Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4547)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chúng ta thấy gì qua những cuộc biểu tình và bạo lực tiếp theo sau cái chết của người thanh niên da đen George Floyd bị người cảnh sát da trắng Derek Chavin dùng đầu gối đè cổ nghẹt thở chiều ngày 25-5-2020 tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota? Hàng trăm cánh sát dã chiến với trang bị tác chiến và măt nạ chống khói độc đối đầu với hàng ngàn người biểu tình đòi công lý cho George Floyd và đòi được sống bình đẳng với người Mỹ da trắng. Đó là cuộc đấu tranh chính đáng chống lại áp bức, chống lại bất công của một xã hội đa chủng đa văn hóa như nước Mỹ.
Thành phố khuyến khích cộng đồng tham gia cuộc thi nghệ thuật ‘Tree Art Contest’ trên các trang mạng xã hội. Cuộc thi được kéo dài đến Thứ Sáu, ngày 26 tháng Sáu, 2020, và mọi người có thể vào trang Facebook tại @gardengrovecityhall để bình chọn cho những tác phẩm được sáng tạo từ các em học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 12.
Các nhà lập pháp Dân Chủ Hoa Kỳ tại Quốc Hội đã đệ trình dự luật cải tổ cảnh sát Mỹ, theo sau nhiều tuần lễ biểu tình chống cảnh sát bạo hành và kỳ thị chủng tộc. Dự luật sẽ làm dễ dãi hơn cho biệc truy tố cảnh sát có hành vi sai trái, cấm làm nghẹt thở, và giải quyết vấn đề kỳ thị chủng tộc. Dự luật đến giữa lúc các nhà lập pháp Minneapolis cam kết dẹp bỏ lực lượng cảnh sát của thành phố này. Cái chết của George Floyd trong tay của cảnh sát da trắng đã tạo ra áp lực toàn quốc phải thay đổi. Tuy nhiên, không rõ là các nhà lập pháp Cộng Hòa, là những người kiểm soát Thượng Viện Hoa Kỳ, có sẽ ủng hộ dự luật được đề xuất có tên Justice in Policing Act of 2020 hay không.
Hàng ngàn người tiếc thương đeo khẩu trang và găng tay đã xếp hàng chờ đợi nhiều giờ bên ngoài một nhà thờ hiếm khi đông người tại Houston hôm Thứ Hai, 8 tháng 6 để bày tỏ lòng tôn kính tại lễ tưởng niệm sau cùng đối với George Floyd, một người đàn ông da đen vô danh mà cái chết đã làm bùng lên nhiều cuộc biểu tình khắp thế giới chống lại việc kỳ thị chủng tộc bất công và bạo hành của cảnh sát. Vì đại dịch vi khuẩn corona, nhiều nhóm 15 người một lượt được phép vào bên trong Nhà Thờ Fountain of Praise Church để viếng thi hài của Floyd, đã đặt trong một quan tài màu vàng mà Floyd thích hay mấy chữ “Tôi không thể thở,” mà Floyd đã kêu lên khi Derek Chauvin, cảnh sát da trắng Minneapolis đè đầu gối lên cổ ông gần 9 phút.
Tân Tây Lan (New Zealand) có vẻ đã hoàn toàn xóa sạch vi khuẩn corona – ít nhất cho đến nay – sau khi các viên chức y tế cho biết hôm Thứ Hai, 8 tháng 6 rằng người bị truyền nhiễm được biết sau cùng đã bình phục. Tuyên bố đã được chào đón với niềm vui cả nước và có nghĩa là quốc gia 5 triệu dân này sẽ nằm trong số nước đầu tiên chào đón mọi người trở lại trong các sân vận động, các buổi hòa nhạc đông người và gỡ bỏ các hạn chế chỗ ngồi trên các chuyến bay. Đó là 17 ngày kể từ trường hợp bị lây mới nhất được báo cáo, trong thời gian có thêm 40,000 người đã được thử nghiệm, nâng tổng số người được thử nghiệm lên 300,000. Hôm Thứ Hai đánh dấu lần đầu tiên kể từ cuối tháng 2 không có trường hợp lây bệnh nào nữa.
Quốc Hội CSVN đã thông qua Hiệp Định Mậu Dịch Tự Do Liên Âu-VN (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (EVIPA) hôm 8 tháng 6 năm 2020 để thúc đẩy thương mại song phương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai.
Xét nghiệm này miễn phí, dành cho những người làm việc thiết yếu trong lĩnh vực thương mại, nhà hàng, giáo dục và phục vụ cộng đồng xã hội. Thứ Năm, ngày 11 tháng 6/2020, từ 12 giờ trưa tới 6 giờ chiều. Tại Vietnamese Taekwondo Center, 14891 Moran St., Westminster, CA 92683
Có vài kinh điển đã nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng tìm cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lý tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến mình như một người xuất thân từ giai cấp lãnh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có bình luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lãnh thỗ của chú mình là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện. Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua. Điều này cho thấy rõ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”
Chúng con Chư Ni Chùa Hương Sen và học trò nhỏ của Ôn từ Mỹ Quốc vừa hay tin Hòa thượng giáo sư đã viên tịch, quãy dép về Tây vào lúc 3h15 phút sáng nay 16/4/ Canh Tý, Chủ Nhật ngày 07 tháng 06 năm 2020 tại Sài Gòn, Việt Nam. Chúng con thật vô cùng bồi hồi kính tiếc.
Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của toà án. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong phiên phúc thẩm của anh: “một lũ bất nhân đã làm ra phiên toà bất công”.
Ôi, tưởng gì chớ tật xấu của đàn ông (nói chung) và đàn ông Việt Nam (nói riêng) thì e đám đàn bà phải càm ràm cho tới… chết – hay ngược lại. Không mắc mớ gì mà tôi lại xía vô mấy chuyện lằng nhằng (và bà rằn) cỡ đó. Nhưng riêng hai chữ “cái làn” trong câu nói (“Lắm đấng ông chồng vui vẻ xách làn đi chợ…”) của Phạm Thị Hoài thì khiến tôi bần thần, cả buổi! Năm 1954, cái làn (cùng nhiều cái khác: cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa…) đã theo chân mẹ tôi di cư từ Bắc vào Nam. Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp.
Bênh liệt kháng Sida mèo do virus FIV(Feline immunodeficiency virus)gây ra và không ảnh hưởng đến người và các thú vật khác. Các nhà khoa học ước lượng tại Bắc Mỹ có thể có vào khoảng từ 1% đến 5% mèo nhà, có tiềm năng bị nhiễm bệnh liệt kháng.
Bắt đầu từ Thứ Hai, 8 tháng Sáu, 2020 đến tháng Mười Một, 2020, một số khu vực trong Thành phố sẽ được sửa chữa và có thể gây chậm trễ giao thông tạm thời. Các đường phố đang được sửa chữa bao gồm: Lampson Avenue, từ Brookhurst Street đến Nelson Street; Magnolia Street, từ Shelley Drive đến Katella Avenue; đường Brookhurst Street, từ Lampson Avenue đến Chapman Avenue; Euclid Street, từ Lampson Avenue đến Chapman Avenue; và La Vaughn Drive, Russel Avenue, và Earle Drive tại Imperial Avenue.
Chiều Chủ nhật ngày 7/6/2020, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tổ chức một cuộc biểu tình phản đối Chính phủ tiểu bang Victoria âm thầm ký kết những hợp đồng với Trung cộng đi ngược lại lợi ích nước Úc. Cuộc biểu tình diễn ra trước Quốc Hội Victoria với sự tham dự của đại diện các sắc tộc Trung Hoa lục địa, Đài Loan, Tây Tạng, Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Hong Kong và một số người Úc.
Đại dịch COVID-19 nhắc nhở chúng ta phải quan tâm hơn đến vấn đề sức khoẻ, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, và những việc cần làm ngay để tăng khả năng đề kháng nếu như bị lây nhiễm. Trong buổi trình bày trực tuyến tới đây, chúng tôi giới thiệu một đề tài mà có lẽ có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng người Việt không riêng ở Hoa Kỳ mà còn ở mọi nơi, kể cả Việt Nam: Nguy cơ của hút thuốc lá đối với người nhiễm bệnh COVID-19. Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nặng hơn từ COVID-19.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.