Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4524)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
BIỂN ĐÔNG – Hoa Kỳ một lần nữa đã chính thức phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông qua việc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi về VN hôm 4 tháng 6 cho biết.
Nhà Xuất Bản Tự Do tại Việt Nam đã được Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) trao tặng Giải Thưởng Prix Voltaire 2020, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 3 tháng 6.
Cựu cảnh sát viên thành phố Minneapolis là người đè đầu gối lên cổ của George Floyd đã bị truy tố hôm Thứ Tư, 3 tháng 6 với các tội giết người cấp hai nghiêm trọng mới hơn, và 3 cảnh sát viên khác tại hiện trường trong vụ giết chết ông ấy đã bị truy tố với tội hỗ trợ và đồng phạm giết người cấp hai, theo CNN cho biết. “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng những phát triển này là vì lợi ích của công lý đối với Ông Floyd, gia đình của ông, cộng đồng của chúng ta và tiểu bang của chúng ta,” theo Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu Bang Minnesota Keith Ellison cho biết trong việc công bố các truy tố.
Hoạch đỊnh triển khai quân đội để trấn áp người dân Mỹ biểu tình của Tổng thống Trump đã dấy lên sự phản kháng chống đối dữ dội từ phía các tướng lãnh hồi hưu và các đại biểu liên bang congressmen thuộc đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa kỳ. Hôm 2 tháng 6, TNS Tim Kaine của đảng dân chủ bang Virginia cảnh cáo theo điều lệ National Authorization Act-NDAA- nghiêm cấm bất cứ ai không được dùng ngân quỹ nhà nước để triển khai quân đội Mỹ đàn áp công dân Mỹ biểu tình.
Đó là khuyến cáo mới nhất của các chuyên gia y tế với mục đích ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19. Bài viết đăng trên Annals of Internal Medicine, do đại học Harvard xuất bản, khuyên vợ chồng (hoặc người tình) nên cảnh giác, đeo khẩu trang lúc “gần” nhau trên giường. Ngoài ra, bạn cũng không được hôn môi, không được yêu kiểu 69, hoặc tất cả những “pha cụp lạc” có dính (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) đến tinh trùng và nước tiểu. Trước khi “nhập trận” bạn nên tắm rửa sạch sẽ, và sau đó dùng thuốc khử trùng rửa sạch “hiện trường.”
Chỉ còn hơn 6 tháng nữa đến Đại hội đảng toàn quốc XIII, diễn ra đầu năm 2021, nhưng những kẻ nịnh thần đã xếp hàng sau lưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để vận động “đề nghị” ông ngồi thêm nhiệm kỳ nữa, hay ít nhất cũng 2 năm. Lý do của đám tôi trung đưa ra là đất nước cần lãnh đạo ổn định để bảo vệ đảng và chế độ theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng điều này cũng lộ ra dấu hiệu mất đoàn kết và không thống nhất trong nội bộ hơn 4 triệu đảng viên.
Đức Giáo hoàng Francis đã gọi cái chết của George Floyd dưới tay các cảnh sát Mỹ là "thảm kịch" và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho ông ấy và "tất cả những người khác đã mất mạng vì tội lỗi của kỳ thị chủng tộc," theo CNN cho biết hôm 3 tháng 6. Sau 8 đêm biểu tình khắp nước Mỹ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ về cái chết của Flyod trong thánh lễ cầu nguyện hàng tuần của ngài tại Vatican hôm Thứ Tư. “Các anh chị em tại Hoa Kỳ yêu mến, tôi đã chứng kiến rất lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội đáng lo ngại ở quốc gia của bạn trong những ngày qua, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd," theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper đang làm rung rinh Bạch Ốc sau khi nói hôm Thứ Tư, 3 tháng 6 rằng ông không ủng hộ sử dụng quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp Hoa Kỳ do cái chết của George Floyd và những lực lượng đó chỉ nên được sử dụng trong một vai trò thực thi pháp luật như là một phương sách cuối cùng, theo CNN cho biết. Esper lưu ý rằng "hiện tại chúng ta không ở một trong những tình huống đó," tránh xa mối đe dọa gần đây của Tổng Thống Donald Trump để triển khai quân đội nhằm thực thi trật tự.
Trong một tuần qua biểu tình đã nổi lên tại nhiều thành phố lớn nhỏ ở Mỹ. Bắt đầu từ Minneapolis – St. Paul (Twin Cities) ở tiểu bang Minnesota, rồi lan ra Denver, Los Angeles, Washington D.C., Austin, Houston, Chicago, Atlanta, Portland, Oakland, San Francisco, Miami, New York. Những cuộc biểu tình bùng phát khắp nơi bắt nguồn từ vụ việc xảy ra hôm thứ Hai 25/5 ở thành phố Minneapolis, khi cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin bắt người đàn ông da đen George Floyd vì tình nghi dùng tiền giả. Chauvin lấy đầu gối đè cổ nạn nhân xuống đất trong 9 phút để sau đó nạn nhân tắt thở, dù Floyd đã nhiều lần kêu lên “I can’t breathe” – Tôi không thể thở.
Hôm qua, Twitter đã đóng tài khoản giả tạo đội danh Antifa sau khi xác định ra liên hệ của trương mục này với một tổ chức thượng tôn da trắng Identity Evropa, công ty truyền thông mạng tuyên bố điều này vào ngày thứ Hai. Phát ngôn viên của Twitter nói với CNN rằng một tài khoản nhân danh tổ chức Antifa quốc gia đã bị đóng sau khi tổ chức này kêu gọi bạo động trong các cuộc biểu tình vì sự tàn bạo của cảnh sát. Antifa, viết tắt của chống phát xít (anti-fascist), không phải là một tổ chức tập trung mà là một phong trào phản kháng chính trị được phát xướng từ các nhóm và cá nhân độc lập nhỏ. "Tài khoản này đã vi phạm chính sách thao túng và luật lệ chống loan tin giả của chúng tôi, nhất là đối với việc tạo tài khoản giả", người phát ngôn nói trong một tuyên bố. "Chúng tôi đã hành động sau khi tài khoản này gửi một tweet kích động bạo lực và ngược với Quy Tắc của Twitter."
Vào sáng Thứ Hai ngày 1 tháng 6 năm 2019, Mặc dù rất bận rộn với nhiều cơng tác cần thiết trong vấn đề phòng chống dịch Covid-19, cũng như tình hình biểu tình sau cái chết của ông George Floyd nhưng quý vị dân cử gồm ông Thị Trưởng Trí Tạ, Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ, Nghị Viên Chí Charlie Nguyễn, và Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove luật sư Nguyễn Quốc Lân cùng ông Nguyễn Kim Bình Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California, đã đến bệnh viện Kindred Westminster để trao tặng vật dụng bảo hộ cho các nhân viên y tế đang làm việc tại đây.
Đời về chiều bỗng trở nên rảnh rỗi. Đôi khi, rảnh muốn khóc luôn nên tôi đâm ra uống hơi đều và cũng hơi nhiều. Chắc sợ thằng em dám chết vì rượu nên không ít anh chị hằng tâm (và hằng sản) đã nhờ tôi đi làm việc thiện, giúp những người Việt nghèo khó – sống rải rác và quanh quất – ở Biển Hồ. Tháng này, chị Kim Bintliff – Houston TX – biểu tôi đến làng Kor K’ek, cách Kampong Luong Floating Village (thuộc tỉnh Pursat) chừng hai giờ ghe máy. Tôi đã đến đây đôi ba lần trước, vì chuyện làm trường học, và không hề bị phiền nhiễu gì ráo trọi. Lần này, trưởng ấp ngỏ lời xin thêm mấy phần gạo (cho chính gia đình và vài người nữa) khiến tôi hơi khó chịu. Tuy thế, ngay khi lên bước chân lên cái nhà nổi ọp ẹp và chật hẹp của ông ta thì thái độ của tôi thay đổi hẳn. Họ cũng cùng quẫn, có khác chi những đồng bào trôi sông lạc chợ của mình đâu.
Sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức kể lại nhiều chuyện bí ẩn trong hàng ngũ cộng sản mà người ngoài, nhứt là người miền nam, ít ai biết và cả một số chuyện liên hệ tới giới chức miền nam sau 30.04/75 trong cải tạo và tù vượt biên dưới thời ông Võ văn Kiệt. Có chuyện tác giả kể hấp dẫn nhưng không đúng sự thật bởi chính người trong cuộc, tức nạn nhơn, đọc qua chuyện của mình đã phải ngạc nhiên. Nhưng dầu sao, sách "Bên thắng cuộc" vẫn có giá trị thông tin khá hơn nhiều sách khác của người cộng sản viết mà ta đọc qua.
Hàng ngàn người biểu tình đã quỳ gối trên bãi cỏ bên ngoài Tòa Nhà Quốc Hội hôm Thứ Ba, 2 tháng 6, hô vang khẩu hiệu “im lặng là bạo động” và “không công lý, không hòa bình,” chỉ trước giờ giới nghiêm được chính quyền đưa ra khi các cuộc biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát đã bùng nổ tại nhiều thành phố lớn. Đám đông tại Tòa Nhà Quốc Hội sau đó đã đứng dậy và hô to “quỳ gối” và “bạn bảo vệ ai?” khi các cảnh sát đối mặt với họ. Các lệnh giới nghiêm vào chiều tối đã được ban hành tại hàng chục thành phố theo sau một tuần biểu tình vì cái chết của người da đen 46 tuổi George Flyod tại Minneapolis. Phần lớn là ôn hòa vào ban ngày, đám đông đã nổ ra phá hoại, đốt phá và cướp bóc sau khi trời tối. Tổng Thống Donald Trump đã kêu gọi Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia hoặc quân đội Hoa Kỳ trấn áp những gì được gọi là "du thủ du thực," "kẻ trộm" và "côn đồ" chịu trách nhiệm về bạo lực, đổ lỗi cho các thống đốc tiểu bang hoặc các quan chức địa phương vì đã không can thiệp.
Có 213 trường hợp mới bị lây vi khuẩn corona xảy ra hôm Thứ Hai tại Quận Cam, theo các số liệu được cập nhật từ Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Quận Cam cho biết. Toàn quận hiện có 6,574 trường hợp bị lây, gồm 665 cư dân nhà dưỡng lão và 377 tù nhân tại nhà tù Quận Cam. 213 trường hợp mới hôm Thứ Hai là cao thứ 4 trong một ngày trong quận trong thời đại dịch, và cao nhất trong một ngày là 216 trường hợp vào ngày 23 tháng 5. Số người thiệt mạng trong quận là 150.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.