Hôm nay,  

Các Thương Hiệu Lớn Đồng Loạt Rút Quảng Cáo Khỏi YouTube Và Google Display Network

21/03/201700:00:00(Xem: 5589)

blank
blankKhoảng giữa tháng 03/2017, Google, được biết đến như nguồn doanh thu chính của Alphabet, đã thông báo thay đổi trong chính sách quảng cáo sau khi các thương hiệu lớn rút quảng cáo khỏi nền tảng vì chúng xuất hiện bên cạnh các nội dung xấu.

Cụ thể, trong blog chính thức của mình, Google cho biết sẽ cho các khách hàng quyền kiểm soát lớn hơn về vị trí xuất hiện các quảng cáo trên cả YouTube và Google Display Network (đăng quảng cáo lên website của bên thứ ba). Thông báo được đưa ra sau khi chính phủ Anh và tờ Guardian rút quảng cáo khỏi YouTube, gây áp lực lên YouTube trong việc quản lý nội dung.

Havas SA, công ty tiếp thị và quảng cáo của Pháp, đứng thứ 6 thế giới, cũng đã rút các quảng cáo của khách hàng Anh khỏi Google và YouTube vì không nhận được bảo đảm từ Google rằng quảng cáo sẽ không hiển thị bên cạnh nội dung xấu. Các khách hàng của Havas SA bao gồm nhà mạng O2, Royal Mail, British Broadcasting, Dominos Pizza và Hyundai Kia.

Paul Frampton, CEO kiêm Giám đốc Havas Media Group UK, cho biết sẽ giữ nguyên lập trường cho đến khi có thể tin tưởng rằng nền tảng YouTube và Google Display Network có thể mang đến các tiêu chuẩn như mong muốn. Sau đó, Havas phát biểu sẽ không thực hiện hành động tương tự ngoài nước Anh cũng như đang hợp tác với Google để giải quyết vấn đề.

Trong năm 2016, Google thu về 7.8 tỷ USD doanh thu quảng cáo tại Anh, đóng góp 8.6% tổng doanh thu cả công ty. Hành động tẩy chay là báo hiệu cho sự phản đối ngày càng tăng đối với cái gọi là giao dịch lập trình, tự động hóa việc mua bán quảng cáo trên mạng và các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội dường như chưa làm đủ để xử lý các nội dung thù địch trên nền tảng của họ.

Các công ty mua quảng cáo cũng ngày càng phẫn nộ trước quyền lực của Google và Facebook, khẳng định 2 công ty đang tạo ra thế lưỡng quyền về quảng cáo trực tuyến toàn cầu. Tranh cãi về các quảng cáo xuất hiện trong bối cảnh không phù hợp có thể cho họ lợi thế khi thương lượng.

Martin Sorrell, nhà sáng lập kiêm CEO công ty quảng cáo WPP, cho biết Google và Facebook có trách nhiệm giống với bất kỳ hãng truyền thông nào khác và không thể “ngụy trang” như các nền tảng công nghệ thuần túy.

Trong khi đó, Ronan Harris, Giám đốc quản lý Google tại Anh, viết trên blog rằng Google đã gỡ bỏ gần 2 tỷ quảng cáo khỏi nền tảng năm 2016, và đưa vào sổ đen 100,000 nhà xuất bản khỏi chương trình quảng cáo. Công ty sẽ sớm đánh giá lại các chính sách và thực hiện các thay đổi nhằm giúp khách hàng ngăn các quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh các website hay video xấu.

Quảng cáo hiển thị kế bên “các video cực đoan và tràn đầy hận thù” là động cơ khiến Guardian News & Media dừng mọi quảng cáo trên Google. Chính phủ Anh cũng cho biết sẽ tạm dừng quảng cáo trên YouTube cho đến khi website bảo đảm chúng không bị đặt kế các nội dung không được phê duyệt. Bên cạnh đó, chính phủ Anh cũng đã triệu tập Google để thảo luận và giải thích làm thế nào hãng bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu cấp nhà nước, trong khi Đức thì đe dọa phạt nặng các mạng xã hội như Facebook nếu không cho người dùng lựa chọn khiếu nại về phát ngôn thù địch hay tin tức giả mạo hoặc từ chối xóa bỏ nội dung phạm pháp.

Chuỗi siêu thị J Sainsbury Plc. của Anh, công ty có quảng cáo hiện bên cạnh video của người theo chủ nghĩa quốc xã Polish Defence League, cho biết sẽ cùng với thương hiệu Argos ngay lập tức dừng mọi quảng cáo Google: “Không thể chấp nhận được khi Google cho phép quảng cáo của chúng tôi đặt cạnh các video như thế trên YouTube”. Họ đang tìm kiếm “bảo đảm khẩn cấp” từ Google rằng các vấn đề đang được xử lý.

Trang Guardian khẳng định sẽ rút quảng cáo cho đến khi Google bảo đảm hành vi không tái diễn trong tương lai. Ngay cả LOreal, thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng, cũng không hề biết quảng cáo đang chạy cùng với Princes Trust, tổ chức từ thiện của Hoàng tử Charles, giúp đào tạo những người khuyết tật trẻ tuổi, lại xuất hiện trên các kênh YouTube cực đoan. LOreal đang hợp tác chặt chẽ với Google để bảo đảm điều đó không tái diễn.

Theo: Nguoivietphone.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
CAPEX – Capital expenditure, chi phí vốn – khác với OPEX – Operational expenses, chi phí hoạt động. Cụ thể, CAPEX là khoản tiền đầu tư dài hạn vào nghiên cứu và phát triển (R&D),
Thượng tuần tháng 11/2015, trang Korea Times đưa tin, Samsung dự kiến sẽ cắt giảm một số vị trí cấp cao và trung, nhằm giảm thiểu chi phí và tăng cường tính cạnh tranh.
Hạ tuần tháng 10/2015, Sony đã chính thức công bố báo cáo tài chính trong Q3/2015. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của Sony trong quý vừa qua đã được cải thiện rõ rệt.
Hạ tuần tháng 10/2015, LG đã công bố kết quả tài chính của Q3/2015. Theo đó, mảng kinh doanh di động của LG đã chịu khoảng thua lỗ 68 triệu USD trong quý vừa qua.
Tháng 10/2015, không lâu sau khi những tin đồn đầu tiên xuất hiện, Sony đã chính thức xác nhận đang đàm phán với Toshiba để mua lại mảng cảm biến CMOS.
Q3/2015, Apple có thể đã có một quý kinh doanh thuận lợi với 48 triệu chiếc iPhone bán ra. Nhưng con số vẫn chưa bằng con số của Samsung,
Tuy nhiên, kết quả không là thấp hơn một chút so với mức kỳ vọng theo dự kiến ban đầu của giới tài chính, với dự đoán 48.72 triệu đơn vị.
Hạ tuần tháng 10/2015, MasterCard đã triển khai một chương trình mới, cho phép các công ty phần cứng làm ra những thiết bị có khả năng thanh toán mọi lúc mọi nơi.
Xuất hiện lần đầu tiên tại một sự kiện diễn ra ở New York, Mỹ, hồi đầu tháng 10/2015, Surface Book đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ người dùng.
Wi-Fi Assist là tính năng trên iOS 9, giúp thiết bị tự động chuyển qua sử dụng mạng di động 3G khi kết nối Wi-Fi trở nên quá yếu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.