Hôm nay,  

Tro Cốt Của Chủ Nghĩa Toàn Trị (3, Kỳ Chót)

4/12/200100:00:00(View: 4576)
Elena Bonner

Cuộc chiến Chechnya lần thứ nhì, là do kẻ kế vị đệ nhất tổng thống Nga cần tới. Cuộc tấn công, không thể nào giải thích nổi, vào Dagestan của hai người cầm đầu du kích quân đặt bản doanh tại Chechnya, và quan trọng hơn, những vụ nổ nhà cửa, bin-đinh tại những đô thị Nga, gây thương tích cho hàng trăm người – những biến cố trên đã đưa đến chuyện cả nước hỗ trợ cuộc chiến, nâng cao thế giá cho Putin, và một cuộc bầu cử chắc ăn. (Tôi không hiểu trách nhiệm những vụ nổ là do ai, nhưng nói theo kiểu “suy bụng ta ra bụng người”, chúng giống vụ cháy toà nhà quốc hội Đức, Reichstag). Tới đây, cuộc chiến Chechnya có một cái tên gọi mới, nghe kêu bong bong: “cuộc chiến chống lại khủng bố quốc tế”. Những quốc gia Tây phương chấp nhận cái tên này (hoặc nói ra như vậy); họ cũng làm một cuộc trình diễn bảo vệ nhân quyền, bằng cách thông qua những giải pháp không ép buộc, phơi ra những sự độc ác tàn nhẫn xẩy ra ở Chechnya, tại Hội đồng Âu châu, hay ở những diễn đàn tương tự như vậy. Nhưng có vẻ họ đang chờ đợi, rằng một “giải pháp chót” sẽ xẩy ra!

Tôi nhận ra một điều, tôi đang nói bằng những từ ngữ nguy hiểm. Nhưng làm sao khác được hở Trời, làm sao không nhắc tới những vụ dội bom chết chóc, những vụ tiếp tục tàn sát người dân Chechnya, cũng như những trại giam, những con số không thể đếm được xác chết trẻ con, đàn bà, người già cả, hàng ngàn ngàn dân tị nạn giữa trời, trong những căn lều. Nếu đây không phải là diệt chủng, thì nó là cái gì" Nước Nga đã mất theo cùng với hai cuộc chiến, nền dân chủ sơ sinh của nó.

Trước hai cuộc chiến Chechnya, có cuộc chiến Afghanistan. Do Liên bang Xô viết phát động, và một khi rút ra khỏi, đã làm như chẳng mắc mớ gì tới nó. Nhưng cho tới bây giờ, những ngọn lửa do Liên bang Xô viết gây nên, vẫn bừng bừng cơn giận dữ ở đó. Cùng lúc, Liên bang Xô viết đã cho dựng cột đồng, đời đời ghi danh phần đóng góp của nó trong cuộc chiến này. Tất cả mọi người tại Nga, và tại những xứ sở thuộc cựu Liên Bang Xô viết, đã chiến đấu tại Afganistan, đều nhận được mề đay, trên khắc những dòng chữ: “Xin người chiến sĩ quốc tế nhận nơi đây lòng biết của nhân dân Afghanistan.” Lời dối trá ghi trên tấm huy chương là một sự sỉ nhục đối với một vùng đất bị xám đen vì lửa đạn, đối với một triệu rưỡi người tị nạn, và hàng trăm ngàn người đã chết. Biết ơn, vì cái gì cơ chứ"

Kể làm sao cho xiết, và làm sao có thể chịu đựng nổi, biết bao lời gạt gẫm, và giả trá, đã rót vào đầu óc nhân dân, trong những năm xẩy ra những cuộc chiến kể trên. Và cũng phải nhắc tới những tai họa khác (vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl, động đất ở Neftyugansk, vụ nổ tầu ngầm nguyên tử Kursk). Cùng lúc đó, chúng ta tiếp tục nghe những lời dối trá của nhà nước, và chúng làm nhớ tới những lời dối trá tại Liên bang Xô viết thời kỳ Stalin và hậu-Stalin. Sự thực làm sao có thể đối đầu với cả một khối sừng sững những dối trá như vậy" Một lần, có một bạn trẻ đã nói với tôi về Mùa Xuân Prague: “Đấy là do tụi Tiệp tấn công chúng mình!”

Được nuôi dưỡng dậy dỗ bằng những lời dối trá như thế, làm sao một xã hội có thể trưởng thành và nắm lấy trách nhiệm của nó" Một xã hội non trẻ với tất cả những ngu ngơ dại khờ của nó - cần tới một người lãnh đạo, và những người làm theo gương người lãnh đạo - rất dễ nổi sùng, sẵn sàng “rửa nhục”, dối trá và tin tưởng cùng một lúc. Trong văn chương, [nhà văn người Anh, Nobel văn chương] William Golding đã diễn tả điều này ở trong cuốn “Lord of the Flies”. Những người cảm nhận ra sự giả trá trong xã hội Xô viết, do trực giác, họ đã chạy trốn những lời dối trá về nhân văn, bằng cách lựa chọn những nghề nghiệp cụ thể, thiết thực, trở thành kỹ sư, bác sĩ, nhạc sĩ. Và khi có dịp, rất nhiều người đã bỏ đi. Mẹ tôi, một công nhân chuyên môn ở trong Đảng, đã trở về vào năm 1933 để nghiên cứu về ngành kiến trúc. Vậy mà cũng không thoát được khủng bố. Bị bắt năm 1937, bà thiết kế công trình những trại giam, những hàng rào kẽm gai… và cùng với những bạn tù, họ đã xây dựng chúng.

Với sự sụp đổ của chế độ toàn trị – với cái chết của Stalin, bài diễn văn của Khrushchev, thời kỳ Băng Tan, và “shestidesyatniki”, những phong trào tự do thập niên 1960 – tới thời đại của những người ly khai. Trong số họ, có rất nhiều những nhà vật lý, toán học, kỹ sư, sinh hoá học, và hầu như không có những sử gia hay triết gia. Những những người ly khai chỉ là một dúm, chỉ vài trăm người trong một xứ sở mà dân số đã trên một phần sáu cư dân của trái đất. Thật khó mà nói, họ có được một quan điểm mang tính triết học rõ rệt; nhưng sự sáng suốt, nếu nói về viễn ảnh của họ, thật khác biệt, so với viễn ảnh của hàng triệu triệu con người khác. Điều này đem sức mạnh đến cho họ, để xổ toẹt những lời dối trá, gìn giữ lòng tự trọng, [bởi vì] nếu không có nó, sẽ chẳng thể nào có sự kính trọng tha nhân, và cuộc sống, và có thể, sau cùng, điều này sẽ đem đến cơ may hạnh phúc. Tại sao có quá ít những con người biết được hạnh phúc nghĩa là gì nhỉ" Người ta nói tới lương tâm. Nhưng [nếu như thế] lương tâm lại là một món gì cực kỳ cao giá, và chỉ dành riêng cho một ít người. Với hầu hết những con người còn lại, nó chỉ là cơn mộng cuồng, và như lịch sử cho thấy, nó rất dễ bị ném vào thùng rác.

Trong bản dự thảo hiến pháp Xô viết, Sakharov viết: “Mục đích của những dân tộc nằm trong Liên bang Xô viết và những chính quyền của họ, đó là một cuộc sống hạnh phúc, tràn đầy ý nghĩa, tự do về tinh thần và vật chất, khỏe mạnh, và bình an”. Tôi không biết mục đích của nhà cầm quyền Nga bây giờ. Nhưng trong những thập niên sau Sakharov, người dân Nga chẳng tăng thêm được một tí hạnh phúc nào, cho dù Sakharov đã làm đủ mọi điều mà ông có thể làm để hướng xứ sở về phía con đường đưa tới mục đích kể trên. Riêng ông, ông đã sống một cuộc đời đáng sống, và hạnh phúc.

Hannah Arendt đã may mắn sinh ra là một người Do Thái, điều này giúp bà có những chọn lựa đúng tại Đức vào thập niên 1920 và 1930. Bà có may mắn được biết tình yêu là gì, và làm luận án của bà về Thánh Augustine và về tình yêu. Trong nghiên cứu của bà về cuộc sống của nhà trí thức Do Thái thế kỷ 18, Rahel Varnhagen, bà có thể tìm ra những đồng điệu với cuộc sống của chính bà, và viết một cuốn sách đem đến ý nghĩa cho phụ nữ thời đại của chúng ta. Vào năm 1950, bà đã có can đảm viết về sự tương tự giữa hai chế độ giết người, trong khi hầu hết những trí thức Tây phương bưng chặt tai, khi thoáng nghe bất cứ ai nhắc tới sự khủng bố của Stalin. Như Orpheus xuống vương quốc của người chết, vì tình yêu Eurydice, Hannah Arendt đã lặn lội vào trong mớ tài liệu lịch sử và chính trị, làm bật ra nỗi kinh hoàng lớn lao, và để lại cho chúng ta cuốn sách của bà “Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị”: như là một bài học, và một lời cảnh cáo.

Nhân loại, ở bậc thềm thiên niên kỷ mới mẻ, sẽ lưu tâm tới lời cảnh cáo đó" Đây là một câu hỏi cho những ngày như thế này. Andrei Sakharov viết: “Tương lai có thể tuyệt vời, nhưng có thể cũng chẳng có tương lai gì ráo trọi. Điều này tuỳ thuộc vào chúng ta.”

Jennifer Tran chuyển ngữ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
COVID-19 một lần nữa hoành hành khắp Hoa Kỳ, nhưng đã không còn nhuốm màu chết chóc như thuở ban đầu, một phần là do nhiều người đã có một số mức độ miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã bị nhiễm trước đó, nhưng cũng bởi vì chúng ta hiện đã có một kho công cụ để điều trị. Các kháng thể đơn dòng (Monoclonal antibodies) là kháng thể đầu tiên xuất hiện, trước đó, chúng được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại COVID-19. Khi đại dịch bùng phát, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép cho 4 kháng thể đơn dòng để điều trị COVID-19 và một kháng thể đơn dòng để giúp ngăn ngừa bệnh ở những người không thể tiêm phòng.
Để chấm dứt những tranh cãi pháp lý xoay quanh việc phá thai sẽ đòi hỏi phải đạt được sự đồng thuận về mặt đạo đức. Nếu có thể trình bày rõ ràng quan điểm đạo đức của chúng ta và thấu hiểu quan điểm của người khác, tất cả các bên sẽ tiến đến gần hơn với một thỏa thuận có nguyên tắc. Bài tổng hợp này dựa theo các chi tiết phỏng dịch từ bài viết đăng trên The Conversation của Nancy S. Jecker, Giáo sư Đạo đức Sinh học và Nhân văn, School of Medicine, University of Washington, đã nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong y học và chính sách y tế, bao gồm cả việc phá thai; và các vấn đề liên quan đến quyết định lật ngược án lệ Roe v Wade cuối tuần qua của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Roe kiện Wade (Roe v. Wade) là một vụ án dẫn đến một quyết định quan trọng được đưa ra bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào năm 1973, Roe v. Wade làm cho việc phá thai được hợp pháp hóa ở Hoa Kỳ. Trong vụ kiện này, một phụ nữ tên là Norma McCorvey (lấy bút danh là Jane Roe) muốn phá thai ở tiểu bang Texas. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, luật của bang Texas không cho phép phá thai ngoại trừ việc cứu sống người mẹ. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết có lợi cho McCorvey và cho rằng luật của Texas không phù hợp với hiến pháp. Tòa án tuyên bố rằng việc quyết định phá thai của một người phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ nên được quyết định theo ý kiến cá nhân và bác sĩ. Theo Tối cao Pháp viện, mỗi người dân có “quyền về quyền riêng tư” cơ bản và quyền đó bảo vệ sự lựa chọn phá thai của một người.
Chiến tranh Nga xâm chiếm Ukraine được nhân danh một trong số lý do: Cuộc xử lý nội bộ, nghĩa là, chiếm lại vùng đất thuộc địa. Lập luận này khiến cho thế giới tự do dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và Âu Châu đứng ra ngoài vòng chiến, dù hô hào chống đối và giúp đỡ vũ khí, nhưng thái độ này mặc nhiên chấp nhận sự xâm lăng vô lý đối với tự do của một dân tộc và quyền thống nhất lãnh thổ của một quốc gia. Nguyên nhân ngấm ngầm rõ rệt là nỗi sợ hãi dù gọi là cân nhắc: hành động trực tiếp của thế giới tự do tham gia vào trận chiến giúp Ukraine chống lại Nga sẽ dẫn đến chiến tranh nguyên tử, khi xảy ra, ngày đó là ngày tận thế. Những lý do còn lại chỉ là những cách diễn đạt bên ngoài, không chỉ là nghệ thuật chính trị, mà còn là tác động sinh tồn. Quên rằng: Ngày tận thế không chỉ là nỗi sợ tuyệt đối của thế giới tự do, mà thế giới cộng sản và độc tài cũng tuyệt đối kinh hãi không kém. Nếu hai bên cùng sợ tận xương tủy, vấn đề còn lại là ván bài xì tố?
Khi các tiểu bang đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa cho mục đích y khoa và giảm căng thẳng, và luật liên bang bây giờ cũng cho phép bán các sản phẩm chiết xuất từ cây gai dầu, thì cần sa và các hậu quả liên hệ được chú ý và nghiên cứu kỹ càng hơn. Sau đây là một số phân tích từ các nhà nghiên cứu, những người đã theo dõi sự phát triển của cần sa gần đây do trang The Conversation tổng hợp.
Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, Học Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW đã liên tiếp đưa ra các bản đánh giá về cuộc chiến Ukraine và Nga hiện nay. ISW là một tổ chức think-tank phi đảng phái và phi lợi nhuận uy tín có trụ sở tại Washington, DC, quy tụ nhiều cựu tướng lãnh, viên chức cao cấp chính phủ và các học giả để cung cấp các nghiên cứu giá trị về quân sự và đối ngoại quốc tế qua các nghiên cứu, số liệu và phân tích đáng tin cậy. Các nghiên cứu của ISW cũng giúp cho chính phủ Hoa Kỳ có thêm nguồn cố vấn quan trọng trong các chiến dịch quân sự và đối phó với các nguy cơ liên quan đến an ninh quốc gia.
Nếu có ai nói với tôi, là một người có trái tim thú vật. Có lẽ tôi sẽ nỗi giận hoặc mặc cảm buồn rầu. Đây là một câu chửi. Ngụ ý tôi là một loại người giả hình, trong lòng đầy mưu toan ác độc, như một con thú không có nhân tính, ăn thịt luôn đồng loại. Tôi là một súc sinh. Ông Dasvid Bennett, Sr. là súc sinh? Ông là người có tim thú vật. Tim một con heo. Sự tưởng tượng của con người vô cùng tận. Nhiều sự tưởng tượng sau một thời gian trở thành thực tế. Ví dụ: Năm 1870, khi con người còn xa lạ với những chiếc tàu ngầm hữu hiệu, có khả năng lặn xuống biển sâu và đi lại như tàu trên mặt nước, nhà văn pháp Jules Verne đã xuất bản một cuốn truyện “Hai Mươi Ngàn Dặm Dưới Đáy Biển”, cho đến nay vẫn còn nổi tiếng. Hàng tỷ độc giả đã say mê khả năng tưởng tượng kỳ thú của tác giả. Một cuộc phiêu lưu dưới đáy biển sâu, hiểm nguy, gặp nhiều quái vật và vượt qua lắm trở ngại. Vào đầu thế kỷ 20, con người mới thực sự có chiếc tàu ngầm tương đương với chiếc tàu Jules Verne.
Về cơ bản, thực hành Phật giáo là sự rèn luyện trong hòa bình – và đạo đức Phật giáo đóng vai trò bảo vệ nền hòa bình này. Khi cảm giác thoải mái, hài hòa và bình tĩnh ngày càng sâu sắc với việc thực hành, chúng ta bắt đầu hiểu những lựa chọn đạo đức tác động đến trải nghiệm hòa bình của chúng ta như thế nào và chúng ta thấy rằng năm giới luật Phật giáo bảo vệ hạnh phúc của chúng ta.
Sự đóng góp của các tôn giáo vào nền văn hóa hòa bình là một chủ đề phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu bằng óc phân tích. Sự phức tạp của các cuộc xung đột đã biến thành lĩnh vực bạo lực lớn hơn, đỉnh điểm là chiến tranh, một hiện tượng phổ biến. Giáo điều tôn giáo và cách tiếp cận theo chủ nghĩa chính thống đã gây ra những kết quả xấu xí nhất cho trái đất. Bất chấp tất cả những phát triển khoa học và công nghệ, sự chuyên chế của chiến tranh và chủ nghĩa tôn giáo chính thống vẫn không suy giảm.
Tôi đề nghị các bạn có khả năng dịch cứ dịch, thời gian sẽ loại bỏ những gì không đúng, không phù hợp, nhưng không cần phải chỉ trích nhau về bản dịch. Nếu thấy dịch không “đúng” theo ý mình, thì mình dịch một bản khác, “đúng” hơn, để người đọc giám định và học hỏi. Có câu, “chỉ trích là rẻ tiền, hành động là đầu tư.” Người đọc có trình độ đều có thể nhìn thấy: hành động vạch lá tìm sâu, lòng tỵ hiềm, và bóng tối âm u trong lời chỉ trích thiếu hiểu biết. Thay vì mất thời giờ vạch cỏ tìm gai, sao không trồng cây hoa, cây ăn trái?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.