Dòng Thơ Lưu Diệu Vân

28/01/202210:28:00(Xem: 2341)
Luu Thi Dieu Van
Các nhà thơ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã góp phần tạo nên sự sinh động, thay đổi diện mạo thi ca Việt Nam. Thế giới ngày nay như một tảng băng đang trôi dần về vực lửa, nơi đó ranh giới của thiện ác phải trái trở nên mù mờ, lòng người bị phân chia bởi trăm ngàn biên giới, mọi niềm tin thành nghi hoặc. Trên tảng băng đang tan ấy, thi ca của lớp nhà thơ nữ này như một bến bờ để neo lại những phân rã, để hiệu đính lại những phù phiếm, sai lầm của định kiến, bằng cái nhìn sắc xảo, thực tế, táo bạo, thách thức. Thi pháp hiện đại, được thể hiện qua ngôn từ mới mẻ và hình ảnh đầy sáng tạo. Sức thuyết phục của họ dường như nằm ở then chốt Cảm Xúc Thi Ca, một thứ cảm xúc dịu dàng của nhân ái, tràn trề của tự do, kiêu hãnh của độc lập, ngang tàng của bức phá, cho người đọc thấy được một cái Tôi-Nữ-Tính đầy tự tin, lấp lánh nữ quyền. Nói có vẻ nghịch lý, nhưng, chính niềm tự tin, phóng khoáng ấy lại khiến thơ của họ mang chất thơ ngây và gợi cảm.
 
Một trong số tiếng thơ ấy là Lưu Diệu Vân. Cô thuộc thế hệ những nhà thơ nữ sinh sau biến cố 1975, nhưng không vì vậy mà đặt mình đứng ngoài những hệ lụy của chiến tranh, của vấn đề ý thức hệ, của thống khổ dân tộc. Và, rực rỡ nhất trong thơ cô là thơ ca ngợi Tình Yêu, cô đã nói, nghe như là chân lý, rằng: “Tình yêu giá trị hơn tất cả tinh túy hoang sơ của đất trời” (Sa Thạch), những trích đoạn sau đây của Lưu Diệu Vân được trích ở tập thơ:  7 giờ 47 phút (xuất bản 2010)
 
Khi em buồn
Em chỉ muốn nghe anh dịu dàng nhắc nhở bằng giọng điệu đẫm hơi ấm rằng chuyện vui buồn của em và cảm hứng nguồn sống anh là một,
rằng dù anh là người đàn ông cận đại nhưng anh biết yêu thương em bằng tất cả sức lực của phần đời còn lại,
rằng nơi chốn yên bình nhất để em hóa giải u uất là bên trong lồng ngực anh
rằng trên đời này không còn gì quan trọng hơn những môi hôn chân ái trễ muộn
rằng nỗi buồn là nơi khởi đầu hạnh phúc giao hòa tâm hồn hai chúng ta. “
(Những điều giản dị)
 
mùa hè mắc võng nơi hai đầu ngọn sóng
ru khe khẽ lọn tóc nắng
màu hạt dẻ
hạnh phúc thường hằng căng tràn chuyện dài chuyện ngắn
đêm cắn vỡ mặt trời rơi
đêm phát sinh hai vì sao mới
chúng ta chơi trò ráp nối
nơi vị trí em vừa vặn
mỗi mình anh
dấu lệ trên má em và lòng bàn tay nóng anh
vết son hồng em và ánh cười nồng anh
vân hoa ngực em và vầng trán hiền anh
đêm chứng minh mọi muộn phiền nghi ngại sẽ thôi còn tồn tại
đôi môi tiếp nối nơi bàn tay khởi đầu
mình âu yếm nhau nồng nàn
ngàn ngàn vạn vạn ngày đổi lần này
mùa hè vé một chiều về giữa biển rộng chăn gối thơm
yêu
một đời.
(Mùa hè vé khứ hồi)
 
họ đang cố gắng tranh thủ
thách thức lý luận phiến diện
không bằng những đôi môi khập khiễng
mà bằng thể chất tráng kiện
có sừng
có sức lực
của những người đàn bà đang biết mình muốn gì
sau hai ngàn năm đần độn
cái thuyết chính chuyên
xã hội chuyên chính
bị bịt miệng bằng mảnh khăn trắng
không lốm đốm những giọt máu hồng
(Khắt khe)
 
Và đây là hai bài thơ trích trong tập thơ mới nhất của Lưu Diệu Vân, Thế Kỷ Của Những Vật Tế (Văn Học Press xuất bản 2021)
 
Thế kỷ của những vật tế
 
chúng ta cứ chảy ngả ngớn về phía trước như thế
nơi đàn ngỗng chẻ sóng xôn xao về vị tổng thống trò hề
cùng cô ca nhạc sĩ hoa-hồng chơi ngông áo cộc không váy
kết hợp với tiếng tăm tráo trở được lộng kiếng
người đàn ông bên kia rào tìm cách thu thập tin tức từ mặt nước mà không cần phải rót mật vào tai không khí
cô bé da trắng thả tay mẹ trượt vội xuống mũi giày sờn đã cưu mang hơn 10,300 em bé da vàng mà tiếng chào của anh vẫn chưa vọng đến cuối cuộc chiến
trong chiếc cầu mũ viền lông tơ hơi thở chúng ta tranh chức giáo đầu
ngoài kia những bức tường biên giới đang được xây bằng lời bào mòn cờ hoa bị thóa mạ
vẫn trong trạng thái hành trang hơn hai thế kỷ nặng nề sự tử tế
anh gỡ chiếc vỏ bảo hộ những bạo lực ấu thơ
những vết bầm ẩn dụ kén khổ chủ
trước và sau hàng cúc áo
liếm môi em như một lá thư sắp cháy cong
lịch sử chỉ là một tiếng rên phản kháng giữa đám đông cả tin nay đã sờn trí nhớ
em dũng cảm nhất trong xiềng xích vòng tay anh chai sạm…
Xong giao dịch thịt da, em đưa tờ năm mươi đồng trả công
Anh thối lại một buổi chiều nắng đầy sỏi huyết dụ
lồng bên trong những viên tuyết tầm nhiệt
và trong cơn lốc nước ta nghe thoang thoảng con người đã biết
biến cái lạnh thành vũ khí đấu tranh
cho nhân quyền/ nhân cách/ nhân nghĩa
và nhân tình là vật tế hy sinh
 
Những kẻ săn mây
 
tư sản lẫn vô sản
những nạn nhân mê ảo giác dị giải
người Việt nhìn ra tiên rồng
người Trung Quốc nhìn ra điềm dữ
người Âu nhìn ra bờ Địa Trung Hải
người Tây thấy Chúa múa quanh Đức Mẹ
trẻ nhỏ thấy thuyền buồm, mũ trùm, chó con, chiếc bánh…
người lớn nhận diện chiếc dù mù khói
nhắc nhở kéo cửa kính xe chắn quá khứ
 
là kẻ săn mây chuyên nghiệp được tín nhiệm
tôi thấy toàn những mục tiêu yêu kiều
từ khoảng cách, hình dáng
tôi tính ra trọng lượng
tốc độ bốc hơi hiện tại
tương quan với luồng gió
nhiệt độ khí quyển
tôi có ngay chiều cao đồng bộ với vòng quay mặt trời
dan díu với tư thế xoay nghiêng của trái đất
để ý kỹ đến những loài khác chung quanh
dấu hiệu hiện hữu phù phiếm
bóng chập chờn như những cái khiên phiến loạn
đàn chim hốt hoảng bay về tổ
tia nhắm dễ dàng
tôi bắt chúng trong tình trạng yếu thế nhất
vừa lùng mồi vừa tránh lũ thợ săn
tôi ngày càng điệu nghệ
có thể bủa vây cả chốn tầng cao hơn tầm với
bí quyết là không nhìn đắm vào dung nhan trắng sữa của chúng
khi cố tình dẫn chệch hướng
dù sao, tôi rất hãnh diện với nghề
bảo vệ bè phái tàn tích đang vào quên lãng
chỉ còn vài đứa như chúng tôi
sống vất vưởng trên những cụm thời gian buôn lậu
và để không bị phát hiện
chúng tôi gọi mình là thi sĩ.
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một chút gì gợn lên nơi mùi cà phê sáng, nơi tách trà nhâm nhi buổi xế chiều, nơi ly vang đỏ nồng đêm tối, làm cồn cào nhớ đến câu thơ đã đọc từ lâu lắm, thơ xưa chăng, nhưng sao cái rung động hôm nay về nó vẫn làm ta xao xuyến đến vậy.
Mùa thu dẫu vừa khảy đôi ba nhịp vàng trên tàn cây. Mùa thu dẫu đang đốt hết mình trên hàng cây maple đỏ lá suốt dặm dài. Và mùa thu cho dù cũng vừa khép cánh cửa để ra đi, khép rất nhẹ nhàng như sợ làm thức giấc ai đó đang say ngủ. Tất cả. Những bổng trầm của mùa thu đều rúng động mấy tầng cung bậc cảm xúc của ta. Phiến lá vàng óng kia ẩn mật điều gì. Dấu chân vàng ố chiếc lá cuối thu như thể là những dấu chân cuối cùng để – nhẹ hẫng về mai sau – Ngọn gió của mùa thu ly tan nào vẫn thảng thốt trong nỗi chờ đợi. Hạt mưa nào xám tro quán phố. Và người ngồi nghe gió mùa thu về như – tiếng thổn thức của thời gian. Bạn ơi, xin lắng lòng trong buổi đêm tịch mịch để nghe cảm xúc bạn hòa âm thế nào với âm vang thu, để biết tác động mãnh liệt của thu – phù vân thôi cũng nát đời như chơi…
Phần lớn các nhà thơ nữ sinh sau cột mốc đau thương 1975, đã dường như nhẹ nhàng hơn, những ám ảnh của chiến tranh, ít bị day dứt hơn vấn đề ý thức hệ. Họ ít nhiều đã hưởng được quả ngọt của nữ quyền, thoát ra khỏi khung cửa chật hẹp của định kiến, góp phần nở rộ một dòng thơ mạnh mẽ, tự tin, khao khát tự do, và bản lĩnh, nói rất thực nhân sinh quan của mình về những mối tương quan trong một thế giới vật chất như hiện nay. Họ cũng rất phóng khoáng thể hiện những cảm xúc đam mê dạt dào nữ tính. Mang những trạng thái có vẻ như đối nghịch nhau như thế khiến dòng thơ của lớp thơ nữ này tỏa sức quyến rũ lạ lẫm, tạo nên một lớp độc giả với cảm thụ thi ca mới mẻ.
Khi toàn quốc chiến đấu, người phụ nữ cũng xuất hiện trên các chặng đường của đất nước. Chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ trong cuộc chiến ở Ukraine trên truyền hình, trên YouTube. Họ là các y tá, những chị bếp, hay người nữ chiến binh… nghĩa là tất cả những phương tiện phục vụ cho chiến trường chống lại quân Nga. Nơi đó, giữa những tiếng súng chúng ta nghe được từ màn hình TV, giữa những lời kêu gọi tác chiến, vẫn có những lời thơ đầy nữ tính từ đất nước đau khổ Ukraine. Nhà nghiên cứu Julia Friedrich của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Công Toàn Cầu (Global Public Policy Institute - GPPi) tại Berlin trong bài nghiên cứu về hình ảnh phụ nữ tại Ukraine, nhan đề “Feminist Activism in Ukraine Usually Means Demanding More Weapons” (Hoạt động nữ tính tại Ukraine thường có nghĩa là xin thêm vũ khí) đăng trên tạp chí Tagesspiegel Online bằng tiếng Đức ngày 6/8/2022 cho thấy ngoài làn sóng di tản ra hải ngoại, còn rất nhiều phụ nữ ở lại Ukraine để trở thành trụ cột cho một giềng mối mới
Bà nổi tiếng với bộ tự truyện 6 cuốn. Quyển thứ nhất nổi tiếng nhất trên thế giới viết về 17 năm đầu đời của bà, I Know Why The Caged Bird Sings (1969), bà nói: “Đầu tiên người đời phải học cách chăm sóc chính mình để rồi có thể chăm sóc người khác. Đó là lý do làm cho “chim trong lồng hót”. Với tự truyện này bà được xem là một trong những phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên dám công khai bạch hóa đời riêng của mình. Maya Angelou được chọn làm “Người Phụ Nữ của Năm 76” (Woman of the Year) về Truyền Thông của tạp chí Ladies’ Home Journal. Giải Thưởng Matrix của Hội Women in Communications, Inc. vào năm 1983, Giải Thưởng Văn Chương North Carolina vào năm 1987, Giải Thưởng Candace 1990 của Cơ Quan Liên Minh Quốc Gia Phụ Nữ Da Đen (The National Coalition of Black Women).
Langston Hughes và Maya Angelou là hai tên tuổi lớn của nền thi ca da đen. Trang thơ xin bắt đầu với Langston Hughes. Ông sinh ở Joplin, Missouri, là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch. Thơ của ông kết hợp nhiều thể loại, mang đậm nét những bài hát dân gian da đen. Ông tôn vinh nền văn hóa người Mỹ gốc Phi châu trong thời kỳ được gọi là Thời kỳ Phục Hưng Harlem.
Là một nhà thơ, một nhà văn, và là một nhà báo. Hẳn là quá nhiều cho một đời người. Và rồi trở thành chiến binh, sau khi quân Nga tiến vào chiếm bán đảo Crimea và tấn công miền Đông Ukraine năm 2014: nhà thơ Borys Humenyuk đã tình nguyện ra trận chống quân Nga. Một số bài thơ của ông được dịch sang tiếng Anh trong tuyển tập Poems From The War, do hai dịch giả Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky thực hiện. Borys Humenyuk ra đời năm 1965 tại ngôi làng Ostriv, thị trấn Ternopil, miền tây Ukraine. Ông là một nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Humenyuk đã tham gia tích cực vào những cuộc biểu tình cuối năm 2013 để dẫn tới Cách mạng Nhân phẩm (Revolution of Dignity) của Ukraine trong tháng 2/2014. Những câu chuyện về chiến tranh được kể trong thơ Borys Humenyuk là có thật, không hư cấu.
Chúng ta đều biết rằng Belarus là một nhà nước toàn trị, tuy mức độ cai trị không khắc nghiệt như ở Nga nhưng vẫn là độc tài hơn hầu hết các nước ở Châu Âu. Tuy nhiên văn học Belarus lại là một lĩnh vực không liên hệ bao nhiêu tới những cam kết chính trị của nhà nước Belarus trong nỗ lực hỗ trợ cuộc chiến của Putin tại Ukraine. Những bài thơ được dịch từ tiếng Belarus sang tiếng Anh đang phổ biến trên nhiều mạng trong học giới Hoa Kỳ cho thấy một khuôn mặt văn học Belarus rất mực thơ mộng của một dân tộc đang tìm tới chân, thiện, mỹ. Belarus có khoảng 9 triệu dân, thủ đô là Minsk, từng là một phần của Liên Xô cho tới năm 1991 tới tách ra, được cai trị bởi Tổng Thống Alexander Lukashenko từ năm 1994 (quá lâu, tới 28 năm nắm quyền tối cao). Biên giới Belarus vây quanh bởi Nga, Ukraine, Ba Lan, Lithuania và Latvia. Hơn 40% trong 207,600 cây số vuông (80,200 dặm vuông) là rừng. Belarus bị Thế Chiến 2 tàn phá, mất 1/3 dân số và hơn ½ tài nguyên kinh tế.
Di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Cung Tiến không nằm ở số lượng, mà đầy ở phẩm chất. Ngoài những ca khúc, tấu khúc thuần tuý giá trị về âm nhạc, ông còn để lại những bài viết, tiểu luận dưới nhiều đề tài văn học, kinh tế, và truyện dịch. Chúng ta đã đọc, đã nghe khá nhiều về tài hoa và khả năng sáng tác của Cung Tiến từ tuổi 15 cho đến những năm tháng sau cùng. Trong những quà tặng ông để lại tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật phổ thơ thành nhạc của ông, chẳng những cho chúng ta thưởng thức giai điệu bán cổ điển tây phương, ngủ âm đông phương, mà còn mang thơ Thanh Tâm Tuyền, một trong vài thi sĩ hàng đầu trong thời đại của ông đến giới thưởng ngoạn nhạc nghệ thuật và lưu trữ vào kho tàng âm nhạc Việt. Thơ Thanh Tâm Tuyền không dễ phổ thành nhạc.
Như những tiếng cầu xin cứu vớt linh hồn chúng tôi / ngoài khơi bí mật đến tự một con tàu biển; / qua những mảnh danh từ dệt nên hồn mầu nhiệm / em vẫn chỉ là tóc mây cổ nõn và môi./ Sau áo len danh từ là thế giới xa vời, / là đêm không trăng sao là trùng dương thăm thẳm; / qua những chuỗi ngọc cười, em vui nước mất đẫm / vai anh, em buồn. Đêm hồn anh dài không nguôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.