Hôm nay,  

Kiểu Nga Ở Xứ Mỹ: Di Dân Nga Gửi Con Đi Học Kèm

5/8/200100:00:00(View: 4429)
NEWTON (KL) – Tin của Boston Globe - Công thức Emigres giải quyết thành công sự giảng dạy toán học tại Newton.

Irene Khavinson yêu quốc gia mới của cô. Cô ngừng nói, nhu mì nhìn xuống mặt bàn, trước khi đưa ra ý kiến làm thế nào dạy toán học tại các trường học của Hoa kỳ.

Với giọng nói nặng tiếng Nga, Khavinson đã phải nói ra: “Tôi ghét nói vấn đề này, nhưng tất cả đều sai. Lối dạy đi lầm. Vấn đề quá dễ dàng. Vấn đề không được nối kết. Người ta cho nhẩy từng đề mục, các đề mục phải được kết nối theo toán học. Có nghĩa là toán học diễn tiến theo lối suy diễn.”

Khavinson đã dạy môn toán 15 năm, những gì đã được dạy tại Leningrad trước khi cô di cư sang Hoa kỳ cách đây một chục năm. Cô đã ngại ngùng dạy học tại đây, sợ rằng cô gặp rắc rối trong việc điều khiển những học sinh Hoa kỳ vốn ngỗ nghịch.

Nhưng hiện nay, sau khi thôi làm kế toán viên và làm tại một công ty bán vải, cô trở lại với lớp học, áp dụng đường lối Thế giới Ngày xưa như không có chủ định trước.

Trường học Nga chuyên dạy toán là một ngôi nhà mầu trắng với cửa chớp mầu xanh, trường cách trung tâm Newton một dẫy phố, trường này đã phát triển nhanh kể từ khi cô Khavinson với 50 học sinh, và cô Inessa Rifkin, một di dân người Nga khác với 43 học sinh cách đây ba năm.

Khởi dạy với một nhúm học sinh, bây giờ cả hai dạy khoảng 360 học sinh học ngoài giờ các lớp của các trường học, những học sinh của lớp hai cô cỡ từ 5 tuổi cho tới 17 tuổi. Phần đông các học sinh ghi tên học là con cái của những di dân người Nga.

Nhưng vào thời buổi cho con cái đứng đầu trong các trường đại học của Hoa kỳ đã trở thành cái ám ảnh của thành phố này, đường lối dạy của các trường học Nga thấy thành công – điểm thi nhập học tính theo SAT (Scholastic Assessment Test) cho các học sinh của trường Nga này phần đông đều cao hơn hết tất cả, đã khiến cho một số phụ huynh học sinh sinh đẻ tại Hoa kỳ phải chú ý.

Mặc dầu cô Khavinson và cô Riflin chỉ quảng cáo trên các báo tiếng Nga, ngày nay trường của hai cô đã lãnh dạy 40 học sinh mà cha mẹ chúng không phải là người gốc Nga theo như số học sinh này được so sánh với cách đây ba năm.

“Con trai thà thích môn bóng rổ, môn đá banh và theo sói của hướng đạo sinh, chúng đều thích tất cả những thứ này. Nhưng chúng tôi nói với các con của chúng tôi, cái quan trọng là việc học hành và khả năng của các con để lên đại học. Chúng đã hiểu việc này và bây giờ toán học là môn mà chúng cảm thấy thích thú,” theo như Kent Lucken, người mới ghi tên học cho hai đứa con trai : Alex, 9 tuổi và Ryan, 6 tuổi.

Alex thường mặc đồng phục của hướng đạo sinh lớp sói con tại trường học vào một ngày của cuối tuần, em nói em thích những bài đại số đang học, theo trường học công của Hoa kỳ các bài đại số này phải 5 năm nữa mới đuợc học.

Ryan cho biết, trường học Nga đã làm em thích thú học như họcï toán trừ có liên hệ tới tính chia. Cô Khavinson cho biết, không có gì lầm lẫn cả khi dạy các trẻ em có quan niệm toán học cấp tiến như môn đại số học, theo cô đại số là môn chính yếu.

Cô Khavinson cho biết, các trường học Hoa kỳ dạy môn này rất ít, đùng một cái dạy ngay vào môn lượng giác học cho các học sinh tại trung học.

Các bậc phụ huynh người Nga đã từng trải qua việc học hành như thế đều đồng ý về chuyện này. “Cái điều ngạc nhiên đối với tôi làm thế nào để học sinh nhẩy từ cái không được dạy trong trường học cấp trung để học ngay mức học quá khó như tại trung học Newton South,” theo như lời của Natalie Gershman, một di dân Nga có con trai là Jeff, một học sinh năm thứ nhất của trường trung học Newton South H.S.đang theo học bổ túc tại trướng Nga này.

“Sự thay đổi thiệt quá đột ngột làm mất đi sự suy diễn của học sinh.”

Betty Kantrowitz là một cô giáo dạy toán tại trường Newton South, cô đã đồng ý là các học sinh phải có quan niệm toán cấp tiến từ lúc sớm hơn mới theo học môn toán học được về sau này.

Nhưng cô Kantrowitz, người đã lãnh ba giải thưởng của quốc gia Hoa kỳ, đã thận trọng trong việc vơ đua cả nắm đối các người dạy toán tại Hoa kỳ. Cô nói rõ, trường Nga này phục vụ số người đã có sẵn định hướng để thành công. “Thấy rõ ràng, các học sinh đi học trường Nga này đã chú tâm vào học nhiều hơn những gì đã đưa ra cho các học sinh này ở các nơi khác. Những học sinh đã có sẵn động lực thúc đẩy bao giờ cũng dễ giảng dạy và dễ kích thích cho chúng ham học,” theo như Kantrowits có một học trò đang theo học trường Nga.

Các bậc phụ huynh có động lực thúc đẩy không làm thương tổn tới việc học hành của con, nó như một thứ đố vui để học.

Cô Rifkin đã thu dụng Khavinson và mở ra trường học sau khi cô nhận ra đứa con của cô học lớp tám không biết rằng nó có thể cộng phân số có các mẫu số khác nhau. Cô Rifkin là một kỹ sư điện toán nhu liệu đã khởi công kèm con học. Sau đó cô kèm thêm mấy đứa bạn học của nó.

Chẳng bao lâu, những đưá trẻ con của di dân người Nga ùn ùn đến để đòi xin cho con được kèm học. (Riflin không cần thiết phải lấy phép của tiểu bang để mở trường cho chương trình kèm trẻ em học thêm).

Những gì mà người Hoa kỳ có quyền tưởng như thứ kỷ luật của Sô-viêt được công thức hóa, nhưng nó không thấy có trong các lớp học của trường Nga này : Riflin và Khavinson không có vẫy cây gậy chỉ trên bảng đen hăm dọa hay đập vào bất cứ ngón tay nào của các học sinh.

Các học sinh ngồi bàn thành hàng và dơ tay lên để trả lời các câu hỏi, giống y như các học sinh đang học tại các trường học Hoa kỳ. Nhưng ở đây hiển nhiên có cái khác lạ. Các cô giáo tại trường học Nga này không lấy bài vở trong các cuốn sách học hay bài hướng dẫn của các giáo sư đã soạn- các cô tự cho các bài toán để dễ dàng dạy nhanh hay dạy chậm theo một học trình học thích hợp cho từng nhóm học sinh đặc biệt. Các cô dạy toán học theo lối đi sâu hơn là chỉ dạy nhớ nằm lòng các công thức của toán học.

“Chúng tôi không biểu các em, ‘Đây là công thức, phải nhớ’,” theo như lời của Khavinson cho biết. “Chúng tôi cho phát hiện công thức với nhau dùng tất cả sự hiểu biết của chúng tôi. Vì toán học là môn học của sự suy diễn (deduction).”

Cái quan trọng nhất mong đợi là vươn lên cao.

Một buổi tối vào cuối tuần, Riflin đã hỏi học sinh của lớp cô dạy về điểm SAT của môn toán học mà cô đã dạy như thế nào.

“Em được 660 câu hỏi đúng,” một em trai tóc đỏ đã trả lời cho biết, xem ra em đã có vẻ hãnh diện với điểm ưu hạng đó.

Điểm hoàn toàn đúng là phải trả lời đúng tất cả 800 câu hỏi.

Nhưng cô giáo Rifkin đã không có vẻ bằng lòng mấy, cô cho biết : “Điểm còn quá thấp”. Cô Riflin hỏi em khác, em này cho biết đã trả lời trúng được 720 câu, theo như số tuổi của em. Cô đã nói : “Em học lớp chín hả " Điểm của em khá đấy.”

Các bức hình chụp treo ngay trên hành lang của trường học để chúc mừng cho những học sinh đã thành công nhất là những hình như : “Rita Rozenblum, SAT IIc 800/800”; “Levon Margolin, SAT Math, 800/800”; “Ilya Abyzov, SAT 1580/1600, lớp 11.”

Các bậc phụ huynh đã trả 12 Mỹ kim một giờ học, thiệt không uổng chút nào. Các em nhỏ theo học một giờ học buổi tối mỗi tuần, nhưng học sinh lớn tuổi hơn thì học gấp hai mỗi tuần, mỗi buổi học là hai tiếng đồng hồ. Có nhiều học sinh từ các nơi xa tới học, có em ở New Hamsphire cuối tuần chạy bộ tới học ba hay bốn tiếng đồng hồ.

Trường học Nga này không phải là một loại “ mathematic sweatshop” (xưởng mồ hôi toán học).
Cô giáo Riflin và cô giáo Khavinson công nhận học sinh của hai cô thuộc về thế hệ người Hoa kỳ đầu tiên, không phải dân gốc Nga, hai cô đã rộng lượng để được đùa giỡn một phần nào đó.

Các học sinh này nói tiếng Anh rất thông thạo, mặc áo Green Day T-shirts và nhổm lên nhổm xuống, dự vào việc nói đùa với các cô giáo một cách dễ chịu. Các học sinh đều sinh ra tại Hoa kỳ, nhưng các em này cũng thuộc dòng giống di dân cố gắng để vươn lên.

Jeff Gershman là một học sinh chơi ba loại thể thao cho trường trung học Newton South, em đã cho biết : “Lúc đầu bạn cảm thấy bực mình. Nhưng sau đó bạn làm quen với các cô giáo tại đây, các bạn phải hiểu, việc này sẽ giúp các bạn trong bước đường về lâu về dài.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nga phụ thuộc khá nhiều vào SWIFT với khoảng hơn 300 ngân hàng và tập đoàn tài chánh hàng đầu sử dụng SWIFT, cũng như có người sử dụng cao hàng thứ nhì sau Mỹ khi hơn phân nửa các tổ chức tín dụng Nga sử dụng SWIFT. Trục xuất Nga khỏi SWIFT là cắt mạng "internet" về tài chánh, làm tê liệt các giao dịch, thanh toán của các tổ chức tài chánh của Nga với Châu Âu và thế giới, gây biến động và xáo trộn hệ thống tiền tệ và tài chánh của Nga.
Tô Vĩnh Diện là biểu tượng của anh dũng. Vì đã lấy thân mình ngáng cho khẩu đại bác nặng hai ngàn tấn không rơi xuống vực. Tuy nhiên sau giả tưởng Lê Văn Tám, dân Việt có quyền nghi hoặc: Có thật không hay chỉ là một tai nạn, một vấp ngã hay chính em bé Lê Văn Tám đã lớn lên rồi được cấp chứng minh thư tên là Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928 ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa? Làm sao Triều đình Huế biết đặt những tên xã, huyện đậm chất Cách mạng như vậy vào năm 1928?
331 năm trước Công nguyên, ngay sau chiến thắng Gaugamèles khi tiến vào thành Babylone, đại đế Alexandre nói trước hàng quân: “Chiến thắng này cho vinh quang và tự do”. Võ Nguyên Giáp khó tuyên ngôn như vậy trước lịch sử, vì Điện Biên Phủ không đem đến tự do cho dân Việt mà ngược lại, áp đặt một chế độ tàn khốc. Tự do nào sau đấu tố phi nhân, sau Cải cách ruộng đất, nông dân chỉ có thể cày thuê cho hợp tác xã? Và tự do nào khi dân Bắc di cư rồi dân Nam chạy theo lính Cộng hòa mỗi một khi “giải phóng” vùng “tạm chiếm”? Võ Nguyên Giáp hẳn nhiên muốn giữ lại vế đầu của Alexandre đại đế: “Điện Biên Phủ là một chiến thắng vinh quang.” Tất nhiên và không ai chối cãi, vì lần đầu tiên da vàng chiến thắng da trắng và lần đầu tiên một thuộc địa thắng đế quốc. Nhưng phía sau tấm huân chương là vinh quang cay nghiệt: Đẩy cả một dân tộc vào chiến tranh, mục đích của Hồ Chí Minh là giành độc lập, thống nhất 3 kỳ, nhưng Hiệp định Genève chỉ cho Hồ Chí Minh Bắc kỳ, Nghệ Tĩnh và Quảng Bình,
Khi Tết gần kề, như hiện tại, các diễn đàn thân hữu thường thả cho nghe vài bản nhạc Xuân. Và cứ lập lại khoảng mươi bài quen thuộc, không đủ để khích động tình xuân đang khuấy động trong lòng người chờ đón Xuân. Nhân cơ hội này mình vào lục soạn, tìm thấy quá nhiều bản nhạc về Xuân. Cả một kho tàng văn học nghệ thuật của Miền Nam Việt Nam – loại nhạc Vàng mà CS muốn giết nhưng vẫn sống mạnh và làm thay đổi hướng cảm nhận tình quê hương và lòng người lan rộng từ Nam ra Bắc.
Xin mạn phép mở ngoặc ở đây giải thích ngắn gọn. Trước hết, Ca dao là " những câu thơ của dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định và thông thường được phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ và dễ thuộc ". Đặc biệt hơn chính ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học Việt Nam. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao có thể được hiểu theo nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ xưa do tổ tiên ta để lại.
Hoàng Sa (Paracel Archipelago) là một quần đảo gồm khoảng trên 100 đảo nhỏ trên Thái Bình Dương (Biển Đông), giữa kinh tuyến 111 và 113 độ Đông, và vĩ tuyến 15 đến 17 độ Bắc, ngang với vùng bờ biển từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Quảng Ngãi. Quần đảo nầy gồm hai nhóm: Nhóm phía tây là Nguyệt Thiềm (hay Trăng Khuyết) (Crescent group) và nhóm phía đông bắc là An Vĩnh (Amphitrite group). Trong lịch sử, nhiều tài liệu chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông thuộc chủ quyền nước Việt. Có thể trước hoặc trong thơi Hiên Vương Nguyễn Phúc Tần (cầm quyền ở miền nam sông Gianh từ 1659-1687), chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa, nhiệm vụ ra vào hàng năm theo mùa gió, nhằm kiểm soát và khai thác tài nguyên ở quần đảo nầy. Từ thời nhà Nguyễn, hàng năm, triều đình gởi thuyền ra Hoàng Sa thăm dò rồi trở về. Năm 1835 vua Minh Mạng sai thuyền chở gạch đá, đến xây đền trên đảo Bàn Than (thuộc Hoàng Sa), dựng bia để ghi dấu, gieo hạt trồng cây.
Từ lần xuất bản đầu tiên và duy nhất năm 2001, cuốn sách đã tuyệt bản này là nguồn tư liệu vô giá về một giai đoạn dày đặc biến động của lịch sử Việt Nam thế kỷ 20. Đọc lại những ghi chép của nhà thơ Trần Dần (1926-1997) về thời kì Cải cách Ruộng đất và Nhân văn-Giai phẩm, tôi vẫn kinh ngạc bởi sự thành thực tận cùng, thành thực đến tàn nhẫn khắc nghiệt, của ông với chính bản thân mình. Cuộc vật lộn của ông với thời đại không phải chỉ là một bi kịch từ vị thế nạn nhân mà đa tầng, đa diện hơn nhiều: Ông cũng là một tác nhân và trước hết là một chứng nhân lỗi lạc, với một khả năng quan sát, phân tích, ghi nhận, diễn đạt hiếm có và một lí tưởng sục sôi cháy bỏng với nghệ thuật văn chương.
Lời người dịch: Một trong những câu hỏi mình luôn gặp phải là mọi người đều muốn "hiểu" một tác phẩm, một bản nhạc cổ điển, một tác phẩm điêu khắc, một bức tranh trừu tượng,... Và dù có giải thích rằng chúng ta không cần hiểu thì mọi người vẫn luôn băn khoăn. Một tác phẩm nghệ thuật thường vốn không mang nhiều nội dung ngoài vẻ đẹp của nó, trong âm nhạc là giai điệu (lời hát chỉ là một phần rất phụ), trong tạo hình thì là đường nét và bố cục. Và chúng ta nên thưởng thức nghệ thuật bằng cái nguyên sơ của một đứa trẻ. Thật trớ trêu khi càng có nhiều tri thức, chúng ta lại càng khó tiếp thu nghệ thuật vì suy nghĩ quá nhiều. Tác phẩm của Susan Sontag đã được dịch ra tiếng Việt thì có "Bàn về nhiếp ảnh" do Trịnh Lữ dịch. Một quyển sách mà mọi người yêu nhiếp ảnh hay chỉ thích xem ảnh cũng nên đọc. Và bài tiểu luận "Chống diễn giải" này mình cho rằng với những người nào muốn thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, hay luôn trăn trở về việc để "hiểu" nghệ thuật thì cũng nên đọc. Vừa để c
LTS: Bài viết sau của cụ bà Đinh Thanh Trang kể về một số kinh nghiệm dùng thuốc Nam, thuốc ta chữa bệnh sau khi bệnh viện và thuốc Tây bế tắc
(Fasting For Physical Rejuvenation)       Mặc dù sự cần thiết của Nhịn Ăn đã được chúng tôi nói đến từ nhiều năm qua.Nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều người chưa biết Nhịn Ăn cách nào"Có lợi ích gì"Có hại gì không"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.