Hôm nay,  

Bài 4. Vài Nét Về Bùi Giáng

9/25/199900:00:00(View: 6515)
Dưới đây là tiểu sử Bùi Giáng, do Bùi Văn Nam Sơn soạn, cũng trong sách trên.

* Sơ Lược Tiểu Sử
Ông Bùi Giáng là một thứ nam của ông Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiềng.
Ông sinh năm Bính Dần (1926) tại Thanh Châu, nơi song thân cư ngụ.
Sau khi tốt nghiệp bậc Trung Học, ông có ghi danh vào Đại Học Văn Khoa. Nhưng không thích uốn nắn theo con đường cử nghiệp, ông đã ở nhà, dành hầu hết thì giờ để tự học, nghiên cứu, phiên dịch và sáng tác.
Trong thập kỷ 60 và đầu 70, thỉnh thoảng ông có nhận dạy một ít giờ tại một số tư thục ở Sài Gòn.

* Tác Phẩm
Văn nghiệp của Bùi Giáng đồ sộ. Trong tình hình tư liệu hiện nay, chưa thể tập hợp thành thư tịch đầy đủ. Tác phẩm có thể tạm chia làm 4 loại:
1. Giảng luận về Văn học.
2. Bản dịch và Giảng luận về Triết học.
3. Bản dịch về Văn học.
4. Thơ, Văn sáng tác.

* Đôi Lời Tiếp Dẫn:
Ngôn dữ Điểm giả! (Ta cùng với Tăng Điểm vậy!)
Khổng Tử
Viết đôi lời hay nhiều lời về Bùi giáng không bằng đọc Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giáng thì thật vui mà thật khó vậy.
Hiếm có tác giả nào mà khi ta đọc đôi câu cũng có thể cảm thụ được cái tinh thể của toàn bộ văn nghiệp đồ sộ, nhìn một hành vi mà thấy được phong độ dị thường của cả bình sinh. Một giọt nước mắt mang cả lượng hải hàm của đại dương, nói như nhà Phật. Các bậc thâm trầm ngày xưa gọi đó là mở cửa thấy núi, một khí xuyên suốt (khai môn kiến sơn, nhất khí quán hạ). Phương Tây bảo rằng Văn là Người. Quả ở đây, Người trở thành Văn, Văn với Người không hai.
Anh Giáng là sao Văn Khúc, “hạ giáng” vào cửa họ Bùi ta chăng" Là một Thi Quỷ hay Thi Tiên có một không hai trong nền văn học dân tộc" Là một bậc La-Hán tự phát nguyện trở thành xác thịt để khóc cười an ủi chúng sanh" Khen hay chê" Thích hay không" Anh vẫn thuộc vào loại thiên tài không định nghĩa được (génie indefinissable), làm bằng một thứ nguyên liệu rất hiếm, là một giống chim lạ rất dễ tuyệt chủng mà trời đất không nỡ làm đứt mạch Văn, làm cạn nòi Tình - lâu lâu lại cho phục sinh một lần. Thứ nguyên liệu ấy rất nhẹ đồng cân nên ít bám bụi, lung linh sương bóng (hốt hề hoảng hề), khó nắm bắt mà lại cũng rất kềnh càng, “quá cỡ thợ mộc”, nếu ta không chịu khó gắng sức lên một tí thì không đo lường được:
Hỏi tên rằng biển dâu xanh
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên rằng một, hai, ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.

Bốn câu tự giới thiệu gợi ta nhớ đến René Char, một thi sĩ lớn của Pháp:
Je parle de si loin
Comment m’entendez-vous "
(Tôi nói từ cõi rất xa
Ngài nghe tôi như thế nào")

Nếu Thính là nghe ở vòng ngoài, còn Văn là lắng tai Chung Kỳ, nghe được ở bề sâu, bề xa, thì nghe tiếng thơ Bùi Giáng giống như nghe một cơn mưa từ ngàn thu trước, đến hôm nay mới rớt hột về. Nguồn thơ ấy u huyền, bí nhiệm như một mê cung chỉ tự giải mã với người đồng điệu. Nó sâu xa, hùng hậu mà hồn nhiên, trong sạch mà ngộ nghĩnh như những bài kệ khẩu chiếm của các Thiền Sư. Nó cưỡng bức ngôn ngữ một cách dữ dội không thương tiếc để giúp cho ngôn ngữ tự bộc lộ năng lực sinh hóa không cùng. Nó đẩy dòng Thơ Mới của Việt Nam đến chỗ tận cùng, từ đó khơi mở ra một chân trời với thi ca nhân loại: Một hồn thơ rất cổ kính đồng thời lại mang tâm thức hiện đại, đúng hơn, hậu hiện đại (post-moderne), nơi đó mọi ý, mọi lời đều đa tầng, đa nghĩa, đa chức năng, nhằm bộc lộ cho được một cái gì rất Sơ nguyên, Đơn giản, song đã trải qua biến dịch nên phong phú, điệp trùng.

Hồn thơ ấy đã bắt đầu từ những gì rất trần thế, không ít đau buồn từ thuở nhỏ:
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu...
... Tóc xanh kỳ hẹn sai ngày
Khóc ngang ngửa mộng canh dài mấy phen...
... Giã từ khi bước chân ra
Chết từ sơ ngộ mầu hoa trên ngàn
... Tuổi thơ nhiếp dẫn sai miền
Đổ xiêu phấn bướm, phi tuyền vọng âm...
và khi lớn lên chứng kiến:
Hãi hùng bi kịch đồi tranh
Trùng quan vó ngựa tế nhanh trong mù
Thây người nát ở phía sau
Nghìn thu khép mắt khổ đau khôn hàn.
lại trở thành người thơ nghịch ngợm nhất, vui vẻ nhất xưa nay:
Tôi nói điệu điên rồ
Ấy là vui vậy.

Bùi quân bước được vào Hoan Hỷ địa, sau khi đã khóc ngang ngửa mộng, đã rú như beo rống, như hùm đổi hang trong những trận tung hoành bút mực. Sư tử biến thành hài nhi. Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ. Quá trình chuyển hóa và đạt đạo của Bùi Giáng là tiêu biểu cho ý thức và tinh thần thời đại mà anh đã gặp gỡ, chia xẻ với những nhà tư tưởng và nghệ sĩ lớn Đông Tây.


Cái Vạn Vật nhất thể ở khởi nguyên chưa phân ly thì còn hàm hỗn nhưng đầy sức sống. Biểu hiện nơi con người là các bậc Thánh hiền còn nguyên khối: Họ là nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà hành động. Huyền thoại và lý tính còn chan hòa vào nhau. Song, lô-gich tất yếu của sự phát triển thúc đẩy sự phân ly, mang lại sự phồn tạp và cả những nguy cơ, thảm họa: Sự phân ly giữa Lý tính (Apollon) và Đam Mê (Dionysos), giữa Tư Duy và mơ mộng, giữa Đông và Tây, giữa Cơ giới và Tự nhiên... Sự phân ly ấy còn trầm trọng khi con người thời đại xem sự phân ly là tự nhiên, lãng quên mất nguồn suối nguyên thủy và nhất là không tìm ra phương thuốc cứu nguy. Sa mạc lớn dần, chủ nghĩa hư vô lan tràn khắp chốn:
Trần gian bất tuyệt một lần
Nghe triều biển lục xa dần non xanh
... Màu hoang đảo từ đây em sẽ ngó
Cát xa bờ tơ chỉ rối chiêm bao.

Làm sao nối lại non xanh và biển rộng, giữa cát và bờ" Làm sao chuẩn bị cho một cuộc đối thoại tái hợp nhất thiết phải có giữa Đông và Tây" Làm sao bắt lại nhịp cầu tương giao, tương ứng giữa thi ca và tư tưởng, hai lãnh vực vốn hoạt động theo quy luật, riêng cách nhau một vực thẳm mà lại có mối quan hệ tàng ẩn thâm thiết ở cội nguồn"
Cành Lương mộc bão bùng về vây hãm
Sầu Thái Sơn cô tịch lạnh liên miên
Hoài vọng uổng bên nỗi đời thê thảm
Hồn núi sông xin tái lập xanh miền.

Tái lập lại một miền tương ứng xanh tươi sức sống nguyên sơ (anh cùng em đi hái lộc xanh đầu) để núi Thái sơn không bị sụp đổ, cành Lương mộc không bị hủy hoại như lời thở than và mong mỏi của Đức Không ngày xưa là đi lần theo con đường của Tăng Điểm tắm sông Nghi, hóng mát ở đền Vũ vu, rồi ca mà về **, theo nghĩa sâu xa là thoát khỏi chấp trước, trở về nguồn cội với trí tuệ bao dung rộng mở:
Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại
Giữa hư vô em giữ nhé ngần này.

Hiểm họa dập dồn. Cần một cứu tinh. Như mọi nhà nhân bản, Bùi Giáng lên tiếng kêu cứu và báo động. Cứu tinh chính là trí tuệ bao dung, mềm dẻo của nguyên lý Mẹ, của Thiên tính Nữ tràn ngập, rộn ràng trong thơ Bùi Giáng. (Theo quan điểm phản tâm, kẻ nói nhiều, nói công khai và không ngụy trạng về tính nữ lại là kẻ không còn bị ẩn ức mà đã tìm được con đường thanh tẩy, giải thoát.)
Bởi vì Phật tổ có thể giải ngộ cho ta, nhưng Quan Âm mới ra tay cứu khổ, Phục Hy kiến lập quy củ, nhưng Nữ Oa mới chịu khó vá trời chở che con cháu. Âu Cơ, Thúy Kiều, Monroe, Phùng Khánh... đều là biểu tượng của Huyền Tấn như thế cả:
Mẹ xin chiếu cố sa mù cho con.
Nói những điều nghiêm trọng như vậy bằng ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là quê chung của thi ca và tư tưởng và cũng là biểu tượng đẹp đẽ nhất của Mẹ: nó sinh sôi vô hạn, sinh hóa vô lường và luôn ẩn mật, tinh tế ở cả phần vô ngôn, ẩn ngữ. Ngôn ngữ biểu hiện ra nơi Bùi Giáng bằng ngụ ngôn, hoa ngôn, chi ngôn... để gói ghém những gì uyên nguyên, sâu kín mà ngôn ngữ thông thường của khái niệm bị cục hạn không hàm chứa nổi:
Nguyên hình Nữ chúa trên ngày phù du.

Nữ chúa là sức mạnh cứu khổ cứu nạn của Mẹ, làm Ngôi Lời cho nhân thế. Có thể hiểu tại sao các tác phẩm cổ kim qua ngòi bút dịch thuật tài hoa của Bùi Giáng đều là những cơ hội, để được tái tạo theo nguyên nghĩa chữ Dịch là chuyển hóa nhằm bắt nhịp cầu Ô Thước như đã nói trên kia. Trong tay người thợ xoàng thì phiên dịch, sao chép ba lần là mất gốc (tam sao thất bản). Trong tay người thợ thiên tài, nó được nâng lên ba lần để có thể hợp giao với nhau ở phương trời mới. Kinh A Di Đà trang nghiêm; Kinh Hoa Nghiêm thì bay bổng, rực rỡ muôn màu; nhưng cả hai đều nhất lý, chỉ tùy theo căn cơ của mỗi người.

Bùi Giáng là Tiếp dẫn đạo sư trong ngôn ngữ Việt Nam hiện đại.
Văn nghiệp phong phú, anh hoa phát tiết của Bùi Giáng chắc sẽ còn làm tốn nhiều giấy mực của người đời sau.
Nhưng riêng cái huệ tâm và nguồn vui từ bi của anh Giáng là phước huệ dư dụ dành cho họ Bùi ta vậy. Hãy biết ơn anh.

B.V.N.S.
* Đức Khổng Tử đã gần mất đã than: Thái Sơn kỳ đồi hồi hương, Lương mộc kỳ hoại hồ, Triết nhân kỳ nuy hồ.
* Ông Tăng Tích còn gọi là Tăng Điểm và con là ông Tăng Sâm thường gọi là Tăng Tử đều là môn đệ của Đức Khổng Tử. Một hôm được Đức Khổng Tử hỏi về chí hướng của mỗi đệ tử đương ngồi hầu Ngài, ông Tăng Điểm đã thưa: Dục Hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy, ngụ ý muốn sống ngoài vòng cương tỏa của lợi danh. Đức Khổng Tử tán đồng quan điểm đó, Ngài đã nói: Ngô dữ điểm giả.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ BNG: “Chúng ta không thể tiếp tục chấp nhận một chính phủ trung ương có hai tổng thống” nên "thời điểm quyết định" nổ ra dẫn đến vụ “bắn lầm”? ✱ Secretary Clifford: Tổng thống nên cử một số quan chức Chính phủ đến dự lễ tang, để thể hiện sự quan tâm. Kỳ có thể không nghĩ đó là một tai nạn. ✱ CIA: Đại sứ Bùi Diễm, đặc phái viên của Sài Gòn tại Paris, nói với phía Hoa Kỳ rằng ông ta hy vọng qua trung gian Việt kiều (tại Pháp) sẽ giúp ông liên hệ với phía Bắc Việt. ✱ NARA: Số tiền “ The Five Million Piastres” đã chi ra để ủy lạo quân sĩ tham gia cuộc đảo chánh, và số tiền này “ the money was given to Don” (nhưng báo chí VN loan tải số tiền là 3 triệu). Ngoài ra, còn có số vàng lá 40 kí lô (forty kilograms of gold bars) tịch thu trong cuộc đảo chánh...
Những dòng chữ cổ (chữ hình nêm) này được khắc trên một phiến đất sét khoảng 4,000 năm tuổi, là một trong những mô tả đầu tiên về nụ hôn lãng mạn. Tuy nhiên, những gợi ý từ khảo cổ học và DNA cho thấy con người đã hôn nhau từ rất lâu, trước cả khi họ có khả năng ghi lại việc đó bằng văn bản. Hành động yêu thương này thậm chí có thể đã tồn tại ngay từ những ngày đầu xuất hiện giống loài của chúng ta.
✱ CIA: Đỗ Mậu sẽ trở thành thủ tướng trong vài ngày tới - Khiêm tuyên bố mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát - sẽ thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn không cho sự việc diễn ra. ✱ BNG: Phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn thì quả quyết kêu gọi các nhân viên chính phủ gia nhập Đảng Đại Việt - Ông Hoàn đã nạp đơn từ chức vào ngày 13 tháng 5, đã được thông qua nhưng giữ bí mật việc từ chức trong ít nhất 48 giờ. ✱ Ông Đỗ Mậu/VNMLQHT: Họ nghi ngờ tôi có thể dựa vào lực lượng sinh viên và Phật tử để chống đối lại Hiến chương Vũng Tàu - họ muốn lợi dụng tên tuổi và uy tín của tôi nhưng vẫn e ngại - Từ đó, tôi ở vào tình trạng "quản thúc vô hạn định" trên thành phố đìu hiu này. ✱ ĐS Lodge: Số tiền 1 triệu đô la “ mệnh giá lớn nhất” trong chiếc cặp da của Tổng Thống Diệm, Đại sứ Lodge yêu cầu giữ kín kẻo làm mất hòa khí.
Đọc lịch sử, ta thấy bất cứ dòng họ vua chúa nước nào cũng thường trải qua một thời hưng thịnh ban đầu rồi dần dần suy tàn, nhường chỗ cho một triều đại mới. Những kẻ cướp ngôi hầu hết đều thuộc hạng bề tôi đã gây được thế lực đủ mạnh để lấn lướt nhà vua...
Dọc đường tôi đi bộ bên bờ kênh Delaware và Raritan, khoảng cuối tháng Tư có loại hoa màu tím nhạt nở từng chùm treo lúc lỉu trên những cành cây; thấp thì sà xuống mặt nước, cao thì cách mặt đất chừng chục mét. Hoa thuộc loại dây leo, nở lâu sắp tàn thì màu tím nhạt dần rồi biến thành màu trắng; khi chưa nở, nụ hoa trông giống như những hạt đậu màu tím. Có lẽ vì thế người ta gọi là cây đậu tía. Hoa còn có tên khác, đẹp hơn. Hoa Tử Đằng. Có người giải thích, Tử là màu tím; Đằng là chữ dùng chung cho loại dây leo.
Đó là một buổi sáng thứ Hai băng giá ở Matxcơva. Bên trong Viện Văn hóa Nhà nước của thành phố, Yuri Kot quyết tâm khơi ngọn lửa trong lớp. “Là người Nga nghĩa là gì?” ông gầm lên, nghiêng người về phía trước và nhìn chằm chằm vào các sinh viên. Kot – một người đàn ông 47 tuổi tóc vàng, trông giống một con gấu với những tuyên truyền yêu nước đã khiến ông trở thành khách mời nổi tiếng trên các chương trình truyền hình Nga – là trưởng khoa báo chí của học viện này.
Tìm được một nụ cười trên môi một người VN lưu vong vào tháng 4 hàng năm không dễ dàng. Cả 30 ngày của tháng tư, "những ngày mây xám giăng trên đỉnh trời", hình ảnh những người đã bỏ mình cho 20 năm tự do của miền Nam, những người mãi mãi nằm lại dưới đáy đại dương , không đặt chân được bến bờ tự do hiện về trong ký ức của chúng tôi rõ mồn một như mới hôm qua.
Nguyên tác của bản dịch là “The Vietnam War and its Conclusions”, một trích đoạn trong tác phẩm Leadership -- Six Studies in Wold Strategy của Henry Kissinger do Nhà xuất bản Penguiun Press, New York ấn hành năm 2022, (trang 149-63). Trong bài viết, Kissinger nêu lên chiến lược nguyên thuỷ khi đàm phán của Richard Nixon đề ra là binh sĩ Mỹ và Bắc Việt phải cùng lúc rút ra khỏi miền Nam. Nhưng khi dự thảo cho Hoà ước Paris, có sự thay đổi điều kiện là Lê Đức Thọ chỉ chấp thuận cho việc binh sĩ Mỹ đơn phương ra đi trong khi binh sĩ Bắc Việt được tiếp tục đồn trú tại miền Nam. Kissinger không giải thích tại sao phải chấp nhận điều kiện này. Trong cuốn sách Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War do Nhà xuất bản Real Clear Publishing ấn hành vào tháng 4 năm 2023, Stephen B. Young có phát hiện một sự thật khác: Kissinger đã qua mặt cả Nixon khi tự ý đề ra điều kiện cho binh sĩ Bắc Việt ở lại.
Một quy hoạch vùng cho hệ thống cao tốc đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước đã được phê duyệt, thực ra công trình giao thông này đã đến với dân chậm mất vài thập niên vì quy hoạch này đã sớm phải là một trong những ưu tiên cao nhất quốc gia...
Trong cuộc chiến 1954-1975 giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam, khi tình hình càng ngày càng căng thẳng và bất lợi cho Nam Việt Nam, thì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một nước cộng sản, mở cuộc vận động ngoại giao nhằm tránh sự sụp đổ của Nam Việt Nam. Đây là một diễn biến khá bất thường, nên để tìm hiểu việc nầy, xin quay trở lại chủ trương ngoại giao của CHND Trung Hoa từ năm 1954 về vấn đề Đông Dương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.