Đọc thơ nhớ người

09/02/202400:00:00(Xem: 1685)
 
1 trang_Tuệ Sĩ
“Sương mai lịm khói trà; Gió lạnh vuốt tờ hoa; Nhè nhẹ tay nâng bút; Nghe lòng rộn âm ba.” Buổi Sáng tập viết chữ Thảo – Tuệ Sỹ
 
Những Năm Anh Đi – Thích Tuệ Sỹ (1943-2023)
 
Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn
Triều Đông hải vẫn thì thầm cát trắng
Truyện tình người và nhịp thở Trường sơn
Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị
Yêu rừng sâu nên khóe mắt rưng rưng
Tay anh với trời cao chim chiều rủ rỉ
Đời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang
Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi
Từng con sông từng huyết lệ lan tràn.
Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
Đôi vai gầy từ thuở dựng quê hương
Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
Bản tình ca vô tận của Đông phương
Và ngày ấy anh trở về phố cũ
Giữa con đường còn rợp khói tang thương
Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương.
 
Bài thơ trên Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm sau khi bị nhà cầm quyền Cộng Sản cầm tù trong dẫy Trường Sơn. Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ  là một vị  học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gònnhà vănnhà thơdịch giả và là một người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền và đã bị cầm tù trong nhiều năm. Năm 1998, Hòa Thượng được tổ chức Human Rights Watch tặng giải thưởng về nhân quyền Hellmann-Hamett Awards. Hòa Thượng là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hòa Thượng thông thạo tiếng Trung Quốctiếng Anhtiếng Pháptiếng Palitiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Hòa Thượng được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật, được coi là  nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đã soạn thảo quyển Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển.
   
Nhờ nhiều công trình nghiên cứu và khảo luận triết học nổi tiếng, Hòa Thượng là Chủ bút của tạp chí Tư tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành.
   
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch ngày 24 tháng 11 năm 2023 tại chùa Phật Ân, tỉnh Đồng Nai. Hưởng thọ 80 tuổi. Nhiều bài báo ở khắp nơi trong một thời gian dài đã viết để ca ngợi cuộc đời đức hạnh cũng như những đóng góp uyên thâm cho Phật Pháp của Hòa Thượng.
 
*
 
Thơ Đặng Đức Siêu (1751-1810)Đông Hồ (1909-1969)
 
Đêm Trừ Tịch

Tháng lụn năm cùng sự chẳng cùng,
Nửa đêm xuân lại nửa đêm đông.
Chi lan tiệc cũ hương man mác,
Đào lý vườn xưa tuyết lạnh lùng.
Đất có bâng khuâng chờ hội ngộ,
Trời như thao thức đợi tao phùng
Gà kêu pháo nổ năm canh chót,
Mừng cội mai già gặp chúa đông.
 
Bài thơ “Đêm Trừ Tịch” của Đặng Đức Siêu làm theo thể Đường Thi, thất ngôn bát cú với những từ trang trọng và hình ảnh đối ngữ được truyền tụng đến nay. Câu 5 và 6 bị thất lạc, sau này được thi sĩ Đông Hồ điền thế thành một bài thơ tuyệt tác. Đặng Đức Siêu sinh năm Tân Mùi (1751) tại làng Phụng Cang, huyện Bồng Sơn; nay là khu phố Vĩnh Phụng, phường Hoài Xuân, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Năm 16 tuổi, ông đỗ Hương Tiến (Cử nhân), được Định Vương Nguyễn Phúc Thuần bổ làm việc ở Viện Hàn Lâm tại Phú Xuân. Khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, kể từ đó, phần lớn nghi lễ, chiếu biểu của nhà vua đều do ông soạn thảo. Về sau, ông được cử làm Phụ đạo (dạy các Hoàng tử), dần trải đến chức Thượng thư bộ Lễ (tháng 11 âm lịch năm Kỷ Tỵ1809). Gia Long thứ 8 (Canh Ngọ1810), ông Đặng Đức Siêu mất, thọ 59 tuổi, được truy tặng chức Tham chính. Năm Ất Dậu (1825), vua Minh Mạng truy tặng ông là Thiếu sư, Hiệp biện đại học sĩ và lập đàn tế ông. Dưới triều Tự ĐứcNhâm Tý (1852), ông được liệt thờ vào miếu Trung hưng công thần.
   
Đông Hồ,
 sinh năm 1909, tại làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, nay thuộc tỉnh Kiên Giang, tên thật Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, hiệu Đông Hồ và Hòa Bích; các bút hiệu khác: Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ông được đánh giá là một nhà giáonhà thơ, chuyên gia nghiên cứu tiếng Việt và là một người nhiệt tình với văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngoài thơ, Đông Hồ còn viết văn, ký, khảo cứu, văn học sử. Về văn, ông viết từ văn xuôi biền ngẫu đến văn xuôi hiện đại. Ông có tiếng khi viết cho báo Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương và nổi tiếng nhất với bài ký Linh Phượng, tức Trác Chi Lệ Ký tập và bài Phú Đông Hồ. Ông có nhiều tác phẩm đã in thành sách. Ông là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết (cũng là vợ của ông), Lư Khê và Trúc Hà.
 
*
 
Bùi Giáng (1925-1998)
 
Chào Nguyên Xuân
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người

Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu

Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Xá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
 
Bùi Giáng là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng... Nhiều tập thơ của ông đã được ấn hành và được nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa Nguồn. Ông có đời sống khác thường, nên có những câu thơ xuất thần cũng khác thường.
 
*
 
Bùi Khánh Đản (1916-2001)
 
Âm Hưởng
Có nghe bút trúc nhủ hoa tiên
Nghe ánh thời gian đọng mắt huyền
Nghe ngả đường trăng mai trước viện
Nghe dồn nhịp nắng liễu bên hiên
Nghe hồn du tử say mây nước
Nghe ý ly nhân hận ước nguyền
Nghe cả mùa Xuân lên khúc dạo
Muôn ngàn âm hưởng đã giao duyên
*Bài thơ “Âm Hưởng” của cụ Bùi, với lời thơ trác tuyệt, hào hoa, cho người đọc cảm được những gì không gây thành tiếng, mà thành một bản hp tấu của mùa  Xuân diễm tuyệt.

Bùi Khánh Đản là một nhà thơ, dịch giả tại miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, ông định cư tại thành phố Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Ông có nhiều thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa và đã cùng nhà biên khảo Đỗ Bằng Đoàn xuất bản tập “Đường Thi Trích Dịch”, phát hành nguyên tác in ronéo năm 1959 ở Sài Gòn, gồm 503 bài thơ của 133 tác giả Đường thi Trung Hoa. Cuốn này được nhà xuất bản Văn Học trong nước in lại năm 2006, dầy 1271 trang. Đây là một bộ sách toàn hảo, công phu nhất về Đường Thi bằng tiếng Việt. Đầy đủ tiểu sử các tác giả trong các thời kỳ Đường Thi từ Sơ Đường (618-712), Thịnh Đường (713-765), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-907). Từng bài thơ lại được viết như một bài luận bình thơ mẫu mực gồm các phần: phần nguyên bản bằng Hán Tự, phần dịch âm theo Việt ngữ, phần dịch sang thơ Việt ngữ, phần dịch nghĩa sang Việt ngữ, và phần xuất xứ chú thích.
Đường Thi là một trong những nền thơ ca lớn nhất của nhân loại. Mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua, thơ Đường vẫn giữ vẻ đẹp tươi thắm, sức quyến rũ và chiều sâu của triết học. Bộ sách “Đường Thi Trích Dịch” này từng là cuốn sách gối đầu giường của sinh viên Văn Khoa và những ai yêu thích và nghiên cứu Đường Thi. Ngoài ra cụ đã sáng tác hàng trăm bài Đường thi nhưng chưa được xuất bản.
   
Khi cụ mất, nhà thơ Trần Mộng Tú cùng nhóm thân hữu từ Seattle xuống Portland tiễn biệt và đã đọc bài thơ tứ tuyệt bên linh cữu cụ. Bài thơ này đã được khắc lên bia mộ cụ Bùi:
 
Ta nằm bình thản như pho sách  
Đợi đất dịu dàng đến nằm bên  
Cỏ mọc mầm xanh trên mỗi chữ  
Ta trang thơ mới giữa thảo nguyên.   
(Trần Mộng Tú)
 
*
 
Thôi Hộ, đời Đường Trung Hoa (796)
 
Bài thơ hoa đào
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Năm ngoái, ngày này, dưới cánh song, 
Hoa đào ánh má, mặt ai hồng. 
Mặt ai nay biết tìm đâu thấy, 
Chỉ thấy hoa cười trước gió đông. 
(Bùi Khánh Đản dịch)
 
Trước sau nào thấy bóng người, 
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
(Tiên Điền Nguyễn Du)
 
Bài thơ Hoa Đào được nhiều người dịch, tuy nhiên ít người hoàn hảo được câu cuối vào thể thơ thất ngôn tiếng Việt. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng lục bát tả cảnh khi Kim Trọng trở lại Vương Gia Trang tìm Thúy Kiều thì không thấy nàng đâu. Câu thơ lục bát đó vừa diễn tả được đầy đủ hình ảnh và ý thơ, vừa thấy được cả cái tình thơ man mác và huyền ảo.
   
Thôi Hộ 崔護 tự Ân Công 殷功, người Bác Lăng đời Đường (nay là An Bình, Hà Bắc). Ông là một thi nhân đời Trung Đường, đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ 12 (796), làm quan đến Lĩnh Nam tiết độ sứ. Thôi Hộ là một thi nhân giàu ý tình, đồng thời là một người phong lưu tuấn nhã. Tuy nhiên có lẽ vì tình cảm chỉ giữ ở trong lòng, cho nên tính cách ông khá khép kín, không thích việc giao du.
   
Bài thơ Hoa Đào” với bốn câu thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt tuy ngắn gọn súc tích nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa, nổi tiếng và được lưu truyền cho đến nay. Bài thơ kể về một mối tình tơ duyên ngắn ngủi nhưng làm người ta nhớ mãi khôn nguôi. Chuyện kể rằng vào tiết Thanh Minh năm ấy, có một chàng trai dạo chơi ở phía nam Đô thành. Trông thấy một trang viên hoa đào nở rộ, sắc hoa tươi thắm, chàng bèn lấy cớ vào xin nước uống để được ngắm kỹ hơn.
   
Chàng trai gõ cửa, gặp một thiếu nữ diễm lệ. Cô mang nước cho chàng trai uống, cử chỉ vừa dịu dàng vừa kín đáo làm người khác phải nao lòng. Uống nước xong, chàng trai cảm tạ rồi cáo biệt. Khi về nhà, chàng trai vẫn nhớ mãi hình dáng hôm ấy của cô thiếu nữ có đôi má hây hồng tựa như cánh hoa nào. 
   
Tròn một năm trôi qua, chàng trai trở lại chốn xưa, hy vọng gặp lại cố nhân. Nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi mà chẳng thấy ai. Xuất cảnh sinh tình, chàng trai đề một bài thơ trên cánh cổng. 
   
Ít lâu sau chàng trở lại, nghe tiếng khóc vọng ra từ trang viên. Một ông lão bước ra, vẻ mặt tiều tụy hỏi chàng trai kia có phải là người đã đề thơ lên cổng. Thì ra người con gái con của ông lão đọc xong thơ, nhớ thương đến bỏ ăn bỏ ngủ rồi ốm chết. Chàng trai ngồi cạnh người con gái đã tắt thở nhưng vẻ mặt vẫn hồng nhuận như năm nào. Chỉ trách tạo hóa trớ trêu thay cho mối đoạn duyên. 
   
Cũng có lời truyền rằng. Người con gái chưa hồn lìa khỏi xác, nghe tiếng khóc than của người thương thì tỉnh dậy. Từ đó hai người trở thành vợ chồng, cùng sống hạnh phúc ở đào hoa viên. Cũng từ điển tích này mà người ta hay ví gương mặt người con gái đẹp giống như hoa đào.
 
Nguyễn Công Khanh
 
(*) Bài viết trên đây dựa trên tài liệu của các mạng / vb.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hãy tạm để những chuyện buồn nằm im dưới mâm cỗ ngày Tết, để ta chỉ được thấy màu xanh lá bánh chưng, màu đỏ ối ruột dưa hấu, màu vàng đỏ tung xòe trong những bao lì xì nhỏ, màu nắng chín nhấp nháy trên những trái quất… bây nhiêu đó có đủ để bạn đón hơi thở mới của đất trời? Hy vọng vậy để chúng ta được mọc lên như cỏ non trên khung rêu ngày tháng cũ. Bài thơ của Nguyễn Hồng Kiên tôi đọc được từ trang của trường Mầm Non Cự Khối, bài thơ được dạy cho các em lứa 4 tuổi, như một lời chúc tết hồn nhiên.
Cho nhân dân tôi, thức dậy trong bóng tối, những người hát bài ca im lặng, những người than thở trong im lặng, những người nổi giận trong im lặng, những người yêu nhau trong im lặng, lời cầu Nguyện cho nhân dân tôi, những người đi trên đường, chạy tất bật từ sáng đến tối, cho bữa ăn của người nghèo đói, hít thở khói và bụi, những người già trước tuổi, những người không bao giờ biết hát, những người không bao giờ biết cười, những người không bao giờ biết nói dối
Houston mùa hè nóng có thể nướng thịt trên mui xe hơi./ Họa sĩ bò dưới đất vẽ chân dung kiếm tiền đổi rượu./Nàng mẫu ngồi khép hở y phục lả lơi./ Đường nét sắc màu bỗng dưng tơi bời khung bố, trời đất sẽ vô cùng phẫn nộ, nếu đàn ông không thích đàn bà, nếu bàn tay cứ chăm chú vẽ./ Tao không kể hết chuyện để người đọc tự đoán. Xe cứu thương chuẩn bị hụ còi. Bác sĩ xuất hiện. Mày ôm bức tranh nằm thoi thóp . /Tao thấy hết từ đầu qua khe cửa phía sau.
Những bài thơ xuất sắc của Giáng Vân nằm ở biên giới giữa điều có thể nói và điều không thể nói ra. Thơ chị có nhiều đề tài, tình yêu, suy tư lịch sử, những xúc động mới về thế giới hiện nay. Đó là một loại thơ sâu kín, cắm rễ trong vùng tối đen của tiềm thức, nhưng hướng về phía ánh sáng. Giáng Vân không ngần ngại nói về sự bế tắc, sự cùng đường của xã hội, cái chết và sự diệt vong của con người. Trong tập thơ gồm 36 bài, những mảng tối được thấy rõ, sự buồn rầu, lo lắng, cảm giác phẫn nộ, nhưng chị nói nhiều hơn đến sự vượt qua. Chị tin vào tâm hồn. Thơ chị có hai nguồn mạch: những câu chuyện riêng tư và những nỗi lo âu của thời đại mình. Chị có những bài thơ đi tới chỗ tận cùng, nơi giao điểm của hai niềm cảm hứng, đó là một kiểu thơ trữ tình thời sự hiếm gặp hôm nay.
Nhà thơ Vũ Trọng Quang bảo mũi tên ấy bay hoài bay không tới. Làm sao bay kịp thời gian. Hoặc giả như vầy. Nơi tôi ngồi cố định, và. thời gian đi qua đi qua. Khi lời thơ vừa thốt lên là lúc tôi rơi mất thời gian. Không gian nào giữ những lời đi. Ở những bài thơ sau đây bạn có thể thấy được nơi thời gian và không gian gặp nhau trong nhịp lẫy tình cờ. đã ra đi là muôn đời ở lại…Bây giờ là bao giờ??? Bao giờ là bây giờ!!!, chiếc kim đồng hồ lẩn thẩn/ như con kiến già bò trên miệng chén… …Bạn cùng tôi như ai kia thập tự vác mình qua đông gió, cứu chuộc nỗi tàn phai của Màu thân thể ngó chừng cũng cũ cùng sự lãng quên muôn đời, để có thể trong thế giới siêu hình yên tĩnh của ta được an ủi Mưa trầm trầm dương thế/ Ngấm sâu miền âm gian… , dù mưa không dội sạch được những linh hồn run rẩy, và dẫu Đó là cánh cửa bí mật/ từng khép cửa linh hồn…
Nhịp lá rơi đang xô chèo dòng thu cập bến. Những con thuyền năm tháng sẽ tiếp tục dong buồm. Nơi chốn nào gọi là đáy đĩa mùa đi ơi Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh? Có phải là nơi Bình tàn thu vai phấn nghiêng rơi của thi nhân 80 năm trước? Hay trong cơn khát của mùa thu của Trang Thanh? Hay nơi dấu chân em lối vàng xưa của Lê Hoàng Anh? Hay nơi mùa trăng hóa quỳ vàng của Lê Vĩnh Tài? Hay nơi mặt đất dâng lên nuốt ánh mặt trời của Duyên? Hay nơi tiếng chạm của những viên đá tím của Nguyễn Thị Khánh Minh? Hay nơi rực rỡ hoàng hôn rực rỡ Đêm tháng 11 cuối cùng của Lê Chiều Giang?
Bài thơ này đăng trên Việt Báo vào ngày 10 tháng 8 2024. Người dịch nói rằng “…Bài này hợp với tinh thần Phật Giáo…” Tác giả Henry Wadsworth Longfellow là một nhà thơ nổi tiếng vào bậc nhất ở Mỹ trong thế kỷ 19. Trong tiểu sử không thấy nhắc ông có nghiên cứu về Phật Giáo. Có thể giải thích rằng những gì thuộc về chân lý, sự thật thì sẽ mãi mãi tồn tại, bất kể Đức Phật có thuyết giảng hay không.
Em nhan sắc đồi câm / Tôi ù lì bến chải / Máu những giọt rất thầm / Tới khấc tình bãi nại / Cứu rỗi một nhành cây / Buồn lên thập tự giá / Hồn ma xưa hiện ngày / Xuống vũng đêm đày đọa
hương môi thơm tuyệt cú mèo/ ngất ngây hồn vía bay theo mây trời/ bồng bềnh nào phải chơi vơi/ quen từ chướng nghiệp gẫm cười ngất ngư / cài khuy áo ngực hình như / với em tùng tiệm thặng dư ngôn tình / ô hay, nữ tính lặng thinh/ kiêu sa đi chứ để hình dung ta!
Tôi đã xưa. cơn gió ngàn lau lách. dưới mỗi gốc cây, xương máu con người đổ xuống. tình yêu và hận thù đều xanh màu lá. / Dưới bàn chân tôi, đá sỏi mỏi mòn. Đôi khi tôi muốn nằm xuống dưới chân em. đôi khi tôi muốn chết. / Sự bất động của thân tâm là chân như của hạnh phúc. nhưng sự im lặng của em là âm ti địa ngục. /Dưới bầu trời này, màu xanh lừa đảo.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.