủ đô Stockholm, người ta nói. Không giống như ở nhiều quốc gia khác, Thụy Điển đã không đóng cửa trường học và nhà trẻ. Các công dân chỉ được yêu cầu giữ khoảng cách và hãy rửa tay nhiều lần.
Ít nhất có 40 thành phố và Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã ban hành lệnh giới nghiêm tối nay, Chủ Nhật, 31 tháng 5, để đối phó với những vụ biểu tình bạo động khắp nước vào cuối tuần này. Tính tới sáng Chủ Nhật, có 5,000 lính Vệ Binh Quốc Gia đã được điều động tại 15 tiểu bang và Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, với 2,000 lính Vệ Binh Quốc Gia khác chuẩn bị để được điều động nếu cần. Một xe tải đã tông vào đám đông biểu tình tại Florida hôm Chủ Nhật. Video cho thấy những người biểu tình tại Tallahassee đang đi bộ chung quanh xe tải lúc nó đã ngừng ở đèn giao thông, trong khi có người dường như nói chuyện với tài xế. Trong một video, một cái chai rõ ràng đã đập vào người góa phụ và chiếc xe tải sau đó bất ngờ tăng tốc, hất văng nhiều người sang một bên, nhưng không có thương tích nghiêm trọng nào được báo cáo.
Tổng Thống Donald Trump đã nhiều lần giữ khoảng cách chính ông với các hành động bạo lực trong cộng đồng khắp nước Mỹ, bác bỏ các nhà phê bình chỉ ra lời nói của ông như một nguồn cảm hứng hoặc sự thoải mái tiềm tàng cho bất kỳ ai hành động theo niềm tin lâu dài về sự cố chấp và thù ghét. “Tôi nghĩ lời nói của tôi mang mọi người lại với nhau,” theo ông Trump nói thế trong năm ngoái, 4 ngày sau khi một thanh niên 21 tuổi bị cáo buộc đã đăng một bản tin chống người nhập cư lên mạng và sau đó được cho là đã nổ súng tại tiệm Walmart ở El Paso, Texas, giết chết 22 người và làm bị thương hàng chục người khác. Nhưng một đánh giá toàn quốc được thực hiện bởi ABC News đã xác định ít nhất 54 vụ án hình sự mà Trump được viện dẫn liên quan trực tiếp đến các hành vi bạo lực, đe dọa bạo lực hoặc cáo buộc tấn công.
Một con số cao kỷ lục những người Mỹ đang đối diện nạn đói trong năm nay khi sự xuống giốc kinh tế thảm khốc được gây ra bởi đại dịch vi khuẩn corona sẽ khiến hàng chục triệu người không thể mua đủ thực phẩm để nuôi gia đình. Trên toàn nước Mỹ, nhu cầu trợ giúp tại các ngân hàng thực phẩm và tủ đựng thức ăn đã lên cao kể từ khi vi khuẩn buộc nền kinh tế đóng cửa, khiến cho hơn 40 triệu người xin trợ cấp thất nghiệp, theo các số liệu mới nhất cho biết. Kết quả, ¼ trẻ em được phỏng đoán, tương đương 18 triệu trẻ em, có thể cần trợ cấp thực phẩm trong năm nay – tăng 63% so với năm 2018.
Tại Canada, dân sống ven sông và vùng duyên hải thường có thú đào vớt nghêu sò. Tuy nhiên,ít có người ý thức rằng các loại thủy sản này đôi khi có thể là mối đe dọa cho sức khỏe. Hằng năm, chuyện ngộ độc nghêu sò vẫn thấy thỉnh thoảng xảy ra, nhất là vào dịp hè, mùa mà mọi người đổ xô ra những bãi cát và bãi biển để vui chơi và nghỉ mát. Có người nói rằng sò hến rất bổ cho sex, hổng biết có phải vậy không?
Trong cuộc họp báo vào Thứ Bảy, Thị Trưởng Eric Garcetti đã lên kế hoạch thảo luận về cuộc biểu tình và bạo động tối Thứ Sáu. Ông đã kêu gọi giữ ôn hòa khi người dân leo lên xe buýt điện Metro và đốt cháy xe cảnh sát tại Quận Fairfax. “Dù bạn mang huy hiệu hay dù bạn cầm biểu ngữ, tôi kêu gọi tất cả người dân Los Angeles hãy hít thở thật sâu và lùi lại một khoảnh khắc,” Garcetti nói. “Để cho những người lính cứu hỏa của chúng ta dập tắt ngọn lửa. Để cho những cảnh sát ôn hòa tái lập trật tự. Và để họ bảo vệ quyền của các bạn được ở ngoài đó.” Garcetti đã tuyên bố lệnh giới nghiêm sẽ có hiệu lực tại Đường Phố Los Angeles bắt đầu từ 8 giờ tối Thứ Bảy đến 5 giờ rưỡi sáng Chủ Nhật. 533 người đã bị bắt hôm Thứ Sáu trong cuộc biểu tình, theo cảnh sát Los Angeles cho biết. Những người bị bắt vì tình nghi trộm cắp, hôi của, bạo động, bạo hành với cảnh sát, cố sát và không giải tán, theo Sở Cảnh Sát Los Angeles cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Bảy. Tất cả đều được thả trừ 18 người.
Các trường hợp lây nhiễm vi khuẩn corona đang gia tăng tại vùng sa mạc nóng giữa miền Nam California và một thành phố gần Tijuana của Mexico, đưa tới các bệnh viện chật người, nhiều bệnh nhân vượt biên, theo Reuters cho biết hôm Thứ Bảy, 30 tháng 5. Mexicali, thủ phủ của tiểu bang Baja California của Mexico, có số trường hợp bị lây vi khuẩn cao thứ ba tại Mexico, với số bệnh viện chính với số bệnh nhân tới 4/5 lượng chứa, theo dữ liệu bộ y tế tiểu bang cho thấy. Chỉ cách vài dặm bên kia tường biên giới, Quận Imperial của California hiện đang đối phó với số người vào bệnh viện vì COVID-19 cao nhất tính theo đầu người trong tiểu bang – gấp đôi với quận cao kế tiếp.
Phàm ở đời, ai ai cũng đều muốn mình có được nhiều điều tốt lành cũng như nhiều tiền nhiều bạc, mà càng nhiều chừng nào thì càng tốt và càng sướng chừng đó, phải không các bạn? Bởi vậy cho nên, hễ gặp nhau vào những dịp lễ lớn như Tết, thì người ta hay chúc cho nhau những câu như:“an khang thịnh vượng”, “tấn tài tấn lộc”, “làm ăn phát tài”, “tiền vô như nước ra như keo” vân vân. Tóm lại trong chúng ta, ai cũng đều mong muốn có được cuộc sống thật sự hạnh-phúc!
Nhìn lại trên 3 năm vừa qua được ghi nhận Mỹ càng ngày xung đột với Trung Cộng mà có lẽ cao điểm là trong tháng qua. Quả thực vậy cả 2 bên đã không còn coi nhau như là đối tượng hợp tác thân thiết như trong thời kỳ TT Obama mà nay càng ngày càng công khai chống nhau kịch liệt trên mọi phương diện, nếu hoàn cảnh cho phép!.
Trong ký ức thơ ấu của tôi, Đà Lạt không phải là nơi có nhiều chim chóc. Ngoài những bầy sẻ ríu rít đón chào nắng sớm trên mái ngói, và những đàn én bay lượn khắp nơi vào lúc hoàng hôn – thỉnh thoảng – tôi mới nhìn thấy vài chú sáo lò cò giữa sân trường vắng, hay một con chàng làng lẻ loi (và trầm ngâm) trên cọc hàng rào. Chào mào tuy hơi nhiều nhưng chỉ ồn ào tụ họp, giữa những cành lá rậm ri, khi đã vào hè và trái mai (anh đào) cũng đà chín mọng. Họa hoằn mới thấy được thấy đôi ba con chim lạ, đỏ/vàng rực rỡ (chả biết tên chi) xa tít trên những cành cây cao ngất, giữa đồi thông vi vút.
Theo Báo cáo của Tổng Y sĩ Hoa Kỳ, hút thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch do đó khiến cơ thể khó chống lại dịch bệnh hơn. Trong một điếu thuốc có hơn 7000 loại hóa chất và 70 loại trong số đó có thể gây ung thư. Khói từ thuốc lá hoặc hơi phun từ các thiết bị vape tấn công phần trên của hệ thống hô hấp một cách tương tự như con vi-rút Corona. Đối với những người có hệ thống hô hấp đã bị suy yếu do hút thuốc hoặc dùng vape, họ có thể bị các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng hơn nếu bị nhiễm vi-rút này.
Thống Kê Dân Số 2020 đang diễn ra đúng tiến độ với hơn 60 phần trăm các hộ gia đình tại Hoa Kỳ đã trả lời bản câu hỏi trắc nghiệm – đó là gần 89 triệu lượt trả lời. Các nỗ lực đang được thực hiện để có được việc đếm chính xác các cộng đồng đa dạng của đất nước của chúng ta.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.