Hôm nay,  

Bài 4. Vài Nét Về Bùi Giáng

25/09/199900:00:00(Xem: 6514)
Dưới đây là tiểu sử Bùi Giáng, do Bùi Văn Nam Sơn soạn, cũng trong sách trên.

* Sơ Lược Tiểu Sử
Ông Bùi Giáng là một thứ nam của ông Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiềng.
Ông sinh năm Bính Dần (1926) tại Thanh Châu, nơi song thân cư ngụ.
Sau khi tốt nghiệp bậc Trung Học, ông có ghi danh vào Đại Học Văn Khoa. Nhưng không thích uốn nắn theo con đường cử nghiệp, ông đã ở nhà, dành hầu hết thì giờ để tự học, nghiên cứu, phiên dịch và sáng tác.
Trong thập kỷ 60 và đầu 70, thỉnh thoảng ông có nhận dạy một ít giờ tại một số tư thục ở Sài Gòn.

* Tác Phẩm
Văn nghiệp của Bùi Giáng đồ sộ. Trong tình hình tư liệu hiện nay, chưa thể tập hợp thành thư tịch đầy đủ. Tác phẩm có thể tạm chia làm 4 loại:
1. Giảng luận về Văn học.
2. Bản dịch và Giảng luận về Triết học.
3. Bản dịch về Văn học.
4. Thơ, Văn sáng tác.

* Đôi Lời Tiếp Dẫn:
Ngôn dữ Điểm giả! (Ta cùng với Tăng Điểm vậy!)
Khổng Tử
Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó vậy.
Hiếm có tác giả nào mà khi ta đọc đôi câu cũng có thể cảm thụ được cái tinh thể của toàn bộ văn nghiệp đồ sộ, nhìn một hành vi mà thấy được phong độ dị thường của cả bình sinh. Một giọt nước mắt mang cả lượng hải hàm của đại dương, nói như nhà Phật. Các bậc thâm trầm ngày xưa gọi đó là mở cửa thấy núi, một khí xuyên suốt (khai môn kiến sơn, nhất khí quán hạ). Phương Tây bảo rằng Văn là Người. Quả ở đây, Người trở thành Văn, Văn với Người không hai.
Anh Giáng là sao Văn Khúc, “hạ giáng” vào cửa họ Bùi ta chăng" Là một Thi Quỷ hay Thi Tiên có một không hai trong nền văn học dân tộc" Là một bậc La-Hán tự phát nguyện trở thành xác thịt để khóc cười an ủi chúng sanh" Khen hay chê" Thích hay không" Anh vẫn thuộc vào loại thiên tài không định nghĩa được (génie indefinissable), làm bằng một thứ nguyên liệu rất hiếm, là một giống chim lạ rất dễ tuyệt chủng mà trời đất không nỡ làm đứt mạch Văn, làm cạn nòi Tình - lâu lâu lại cho phục sinh một lần. Thứ nguyên liệu ấy rất nhẹ đồng cân nên ít bám bụi, lung linh sương bóng (hốt hề hoảng hề), khó nắm bắt mà lại cũng rất kềnh càng, “quá cỡ thợ mộc”, nếu ta không chịu khó gắng sức lên một tí thì không đo lường được:
Hỏi tên rằng biển dâu xanh
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên rằng một, hai, ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.

Bốn câu tự giới thiệu gợi ta nhớ đến René Char, một thi sĩ lớn của Pháp:
Je parle de si loin
Comment m’entendez-vous "
(Tôi nói từ cõi rất xa
Ngài nghe tôi như thế nào")

Nếu Thính là nghe ở vòng ngoài, còn Văn là lắng tai Chung Kỳ, nghe được ở bề sâu, bề xa, thì nghe tiếng thơ Bùi Giáng giống như nghe một cơn mưa từ ngàn thu trước, đến hôm nay mới rớt hột về. Nguồn thơ ấy u huyền, bí nhiệm như một mê cung chỉ tự giải mã với người đồng điệu. Nó sâu xa, hùng hậu mà hồn nhiên, trong sạch mà ngộ nghĩnh như những bài kệ khẩu chiếm của các Thiền Sư. Nó cưỡng bức ngôn ngữ một cách dữ dội không thương tiếc để giúp cho ngôn ngữ tự bộc lộ năng lực sinh hóa không cùng. Nó đẩy dòng Thơ Mới của Việt Nam đến chỗ tận cùng, từ đó khơi mở ra một chân trời với thi ca nhân loại: Một hồn thơ rất cổ kính đồng thời lại mang tâm thức hiện đại, đúng hơn, hậu hiện đại (post-moderne), nơi đó mọi ý, mọi lời đều đa tầng, đa nghĩa, đa chức năng, nhằm bộc lộ cho được một cái gì rất Sơ nguyên, Đơn giản, song đã trải qua biến dịch nên phong phú, điệp trùng.

Hồn thơ ấy đã bắt đầu từ những gì rất trần thế, không ít đau buồn từ thuở nhỏ:
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu...
... Tóc xanh kỳ hẹn sai ngày
Khóc ngang ngửa mộng canh dài mấy phen...
... Giã từ khi bước chân ra
Chết từ sơ ngộ mầu hoa trên ngàn
... Tuổi thơ nhiếp dẫn sai miền
Đổ xiêu phấn bướm, phi tuyền vọng âm...
và khi lớn lên chứng kiến:
Hãi hùng bi kịch đồi tranh
Trùng quan vó ngựa tế nhanh trong mù
Thây người nát ở phía sau
Nghìn thu khép mắt khổ đau khôn hàn.
lại trở thành người thơ nghịch ngợm nhất, vui vẻ nhất xưa nay:
Tôi nói điệu điên rồ
Ấy là vui vậy.

Bùi quân bước được vào Hoan Hỷ địa, sau khi đã khóc ngang ngửa mộng, đã rú như beo rống, như hùm đổi hang trong những trận tung hoành bút mực. Sư tử biến thành hài nhi. Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ. Quá trình chuyển hóa và đạt đạo của Bùi Giáng là tiêu biểu cho ý thức và tinh thần thời đại mà anh đã gặp gỡ, chia xẻ với những nhà tư tưởng và nghệ sĩ lớn Đông Tây.


Cái Vạn Vật nhất thể ở khởi nguyên chưa phân ly thì còn hàm hỗn nhưng đầy sức sống. Biểu hiện nơi con người là các bậc Thánh hiền còn nguyên khối: Họ là nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà hành động. Huyền thoại và lý tính còn chan hòa vào nhau. Song, lô-gich tất yếu của sự phát triển thúc đẩy sự phân ly, mang lại sự phồn tạp và cả những nguy cơ, thảm họa: Sự phân ly giữa Lý tính (Apollon) và Đam Mê (Dionysos), giữa Tư Duy và mơ mộng, giữa Đông và Tây, giữa Cơ giới và Tự nhiên... Sự phân ly ấy còn trầm trọng khi con người thời đại xem sự phân ly là tự nhiên, lãng quên mất nguồn suối nguyên thủy và nhất là không tìm ra phương thuốc cứu nguy. Sa mạc lớn dần, chủ nghĩa hư vô lan tràn khắp chốn:
Trần gian bất tuyệt một lần
Nghe triều biển lục xa dần non xanh
... Màu hoang đảo từ đây em sẽ ngó
Cát xa bờ tơ chỉ rối chiêm bao.

Làm sao nối lại non xanh và biển rộng, giữa cát và bờ" Làm sao chuẩn bị cho một cuộc đối thoại tái hợp nhất thiết phải có giữa Đông và Tây" Làm sao bắt lại nhịp cầu tương giao, tương ứng giữa thi ca và tư tưởng, hai lãnh vực vốn hoạt động theo quy luật, riêng cách nhau một vực thẳm mà lại có mối quan hệ tàng ẩn thâm thiết ở cội nguồn"
Cành Lương mộc bão bùng về vây hãm
Sầu Thái Sơn cô tịch lạnh liên miên
Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm
Hồn núi sông xin tái lập xanh miền.

Tái lập lại một miền tương ứng xanh tươi sức sống nguyên sơ (anh cùng em đi hái lộc xanh đầu) để núi Thái sơn không bị sụp đổ, cành Lương mộc không bị hủy hoại như lời thở than và mong mỏi của Đức Không ngày xưa là đi lần theo con đường của Tăng Điểm tắm sông Nghi, hóng mát ở đền Vũ vu, rồi ca mà về **, theo nghĩa sâu xa là thoát khỏi chấp trước, trở về nguồn cội với trí tuệ bao dung rộng mở:
Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại
Giữa hư vô em giữ nhé ngần này.

Hiểm họa dập dồn. Cần một cứu tinh. Như mọi nhà nhân bản, Bùi Giáng lên tiếng kêu cứu và báo động. Cứu tinh chính là trí tuệ bao dung, mềm dẻo của nguyên lý Mẹ, của Thiên tính Nữ tràn ngập, rộn ràng trong thơ Bùi Giáng. (Theo quan điểm phản tâm, kẻ nói nhiều, nói công khai và không ngụy trạng về tính nữ lại là kẻ không còn bị ẩn ức mà đã tìm được con đường thanh tẩy, giải thoát.)
Bởi vì Phật tổ có thể giải ngộ cho ta, nhưng Quan Âm mới ra tay cứu khổ, Phục Hy kiến lập quy củ, nhưng Nữ Oa mới chịu khó vá trời chở che con cháu. Âu Cơ, Thúy Kiều, Monroe, Phùng Khánh... đều là biểu tượng của Huyền Tấn như thế cả:
Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con.
Nói những điều nghiêm trọng như vậy bằng ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là quê chung của thi ca và tư tưởng và cũng là biểu tượng đẹp đẽ nhất của Mẹ: nó sinh sôi vô hạn, sinh hóa vô lường và luôn ẩn mật, tinh tế ở cả phần vô ngôn, ẩn ngữ. Ngôn ngữ biểu hiện ra nơi Bùi Giáng bằng ngụ ngôn, hoa ngôn, chi ngôn... để gói ghém những gì uyên nguyên, sâu kín mà ngôn ngữ thông thường của khái niệm bị cục hạn không hàm chứa nổi:
Nguyên hình Nữ chúa trên ngày phù du.

Nữ chúa là sức mạnh cứu khổ cứu nạn của Mẹ, làm Ngôi Lời cho nhân thế. Có thể hiểu tại sao các tác phẩm cổ kim qua ngòi bút dịch thuật tài hoa của Bùi Giáng đều là những cơ hội, để được tái tạo theo nguyên nghĩa chữ Dịch là chuyển hóa nhằm bắt nhịp cầu Ô Thước như đã nói trên kia. Trong tay người thợ xoàng thì phiên dịch, sao chép ba lần là mất gốc (tam sao thất bản). Trong tay người thợ thiên tài, nó được nâng lên ba lần để có thể hợp giao với nhau ở phương trời mới. Kinh A Di Đà trang nghiêm; Kinh Hoa Nghiêm thì bay bổng, rực rỡ muôn màu; nhưng cả hai đều nhất lý, chỉ tùy theo căn cơ của mỗi người.

Bùi Giáng là Tiếp dẫn đạo sư trong ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.
Văn nghiệp phong phú, anh hoa phát tiết của Bùi Giáng chắc sẽ còn làm tốn nhiều giấy mực của người đời sau.
Nhưng riêng cái huệ tâm và nguồn vui từ bi của anh Giáng là phước huệ dư dụ dành cho họ Bùi ta vậy. Hãy biết ơn anh.

B.V.N.S.
* Đức Khổng Tử đã gần mất đã than: Thái Sơn kỳ đồi hồi hương, Lương mộc kỳ hoại hồ, Triết nhân kỳ nuy hồ.
* Ông Tăng Tích còn gọi là Tăng Điểm và con là ông Tăng Sâm thường gọi là Tăng Tử đều là môn đệ của Đức Khổng Tử. Một hôm được Đức Khổng Tử hỏi về chí hướng của mỗi đệ tử đương ngồi hầu Ngài, ông Tăng Điểm đã thưa: Dục Hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy, ngụ ý muốn sống ngoài vòng cương tỏa của lợi danh. Đức Khổng Tử tán đồng quan điểm đó, Ngài đã nói: Ngô dữ điểm giả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ ĐS Martin: Tôi nói, tôi có cảm giác rằng nếu ông không có quyết định sớm, các tướng lãnh của ông sẽ yêu cầu ông ra đi - tôi đoán là ông ta sẽ sớm ra đi bằng cách này hay cách khác. Nếu các tướng lãnh của ông ta cho thêm vài ngày nữa - và rằng nếu ông không hành động sớm, các sự kiện sẽ ập đến với ông. ✱TT Thiệu: Cái bản văn hiệp định đó là bản văn hiệp định Hoa Kỳ bán miền Nam Việt Nam cho cộng sản – tôi nói với ông Ngoại trưởng Kissinger lúc đó nếu như ông chấp nhận bản hiệp vì lý do riêng tư tôi không biết, nể nang nhau, đổi chác nhau, đem quyền lợi sinh mạng của dân tộc miền Nam này ra bán – chớ tôi là người Việt Nam, tôi không chấp nhận - Nếu tôi không có thiện chí đàm phán thì làm sao hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 được ký kết? Mặc dù thỏa thuận đó là một thỏa thuận què quặt, tôi phải chấp nhận nó. ✱ TT Thiệu: Người Mỹ... thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính nghĩa, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường...
Rõ ràng là các gen của quý vị và vợ/chồng của quý vị sẽ xác định giới tính của con cái quý vị. Nhưng quý vị có biết rằng gen xác định giới tính mà quý vị truyền lại cho con cái có thể đã được truyền lại từ ông của chúng không?
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
✱ CIA: Thiếu tướng Phan Văn Phú, đã gặp TT Thiệu ngày hôm qua (16.3.1975) và thất bại trong nỗ lực thuyết phục tổng thống gửi thêm viện binh đến cao nguyên miền Trung. ✱ Tướng Phú: Tổng Thống Thiệu đã chà đạp danh dự tôi khi ông công khai đổ lỗi cho tôi về chuyện mất Cao nguyên Trung phần ✱ Tướng Trưởng: Lệnh của Tổng Thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn I vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn II vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới. ✱ TT Thiệu: Vì thiếu đạn dược, chúng tôi phải kiếm từng viên đạn. Chúng tôi đã mất nhiều xe tăng và đại bác. Hoa Kỳ không thực hiện những thay thế như đã cam kết - vì thế, chiến cụ của chúng ta đã bị giảm dần: đó là lý do tại sao chúng ta thua cuộc.
Quá trình hoạt động căn bản của trí óc luân chuyển trong bốn giai đoạn: tiền ý thức (preconscious), ý thức (conscious), tiềm thức (subconscious), và vô thức (unconscious). Từ ngữ ‘ý thức’ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latin ‘biết’ và ‘nhận thức’. Ý thức là biết về nhận thức sự tồn tại và suy nghĩ của một người. Theo định nghĩa của tâm lý gia Sigmund Freud, ý thức chứa tất cả những suy nghĩ, ký ức, cảm xúc và mong muốn mà chúng ta nhận thức được tại bất kỳ thời điểm nào. Đây là quá trình xử lý tinh thần mà chúng ta có thể suy nghĩ và nói về nó một cách hợp lý.
Cựu Tổng Thống Jimmy Carter (Dân Chủ) nhậm chức vào ngày 20-1-1977, hai năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Người tiền nhiệm của ông là cố Tổng Thống Gerald Ford đã chứng kiến Saigon thất thủ trong cơn hỗn loạn. Carter là người trách nhiệm lèo lái nước Mỹ thời hậu chiến trong khi chiến tranh lạnh sôi động khắp nơi trên thế giới. Sau Việt Nam, năm nước khác lần lượt trở thành cộng sản, gia nhập vào trục Mặc Tư Khoa – Băc Kinh, như Lào (1975), Campuchia (1975), Angola (1975), Nicaragua (1979), Grenada (1979). Tuy nhiên, đợt bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản sau chiến tranh Việt Nam ít hơn đợt một với 12 nước đi theo XHCN xẩy ra sau khi Thế Chiến II chấm dứt.
Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói Gửi Nhóm Bạn Cửu Long Đây là bài thứ 2 viết về 48 năm cải tạo Đồng Bằng Sông Cửu Long của nhà nước CS Việt Nam đã và đang phá huỷ cả một vùng châu thổ phì nhiêu nhất Châu Á và cũng là của thế giới, và làm nghèo cả một đất nước ra sao.
Vùng Đông Nam Á có 11 quốc gia bao gồm hơn 550 triệu dân. Mặc dù có sự đa dạng lớn về ngôn ngữ và văn hóa, khu vực này có đặc điểm là vị trí của phụ nữ tương đối thuận lợi so với các nước láng giềng Đông Á hoặc Nam Á. Điều này từng được giải thích bởi một số yếu tố: theo truyền thống, quan hệ họ hàng được biểu hiện thông qua cả dòng bên mẹ và dòng bên cha; con gái không phải là gánh nặng tài chính vì tục lệ nhà trai phải trả tiền hay hiện vật cho nhà gái lúc cưới (bride price) (2); một cặp vợ chồng thường hay sống với hoặc gần cha mẹ của người vợ; phụ nữ có vai trò nổi bật trong các nghi lễ bản địa; lao động của họ rất cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp, và họ chiếm lĩnh các chợ địa phương
Năm mươi lăm năm trôi qua, sự thật về cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 đã được phơi bày ra ánh sáng bởi rất nhiều tài liệu giá trị, đúng đắn và đáng tin cậy, gồm hồ sơ mật của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nhưng, chính quyền CSVN cho đến nay vẫn không dám công khai thừa nhận thất bại và sai lầm của họ trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, mà trong đó họ đã lợi dụng ngày Tết cổ truyền thiêng liêng nhất của dân tộc để mở các cuộc tấn công và giết hại thường dân vô tội, như trường hợp thảm sát hàng ngàn sinh mạng tại Huế. Tại sao? Một chế độ không dám nhìn nhận sự thật như thế, dù đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận, thì có phải là một chế độ đáng để người dân tin cậy chăng? Xin cầu nguyện cho tất cả những nạn nhân của biến cố Tết Mậu Thân được siêu thoát.
✱ HĐ Tham Mưu Trưởng LQ/JCS: Tổng thống Kennedy và Johnson đều không tin tưởng vào các cố vấn quân sự của họ, vì cho rằng các tướng lĩnh và đô đốc thiếu sự tinh tế về mặt chính trị - Giới quân sự bất bình vì "coi lực lượng quân sự là công cụ để thương lượng về mặt ngoại giao". ✱ McNamara: Một khi bổ sung quân số sẽ tăng thêm chi phí về nhân sự, về chính trị và kinh tế do cuộc chiến gây ra, làm suy giảm khả năng của quốc gia một khi cuộc chiến kéo dài. ✱ JCS: McNamara chủ trương tìm kiếm một giải pháp hòa đàm về cuộc chiến - thúc giục Hà Nội đi đến bàn đàm phán hòa bình...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.