Hôm nay,  

Phan Thị Vàng Anh

8/29/200100:00:00(View: 4881)
Ý niệm nhà văn trẻ thường gây ngộ nhận, từ đó người ta dễ có cái nhìn lệch lạc bất công về tác giả lẫn tác phẩm. Raymond Radiguet thường giấu tuổi và yêu cầu mọi người hãy đánh giá mình trên chính tác phẩm chứ đừng căn cứ trên tuổi tác của mình. Một tác phẩm ra đời, tự nó tồn tại hoặc tìm kiếm cho nó một định mệnh. Tiểu sử, giới tính, tuổi tác của nhà văn không thêm thắt, sửa đổi gì được nó, và nhà văn lại càng không có ý kiến gì về nó hoặc về những gì người ta nói về nó. Đó là nét đặc trưng, cũng là cái đẹp không thay thế được của sáng tạo.

Phải nói gì về Vàng Anh" Một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi, một nhà văn đã sớm định hình ngay từ tập truyên đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho nhà văn trẻ v.v... và còn gì nữa" Tất cả đều đúng, nhưng tôi không quên rằng vượt lên trên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi vẫn còn là một sự chờ đợi, một thách thức. Cho nên tôi muốn đọc Vàng Anh mà không bị rằng buộc gì bởi một định kiến có sẵn chỉ tai hại cho việc đọc của tôi, cho việc tìm kiếm cái thế giới truyện của Vàng Anh.

Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng mảnh như nhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế giới đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trở về trên những trang giấy đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và những chiều sâu mới.

Tất cả xuất hiện dưới ngòi bút Vàng Anh tự nhiên làm sao, dễ dàng làm sao như chẳng có gì quan trọng, ghê gớm trên đời này. Cuộc sống lên tiếng, người viết chỉ cần lắng nghe và tạo cơ hội cho nó, không cần tra hỏi vặn vẹo cũng không cần đặt vấn đề hay đưa ra những kết luận. Nhưng văn chương không vì thế mà biến thành cuộc dạo chơi vô hại hay trò đùa tùy hứng, tôi nghĩ Vàng Anh có tất cả để gây cho người đọc những ấn tượng không bình yên, ngay khi cô nói về những điều rất thường tình của cuộc sống, bằng cái giọng hờ hững xem ra chẳng có gì phải trố mắt kinh ngạc cả. Bởi cô có cách nói riêng của cô.

Đọc Vàng Anh là tìm đến, làm quen với cái thế giới rất gần gụi và cũng rất xa lạ, của những tâm hồn trai gái với những ưu tư, những quan hệ buộc rằng, những biến cố không vượt ngoài cuộc sống đời thực thường ngày trong những không gian rất đỗi quen thuộc từng ngày từng buổi, từ nhà tới trường, qua các đường phố, các quán cà phê, các trang sách... Đôi khi họ bước vào một chuyến đi ngắn ngủi ra khỏi thành phố, ra khỏi cuộc sống chật chội thường ngày, ra khỏi những trang sách vừa hứa hẹn vừa cầm tù tự do của họ, một chuyến đi không thích thú, khi đi cũng như khi trở về. Họ gặp nhau không sôi nổi, họ chia tay nhau không hứng thú, và dù để gặp lại hay không thì cũng với những rằng buộc lơi lỏng, không thường tồn, không tất yếu, trong tình bạn chung trường chung lớp, hay cả trong tình yêu. Họ vẫn cười nói vui đùa đó, nhưng họ có vẻ nguội lạnh thế nào ngay khi họ làm con thiêu thân mù quáng lao vào cuộc phiêu lưu nóng bỏng. Đối với họ, dường như cuộc sống lúc nào cũng toát ra mùi vị đơn điệu, buồn chán với toàn những cái nhạt nhẽo "vớ va vớ vẩn". Nếu không dửng dưng mãi được, người ta phải làm gì để lãng quên hay lấp đầy những khoảng trống" Một cuộc phiêu lưu hay một trò đùa biết đâu có thể gây được một chút cao trào. Hay ít ra cũng mang lại cho cuộc sống tẻ nhạt này một mùi vị khác thường. Họ muốn "có cái gì sẽ nổ và biết đâu sẽ vui hơn". Thậm chí có lúc họ nghĩ "bây giờ mà chết thì cũng không có gì tiếc". Phải chi mọi người hiểu được ở cái tuổi của họ "người ta điên đến mức nào, ngông cuồng đến mức nào". Không nên nhìn thái độ nổi loạn kia như một căn bịnh đến từ một phương trời hay một bóng ma văn chương nào xa lạ. Đơn giản đó là một phản ứng, và đằng sau phản ứng, đó là khát vọng sống thực đáng trân trọng. Dửng dưng hay đùa nghịch đến độc ác, đó cũng chỉ là cách nói không, trước những bóng ảnh hời hợt, gian trá, nhẫn tâm của cuộc sống.

Trong cuộc đời thực đầy những cái không thực, tình yêu cũng là mảnh đất tốt để người ta chơi trò hú tim với kẻ khác và với chính mình. Họ biết rằng họ đùa đó, nhưng họ chân thực và trọn vẹn biết bao. Bởi trò đùa ở đây không dẫn dắt tới đâu mà không ngớt đưa họ trở về với chính họ cùng ước muốn vô vọng của họ, và trên đường về có khi họ bắt gặp cái chết tự ý hay vô tình. Trò đùa buồn nản, bởi người ta yêu và nhìn mình đang yêu đồng thời biết tình yêu kết thúc khi người ta không chơi nữa, hoặc kết thúc ngay từ đầu bởi đúng ra nó không hề có thật. Làm gì có trò chơi trong trò chơi về tình yêu khi người ta vừa chơi một cách sáng suốt vừa dám "đánh đổi tất cả' và dám "lừa mình" tới nơi tới chốn. Buồn quá! Đó là không khí toát ra từ những truyện về tình yêu của Vàng Anh. Những truyện về tình yêu không có bóng dáng tình yêu nơi những người trẻ kinh ngạc với chính tuổi trẻ của mình. Tình yêu là cái gì đã qua đi, đang tan biến hay chỉ là sự chờ đợi khốn khổ: chờ đợi cái không biết đến bao giờ, sự chờ đợi tự nó như không chờ đợi gì. Chuyện tình xẩy ra dưới một mái nhà giữa người đàn bà trẻ và ba thế hệ đàn ông kế tiếp nhau đang cùng hiện diện chính là bóng ảnh say mê của những cuộc tình chồng chất lên nhau, đan chéo vào nhau với quá khứ, hiện tại và tương lai hòa quyện vào nhau. Đó là tất cả những không là gì. Đó cũng là dung nhan kỳ lạ của tình yêu, không dễ gặp trên những trang văn. "Khi mình còn trẻ", một nhân vật của Vàng Anh đã buột miệng như luyến tiếc một thời đã mất với những bóng hình trai trẻ đã qua đi, khi chỉ còn lại một chút gì để nhớ nhung để chờ đợi, tất cả mơ hồ như sương như khói. Bóng dáng tình yêu thoáng hiện mong manh quá, chẳng trọn vẹn chút nào, nhưng còn đâu!

Điều đáng nói là nhân vật của Vàng Anh, khi tỉnh táo cũng như lúc điên rồ, họ không hề đánh mất sự thuần khiết, ngay trong tuyệt vọng bế tắc. Họ thường là nạn nhân trong những cuộc chơi liều lĩnh, táo bạo, mặc dù họ vẫn sáng suốt. Có lẽ họ nhẫn tâm với chính họ hơn là với cuộc sống. Họ làm những trang văn của Vàng Anh trở nên thơ và xúc động hơn trong cái không khí âm u, xám xịt của chúng. Họ đáng yêu hơn những nhân vật của Sagan mà người đọc có thể liên tưởng tới khi đọc Vàng Anh bởi sự buồn chán, sự nổi loạn không đẩy họ tới những buông thả, phá phách, suồng sã, mù quáng một cách vô duyên cớ, đặc trưng của một tuổi trẻ nào khác, ở một nơi nào khác.

Bước vào thế giới truyện ngắn Vàng Anh tức là bước vào thế giới của khoảnh khắc tự chúng đầy đủ nhưng không đóng lại bao giờ. Có nên gọi đó là những lhaỏnh khắc mở, những khoảng khắc luôn nhắc nhở đồng thời kêu gọi những khoảnh khắc khác và mãi mãi như thế. Những khoảnh khắc của cuộc sống càng trở nên vô tận dưới ngòi bút nhà văn khi đã được nhân lên nhiều lần bằng trí tuệ và mộng tưởng của người viết và của cả người đọc. Với Vàng Anh, những khoảnh khắc đó càng mở càng thoáng, càng hứa hẹn ngay trong lượng ngôn từ dè sẻn, chắt lọc mà cô dàn trải lên trang giấy, thong dong và tự nhiên làm sao, khoảnh khắc có khi chỉ là sự kế tục hay bắt đầu lại của một khoảnh khắc khác. Câu văn mở đầu hay kết thúc dường như không hề được chuẩn bị mà chỉ xuất hiện một cách tình cờ, hờ hững có lẽ vì người ta không nhất thiết phải mở đầu hay kết thúc như thế. Mở đầu hay kết thúc cách nào thì có gì quan trọng. Bởi người viết có thể trở lại trong cuộc hành trình mới bắt đầu từ chính chỗ kết thúc. Không có dấu chấm hết cho những khoảnh khắc "kịch câm" hay tuồng đời.

Vàng Anh rất tiết kiệm chữ nghĩa. Cô cũng không dẫn dắt, không tạo đột biến, không gây bất ngờ, tất cả chừng như chỉ còn là những tiểu xảo không cần thiết. Sự việc đã xẩy ra như thế, không khác được, không né tránh được, không sửa đổi gì được: một chuyện tình buồn, một tâm trạng chờ đợi, một chuyến đi, một trò chơi bi thảm và say mê, kỷ niệm về người cha cũng là người thầy tận tụy... Tất cả giản dị quá, tự nhiên quá, dưới ngòi bút lạnh lùng của Vàng Anh dường như không chuẩn bị cho mình và cho người đọc, cũng không hàm ngụ một gợi ý đánh giá hay gửi gấm điều gì mặc dù nó không thiếu sự nhạy bén, sự sắc sảo, sự tinh tế sẵn sàng nắm bắt những gì ẩn tàng nhất, đằng sau những cái thường tình nhất, gần gũi nhất, xem ra không đáng kể. Ngòi bút Vàng Anh dễ nhận ra chất bi kịch từ những điều không đáng kể đó, đồng thời nói về bi kịch bằng giọng phớt lạnh như không. Có thứ phong cách như không thiết tha gì tới phong cách nhưng đích thực là phong cách. Có phải đó là trường hợp Vàng Anh qua hai tập truyện "Khi người ta trẻ", và "Hội Chợ""

Huỳnh Phan Anh (trích từ Không gian & Khoảnh khắc văn chương, Tiểu luận-phê bình, nhà xb Hội Nhà Văn, 1999).

Jennifer Tran giới thiệu

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi các chuyên gia quan ngại về mối quan hệ của giới trẻ với thông tin trực tuyến, họ thường cho rằng giới trẻ tuổi không hiểu biết về phương tiện truyền thông như những người lớn tuổi hơn. Nhưng công trình nghiên cứu dân tộc học do Jigsaw – cơ sở công nghệ của Google - thực hiện lại tiết lộ một thực tế phức tạp và tinh tế hơn: Thế hệ Z, thường được hiểu là những người sinh sau năm 1997 và trước năm 2012, đã phát triển các chiến lược khác biệt rõ rệt để đánh giá thông tin trực tuyến, những chiến lược sẽ khiến bất kỳ ai trên 30 tuổi trở nên bối rối. Họ không tiếp thu thông tin như những người lớn tuổi hơn bằng cách đầu tiên đọc tiêu đề và sau đó là nội dung.
Người Việt Nam không ai xa lạ với từ ‘Gulag’ - trại tù lao động khổ sai khét tiếng của Liên Bang Xô Viết. Ước tính trong khoảng hai thập niên từ 1930-1953, nơi đây giam giữ khoảng 4 triệu tù nhân; 1.5 triệu đã chết trong tù hay sau khi được thả một thời gian ngắn. Gulag từng được xem là địa ngục trần gian, là biểu tượng cho sự tàn bạo của nhà tù cộng sản. Trong những ngày cuối tháng 6, khi mà người dân Mỹ chuẩn bị pháo hoa đón mừng Lễ Độc Lập, cái tên Gulag được sử dụng khi nói đến một nhà tù mới được hình thành ở Florida. Nhà tù này có tên gọi là Alligator Alcatraz. Trong một bài viết được đăng trên trang mạng Amrican Community Media ngày 30/06/2025, nhà báo Laszlo Bartus đã cảnh báo rằng nó sẽ là nhà tù vô nhân đạo nhất thế giới.
Trong hơn bảy mươi năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã trải qua nhiều bước ngoặt – từ một liên minh chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, đến một trong những nước đối đầu gay gắt và kéo dài nhất của thời đại hậu thuộc địa. Bản tóm lược dưới đây ghi lại những cột mốc chính từ năm 1953 đến 2025, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về diễn biến phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ–Iran trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu.
Tháng 5 vừa qua, một chuyến bay từ Johannesburg, Nam Phi đã đáp xuống phi trường Quốc tế Dulles, Hoa Kỳ. Trên phi cơ là khoảng 50 công dân Nam Phi da trắng thuộc cộng đồng Afrikaner. Những người này cho biết sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng do xã hội ngày càng “kỳ thị người da trắng.” Cách mô tả tình hình Nam Phi như vậy ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các nhà bình luận cánh hữu có ảnh hưởng ở Mỹ như Tucker Carlson, Charlie Kirk, và Stephen Miller.
Hãy tưởng tượng bạn là một người thợ mỏ khai thác đồng tại Đông Nam Âu Châu vào năm 3,900 trước Công Nguyên. Mỗi ngày, bạn phải gồng mình kéo từng tảng quặng qua những đường hầm chật hẹp và ngột ngạt. Cuộc sống cứ thế trôi qua trong nỗi mỏi mệt rã rời và sự đơn điệu không hồi kết. Nhưng rồi một chiều nọ, điều kỳ lạ xảy ra: một anh bạn đồng nghiệp xuất hiện với một thứ trông thật lạ mắt, và anh ta thản nhiên kéo theo đống quặng gấp ba lần trọng lượng cơ thể mình – chỉ trong một chuyến đi.
Làn sóng tranh luận dữ dội đang diễn ra xoay quanh câu hỏi: liệu những gì đang xảy ra tại Gaza kể từ tháng 10 năm 2023 có phải là hành vi diệt chủng hay không? Vấn đề này đã được đưa ra trước Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ), Nam Phi đệ đơn kiện Israel, cáo buộc quốc gia này đã phạm tội diệt chủng. Phiên tòa bắt đầu từ tháng 12 năm 2023, nhưng đến nay ICJ vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng.
Ngày 27/5 vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã đăng lời chúc mừng sinh nhật gửi tới tù nhân Phạm Đoan Trang. Trước đó vài tuần, một tù nhân nổi tiếng khác là Trịnh Bá Phương đã bị khởi tố thêm tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" khi đang ở tù. Những dòng tin này nhắc nhở rằng tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là những vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, 50 năm sau khi cuộc chiến kết thúc.
Sáng thứ Bẩy ngày 24 tháng 5 vừa qua, trong buổi lễ tốt nghiệp tại vận động trường Michie của Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Point, khi chuẩn tướng Rogelio Garcia, chỉ huy trưởng Học Viện, tuyên bố giải tán khóa 2025, hàng ngàn chiếc mũ képi trắng được các học viên của khóa tung lên trời. Tiếng reo hò tở mở từ các tân thiếu úy đang đứng dưới sân cỏ và thân nhân của họ trên khán đài tạo nên một quang cảnh với âm thanh vừa đẹp mắt, vừa tưng bừng, vừa cảm động.
Đoàn Viết Hoạt sanh năm 1942 tại Nam định. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1965 tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sàigòn ban Anh Văn. Năm 1966 lập gia đình với chị Trần Thị Thức, một nữ sinh viên trong phong trào sinh viên Saigon lúc bấy giờ. Năm 1967 ĐVHoạt du học Hoa Kỳ về môn Tổ Chức và Quản Trị Đại Học tại Đại học Florida State (FSU), Tallahassee, Florida. Năm 1971, đậu Ph.D. về Giáo Dục. Sau đó, Đoàn Viết Hoạt trở về nước giữ chức vụ Phụ tá Viện trưởng tại Viện Đại học Vạn Hạnh cho đến 30 tháng Tư, 1975.
Một cuộc triển lãm mới tại thành phố Philadelphia soi chiếu hành trình tiến hoá của sức khoẻ dinh dưỡng tại Hoa Kỳ qua một lăng kính độc đáo: căng-tin học đường. Mang tựa đề “Giờ Ăn Trưa: Lịch Sử Khoa Học Trên Khay Thức Ăn Học Đường,” cuộc triển lãm miễn phí tại Viện Lịch sử Khoa học Philadelphia trưng bày các bích chương, tài liệu, dụng cụ khoa học, sách dinh dưỡng và ảnh chụp để thuật lại câu chuyện về các bữa ăn tại trường học ở Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.