Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4)

12/28/201917:26:00(View: 14575)

Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý nhất: quan điểm thứ nhất của kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng khoảng cách giàu nghèo là tất yếu một khi tài sản tích tụ trong xã hội tư bản, và lập luận thứ hai của kinh tế gia người Mỹ gốc Nhật Richard Koo cho thấy hố sâu giàu nghèo hiện là hậu quả của toàn cầu hóa. Hai gốc nhìn này có thể bổ túc lẫn nhau như giữa hai yếu tố nội tại và khách quan. Riêng phạm vi bài này sẽ sơ lược về Piketty và ảnh hưởng đến nền chính trị cánh tả Tây Phương, bài sau sẽ trình bày về Richard Koo và kế đó là một bài tổng hợp.

 

Thomas Piketty nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ Vốn Tư Bản Trong Thế Kỷ 21 (Capital in the Twenty-First Century) nhưng tóm gọn trong 2 câu nói dân gian là “nhà giàu ngày càng giàu” để rồi “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

Hố sâu giàu nghèo trong xã hội được san bằng sau khi trải qua một cơn đại biến như Trận Dịch Đen (khiến 200 triệu người chết vào tế kỷ 14) hay Đại Chiến (Thế Chiến Thứ Hai) tàn sát cả giới chủ lẫn người lao động. Vì tài sản bị hủy diệt cho nên chỉ còn lao động, trí tuệ và lương bổng của từng cá là những yếu tố chính để mỗi người tự vươn lên. Những người thành công sau đó lại bắt đầu sở hữu tài sản. Trong khi lương bổng không thể chuyển nhượng từ cha sang con thì tài sản lại trở thành gia tài nên lâu ngày tích tụ trở thành yếu tố chính phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Tài sản (nhà đất, cổ phiếu, v.v…) còn được dùng làm Vốn Tư Bản (Capital) để đầu tư sinh lợi, và lợi tức từ tài sản có thể tăng nhanh hơn lương bổng (thí dụ giá nhà hay cổ phiếu có thể nhảy vọt 20% trong một năm trong khi lương chỉ tăng 5%). Một khi tài sản và lợi tức của xã hội tích tụ vào trong tay một thiểu số ưu đải thì lương bổng của đa số dân chúng còn lại không thể nào chạy theo kịp. Nói đơn giản nhà giàu ngày càng giàu.

 

Một thí dụ dễ hiểu là một gia đình có nhà trị giá 800 ngàn đô-la ở Saigon để lại gia tài thì con tự động giàu, trong khi một thanh niên khác từ quê lên học và làm việc dù tài giỏi bậc nào cũng không thể nào mơ mộng mua được nhà ở thành phố nếu chỉ với đồng lương vài ngàn đô-la mỗi tháng.

 

Tài sản lại sản sinh ra quyền lực bóp méo nhà nước nhằm ưu đãi thành phần chóp bu trong khi bỏ rơi đại đa số còn lại. Hố sâu giàu nghèo một khi trở nên sâu rộng sẽ đe dọa đến nền dân chủ do quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn chống đối. Trở lại thí dụ ở Việt Nam có tiền thì cho con cái du học lấy bằng đại học Hoa Kỳ trong khi thanh niên học giỏi ở dưới quê cố hết sức thì cũng chỉ lấy được mãnh bằng kém giá trị trong nước. Cho nên “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.” Một khi lớp người ăn trên ngồi trước thụ hưỡng lợi tức của xã hội bằng thế lực và tài sản được hình thành – Piketty gọi đây là “rent seekers” tạm so sánh với những đại điền chủ không đi cày ruộng mà vẫn hưỡng lợi tức cao - thay vì bằng lao động và trí tuệ thì nền dân chủ lẫn hệ thống tư bản đều bị khủng hoảng.

 

Cánh tả ở Mỹ gồm hai ứng cử viên Tổng Thống ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren chủ trương đánh thuế tài sản (wealth tax) thay vì chỉ thu thuế lợi tức (income tax) để san bằng khoảng cách giàu nghèo. Tiền thuế được dùng đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội nhằm tạo cơ hội đồng đều cho đa số dân chúng còn lại.

 

Điểm mạnh của cánh tả ở chổ đề cập đến vấn nạn mà cánh hữu không hề nhắc đến tức tình trạng chênh lệch tài sản làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, và nếu kéo dài sẽ đe đọa đến nền dân chủ một khi quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn nổi loạn. Hố sâu này còn đe dọa đến sức sống của nền tư bản khi cá nhân thành công nhờ vào thế lực và tài sản thay vì trông cậy vào lao động và trí tuệ của chính mình. Điểm yếu của cánh tả là chỉ đưa ra giải pháp tái phân phối tài sản (wealth distribution) qua thuế má - tức là theo kiểu xã hội chủ nghĩa - thay vì khuyến khích tạo ra tài sản (wealth creation) - tức là tư bản chủ nghĩa. Thành quả xã hội như chiếc bánh kinh tế không cần phân chia đồng đều mà phải tìm cách làm chiếc bánh nở to ra để mọi người có thêm phần trong đó. Thuế má càng cao thì người tài không có động cơ thúc đẩy làm giàu để tạo hàng triệu công ăn việc làm mới như trường hợp của các nhà tỷ phú Bill Gates (Microsoft), Jeff Bezzo (Amazon), Mark Zuckerberg (Facebook). Tài sản thu vào từ thuế má lại bị nhà nước tiêu xài phung phí khiến xã hội trở nên lười biến và ỷ lại dựa vào bổng lộc như y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, giữ trẻ miễn phí, v.v… (cái gì cũng miễn phí thì dân chúng đừng có lo để nhà nước no) thay vì dùng tiền thuế đầu tư thúc đẩy dân chúng làm việc cho tương lai. Cho nên trong mùa tranh cử ứng viên nào đòi tăng thuế thì phải xem xét cẩn thận là tiền thuế để xài bậy (tax and spend) hay đầu tư (tax and invest) có hiệu quả, vì các chính trị gia chuyên mập mờ đánh lận con đen gọi tiêu xài là đầu tư.

 

Bài sau sẽ bàn về các yếu tố khách quan từ toàn cầu hóa khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt.

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cảnh báo dịch bệnh vi khuẩn corona là “vẫn còn ghê gớm và phức tạp,” Chủ Tịch Tập Cận Bình hôm Chủ Nhật kêu gọi nỗ lực thêm nữa để chận đứng sự lây lan, làm hồi sinh kỹ nghệ và ngăn ngừa bệnh làm trở ngại việc trồng trọt các vụ mùa xuân, theo AP cho biết hôm Chủ Nhật, 23 tháng 2.
Sáng kiến dự án điện mặt trời nổi trên hồ Nam Ngum đầu tiên do Ks Pham Phan Long của tổ chức Viet Ecology Foundation nghiên cứu và công bố trên tạp chí chuyên môn quốc tế PV Magazinetháng 11 2019 và tiếng Việt trên trang mạng Viet Ecology Foundation ngày 1 tháng 11, 2019
Tại Ý, số người bị nhiễm virus corona mới đã tăng lên hơn một trăm. Chỉ riêng ở khu vực Lombardei phía bắc nước Ý, 89 người đã bị nhiễm bệnh, chủ tịch khu vực Attilio Fontana nói qua đài truyền hình SkyTG24 vào Chủ nhật.
Hôm 22 tháng 2 năm 2020, Nam Hàn báo cáo số trường hợp lây bệnh corona mới đã nhảy vọt lên 123 nâng tổng số người bị bệnh corona trên toàn Nam Hàn tới 556, theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật (CDC) cho biết vào sáng Chủ Nhật, 22 tháng 2.
Thượng nghị sĩ độc lập từ Vermont đã chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ vào Thứ Bảy tại Nevada, nơi chiến dịch của ông đã được các cử tri Mỹ gốc La Tinh ủng hộ.
Một hệ thống truyền thông do chính quyền kiểm soát có thể tạo ra một làn sóng thông tin sai lệch, nhưng sẽ chỉ làm gia tăng hiệu ứng ngược khi chính quyền đó đã mất tín nhiệm nơi dân chúng.
Hiện tại với trường hợp mới trong 24 giờ qua được xác nhận thì tổng số trên toàn cầu là 77.891 bị nhiễm coronvirus. Có tất cả 2.360 người chết Tại 26 quốc gia khác có 8 người chết. Ngoài Trung cộng có 1200 (thêm 127 mới) được xác nhận là bị nhiễm virus.
Ngày 12/2/2020 Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, với đa số ủng hộ là 401 phiếu, 192 phiếu chống, và 40 phiếu trắng.
Vào trưa ngày Thứ Bảy 22 Tháng 02 2020, Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (Địa Hạt 48) đã cùng vợ và ba người con đến bỏ phiếu cho kỳ bầu cử sơ bộ 3 Tháng 3 tại trung tâm bầu cử Garden Grove Sports & Recreation Center
Theo Cáo Bạch của Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, Trụ Trì Chùa Từ Hiếu, Quận 8 Thành Phố Sài Gòn phổ biến ngày 23 tháng 2 năm 2020 cho biết Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN, đã viên tịch vào lúc 9 giờ 30 phút tối ngày 22 tháng 2 năm 2020, nhằm ngày 29 tháng Giêng năm Canh Tý, thượng thọ 93 tuổi và 73 hạ lạp.
Sau đây là bài phỏng dịch từ Journal of Hospital Infection, xuất bản ngày 22 tháng 1 năm 2020, kèm theo vài ý kiến của Chu Khanh, Lê Quý Đôn và Nguyễn Cao Cường, Petrus Ký.
500 tù nhân TQ đã bị nhiễm vi khuẩn Covid-19, tên mới của corona, tại 3 tỉnh. Con số này gồm 230 tù nhân tại Nhà Tù Nữ của Vũ Hán, nơi vị giám đốc đã bị đuổi việc.
Công an tại Việt Nam đã truy tố 7 người có liên quan đến cái chết của 39 di dân VN mà thỉ thể của họ đã được tìm thấy trong một thùng lạnh của xe tải gần London vào tháng 10 năm ngoái, theo hãng thông tấn Mỹ AP trích thuật thông tin từ truyền thông nhà nước VN cho biết hôm 21 tháng 2.
Đó là tình cảnh của ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL, phải sống chung với những dòng sông ô nhiễm, và nay họ đang nhận thêm được những tín hiệu báo nguy về hạn mặn sẽ trầm trọng hơn năm 2016 và tới sớm hơn ngay từ hai tháng đầu năm 2020
Ông thủ tướng VN có biệt hiệu “cờ lờ mờ vờ” Nguyễn Xuân Phúc đã bị chỉ trích khi khen tặng bài thơ "Đất nước ở trong tim" của cô giáo trường THCS Hùng Vương Gia Lai Chu Ngọc Thanh làm nhân vụ dịch bệnh vi khuẩn corona, với nhiều điểm sai lầm trong bài thơ, theo bản tin của Đài BBC Tiếng Việt và Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 2.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.