Dòng Thơ Lưu Diệu Vân

28/01/202210:28:00(Xem: 2347)
Luu Thi Dieu Van
Các nhà thơ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã góp phần tạo nên sự sinh động, thay đổi diện mạo thi ca Việt Nam. Thế giới ngày nay như một tảng băng đang trôi dần về vực lửa, nơi đó ranh giới của thiện ác phải trái trở nên mù mờ, lòng người bị phân chia bởi trăm ngàn biên giới, mọi niềm tin thành nghi hoặc. Trên tảng băng đang tan ấy, thi ca của lớp nhà thơ nữ này như một bến bờ để neo lại những phân rã, để hiệu đính lại những phù phiếm, sai lầm của định kiến, bằng cái nhìn sắc xảo, thực tế, táo bạo, thách thức. Thi pháp hiện đại, được thể hiện qua ngôn từ mới mẻ và hình ảnh đầy sáng tạo. Sức thuyết phục của họ dường như nằm ở then chốt Cảm Xúc Thi Ca, một thứ cảm xúc dịu dàng của nhân ái, tràn trề của tự do, kiêu hãnh của độc lập, ngang tàng của bức phá, cho người đọc thấy được một cái Tôi-Nữ-Tính đầy tự tin, lấp lánh nữ quyền. Nói có vẻ nghịch lý, nhưng, chính niềm tự tin, phóng khoáng ấy lại khiến thơ của họ mang chất thơ ngây và gợi cảm.
 
Một trong số tiếng thơ ấy là Lưu Diệu Vân. Cô thuộc thế hệ những nhà thơ nữ sinh sau biến cố 1975, nhưng không vì vậy mà đặt mình đứng ngoài những hệ lụy của chiến tranh, của vấn đề ý thức hệ, của thống khổ dân tộc. Và, rực rỡ nhất trong thơ cô là thơ ca ngợi Tình Yêu, cô đã nói, nghe như là chân lý, rằng: “Tình yêu giá trị hơn tất cả tinh túy hoang sơ của đất trời” (Sa Thạch), những trích đoạn sau đây của Lưu Diệu Vân được trích ở tập thơ:  7 giờ 47 phút (xuất bản 2010)
 
Khi em buồn
Em chỉ muốn nghe anh dịu dàng nhắc nhở bằng giọng điệu đẫm hơi ấm rằng chuyện vui buồn của em và cảm hứng nguồn sống anh là một,
rằng dù anh là người đàn ông cận đại nhưng anh biết yêu thương em bằng tất cả sức lực của phần đời còn lại,
rằng nơi chốn yên bình nhất để em hóa giải u uất là bên trong lồng ngực anh
rằng trên đời này không còn gì quan trọng hơn những môi hôn chân ái trễ muộn
rằng nỗi buồn là nơi khởi đầu hạnh phúc giao hòa tâm hồn hai chúng ta. “
(Những điều giản dị)
 
mùa hè mắc võng nơi hai đầu ngọn sóng
ru khe khẽ lọn tóc nắng
màu hạt dẻ
hạnh phúc thường hằng căng tràn chuyện dài chuyện ngắn
đêm cắn vỡ mặt trời rơi
đêm phát sinh hai vì sao mới
chúng ta chơi trò ráp nối
nơi vị trí em vừa vặn
mỗi mình anh
dấu lệ trên má em và lòng bàn tay nóng anh
vết son hồng em và ánh cười nồng anh
vân hoa ngực em và vầng trán hiền anh
đêm chứng minh mọi muộn phiền nghi ngại sẽ thôi còn tồn tại
đôi môi tiếp nối nơi bàn tay khởi đầu
mình âu yếm nhau nồng nàn
ngàn ngàn vạn vạn ngày đổi lần này
mùa hè vé một chiều về giữa biển rộng chăn gối thơm
yêu
một đời.
(Mùa hè vé khứ hồi)
 
họ đang cố gắng tranh thủ
thách thức lý luận phiến diện
không bằng những đôi môi khập khiễng
mà bằng thể chất tráng kiện
có sừng
có sức lực
của những người đàn bà đang biết mình muốn gì
sau hai ngàn năm đần độn
cái thuyết chính chuyên
xã hội chuyên chính
bị bịt miệng bằng mảnh khăn trắng
không lốm đốm những giọt máu hồng
(Khắt khe)
 
Và đây là hai bài thơ trích trong tập thơ mới nhất của Lưu Diệu Vân, Thế Kỷ Của Những Vật Tế (Văn Học Press xuất bản 2021)
 
Thế kỷ của những vật tế
 
chúng ta cứ chảy ngả ngớn về phía trước như thế
nơi đàn ngỗng chẻ sóng xôn xao về vị tổng thống trò hề
cùng cô ca nhạc sĩ hoa-hồng chơi ngông áo cộc không váy
kết hợp với tiếng tăm tráo trở được lộng kiếng
người đàn ông bên kia rào tìm cách thu thập tin tức từ mặt nước mà không cần phải rót mật vào tai không khí
cô bé da trắng thả tay mẹ trượt vội xuống mũi giày sờn đã cưu mang hơn 10,300 em bé da vàng mà tiếng chào của anh vẫn chưa vọng đến cuối cuộc chiến
trong chiếc cầu mũ viền lông tơ hơi thở chúng ta tranh chức giáo đầu
ngoài kia những bức tường biên giới đang được xây bằng lời bào mòn cờ hoa bị thóa mạ
vẫn trong trạng thái hành trang hơn hai thế kỷ nặng nề sự tử tế
anh gỡ chiếc vỏ bảo hộ những bạo lực ấu thơ
những vết bầm ẩn dụ kén khổ chủ
trước và sau hàng cúc áo
liếm môi em như một lá thư sắp cháy cong
lịch sử chỉ là một tiếng rên phản kháng giữa đám đông cả tin nay đã sờn trí nhớ
em dũng cảm nhất trong xiềng xích vòng tay anh chai sạm…
Xong giao dịch thịt da, em đưa tờ năm mươi đồng trả công
Anh thối lại một buổi chiều nắng đầy sỏi huyết dụ
lồng bên trong những viên tuyết tầm nhiệt
và trong cơn lốc nước ta nghe thoang thoảng con người đã biết
biến cái lạnh thành vũ khí đấu tranh
cho nhân quyền/ nhân cách/ nhân nghĩa
và nhân tình là vật tế hy sinh
 
Những kẻ săn mây
 
tư sản lẫn vô sản
những nạn nhân mê ảo giác dị giải
người Việt nhìn ra tiên rồng
người Trung Quốc nhìn ra điềm dữ
người Âu nhìn ra bờ Địa Trung Hải
người Tây thấy Chúa múa quanh Đức Mẹ
trẻ nhỏ thấy thuyền buồm, mũ trùm, chó con, chiếc bánh…
người lớn nhận diện chiếc dù mù khói
nhắc nhở kéo cửa kính xe chắn quá khứ
 
là kẻ săn mây chuyên nghiệp được tín nhiệm
tôi thấy toàn những mục tiêu yêu kiều
từ khoảng cách, hình dáng
tôi tính ra trọng lượng
tốc độ bốc hơi hiện tại
tương quan với luồng gió
nhiệt độ khí quyển
tôi có ngay chiều cao đồng bộ với vòng quay mặt trời
dan díu với tư thế xoay nghiêng của trái đất
để ý kỹ đến những loài khác chung quanh
dấu hiệu hiện hữu phù phiếm
bóng chập chờn như những cái khiên phiến loạn
đàn chim hốt hoảng bay về tổ
tia nhắm dễ dàng
tôi bắt chúng trong tình trạng yếu thế nhất
vừa lùng mồi vừa tránh lũ thợ săn
tôi ngày càng điệu nghệ
có thể bủa vây cả chốn tầng cao hơn tầm với
bí quyết là không nhìn đắm vào dung nhan trắng sữa của chúng
khi cố tình dẫn chệch hướng
dù sao, tôi rất hãnh diện với nghề
bảo vệ bè phái tàn tích đang vào quên lãng
chỉ còn vài đứa như chúng tôi
sống vất vưởng trên những cụm thời gian buôn lậu
và để không bị phát hiện
chúng tôi gọi mình là thi sĩ.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Cung Tiến không nằm ở số lượng, mà đầy ở phẩm chất. Ngoài những ca khúc, tấu khúc thuần tuý giá trị về âm nhạc, ông còn để lại những bài viết, tiểu luận dưới nhiều đề tài văn học, kinh tế, và truyện dịch. Chúng ta đã đọc, đã nghe khá nhiều về tài hoa và khả năng sáng tác của Cung Tiến từ tuổi 15 cho đến những năm tháng sau cùng. Trong những quà tặng ông để lại tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật phổ thơ thành nhạc của ông, chẳng những cho chúng ta thưởng thức giai điệu bán cổ điển tây phương, ngủ âm đông phương, mà còn mang thơ Thanh Tâm Tuyền, một trong vài thi sĩ hàng đầu trong thời đại của ông đến giới thưởng ngoạn nhạc nghệ thuật và lưu trữ vào kho tàng âm nhạc Việt. Thơ Thanh Tâm Tuyền không dễ phổ thành nhạc.
Như những tiếng cầu xin cứu vớt linh hồn chúng tôi / ngoài khơi bí mật đến tự một con tàu biển; / qua những mảnh danh từ dệt nên hồn mầu nhiệm / em vẫn chỉ là tóc mây cổ nõn và môi./ Sau áo len danh từ là thế giới xa vời, / là đêm không trăng sao là trùng dương thăm thẳm; / qua những chuỗi ngọc cười, em vui nước mất đẫm / vai anh, em buồn. Đêm hồn anh dài không nguôi.
Một cõi mênh mông các cảnh giới. Cũng là một chiếc kén bé nhỏ gói bí ẩn về giấc mơ một ngày kia sẽ tung ra muôn trùng tơ quấn quít hiện thực. Một khung cửa khép với chờ đợi, với cô lẻ số phận. Một bầu trời cao rộng với những đường bay mạnh mẽ hoan lạc của cánh chim tự do. Một mặt biển bị xao động bởi những con sóng ngầm làm ngạc nhiên thinh lặng của vực sâu. Là cánh cửa được mở tung bởi ngôn ngữ như những tiếng gõ dồn dập. Là bức tường bức phá bởi sức mạnh của ý tưởng. Là con đường hiểm hóc hay mượt cỏ, những bước chân vẫn đi tới đi tới. Ở đó bạn nghe được khát vọng tìm hạnh phúc chân thực như trở về cội nguồn tâm sâu thẳm. Ở đó bạn sẽ thấy cảm xúc mình bung ra như sắc mầu của chiếc kính vạn hoa. Ở đó, những con chữ như nam châm hút cảm xúc người đọc. Ở đó, từ trường say đắm thơ mộng của Đinh Thị Như Thúy, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thùy Song Thanh, Vũ Quỳnh Hương.
Gerald McCarthy vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ năm 17 tuổi, phục vụ tại Việt Nam trong hai năm 1966-1967, trong Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu Hoa Kỳ (1st Combat Engineer Battalion) tại Chu Lai và rồi tại Đà Nẵng. Sau một nhiệm kỳ trong quân ngũ, McCarthy đào ngũ, bị bắt vào một nhà tù dân sự rồi chuyển vào quân lao. Những bài thơ đầu tiên của ông gom lại ấn hành trong thi tập War Story, ghi lại các suy nghĩ với kinh nghiệm tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia các hoạt động phản chiến và in nhiều thi tập khác. Nhà thơ D.F. Brown sinh năm 1948 tại Springfield, Missouri. Ông phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 tới 1977, trong đó từng giữ nhiệm vụ lính cứu thương trong tiểu đoàn Bravo, 1/14th Infantry tại chiến trường Việt Nam các năm 1969–70. Năm 1984, Brown in tập thơ đầu tay, nhan đề Returning Fire, trong đó, bài thơ ngắn nhất có nhan đề ghi bằng tiếng Pháp “L’Eclatante Victoire de Khe Sanh” (Chiến Thắng Huy Hoàng tại Khe Sanh).
Nhã Ca với tập thơ đầu tay Nhã Ca Mới, đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1965. Giải Khăn Sô Cho Huế (1969) đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc về văn năm 1970, và Tuệ Mai đã đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1966 với thi phẩm Không Bờ Bến. Thơ. Họ là cột mốc đánh dấu cho sự chuyển mình khai phá bứt ra khỏi phong cách thi ca tiền chiến. Thi ngữ, thi ảnh nơi họ khơi gợi ở người đọc cảm xúc mới mẻ, thi pháp tuy còn giữ nhiều về thể luật của các loại thơ vần điệu, nhưng được chở dưới nhạc điệu cấu tứ mới – kể cả lục bát – nên cũng có thể nói họ đã cách tân những thể loại thơ này vào thời đó, đặc biệt, ở thể loại tự do, với Nhã Ca, một luồng gió mạnh thổi bật gốc rễ của trói buộc ngôn từ, định kiến.
Tôi đã đọc thơ Nguyễn Quốc Thái từ hơn một thập niên. Và nhiều người đã đọc thơ anh hơn một nửa thế kỷ. Hình như, tôi chưa thấy dòng thơ nào vui của anh. Và ngay cả những dòng thơ có thể được suy đoán là vui, cũng vẫn có một nỗi buồn thần bí trong đó – nơi đây, đành nói là thần bí, vì không giải thích minh bạch được. Cũng có thể vì tôi thấy nét mặt anh lúc nào cũng buồn. Đó là những lần tôi được gặp anh, khi anh có dịp thăm Quận Cam. Cũng có thể vì Nguyễn Quốc Thái là một nhà thơ ra đời trước tôi khoảng một thập niên, thuộc một thế hệ có nhiều chia ly hơn là gặp gỡ, nhiều tan vỡ hơn là hàn gắn. Cũng có thể vì một vài câu thơ của Nguyễn Quốc Thái, tôi đã đọc qua, và chợt nhớ một vài ý trong đó. Như bài thơ có nhan đề Todo Passa. Anh làm bài thơ này từ Sài Gòn, vào tháng 12 năm 2017. Trích năm dòng đầu như sau. / Một mình tôi với những câu thơ đau đớn mới/ Lời vỗ về an ủi như tiếng gió lùa qua bến bờ lau sậy / Tôi ngã xuống như một hẹn ước dở dang ...
thở lên cầu lộng chân mây/ loa xa nhánh nữa cởi vai sông triền / từng say đắm rượu bách niên / cây nhân gian sẽ nhện phiền muộn giăng / bím thư sinh bới lọn mầm / lưới yêu mị chải lệch tâm lược ngà / nhá nhem đóm lội tịch tà / cái hôn ám cũ tách ra giữa vời
Một nhà phê bình văn học ngoại quốc đã nói đại ý: Nếu các nhà thơ hiện đại không có độc giả, họ có thể tạo ra độc giả. Đây thuộc vào phần lớn thi tài của nhà thơ. Để có được một bài thơ ra thơ, nghĩa là, được sinh ra từ cảm xúc thực, có sự mới lạ của chữ và nghĩa, và ít nhất là có nhạc thơ. Thơ hiện đại có khi nghiêng về lý sự mà coi nhẹ cảm xúc. Làm thế nào để một bài thơ triết lý, suy tư, gây được rung động Thơ nơi người đọc? Thơ Nguyên Yên có một gợi mở như thế. Thơ của cô trầm tĩnh, đầy những suy tư triết lý, và táo bạo một cách sáng suốt để không phá đi thẩm mỹ từ của thi ngữ. Cô tôn trọng thi ngữ, cô triết lý bằng cảm xúc thơ (là khi trái tim phỉnh cái đầu… ), và vì vậy dòng thơ hiện đại của cô bật lên được nhạc chữ rất riêng của thơ tự do, đọc lên, có được cảm xúc đọc một bài thơ, cảm được cái mới lạ của chữ, nghĩa, hình ảnh. Suy tư mà vẫn ánh lên nét thơ mộng, lãng mạn, đặc biệt là những bất ngờ ở cuối bài thơ. Đó là những yếu tố mà thơ Nguyên Yên đã chinh phục được người đọ
Em đi để lại mây ngàn quyện vào chuông mõ, phím đàn nửa đêm Thương anh không ngủ giấc thiền nụ cười em gửi ngoài hiên cúng dường Em đi phả lại mùi hương ướp làn gió sớm, thơm đường mây trưa Thương anh trăm nắng ngàn mưa lái đò cổ độ giúp đưa qua bờ.
em dáng mới tháng giêng về ngụ/ giọt bích ngần thư thái vô ưu/ ngày nguyên đán phô nguyên lời gió/ tóc thơm mây rạng rỡ ca từ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.