Đời Là Huyễn Mộng

3/14/202019:31:00(View: 5127)
blank

Đời Là Huyễn Mộng

  

Bạn ơi,

Cuộc đời này là hai dòng xuôi ngược.

Kẻ ước mơ làm công nương hoàng tử.

Thế nhưng công nương hoàng tử lại chán bỏ hoàng cung.

Vì ở hoàng cung giống như nhà tù bó rọ.
 

Kẻ ước mơ trở thành tỷ phú.

Nhưng rồi có ông tỷ phú lại bỏ đi tu.

Kẻ muốn trở thành người mẫu nổi danh lấy đại gia, hoàng tử.

Thế nhưng có người mẫu lại cạo đầu theo Phật.
 

Kẻ muốn trở thành danh ca thần tượng.

Thế nhưng danh ca lại vùi đầu vào xì ke ma túy.

Vì cuộc đời ca hát là cuộc đời bế tắc.
 

Bao danh ca Đại Hàn và Mỹ quốc,

Cuối cùng đời kết thúc bi thương.

Kẻ đang là đàn bà lại giải phẫu để làm đàn ông.

Nhưng nhiều đực rựa lại cắt đi để trở thành người nữ.
 

Kẻ đang làm thượng nghị sĩ đầy quyền uy lại chán đời từ chức.

Thế nhưng bao kẻ lại bỏ ra trăm triệu để tranh giành cho được.

Kẻ chán vợ rồi đâm đơn ly dị.

Thế nhưng bao gã khát tình lại muốn nhào vô.

Kẻ đang làm tổng thống bị luận tội, đánh tơi bời hoa lá.

Thế nhưng bao kẻ lại tranh nhau ngồi vào đó.
 

Kẻ mong được làm vua.

Thế nhưng vua Trần Nhân Tông lại coi ngai vàng như đôi dép rách.

Kẻ ở nông thôn muốn sống đời xa hoa nơi thành phố.

Nhưng kẻ ở thị thành lại muốn về quê để sống yên bình.

Kẻ chán ngấy với công việc của mình.

Chỉ muốn bỏ đi.

Thế nhưng bao kẻ ước mơ mà không được.
 

Chớ xóa bỏ những gì mình đang có.

Để chạy theo người vì bắt chước mà thôi.

Bắt chước người như bèo giạt mây trôi.

Cho đến chết vẫn thấy mình vô nghĩa.
 

Khi con người chạy theo huyễn hóa.

Thì đồ phế thải của cô đào ci-nê cũng là báu vật.

Biết bao kẻ chạy theo thời trang cũ rích.

Nhưng chính kẻ tạo ra đã quăng bỏ lâu rồi.
 

Kẻ nghèo khó muốn áo quần lành lặn.

Kẻ rởm đời lại cho rằng quần rách mới sang.

Hiện nay bao kẻ muốn được nổi danh.

Nhưng một số lại muốn xa lìa trần tục.
 

Tất cả đều như “đứng núi này trông núi nọ”.

Bởi do tâm chẳng có yên bình.

Khi tâm chẳng yên bình thì đi khắp thế giới này đều thấy chán.

Khi tâm yên bình, ngồi một chỗ cũng an vui.

Một món đồ chơi, con nhà khó quý rồi.

Dù trăm món vẫn đòi thêm, con triệu phú.
 

Bạn ơi,

Tâm yên bình là tâm không nhiễu loạn.

Không chạy theo ảo ảnh của đời.

Tâm yên bình chẳng thèm khát thú vui.

Vui cho lắm rồi cũng buồn và chán.

Hãy an trụ với những gì mình đang có.
 

Điều đó không có nghĩa là cứ sống ù lì.

Nhưng chớ điên cuồng chạy theo ảo ảnh.

Bỏ cái này chụp cái kia là thả mồi bắt bóng.

Mà thả mồi bắt bóng chỉ rước lấy khổ đau.

Người ta bỏ ra rất nhiều tiền để chứng tỏ giàu sang.

Chứ không phải vì nhu cầu cơm áo.

Phải nhớ cuộc đời này là mộng ảo.

Mà giấc mộng này lại tiếp nối giấc mộng kia.

Cái đang có trong tay là giả tạo.

Mà cái đi tìm cũng chỉ là huyễn ảo mà thôi.

Mới thấy đây sao đã mất rồi?

Như mây nổi trông như áo trắng.

Rồi biến thành con chó xanh lơ.
 

Thiên thượng phù vân như bạch y.

Tu du hốt biến vi thương cẩu.  (**)
 

Như trong Kinh Kim Cang Phật dạy:

Tất cả các pháp hữu vi đều như mộng huyễn,

Như bọt ảnh, như sương mai, như ánh chớp.

Nên quán xét đúng như vậy.”
 

Bạn ơi,

Muốn sống hạnh phúc thì phải xa lìa mộng ảo.

Chứ không phải chạy theo huyễn hóa của đời.
 

Như Phật dạy trong Kinh Bát Nhã:

Điên đảo một khi đã viễn ly,

Thì Niết Bàn hiện ra ngay trước mắt.” (**)
 

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 14/3/2020)

 

(*) Thơ Đỗ Phủ

(**) Bát Nhã Tâm Kinh Viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn



 


Reader's Comment
3/15/202012:15:56
Guest
Very true.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một sáng mùa Xuân ngập ánh hồng, / Một cung đàn ấm khắp Tây, Đông. / Một rừng thông điểm trời mây biếc, / Một vũng vàng tô biển nước trong. / Một khối bao la hoa lá trổ, / Một bầu bát ngát sắc hương nồng. / Một tia nắng đẹp soi muôn cõi / Một chữ là mang một tấc lòng.
Thưa người nước mắt bình minh/ Cái trong veo để phục sinh lại đời / Thưa người những bước rong chơi / Đưa nhau ngàn dặm nụ cười tung tăng / Sóng cao vực thẳm thưa rằng / Chân con kiến bé cứ lằng lặng đi / Mùa nào hút cánh thiên di /Qua sông núi biếc. Sợ gì nắng mưa
Trong vũ điệu day dứt của hoang mạc gió, lữ khách dừng lại, gõ cửa. Căn nhà trống mùa đông. Bàn tay lạnh quẹt một que diêm, nhen lên nỗi buồn, thảng thốt những ước mơ ngày cũ theo tro bụi bay lên, buồn bã như những lời em sắp nói, như ánh lửa lụi tàn, như tuổi thơ đi qua… Có tiếng chuông xa đâu vọng về, đơm hoa trong bóng tối lời nguyện cầu, lữ khách cảm thấy móng vuốt của băng giá tan ra bởi niềm khát khao cháy bỏng… Tuyết rơi trên ô cửa sổ, lấp lánh một nỗi chờ.
Khi mặt trời bỏ đi / tuyết đầu mùa tìm đến / những cánh tay màu trắng / cầm trái tim trẻ em
Một chút gì gợn lên nơi mùi cà phê sáng, nơi tách trà nhâm nhi buổi xế chiều, nơi ly vang đỏ nồng đêm tối, làm cồn cào nhớ đến câu thơ đã đọc từ lâu lắm, thơ xưa chăng, nhưng sao cái rung động hôm nay về nó vẫn làm ta xao xuyến đến vậy.
Mùa thu dẫu vừa khảy đôi ba nhịp vàng trên tàn cây. Mùa thu dẫu đang đốt hết mình trên hàng cây maple đỏ lá suốt dặm dài. Và mùa thu cho dù cũng vừa khép cánh cửa để ra đi, khép rất nhẹ nhàng như sợ làm thức giấc ai đó đang say ngủ. Tất cả. Những bổng trầm của mùa thu đều rúng động mấy tầng cung bậc cảm xúc của ta. Phiến lá vàng óng kia ẩn mật điều gì. Dấu chân vàng ố chiếc lá cuối thu như thể là những dấu chân cuối cùng để – nhẹ hẫng về mai sau – Ngọn gió của mùa thu ly tan nào vẫn thảng thốt trong nỗi chờ đợi. Hạt mưa nào xám tro quán phố. Và người ngồi nghe gió mùa thu về như – tiếng thổn thức của thời gian. Bạn ơi, xin lắng lòng trong buổi đêm tịch mịch để nghe cảm xúc bạn hòa âm thế nào với âm vang thu, để biết tác động mãnh liệt của thu – phù vân thôi cũng nát đời như chơi…
Phần lớn các nhà thơ nữ sinh sau cột mốc đau thương 1975, đã dường như nhẹ nhàng hơn, những ám ảnh của chiến tranh, ít bị day dứt hơn vấn đề ý thức hệ. Họ ít nhiều đã hưởng được quả ngọt của nữ quyền, thoát ra khỏi khung cửa chật hẹp của định kiến, góp phần nở rộ một dòng thơ mạnh mẽ, tự tin, khao khát tự do, và bản lĩnh, nói rất thực nhân sinh quan của mình về những mối tương quan trong một thế giới vật chất như hiện nay. Họ cũng rất phóng khoáng thể hiện những cảm xúc đam mê dạt dào nữ tính. Mang những trạng thái có vẻ như đối nghịch nhau như thế khiến dòng thơ của lớp thơ nữ này tỏa sức quyến rũ lạ lẫm, tạo nên một lớp độc giả với cảm thụ thi ca mới mẻ.
Khi toàn quốc chiến đấu, người phụ nữ cũng xuất hiện trên các chặng đường của đất nước. Chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ trong cuộc chiến ở Ukraine trên truyền hình, trên YouTube. Họ là các y tá, những chị bếp, hay người nữ chiến binh… nghĩa là tất cả những phương tiện phục vụ cho chiến trường chống lại quân Nga. Nơi đó, giữa những tiếng súng chúng ta nghe được từ màn hình TV, giữa những lời kêu gọi tác chiến, vẫn có những lời thơ đầy nữ tính từ đất nước đau khổ Ukraine. Nhà nghiên cứu Julia Friedrich của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Công Toàn Cầu (Global Public Policy Institute - GPPi) tại Berlin trong bài nghiên cứu về hình ảnh phụ nữ tại Ukraine, nhan đề “Feminist Activism in Ukraine Usually Means Demanding More Weapons” (Hoạt động nữ tính tại Ukraine thường có nghĩa là xin thêm vũ khí) đăng trên tạp chí Tagesspiegel Online bằng tiếng Đức ngày 6/8/2022 cho thấy ngoài làn sóng di tản ra hải ngoại, còn rất nhiều phụ nữ ở lại Ukraine để trở thành trụ cột cho một giềng mối mới
Bà nổi tiếng với bộ tự truyện 6 cuốn. Quyển thứ nhất nổi tiếng nhất trên thế giới viết về 17 năm đầu đời của bà, I Know Why The Caged Bird Sings (1969), bà nói: “Đầu tiên người đời phải học cách chăm sóc chính mình để rồi có thể chăm sóc người khác. Đó là lý do làm cho “chim trong lồng hót”. Với tự truyện này bà được xem là một trong những phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên dám công khai bạch hóa đời riêng của mình. Maya Angelou được chọn làm “Người Phụ Nữ của Năm 76” (Woman of the Year) về Truyền Thông của tạp chí Ladies’ Home Journal. Giải Thưởng Matrix của Hội Women in Communications, Inc. vào năm 1983, Giải Thưởng Văn Chương North Carolina vào năm 1987, Giải Thưởng Candace 1990 của Cơ Quan Liên Minh Quốc Gia Phụ Nữ Da Đen (The National Coalition of Black Women).
Langston Hughes và Maya Angelou là hai tên tuổi lớn của nền thi ca da đen. Trang thơ xin bắt đầu với Langston Hughes. Ông sinh ở Joplin, Missouri, là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch. Thơ của ông kết hợp nhiều thể loại, mang đậm nét những bài hát dân gian da đen. Ông tôn vinh nền văn hóa người Mỹ gốc Phi châu trong thời kỳ được gọi là Thời kỳ Phục Hưng Harlem.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.