Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4)

28/12/201917:26:00(Xem: 14577)

Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý nhất: quan điểm thứ nhất của kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng khoảng cách giàu nghèo là tất yếu một khi tài sản tích tụ trong xã hội tư bản, và lập luận thứ hai của kinh tế gia người Mỹ gốc Nhật Richard Koo cho thấy hố sâu giàu nghèo hiện là hậu quả của toàn cầu hóa. Hai gốc nhìn này có thể bổ túc lẫn nhau như giữa hai yếu tố nội tại và khách quan. Riêng phạm vi bài này sẽ sơ lược về Piketty và ảnh hưởng đến nền chính trị cánh tả Tây Phương, bài sau sẽ trình bày về Richard Koo và kế đó là một bài tổng hợp.

 

Thomas Piketty nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ Vốn Tư Bản Trong Thế Kỷ 21 (Capital in the Twenty-First Century) nhưng tóm gọn trong 2 câu nói dân gian là “nhà giàu ngày càng giàu” để rồi “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

Hố sâu giàu nghèo trong xã hội được san bằng sau khi trải qua một cơn đại biến như Trận Dịch Đen (khiến 200 triệu người chết vào tế kỷ 14) hay Đại Chiến (Thế Chiến Thứ Hai) tàn sát cả giới chủ lẫn người lao động. Vì tài sản bị hủy diệt cho nên chỉ còn lao động, trí tuệ và lương bổng của từng cá là những yếu tố chính để mỗi người tự vươn lên. Những người thành công sau đó lại bắt đầu sở hữu tài sản. Trong khi lương bổng không thể chuyển nhượng từ cha sang con thì tài sản lại trở thành gia tài nên lâu ngày tích tụ trở thành yếu tố chính phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Tài sản (nhà đất, cổ phiếu, v.v…) còn được dùng làm Vốn Tư Bản (Capital) để đầu tư sinh lợi, và lợi tức từ tài sản có thể tăng nhanh hơn lương bổng (thí dụ giá nhà hay cổ phiếu có thể nhảy vọt 20% trong một năm trong khi lương chỉ tăng 5%). Một khi tài sản và lợi tức của xã hội tích tụ vào trong tay một thiểu số ưu đải thì lương bổng của đa số dân chúng còn lại không thể nào chạy theo kịp. Nói đơn giản nhà giàu ngày càng giàu.

 

Một thí dụ dễ hiểu là một gia đình có nhà trị giá 800 ngàn đô-la ở Saigon để lại gia tài thì con tự động giàu, trong khi một thanh niên khác từ quê lên học và làm việc dù tài giỏi bậc nào cũng không thể nào mơ mộng mua được nhà ở thành phố nếu chỉ với đồng lương vài ngàn đô-la mỗi tháng.

 

Tài sản lại sản sinh ra quyền lực bóp méo nhà nước nhằm ưu đãi thành phần chóp bu trong khi bỏ rơi đại đa số còn lại. Hố sâu giàu nghèo một khi trở nên sâu rộng sẽ đe dọa đến nền dân chủ do quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn chống đối. Trở lại thí dụ ở Việt Nam có tiền thì cho con cái du học lấy bằng đại học Hoa Kỳ trong khi thanh niên học giỏi ở dưới quê cố hết sức thì cũng chỉ lấy được mãnh bằng kém giá trị trong nước. Cho nên “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.” Một khi lớp người ăn trên ngồi trước thụ hưỡng lợi tức của xã hội bằng thế lực và tài sản được hình thành – Piketty gọi đây là “rent seekers” tạm so sánh với những đại điền chủ không đi cày ruộng mà vẫn hưỡng lợi tức cao - thay vì bằng lao động và trí tuệ thì nền dân chủ lẫn hệ thống tư bản đều bị khủng hoảng.

 

Cánh tả ở Mỹ gồm hai ứng cử viên Tổng Thống ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren chủ trương đánh thuế tài sản (wealth tax) thay vì chỉ thu thuế lợi tức (income tax) để san bằng khoảng cách giàu nghèo. Tiền thuế được dùng đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội nhằm tạo cơ hội đồng đều cho đa số dân chúng còn lại.

 

Điểm mạnh của cánh tả ở chổ đề cập đến vấn nạn mà cánh hữu không hề nhắc đến tức tình trạng chênh lệch tài sản làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, và nếu kéo dài sẽ đe đọa đến nền dân chủ một khi quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn nổi loạn. Hố sâu này còn đe dọa đến sức sống của nền tư bản khi cá nhân thành công nhờ vào thế lực và tài sản thay vì trông cậy vào lao động và trí tuệ của chính mình. Điểm yếu của cánh tả là chỉ đưa ra giải pháp tái phân phối tài sản (wealth distribution) qua thuế má - tức là theo kiểu xã hội chủ nghĩa - thay vì khuyến khích tạo ra tài sản (wealth creation) - tức là tư bản chủ nghĩa. Thành quả xã hội như chiếc bánh kinh tế không cần phân chia đồng đều mà phải tìm cách làm chiếc bánh nở to ra để mọi người có thêm phần trong đó. Thuế má càng cao thì người tài không có động cơ thúc đẩy làm giàu để tạo hàng triệu công ăn việc làm mới như trường hợp của các nhà tỷ phú Bill Gates (Microsoft), Jeff Bezzo (Amazon), Mark Zuckerberg (Facebook). Tài sản thu vào từ thuế má lại bị nhà nước tiêu xài phung phí khiến xã hội trở nên lười biến và ỷ lại dựa vào bổng lộc như y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, giữ trẻ miễn phí, v.v… (cái gì cũng miễn phí thì dân chúng đừng có lo để nhà nước no) thay vì dùng tiền thuế đầu tư thúc đẩy dân chúng làm việc cho tương lai. Cho nên trong mùa tranh cử ứng viên nào đòi tăng thuế thì phải xem xét cẩn thận là tiền thuế để xài bậy (tax and spend) hay đầu tư (tax and invest) có hiệu quả, vì các chính trị gia chuyên mập mờ đánh lận con đen gọi tiêu xài là đầu tư.

 

Bài sau sẽ bàn về các yếu tố khách quan từ toàn cầu hóa khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần qua, không chỉ cộng đồng người Việt trong và ngoài nước mà cả thế giới tự do dân chủ và nhân quyền tiếc thương vĩnh biệt Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhà lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN bất khuất và kiên trì đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam từ 45 năm qua.
Mọi thứ xuất hiện trên thế gian này đều mang theo nó bản chất tương đối, hay nói theo khái niệm triết học là một thực thể luôn luôn có hai mặt: nên và hư, tốt và xấu, lợi và hại, v.v… Cái dễ thấy nhất là đồ nhựa. Lúc đầu ai cũng thấy đồ nhựa rất tiện lợi cho việc sử dụng hàng ngày. Nhưng ngày nay, đồ nhựa sau khi được dùng rồi bỏ đi thành rác lại gây ra tai họa cho môi trường, cho các sinh vật trên trái đất trong đó có loài người.
Một phụ nữ tại Vùng Vịnh, Bắc California có thể đã tiếp xúc với vi khuẩn corona từ nơi công cộng là một trong 28 trường hợp tại tiểu bang này. Tuy nhiên, viên chức y tế tiểu bang nói rằng nguy cơ cho cộng đồng thì còn thấp.
Theo The Hill, chính phủ Trump tiếp tục các chính sách chống lại các cộng đồng di dân, kể cả di dân hợp pháp.
Cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới vào ngày 3 tháng 3 và cuộc bầu cử chống bãi nhiệm ngày 7 tháng 4 tại Westminster sẽ có nhiều thay đổi về tiến trình và phương thức bầu cử. Bắt đầu năm 2020, Quận Cam đang làm thí điểm cho phương pháp bầu cử hoàn toàn bằng giấy qua phong bì và bỏ đi hình thức bầu cử tại phòng phiếu gần nơi cư ngụ. Đây là chiều hướng sắp tới cho tất cả mọi nơi trên toàn tiểu bang California.
Các thị trường tại Hoa Kỳ đã sút giảm nặng nề hôm Thứ Năm, 27 tháng 2 sau khi trường hợp bị lây corona đầu tiên tại Hoa Kỳ có thể không phải liên quan đến việc đi ra ngoại quốc đã được xác nhận.
Tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng số 15496 Magnolia St., Suite 111 Thành Phố Westminster vào lúc 10 giờ sáng Thứ Năm ngày 27 tháng 2 năm 2020, Giám Sát Viên Andrew Đỗ, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã tổ chức buổi họp báo để trình bày về diễn tiến của bệnh dịch Covid-19, hiện diện trong buổi họp báo có Bà Michelle Steel, Chủ Tịch Hội Đồng Giám sát Quận Cam và BS. Kimberly Hồ, Phó Thị Trưởng Thành Phố Westminster, ngoài ra còn có một số các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí và cư dân tham dự.
Dịch Covid-19 đang khủng bố Vũ Hán và nước Tàu cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Bắc kinh khó khăn đối phó để ngăn chận, giới hạn sự lây nhiễm nhưng vẫn không thành công do hệ thống tập quyền cứng ngắt của chế độ cộng sản độc tài toàn trị trong lúc ngày nay nước Tàu lại bị chi phối bỡi hệ thống toàn cầu.
Một người hướng dẫn du lịch tại Nhật Bản mà gần đây đã được cho ra về từ một bệnh viện sau khi hồi phục từ dịch corona đã thử nghiệm dương tính trở lại, theo các báo cáo cho biết.
Siêu vi khuẩn gây ra dịch sưng phổi ở Vũ Hán làm chết hơn 2000 người và hơn 74 000 bị nhiễm (tin ngày 19/02/2020) có tên là Covid-19 do Tổ chức Y tế Thế giới chọn, cho ngắn gọn, dễ đọc hơn, thay thế tên gọi trước. Thật ra cũng hãy còn dài, còn khó đọc và khó nhớ, nhứt là đối với những người Trung Quốc không biết chữ Tây.
Tuần qua, tôi đến Songkhla (địa danh cực Nam của Thái, giáp giới với Mã Lai) để tìm lại cố nhân. Khi phi cơ chao cánh, chuẩn bị đáp xuống phi trường Hat Yai, tôi chợt thấy Vịnh Thái Lan. Tự trời cao, nhìn những con tầu bé li ti bên dưới khiến tôi không khỏi trạnh lòng nhớ đến chiếc thuyền vượt biên mỏng mảnh của mình (vào mấy mươi năm trước) khi đang hoang mang giữa vùng biển lạ xa này.
Chỉ khi xẩy ra nạn dịch chết người Vũ Hán (Trung Cộng) có tên khoa học COVID-19 (Corona Virus Disease-2019), Việt Nam Cộng sản mới thấy thấm đòn lệ thuộc vào kinh tế Trung Cộng đã đe dọa nghiêm trọng đến độc lập và chủ quyền quốc gia.
ngày 24 tháng 1 năm 2020, chúng tôi đã đến Vũ Hán, Trung Quốc, để hỗ trợ các y tá địa phương trong cuộc chiến đấu chống lại bệnh nhiễm trùng COVID-19. Chúng tôi vào khu cách ly Vũ Hán
7 người đã bị giết chết vào xế trưa Thứ Tư, ngày 26 tháng 2, gồm tay súng, trong một vụ nổ súng tại khu vực sản xuất bia MillerCoors tại thành phố Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, theo các nguồn tin nới với CBS News hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.