Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4533)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đất nước này sau 300 trăm năm vẫn khốn khổ vì một màu da. Ngày nay dù Hoa Kỳ sắp sửa xây nhà trên mặt trăng để bắn hỏa tiễn lên Sao Hỏa nhưng chúng ta vẫn rất cần ông tổng thống Lincoln để hàn gắn đất nước. Một chính quyền bởi dân do dân và vì dân. Một chính quyền thực đoàn kết toàn dân. Một chính quyền không sản xuất ra những người dân trộm cướp và một chính quyền không dùng lính đàn áp dân. Chúng ta cần một chính quyền không để cho những màu da khốn khổ.
Việc sản xuất âm nhạc, TV và phim có thể tái hoạt động tại California, được yêu cầu không sớm hơn ngày 12 tháng 6 năm 2020 và phải được chấp thuận bởi các viên chức y tế công cộng của quận sở tại trong phạm vi quyền hạn của hoạt động sau khi xem xét dữ liệu dịch bệnh địa phương bao gồm các trường hợp bị lây bệnh tính trên 100,000 dân, tỷ lệ dương tính xét nghiệm và sự sẵn sàng của địa phương để hỗ trợ sự gia tăng chăm sóc sức khỏe, dân số dễ bị tổn thương, theo dõi và thử nghiệm. Để giảm nguy cơ lây truyền COVID-19, sản xuất, diễn viên, nhân viên và các công nhân trong ngành khác phải tuân thủ các quy trình an toàn do lao động và quản trị đồng ý, có thể được các viên chức y tế công cộng của quận tăng cường hơn nữa. Nhân viên văn phòng và quản trị phải tuân thủ các hướng dẫn về Chỗ Làm Việc Của Văn Phòng được Bộ Y tế Công Cộng California và Bộ Quan Hệ Công Nghiệp California công bố, để giảm nguy cơ lây truyền COVID-19.
Tổng cộng 57 cảnh sát phục vụ trong nhóm phản ứng khẩn cấp tại thành phố Buffalo, New York đã từ chức sau khi 2 cảnh sát trong nhóm bị đình chỉ công tác vì đã xô đẩy một người biểu tình xuống lối đi bộ, theo các tường trình của báo Investigative Post cho biết hôm Thứ Sáu, 5 tháng 6. Toàn bộ nhóm đã bỏ công việc trong vai trò khẩn cấp tại Ty Cảnh Sát Buffalo vào xế trưa Thứ Sáu, 5 tháng 6 để phản đối việc các đồng nghiệp của họ bị đối xử. “57 người từ chức trong thù ghét bởi vì sự đối xử của 2 đồng nghiệp, là những người lúc đó đang thi hành lệnh,” theo Chủ Tịch Hội Buffalo Police Benevolent Association là John Evans nói với báo Investtigative Post.
Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Umberg gửi đến cộng đồng lời thông điệp ngắn nhằm tưởng niệm 76 năm ngày lịch sử trong Thế Chiến thứ Hai, đánh dấu ngày định mệnh 6 tháng Sáu năm 1944 trên bãi biển France Norm Normandy, khi quân đội Đồng minh chuyển hướng Thế chiến II và tiếp tục đánh bại chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. Đây là một trong những chiến công đáng chú ý nhất trong lịch sử quân sự.
Bảy người bị giết chết trong vụ thảm sát tập thể tại một căn nhà tại Quận Morgan, thuộc tiểu bang Alabama, vào cuối ngày Thứ Năm, 4 tháng 6. Vụ nổ súng xảy ra tại một căn nhà trên khúc đường có số nhà 500 của đường Talucah Road tại Valhermoso Springs gần Somerville vào lúc trước 11 giờ rưỡi tối, theo văn phòng Cảnh Sát Quận Morgan cho biết. Hiện trường cách thành phố Huntsville chừng 10 đến 12 phút lái xe.
Trong chị Thanh chỉ có một tấm lòng, chứ tuyệt nhiên không có “những bức tường lòng” phân cách Bắc/Trung/Nam – như rất nhiều người Việt khác. Tình cảm của chị tinh khiết, trong veo, và tươi mát tựa như dòng nước của một con suối nhỏ – róc rách, len lách – khắp mọi miền của tổ quốc thân yêu. Bởi thế, dù không biết chính xác chị được chôn cất nơi nao tôi vẫn tin rằng ở bất cứ đâu thì đất nước này cũng đều hân hoan ấp ủ hình hài của người thơ đa cảm, tài hoa, và chuân truyên nhất của dân tộc. Vĩnh biệt Nguyễn Thị Hoài Thanh. Em mong chị mãi mãi được an nghỉ trong an lành và thanh thản!
Đằng sau các cuộc biểu tình chống đối sự kỳ thị trong cái chết của George Floyd là các cuộc đập phá, phóng hoả, cướp và hôi của. Tại sao nó luôn xảy ra trong các cuộc bạo loạn. Đó là một câu hỏi nhức nhối và đau đớn đã làm phiền lòng không những người có mặt trong cuộc biểu tình mà của cả những người ngoài cuộc. Thấy được những cửa hàng thương mại, nhà thuốc, siêu thị, hệ thống bán lẻ bị đốt phá, cướp bóc tan hoang ai cũng đau lòng và phẫn uất, nhất là các chủ tiệm. Những bài phỏng vấn các tiểu thương cùng nhiều video Clip ghi lại những hình ảnh đập phá thu được ở các cửa tiệm thương mại đã làm tôi không ngăn được dòng nước mắt thương cảm cho họ. Các tiểu bang mới được mở cửa mấy ngày sau cơn đại dịch. Giới tiểu thương phải gánh chịu sự mất mát kinh tế trong vòng nửa năm qua, giờ họ lại bị phá sản bởi bao nhiêu vốn liếng tiêu tan trong phút giây. Họ khóc, con cái, gia đình họ khóc, họ chia sẻ nỗi uất hận tai bay hoạ gởi, rồi lại phải nai lưng ra quét dọn, gom góp những tan hoang đổ đi.
Hướng dẫn mới về lợi tức cho các chương trình trợ giúp trả hóa đơn cho phép thêm nhiều khách hàng của SCE đủ điều kiện hưởng mức giá năng lượng thấp hơn.
Qua 7 lần xét nghiệm trung bình từ 8.00 giờ sáng đến 15.00 giờ chiều, PVNF đã thử trên 1,700 người. Qua các cuộc xét nghiệm, mặc dù nghiên cứu cho cộng đồng VN tại Little Saigon, PVNF cũng đã thử cho một số người ngoài cộng đồng như anh cảnh sát (LAPD) đi từ Los Angeles (LA) xuống Little Saigon thử vì LA thiếu test.
Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đang sơn một thông thiệp bằng chữ màu vàng rất lớn trên mặt đường Thủ Đô bận rộn trước một cuộc biểu tình dự định vào cuối tuần này: SINH MẠNG CỦA NGƯỜI DA ĐEN LÀ VẤN ĐỀ, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Sáu, 5 tháng 6 năm 2020. Dự án giống như một tấm biểu ngữ vĩ đại kéo dài 2 khúc đường của Đường 16th Street, một trục lộ giao thông chính dẫn thẳng vào hướng nam tới Tòa Bạch Ốc. Mỗi chữ trong 16 chữ tô đậm màu vàng chiều cao 2 lane đường, tạo ra một hình ảnh không thể nhầm lẫn dễ dàng được ghi nhận bởi các máy ảnh trên không và hầu như bất kỳ ai trong một vài khúc đường cũng thấy.
Trong tinh thần đoàn kết, Hội sinh viên Việt Nam tại U.C. Berkeley (Cal VSA) xin được bày tỏ lòng thương tiếc đến với gia đình của những người quá cố: George Floyd, Breonna Taylor, Tony McDade, Ahmaud Arbery, Dreasjon Reed và vô số những nạn nhân Da Đen vô tội khác đã chết. Chúng tôi đòi công lý cho nạn nhân và lên án các hành vi bạo lực dưới mọi hình thức gây ra do sự tàn bạo của cảnh sát, do bởi những tội ác vì căm ghét sắc tộc và do sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống. Cũng là người da mầu, nhưng không mang dòng máu Da Đen, chúng tôi có đặc quyền riêng và muốn lên tiếng ủng hộ cộng đồng người Da Đen vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho những quyền căn bản của con người.
Thăm dò 2011/2012 của APPA (American Pet Products Association) cho biết trên 72.9 triệu gia đình ở Hoa Kỳ có nuôi thú cảnh pets (chó, mèo, chim, cá, rùa rắn v,v…). Số chó nuôi chiếm trên 78 triệu con và mèo bốn cẳng trên 86.4 triệu con. Ngoài ra còn những loại thú khác như chim (16.2 triệu con)… Năm 2011, Hoa Kỳ chi trên 50 tỉ $ cho kỹ nghệ thú cảnh.
Tuần qua, Diedre Thu-Hà Nguyễn, Nghị viên thành phố Garden Grove, cùng với Dân Biểu Tiểu Bang David Chiu (Dân Chủ - San Francisco), Chủ tịch Uỷ Ban Lập Pháp Châu Á Thái Bình Dương đã dẫn đầu một số nhà lập pháp và các lãnh đạo ngành nail trong buổi họp với văn phòng Thống Đốc Newsom để bàn thảo các quy định thi hành chuẩn bị cho việc tái mở cửa an toàn của các tiệm nail.
Cách đây không lâu, tôi được một anh bạn vong niên am tường Phật Giáo nhắc nhở: phaỉ coi chừng “những lời Phật dạy” đang được lan truyền đầy dẫy trên mạng. Rất nhiều trong số đó không phải là “hàng thiệt”! Giật mình, xem lại, thấy quả là có nhiều câu hơi “kỳ kỳ”, thấy “có vẻ” không giống lắm với những gì thầy mình dạy từ trong kinh điển.
Nhiều người trong các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ ở trong tình trạng bất định, lo âu và sợ hãi về những quy luật mới của Tòa Bạch Ốc, nơi đang có kế họach chống di dân, đặc biệt là những sắc dân không là da trắng. Sở di trú cần cẩn trọng nhìn lại chính mình. Cơ quan này sẽ thấy những lý do tại sao họ không giải quyết được.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.