Hôm nay,  

Dùng Vitamin C Liều Cao Có Thể Giúp Điều Trị Ung Thư

8/31/201700:00:00(View: 13208)

Vitamin
Vitamin C liều cao đã được chứng minh hỗ trợ điều trị ung thư não, phổi và thậm chí là cả các tế bào gốc ung thư được coi là trái tim của căn bệnh.

Tháng 08/2017, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện tiêm vitamin C có thể là một cách chống lại ung thư máu. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy vitamin C có thể khiến tế bào ung thư ngừng phân chia, sau đó chết dần. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trường Y Đại học New York, đã chứng minh vitamin C có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, cách và liều sử dụng vitamin C không hề đơn giản. Bệnh nhân không thể chỉ ăn cam hoặc uống vitamin C để chống lại ung thư.

Một số dạng ung thư máu, bao gồm bệnh bạch cầu (leukaemia) cấp tính và mãn tính, thường liên quan đến đột biến trên gen TET2. Gen TET2 có nhiệm vụ biến những tế bào gốc thành bạch cầu, đồng thời kiểm soát quá trình tự hủy của chúng. Đột biến xảy ra trên gen TET2 sẽ khiến các tế bào bạch cầu có thể được sinh ra nhưng không chết đi. Chúng bắt đầu phân chia liên tục mà cơ thể không có khả năng kiểm soát dẫn đến ung thư.

Riêng ở Mỹ, đột biến gen TET2 là nguyên nhân của khoảng 42,500 trường hợp ung thư mỗi năm. Luisa Cimmino và Benjamin Neel là 2 nhà khoa học tại Trường Y Đại học New York. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, sự suy giảm 50% hoạt động của gen TET2 là mức đủ để gây ung thư. Ngoài ra, căn bệnh sẽ tiến triển càng mạnh khi chức năng của TET2 càng giảm. Ngược lại, nếu sử dụng kỹ thuật di truyền để phục hồi chức năng của TET2, nó sẽ ngăn chặn sự nhân lên không lành mạnh và giết chết các tế bào ung thư.

Nhóm đã thực hiện thí nghiệm trên chuột để biến đổi gen TET2 khiến chức năng của nó được tăng cường. Tiếp theo là vai trò của vitamin C được chú ý. Vì trong tế bào gốc phôi thai, vitamin C được biết đến với khả năng kích hoạt TET2, kiểm soát hoạt động nhân lên của các tế bào. Những con chuột có hoạt tính TET2 thấp được tiêm vitamin C liều cao mỗi ngày, kéo dài trong 24 tuần. Theo quan sát, sự tiến triển của ung thư máu đã có sự suy giảm. Các tế bào bạch cầu đã giảm 3 lần, so với nhóm chuột không được tiêm vitamin C ở giai đoạn tiền ung thư.

Để kiểm tra hiệu ứng bước đầu có đúng trên người, nhóm nghiên cứu đã lấy một đĩa thí nghiệm chứa tế bào ung thư bạch cầu của người. Một loại thuốc hóa trị được nhỏ vào, sau đó bổ sung thêm vitamin C. Kết quả là liệu pháp hóa trị tỏ ra hiệu quả hơn với sự có mặt của chất dinh dưỡng quen thuộc.

Với những phát hiện mới, nhóm hy vọng rằng vitamin C liều cao sẽ sớm được đưa vào kết hợp với liệu pháp chữa trị ung thư. Trong bối cảnh những bệnh nhân mắc ung thư máu thường đã ở tuổi cao, họ ít khi chịu đựng được tác dụng phụ của hóa trị và có thể chết trong khi chữa trị. Vitamin C hứa hẹn sẽ là một cách tăng cường hiệu quả điều trị ung thư và giảm các tác dụng phụ.

Tuy nhiên, điều trị ung thư với vitamin C rất khác so với việc uống hoặc ăn bổ sung vitamin C hàng ngày. Việc ăn nhiều vitamin C không có khả năng ngăn ngừa ung thư. Những con chuột trong thí nghiệm đã được tiêm 100 miligam vitamin C mỗi mũi tiêm, tương đương lượng vitamin C có trong 2 quả cam. Khi so sánh, một người bình thường có cân nặng gấp 2,000 – 3,000 lần so với chuột. Điều đó có nghĩa là con người sẽ cần ăn 4,000 - 6,000 quả cam. Điều này rõ ràng là không khả thi về mọi mặt. Cơ thể ngừng hấp thụ vitamin C từ ngưỡng 500 miligam nạp vào từ đường tiêu hóa, nên chắc chắn sẽ không thể đạt được mức liều lượng vitamin C trong nghiên cứu bằng cách ăn cam.

Theo: Nguoivietphone.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày nay, có thể thấy những cảnh báo về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) nhan nhản ở khắp mọi nơi, đi cùng với những thông điệp đáng sợ rằng AI có thể đẩy nhân loại đến bờ vực diệt vong, kèm theo là những hình ảnh trong loạt phim Terminator. Thủ tướng Anh Rishi Sunak thậm chí đã thiết lập một hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về sự an toàn của AI.
Được nhiều người coi là bản sao của Twitter, trong vòng hai tiếng ra mắt vào tối Thứ Tư, 4 tháng 7, Threads đã có 2 triệu lượt tải xuống. Đến sáng Thứ Sáu, số lượt ghi danh đã hơn 70 triệu, vào thứ Hai, chỉ sau 5 ngày ra mắt, số lượt ghi danh đã vượt qua 100 triệu, con số này “vượt xa sự mong đợi” của giám đốc CEO Mark Zuckerberg. Dựa trên dữ liệu nội bộ của công ty, người dùng đã đăng hơn 95 triệu bài đăng với 190 triệu lượt “like” trên Threads.
Vào đầu tháng 6, Apple đã ra mắt Vision Pro, một loại thiết bị mới tăng cường thực tế bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn thế giới thực với thế giới kỹ thuật số. Thực tế tăng cường (augmented reality, viết tắt là AR, là góc nhìn trực tiếp hay gián tiếp về môi trường vật lý, thực tế nơi mà các yếu tố được "tăng cường" bởi thông tin nhận thức do máy tính tạo ra). Vài ngày sau khi Tim Cook giới thiệu sản phẩm mới, 800 nhà nghiên cứu tập trung tại một sự kiện kém rầm rộ hơn ở Gothenburg, Thụy điển. Đây là hội nghị mạng di động hàng năm của EU, năm thứ ba, tập trung vào 6G.
Một trong vài triết gia dẫn đầu trong thế kỷ 20, Martin Heidegger nhận xét rằng, khoa học luôn luôn mang đến con người những kiến thức thực tế, mà tư tưởng (triết học) đã suy nghĩ chuẩn bị trước đó*. Điều này giải thích, triết học đi trước khoa học. Thậm chí, Heidegger còn nhấn mạnh, khoa học bắt nguồn từ triết học. Nghĩa là, khoa học sinh hoạt dưới sự quan sát và “kiềm chế” của triết học, của ý tưởng thẩm mỹ về đạo đức. Nhưng câu hỏi hiện nay là: Chuyện gì sẽ xảy ra khi khoa học thoát ra khỏi phạm vi canh phòng của triết học? Sẽ như thế nào khi khoa điện tử độc lập và tiến hành không bị ràng buộc bởi ý tưởng đạo đức hoặc đạo lý? Chúng ta có thể tiên đoán: nếu nó không trở thành thiên thần, thì sẽ là ác quỉ; nếu không thành rồng, sẽ là chó dại. Hôm mùng 2 tháng 5, tin tức tổng hợp cho biết, nhà khoa học Geoffrey Hinton, người được mệnh danh là cha đỡ đầu của A.I., sinh thể trí tuệ nhân tạo, tuyên bố rời bỏ vị trí trong tập đoàn Google
Một lượng mưa nhỏ nhoi thôi cũng mang ý nghĩa lớn trong sự khác biệt giữa khó khăn và thành công. Trong gần 80 năm, về mặt lý thuyết, một phương pháp được gọi là ‘Cloud Seeding” (tạm dịch là Đơm Mây) hứa hẹn sẽ mang đến cho con người khả năng có được nhiều mưa và tuyết hơn từ các cơn bão, và giảm độ nghiêm trọng của những cơn mưa đá. Nhưng chỉ gần đây, các khoa học gia mới có thể quan sát kỹ lưỡng các đám mây và bắt đầu thấy được việc tạo mây thực sự có hiệu quả như thế nào.
ChatGPT là một ứng dụng về hỏi đáp sử dụng trí tuệ nhân tạo, nôm na là một siêu AI, trò chuyện, tương tác trực tiếp với người sử dụng. Điểm đặc biệt của AI này nằm ở kỹ thuật diễn giải ngôn ngữ một cách rất tự nhiên cùng với kho kiến thức mà ChatGPT có được từ bộ dữ liệu huấn luyện ban đầu do OpenAI dựng sẵn.
Trí tuệ nhân tạo đang phát triển với tốc độ ngoạn mục, nhưng dường như ít người thực sự quan tâm đến ý nghĩa của điều này, rằng cái gì có thể xảy ra chỉ trong vài thập kỷ nữa đối với chúng ta, với giống loài của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta cứ làm như đó là một con chó đang tập xe đạp: một điều thú vị đang giải trí cho chúng ta. Chúng ta vỗ tay vui vẻ ca ngợi, và cố gắng để nó giải quyết được nhiều thủ đoạn hơn nữa.
Xuyên suốt Sứ Mệnh Apollo, Hoa Kỳ đã đưa 12 phi hành gia lên Mặt Trăng; tất cả đều là đàn ông, và tất cả đều là người gốc da trắng. Phần lớn đến từ các lực lượng Hải Quân và Không Quân, những phi hành gia này minh họa cho lý tưởng của Hoa Kỳ về lòng dũng cảm và sự chính trực, nhưng đồng thời cũng có tính thiên vị. Khi tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng vào năm 1969, nhiều người Mỹ gốc da đen không mảy may quan tâm đến sự kiện này. Liên Xô, đối thủ của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua vào không gian, đã đưa một phụ nữ bay vào vũ trụ vào năm 1963. Nhưng Hoa Kỳ đã không làm điều đó mãi cho đến năm 1983, Sally Ride trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tàu con thoi Challenger, đồng thời còn có phi hành gia người Mỹ gốc Phi đầu tiên, Guion Bluford
Sau 13 năm, cuối cùng thì Bác sĩ David Sinclair và các đồng nghiệp đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì thúc đẩy quá trình lão hóa? Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, Sinclair, giáo sư di truyền học và đồng giám đốc của Paul F. Glenn Center for Biology of Aging Research tại Trường Y Harvard (Harvard Medical School), đã phác họa ra một chiếc đồng hồ lão hóa, khi ta vặn chiều kim là có thể đẩy nhanh hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của các tế bào.
Dù NASA đã có những thành công vẻ vang với chương trình thám hiểm Mặt Trăng Artemis vào cuối năm ngoái, thực tế thì họ vẫn còn một thách thức chưa vượt qua: Con tàu vũ trụ chưa có chở theo người thật. Chỉ mang theo mấy con người mẫu, tàu vũ trụ Orion được phóng lên không gian để thử nghiệm xem nó sẽ hoạt động như thế nào trong hành trình bay tới Mặt Trăng và quay trở lại Trái Đất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.