Hôm nay,  

Điều Kiện Cư Trú Trong Thủ Tục Nhập Tịch - Phần 2

6/30/200100:00:00(View: 4835)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

ĐỀ TÀI : ĐIỀU KIỆN CƯ TRÚ TRONG THỦ TỤC NHẬP TỊCH ( PHẦN II )

Tiếp theo kỳ trước về đề tài “Điều kiện cư trú trong thủ tục nhập tịch Hoa Kỳ”, kỳ này chúng tôi xin tiếp tục PHẦN II của đề tài nói trên.

Trong PHẦN II này, chúng tôi xin trình bày điều kiện cư trú trong thủ tục nhập tịch Hoa Kỳ đối với vợ hay chồng của công dân Hoa Kỳ và một vài diện đặc biệt khác.

Một trong các quyền lợi quan trọng nhất của người vợ hay chồng của công dân Hoa Kỳ trong vấn đề nhập tịch là đương sự chỉ cần có thời gian thường trú là 3 năm là có thể nộp đơn xin nhập tịch, thay vì 5 năm như những người khác. Trong số 3 năm của quy chế thường trú này, đương sự phải thật sự có mặt tại Hoa Kỳ ít nhất là một năm rưởi, tức phân nửa thời gian cư trú luật định.

Điều nên lưu ý là hai vợ chồng nói ở đây phải sống với nhau trong tình trạng vợ chồng trong suốt thời gian 3 năm thường trú luật định của người phối ngẫu muốn xin nhập tịch. Nếu đương sự không còn sống chung trong tình trạng vợ chồng với người phối ngẫu công dân Hoa Kỳ, thì thời gian thường trú sẽ là 5 năm như những trường hợp thông thường khác.

Theo điều khoản 319(b) của Luật Di Trú, nếu người công dân Hoa Kỳ đang làm việc tại hải ngoại, thì người phối ngẫu khi xin nhập tịch, có thể xin xét đơn theo thủ tục khẩn cấp. Tuy nhiên, để được hưởng quyền lợi này, người phối ngẫu công dân Hoa Kỳ phải làm việc tại những cơ quan sau đây:

Cơ quan chính phủ Hoa Kỳ,
Cơ quan sưu tầm nghiên cứu Hoa Kỳ được chính phủ công nhận,
Cơ quan kinh doanh ngoại thương Hoa Kỳ,
Cơ quan quốc tế có Hoa Kỳ tham gia,
Cơ quan hoạt động về tôn giáo.

Ngoài ra, thời gian phục vụ của người phối ngẫu công dân Hoa Kỳ tại cơ quan nói trên ít nhất phải một năm. Những người thuộc diện này không bắt buộc phải hội đủ điều kiện về thời gian tối thiểu hiện diện tại Hoa Kỳ và thời gian tối thiểu về quy chế thường trú.

Tuy nhiên, đương sự phải làm tờ khai xác nhận ý định thường trú tại Hoa Kỳ sau khi người phối ngẫu công dân Hoa Kỳ chấm dứt việc làm ở hải ngoại.

NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 06-2001.

Xin lưu ý lịch trình cứu xét chiếu khán di dân tháng 7/2001 đối với các diện F2A và F4 đã không thay đổi so với tháng 6/2001 vừa qua. Điều ít ai ngờ đến là các diện F1 bị thụt lùi hai năm, diện F2B thụt lùi 6 tháng và diện F3 thụt lùi 4 tháng. Điều này có nghĩa là số lượng visa cho tài khoá năm nay đã cạn, hy vọng sẽ trở lại bình thường vào tài khoá năm 2002 bắt đầu vào tháng 10 tới đây.

A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 01 tháng 01-1997 (-2 năm)
C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 22 tháng 09-1996
D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 01 tháng 01-1993
E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 08 tháng 04-1996
F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 08 tháng 10-1989
G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .

PHẦN TRẢ LỜI THẮC MẮC

Câu hỏi 1: Tôi đến Mỹ theo diện bảo lãnh của chồng là công dân Mỹ. Bao lâu thi tôi mới đủ điều kiện thời gian để nộp đơn vào công dân Mỹ"

Đáp: Ba năm kể từ ngày bạn đến Mỹ. Tuy nhiên, bạn phải nhận thẻ xanh dài hạn rồi mới có thể nộp đơn xin vào công dân Mỹ.

Câu hỏi 2: Giấy phép trở lại Mỹ (re-entry permit) cho phép tôi lưu lại ngoài Hoa Kỳ đến 2 năm. Do đó, nếu tôi đi làm việc cho một công ty tại Việt Nam trong vòng 18 tháng, việc này có ảnh hưởng gì đến thủ tục xin vào công dân Mỹ của tôi hay không"

Đáp: Câu hỏi của bạn có liên quan đế hai sự kiện: Vấn đề thứ nhất duy trì thẻ xanh và vấn đề thứ hai là nộp đơn vào công dân Mỹ. Bạn có thể duy trì quy chế thường trú nếu có chứng từ hợp lý, nhưng bạn không thể cọng chung thời gian lưu lại Việt Nam 18 tháng vào thời gian 5 năm cư ngụ tại Mỹ. Nếu bạn ở ngọai quốc trên một năm, bạn phải tính lại từ ngày đầu kể từ khi trở lại Mỹ.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Sáu từ 6:00PM, thứ Bảy và mỗi trưa Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1390AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento (916) 257-6550 hay qua Email: [email protected] hoặc http://www.rmiodp.com mục diễn đàn vấn đáp FORUM

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong cuộc chiến 1954-1975 giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam, khi tình hình càng ngày càng căng thẳng và bất lợi cho Nam Việt Nam, thì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một nước cộng sản, mở cuộc vận động ngoại giao nhằm tránh sự sụp đổ của Nam Việt Nam. Đây là một diễn biến khá bất thường, nên để tìm hiểu việc nầy, xin quay trở lại chủ trương ngoại giao của CHND Trung Hoa từ năm 1954 về vấn đề Đông Dương.
✱ ĐS Martin: Tôi nói, tôi có cảm giác rằng nếu ông không có quyết định sớm, các tướng lãnh của ông sẽ yêu cầu ông ra đi - tôi đoán là ông ta sẽ sớm ra đi bằng cách này hay cách khác. Nếu các tướng lãnh của ông ta cho thêm vài ngày nữa - và rằng nếu ông không hành động sớm, các sự kiện sẽ ập đến với ông. ✱TT Thiệu: Cái bản văn hiệp định đó là bản văn hiệp định Hoa Kỳ bán miền Nam Việt Nam cho cộng sản – tôi nói với ông Ngoại trưởng Kissinger lúc đó nếu như ông chấp nhận bản hiệp vì lý do riêng tư tôi không biết, nể nang nhau, đổi chác nhau, đem quyền lợi sinh mạng của dân tộc miền Nam này ra bán – chớ tôi là người Việt Nam, tôi không chấp nhận - Nếu tôi không có thiện chí đàm phán thì làm sao hiệp định Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 được ký kết? Mặc dù thỏa thuận đó là một thỏa thuận què quặt, tôi phải chấp nhận nó. ✱ TT Thiệu: Người Mỹ... thất hứa, thiếu công bằng, thiếu chính nghĩa, vô nhân đạo đối với một đồng minh đang chịu đau khổ, trốn tránh trách nhiệm của một đại cường...
Rõ ràng là các gen của quý vị và vợ/chồng của quý vị sẽ xác định giới tính của con cái quý vị. Nhưng quý vị có biết rằng gen xác định giới tính mà quý vị truyền lại cho con cái có thể đã được truyền lại từ ông của chúng không?
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
✱ CIA: Thiếu tướng Phan Văn Phú, đã gặp TT Thiệu ngày hôm qua (16.3.1975) và thất bại trong nỗ lực thuyết phục tổng thống gửi thêm viện binh đến cao nguyên miền Trung. ✱ Tướng Phú: Tổng Thống Thiệu đã chà đạp danh dự tôi khi ông công khai đổ lỗi cho tôi về chuyện mất Cao nguyên Trung phần ✱ Tướng Trưởng: Lệnh của Tổng Thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Đoàn I vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Đoàn II vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới. ✱ TT Thiệu: Vì thiếu đạn dược, chúng tôi phải kiếm từng viên đạn. Chúng tôi đã mất nhiều xe tăng và đại bác. Hoa Kỳ không thực hiện những thay thế như đã cam kết - vì thế, chiến cụ của chúng ta đã bị giảm dần: đó là lý do tại sao chúng ta thua cuộc.
Quá trình hoạt động căn bản của trí óc luân chuyển trong bốn giai đoạn: tiền ý thức (preconscious), ý thức (conscious), tiềm thức (subconscious), và vô thức (unconscious). Từ ngữ ‘ý thức’ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latin ‘biết’ và ‘nhận thức’. Ý thức là biết về nhận thức sự tồn tại và suy nghĩ của một người. Theo định nghĩa của tâm lý gia Sigmund Freud, ý thức chứa tất cả những suy nghĩ, ký ức, cảm xúc và mong muốn mà chúng ta nhận thức được tại bất kỳ thời điểm nào. Đây là quá trình xử lý tinh thần mà chúng ta có thể suy nghĩ và nói về nó một cách hợp lý.
Cựu Tổng Thống Jimmy Carter (Dân Chủ) nhậm chức vào ngày 20-1-1977, hai năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Người tiền nhiệm của ông là cố Tổng Thống Gerald Ford đã chứng kiến Saigon thất thủ trong cơn hỗn loạn. Carter là người trách nhiệm lèo lái nước Mỹ thời hậu chiến trong khi chiến tranh lạnh sôi động khắp nơi trên thế giới. Sau Việt Nam, năm nước khác lần lượt trở thành cộng sản, gia nhập vào trục Mặc Tư Khoa – Băc Kinh, như Lào (1975), Campuchia (1975), Angola (1975), Nicaragua (1979), Grenada (1979). Tuy nhiên, đợt bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản sau chiến tranh Việt Nam ít hơn đợt một với 12 nước đi theo XHCN xẩy ra sau khi Thế Chiến II chấm dứt.
Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói Gửi Nhóm Bạn Cửu Long Đây là bài thứ 2 viết về 48 năm cải tạo Đồng Bằng Sông Cửu Long của nhà nước CS Việt Nam đã và đang phá huỷ cả một vùng châu thổ phì nhiêu nhất Châu Á và cũng là của thế giới, và làm nghèo cả một đất nước ra sao.
Vùng Đông Nam Á có 11 quốc gia bao gồm hơn 550 triệu dân. Mặc dù có sự đa dạng lớn về ngôn ngữ và văn hóa, khu vực này có đặc điểm là vị trí của phụ nữ tương đối thuận lợi so với các nước láng giềng Đông Á hoặc Nam Á. Điều này từng được giải thích bởi một số yếu tố: theo truyền thống, quan hệ họ hàng được biểu hiện thông qua cả dòng bên mẹ và dòng bên cha; con gái không phải là gánh nặng tài chính vì tục lệ nhà trai phải trả tiền hay hiện vật cho nhà gái lúc cưới (bride price) (2); một cặp vợ chồng thường hay sống với hoặc gần cha mẹ của người vợ; phụ nữ có vai trò nổi bật trong các nghi lễ bản địa; lao động của họ rất cần thiết trong lĩnh vực nông nghiệp, và họ chiếm lĩnh các chợ địa phương
Năm mươi lăm năm trôi qua, sự thật về cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 đã được phơi bày ra ánh sáng bởi rất nhiều tài liệu giá trị, đúng đắn và đáng tin cậy, gồm hồ sơ mật của CIA, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Nhưng, chính quyền CSVN cho đến nay vẫn không dám công khai thừa nhận thất bại và sai lầm của họ trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân, mà trong đó họ đã lợi dụng ngày Tết cổ truyền thiêng liêng nhất của dân tộc để mở các cuộc tấn công và giết hại thường dân vô tội, như trường hợp thảm sát hàng ngàn sinh mạng tại Huế. Tại sao? Một chế độ không dám nhìn nhận sự thật như thế, dù đó là sự thật lịch sử không thể phủ nhận, thì có phải là một chế độ đáng để người dân tin cậy chăng? Xin cầu nguyện cho tất cả những nạn nhân của biến cố Tết Mậu Thân được siêu thoát.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.