Hôm nay,  

Wto - Bài Học Nhập Môn Của Hội Nhập

02/06/200600:00:00(Xem: 3514)

Sau khi mon men mãi ở cửa biển, Việt Nam bắt đầu hội nhập vào luồng trao đổi tự do của thế giới như người giăng buồm ra khơi. Ngoài đại dương sẽ có cá lớn, nhưng cũng có sóng cả...

Triển vọng và rủi ro đều có đấy và có thể thấy trước được từ kinh nghiệm của các nước khác, nếu như muốn chịu mở mắt.

Thực ra, người dân đã mở mắt và muốn biết vì đã từng lấy nhiều rủi ro rồi tạo ra một phép lạ kinh tế khiến chế độ khỏi sụp đổ và giúp cho lãnh đạo nói phét về thành tích đổi mới.

Điều đáng tiếc là lãnh đạo chậm hiểu lại đa nghi, mưu vặt và tự hài lòng quá lâu trong vùng nước lợ ngoài cửa biển. Vì vậy, từ 2004, năm nào cũng thông báo là năm nay sẽ gia nhập WTO mà chuyện không thành. WTO trở thành mục tiêu di động, một tiêu chuẩn chứng tỏ rằng lãnh đạo đã văn minh và Việt Nam đã thành hiện đại. Người ta đã lầm lẫn danh và thực.

Bây giờ, ngày ra khơi đã tới, người dân sẽ được xua ra biển cạnh tranh… chúng ta học được gì từ kinh nghiệm học bài quá chậm ấy của Hà Nội"

Hà Nội nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới từ đầu năm 1995 (ngày bốn Tháng Giêng). Mãi đến ba năm sau (Tháng Ba 1998) mới bắt đầu tìm hiểu và đi vào thủ tục thảo luận, rồi từ 2003 mới thực sự "dọn mình" cho chuyến hải hành sau khi đắn đo vừa tiến vừa lùi với Hiệp định Thương mại Song phương ký kết cùng Hoa Kỳ.

WTO là một câu lạc bộ 149 quốc gia cùng thỏa thuận với nhau về nguyên tắc tự do kinh tế và xứ nào muốn gia nhập thì phải tuân thủ những quy tắc đã thống nhất của tất cả các hội viên. Vì vậy mới có việc thảo luận đa phương với nhóm đại diện các hội viên và song phương với những quốc gia có nêu vấn đề.

Trong việc gia nhập, không có chuyện mặc cả là tôi cho cái này nhưng đòi cái khác như trong một thương ước song phương, một hiệp định thương mại giữa hai nước, mà là chuyện tôi hứa tuân thủ những quy định của WTO, chỉ xin thông cảm ở điều kiện thực thi vì hoàn cảnh riêng. Theo kiểu con cá nó sống vì nước…

Việt Nam quen với chuyện "xin-cho", lần đầu phải xin và được cho, với điều kiện.

Cửa ải khó nhất và sau cùng là Hoa Kỳ coi như đã lọt, nay chỉ còn bản văn chi tiết, cầu mong được ký trước khi khai mạc hội nghị cấp Bộ trưởng Thương mại của Diễn đàn Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC, sẽ triệu tập tại Hà Nội vào hai ngày đầu tháng Sáu. Sau đấy là hoàn tất việc thương thảo đa phương với WTO vào tháng Bảy này, đồng thời xin Quốc hội Mỹ chấp nhận quy chế mậu dịch bình thường một cách vĩnh viễn, thay vì phải được đặc miển từng năm. Nếu mọi việc trót lọt, cuối năm nay Việt Nam đã có thể hội nhập trong thực tế, thay vì chỉ nghe lãnh đạo nói đến chuyện hội nhập trong nghị quyết. Phải hơn 30 năm sau chiến tranh mới bơi đến đó là một chuyện đáng buồn, nhưng vẫn được người trong cuộc nổ xâm banh ăn mừng sau khi đạt thỏa thuận nguyên tắc tại Washington vào ngày 14 vừa qua.

Việc thương thuyết với Hoa Kỳ có thể là một bài học cho nhiều người.

Từ đầu năm 2006, Hà Nội đã thèm đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ ngay từ kỳ họp thứ 11. Phiá Mỹ chưa muốn Hà Nội làm show nên đòi họp tại Genève không tại Hoa Kỳ. Đến kỳ thứ 12, khi phái đoàn Việt Nam được họp tại Mỹ, chuyện đã chín mùi. Hà Nội sẽ gật, gật lấy gật để. Lại chuyện ông Hồ nửa đêm ký vội với Marius Moutet 60 về trước.

Trong hội nghị, bên nào mà nóng ruột tự đặt ra thời hạn là bên đó "thua". Pierre Mendès-France đã thua tại Genève 1954 theo kiểu ấy. Lần này, Hà Nội hiểu ra rằng kỹ thuật đàm phán cũng áp dụng trong kinh tế, cho kẻ nhập môn.

Sở dĩ nhắc đến chuyện ông Hồ ký vội vì cái không khí đi đêm mờ ám hơn là mờ ảo do Hà Nội tạo ra.

Trong hội nghị Mỹ-Việt vừa qua, hai bên thương thuyết là những ai"

Phiá Hoa Kỳ là Văn phòng của Đại sứ Thương mại. Hoa Kỳ có cơ chế rất dung dị theo lối thực tiễn và được việc. Đại sứ Thương mại là nhân vật ngang hàng Bộ trưởng, hiện diện trong Hội đồng Nội các, dưới quyền chỉ huy của Phủ Tổng thống, được Tổng thống chỉ định với sự phê chuẩn của Quốc hội.

Đây là cơ chế đại diện Hoa Kỳ trong các cuộc thương thuyết về ngoại thương với thế giới và những thoả thuận sau đó phải được Quốc hội thông qua. Hoa Kỳ muốn được việc - tự do mậu dịch - nên trong nội bộ, Hành pháp xin cho cơ chế này được rộng quyền thương thảo, nhưng Quốc hội vẫn trực tiếp giám sát và cơ chế này không thương thảo thay cho Tổng thống Mỹ mà thay cho nước Mỹ.

Vì vậy, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ là người làm dâu trăm họ. Trong mọi việc thương thảo, họ phải thu thập ý kiến của tư nhân, doanh giới, của tất cả các bộ liên hệ, từ Ngoại giao, Thương mại, Tư pháp, Quốc phòng, và phải thường xuyên thông báo kết quả với Quốc hội. Nói cách khác, đây là mũi nhọn của nền dân chủ Mỹ khi phải thỏa thuận với bên ngoài, là đại diện chân chính của mọi thành phần liên hệ.

Bên phiá Việt Nam, Bộ Thương mại là đại diện của Chính phủ. Chính phủ là công cụ của đảng Cộng sản Việt Nam và không làm gì nếu không có sự đồng ý của đảng. Viên chức thương thảo không thoát ra khỏi sự kiểm soát của đảng và giám sát của công an. Tội nghiệp cho họ.

Ưu thế của một phe khỏi cần hỏi ý kiến ai trừ thiểu số lãnh đạo của đảng, với một phe chỉ là dại diện cho nhiều thành phần khác nhau, ưu thế ấy có thể giúp Hà Nội trong chính trị. Trong kinh tế, nó là trò khôi hài. Nó là chuyện bi hài: những người liên hệ, doanh nhân, công nhân, nghiệp đoàn và người dân nói chung không hề biết gì về những cam kết hay luật chơi của thế giới, được lãnh đạo thỏa thuận với Hoa Kỳ.

Nói chuyện dân chủ thì lãnh đạo Việt Nam cau mày, nhưng sự lạc hậu của Việt Nam xuất phát từ đấy. Và một bài học mà nhiều người đã thấy ngay tại Hà Nội: phải thông tin cho rõ ràng, minh bạch và mau chóng hơn cho mọi người.

WTO sẽ chấm dứt chế độ bưng bít, đầu cơ thông tin để trục lợi. Một thí dụ là sẽ hết cảnh lén lút chia chác hạn ngạch quota để xuất cảng hàng dệt sợi! Đó là bài học nhập môn của chuyện hội nhập.

Kế tiếp, chúng ta còn nhiều bài học khác.

Lần đầu tiên trong lịch sử, tình trạng phép vua thua lệ làng sẽ phải chấm dứt. Phép vua hay quyền đảng từ nay sẽ thua một uy quyền vô hình mà lớn hơn gấp bội: hệ thống luật lệ quốc tế do các nước WTO tự đặt ra với nhau. Lãnh đạo Việt Nam không thể tiện thiện làm luật theo lối nấu rượu lậu hay chế thuốc gia truyền, vừa làm vừa giấu. Nghĩa là đảng quyền không được khống chế pháp quyền nhà nước và pháp quyền phải trở thành công minh, công bằng minh bạch, được cả thế giới kiểm chứng. Nhờ vậy, may ra người dân sẽ có thêm một chút quyền trong việc soạn thảo luật lệ chi phối cuộc sống của mình - nếu như Quốc hội có xương sống.

Kế tiếp, khu vực xương sống của kinh tế quốc dân - doanh nghiệp nhà nước, kể cả các ngân hàng - sẽ mất thế độc quyền hay được bảo vệ trong hoạt động thương mại. Nếu doanh nghiệp nước ngoài có vào liên doanh với các cơ sở quốc doanh thì họ cũng sẽ áp dụng quy luật thị trường chứ không chấp nhận lề lối kinh doanh theo diện "chánh sách" của nhà nước.

Khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp ngoại quốc sẽ hết bị hạn chế về nhập cảng và tạo ra sức hút rất cao về nhập cảng nhưng cũng có thể là nhà xuất cảng. Họ vào Việt Nam, sản xuất cho thị trường nội địa (không nhỏ dù còn nghèo) hoặc tái xuất cảng ra ngoài. Trong ngần ấy giai đoạn quản trị, họ tạo thêm việc làm và sự thịnh vượng cho Việt Nam nhưng cũng đòi hỏi luật lệ công bằng minh bạch.

Chẳng những chuyện phù phép bằng phong bì, hối lộ và tham ô, sẽ phải giảm, tình hình cạnh tranh cũng trở nên kịch liệt hơn. Xuất cảng dễ hơn thì cũng phải cạnh tranh mạnh hơn với hàng nhập cảng. Đồng tiền phải có hai mặt và trương mục kế toán phải có hai cột!

Đồng thời, chế độ bao cấp phải lui sân vì mọi trợ cấp thái quá sẽ bị cắt. Người ta chỉ nói đến việc bốn tỷ trợ cấp cho ngành dệt sợi đã phải bỏ mà quên là còn nhiều thứ trợ cấp khác cũng lần lượt lọt vào sổ đen. Tinh thần tựa lưng vào nhà nước nhờ thế lực của đảng sẽ phải chấm dứt dần.

Lúc ấy, ai sẽ tài trợ quỹ đảng"

Việc Việt Nam giong buồm ra khơi sẽ gây rất nhiều đổi thay trong lề lối sinh hoạt, trước tiên là trong guồng máy công quyền, từ chỗ làm luật đến chỗ thực thi luật pháp. Điều ấy tất nhiên đòi hỏi cải cách chính trị và thúc đẩy việc kiện toàn luật lệ: nó sẽ minh bạch hoá nếp sinh hoạt và lề lối quyết định của chính phủ, khiến người dân phải được biết về luật và lệ sẽ chi phối sinh hoạt của mình, sẽ có thêm quyền tự do. Trước tiên, nó giúp cho nhà nước trở thành văn minh hơn và bớt khinh dân.

Marx nói trăm điều hồ đồ mà có một điều lại bất ngờ đúng: sinh hoạt kinh tế mở rộng đang gián tiếp giúp cho sự hình thành của chế độ pháp trị, chế độ cai trị bằng luật pháp công minh. Nhờ vậy mà dân trí sẽ được nâng cao.

Người dân sẽ làm gì với quyền hạn mới thì còn tùy dân khí và… vận nước.

(Ngày Nay - 23, 05, 2006)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
COVID-19 một lần nữa hoành hành khắp Hoa Kỳ, nhưng đã không còn nhuốm màu chết chóc như thuở ban đầu, một phần là do nhiều người đã có một số mức độ miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã bị nhiễm trước đó, nhưng cũng bởi vì chúng ta hiện đã có một kho công cụ để điều trị. Các kháng thể đơn dòng (Monoclonal antibodies) là kháng thể đầu tiên xuất hiện, trước đó, chúng được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại COVID-19. Khi đại dịch bùng phát, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép cho 4 kháng thể đơn dòng để điều trị COVID-19 và một kháng thể đơn dòng để giúp ngăn ngừa bệnh ở những người không thể tiêm phòng.
Để chấm dứt những tranh cãi pháp lý xoay quanh việc phá thai sẽ đòi hỏi phải đạt được sự đồng thuận về mặt đạo đức. Nếu có thể trình bày rõ ràng quan điểm đạo đức của chúng ta và thấu hiểu quan điểm của người khác, tất cả các bên sẽ tiến đến gần hơn với một thỏa thuận có nguyên tắc. Bài tổng hợp này dựa theo các chi tiết phỏng dịch từ bài viết đăng trên The Conversation của Nancy S. Jecker, Giáo sư Đạo đức Sinh học và Nhân văn, School of Medicine, University of Washington, đã nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong y học và chính sách y tế, bao gồm cả việc phá thai; và các vấn đề liên quan đến quyết định lật ngược án lệ Roe v Wade cuối tuần qua của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Roe kiện Wade (Roe v. Wade) là một vụ án dẫn đến một quyết định quan trọng được đưa ra bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào năm 1973, Roe v. Wade làm cho việc phá thai được hợp pháp hóa ở Hoa Kỳ. Trong vụ kiện này, một phụ nữ tên là Norma McCorvey (lấy bút danh là Jane Roe) muốn phá thai ở tiểu bang Texas. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, luật của bang Texas không cho phép phá thai ngoại trừ việc cứu sống người mẹ. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết có lợi cho McCorvey và cho rằng luật của Texas không phù hợp với hiến pháp. Tòa án tuyên bố rằng việc quyết định phá thai của một người phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ nên được quyết định theo ý kiến cá nhân và bác sĩ. Theo Tối cao Pháp viện, mỗi người dân có “quyền về quyền riêng tư” cơ bản và quyền đó bảo vệ sự lựa chọn phá thai của một người.
Chiến tranh Nga xâm chiếm Ukraine được nhân danh một trong số lý do: Cuộc xử lý nội bộ, nghĩa là, chiếm lại vùng đất thuộc địa. Lập luận này khiến cho thế giới tự do dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và Âu Châu đứng ra ngoài vòng chiến, dù hô hào chống đối và giúp đỡ vũ khí, nhưng thái độ này mặc nhiên chấp nhận sự xâm lăng vô lý đối với tự do của một dân tộc và quyền thống nhất lãnh thổ của một quốc gia. Nguyên nhân ngấm ngầm rõ rệt là nỗi sợ hãi dù gọi là cân nhắc: hành động trực tiếp của thế giới tự do tham gia vào trận chiến giúp Ukraine chống lại Nga sẽ dẫn đến chiến tranh nguyên tử, khi xảy ra, ngày đó là ngày tận thế. Những lý do còn lại chỉ là những cách diễn đạt bên ngoài, không chỉ là nghệ thuật chính trị, mà còn là tác động sinh tồn. Quên rằng: Ngày tận thế không chỉ là nỗi sợ tuyệt đối của thế giới tự do, mà thế giới cộng sản và độc tài cũng tuyệt đối kinh hãi không kém. Nếu hai bên cùng sợ tận xương tủy, vấn đề còn lại là ván bài xì tố?
Khi các tiểu bang đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa cho mục đích y khoa và giảm căng thẳng, và luật liên bang bây giờ cũng cho phép bán các sản phẩm chiết xuất từ cây gai dầu, thì cần sa và các hậu quả liên hệ được chú ý và nghiên cứu kỹ càng hơn. Sau đây là một số phân tích từ các nhà nghiên cứu, những người đã theo dõi sự phát triển của cần sa gần đây do trang The Conversation tổng hợp.
Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, Học Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW đã liên tiếp đưa ra các bản đánh giá về cuộc chiến Ukraine và Nga hiện nay. ISW là một tổ chức think-tank phi đảng phái và phi lợi nhuận uy tín có trụ sở tại Washington, DC, quy tụ nhiều cựu tướng lãnh, viên chức cao cấp chính phủ và các học giả để cung cấp các nghiên cứu giá trị về quân sự và đối ngoại quốc tế qua các nghiên cứu, số liệu và phân tích đáng tin cậy. Các nghiên cứu của ISW cũng giúp cho chính phủ Hoa Kỳ có thêm nguồn cố vấn quan trọng trong các chiến dịch quân sự và đối phó với các nguy cơ liên quan đến an ninh quốc gia.
Nếu có ai nói với tôi, là một người có trái tim thú vật. Có lẽ tôi sẽ nỗi giận hoặc mặc cảm buồn rầu. Đây là một câu chửi. Ngụ ý tôi là một loại người giả hình, trong lòng đầy mưu toan ác độc, như một con thú không có nhân tính, ăn thịt luôn đồng loại. Tôi là một súc sinh. Ông Dasvid Bennett, Sr. là súc sinh? Ông là người có tim thú vật. Tim một con heo. Sự tưởng tượng của con người vô cùng tận. Nhiều sự tưởng tượng sau một thời gian trở thành thực tế. Ví dụ: Năm 1870, khi con người còn xa lạ với những chiếc tàu ngầm hữu hiệu, có khả năng lặn xuống biển sâu và đi lại như tàu trên mặt nước, nhà văn pháp Jules Verne đã xuất bản một cuốn truyện “Hai Mươi Ngàn Dặm Dưới Đáy Biển”, cho đến nay vẫn còn nổi tiếng. Hàng tỷ độc giả đã say mê khả năng tưởng tượng kỳ thú của tác giả. Một cuộc phiêu lưu dưới đáy biển sâu, hiểm nguy, gặp nhiều quái vật và vượt qua lắm trở ngại. Vào đầu thế kỷ 20, con người mới thực sự có chiếc tàu ngầm tương đương với chiếc tàu Jules Verne.
Về cơ bản, thực hành Phật giáo là sự rèn luyện trong hòa bình – và đạo đức Phật giáo đóng vai trò bảo vệ nền hòa bình này. Khi cảm giác thoải mái, hài hòa và bình tĩnh ngày càng sâu sắc với việc thực hành, chúng ta bắt đầu hiểu những lựa chọn đạo đức tác động đến trải nghiệm hòa bình của chúng ta như thế nào và chúng ta thấy rằng năm giới luật Phật giáo bảo vệ hạnh phúc của chúng ta.
Sự đóng góp của các tôn giáo vào nền văn hóa hòa bình là một chủ đề phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu bằng óc phân tích. Sự phức tạp của các cuộc xung đột đã biến thành lĩnh vực bạo lực lớn hơn, đỉnh điểm là chiến tranh, một hiện tượng phổ biến. Giáo điều tôn giáo và cách tiếp cận theo chủ nghĩa chính thống đã gây ra những kết quả xấu xí nhất cho trái đất. Bất chấp tất cả những phát triển khoa học và công nghệ, sự chuyên chế của chiến tranh và chủ nghĩa tôn giáo chính thống vẫn không suy giảm.
Tôi đề nghị các bạn có khả năng dịch cứ dịch, thời gian sẽ loại bỏ những gì không đúng, không phù hợp, nhưng không cần phải chỉ trích nhau về bản dịch. Nếu thấy dịch không “đúng” theo ý mình, thì mình dịch một bản khác, “đúng” hơn, để người đọc giám định và học hỏi. Có câu, “chỉ trích là rẻ tiền, hành động là đầu tư.” Người đọc có trình độ đều có thể nhìn thấy: hành động vạch lá tìm sâu, lòng tỵ hiềm, và bóng tối âm u trong lời chỉ trích thiếu hiểu biết. Thay vì mất thời giờ vạch cỏ tìm gai, sao không trồng cây hoa, cây ăn trái?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.