Hôm nay,  

Suy Niệm Của Đức Tgm Thuận Giúp Đức Giáo Hoàng Chuẩn Bị Hành Hương Đất Thánh

05/04/200000:00:00(Xem: 6822)
VietCatholic News. (4/4/2000) VATICAN - Cơ quan thông tấn Zenit đã hết lời ca tụng Đức TGM Nguyễn Văn Thuận vì tác động của cuộc cấm phòng cho Đức Thánh Cha và Giáo Triều Roma trước khi Đức Thánh Cha lên đường đi Thánh Địa vào tháng qua. Trong bài viết tựa đề là “Bí Quyết của Hy Vọng: Quay Trở về Jerusalem” bài báo này diễn tả niềm Hy Vọng và là căn bản cho cuộc lữ hành trần gian mà chính Đức TGM Thuận đã nói là “Nhìn về tương lai, sự hiện diện của Chúa Giêsu với Giáo hội và các môn đệ ‘Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến ngày tận thế.’ Chúng ta phải là những chứng nhân của sự hiện diện và niềm hy vọng”.

Tờ báo nói: “Đức Gioan Phaolô II không thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc hành hương đến Đất Thánh bằng một cuộc Tĩnh Tâm kéo dài một tuần lễ trong thinh lặng và suy ngẫm vào những bài giảng phòng của Đức Tổng Giám Mục Việt Nam Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận mà trong ngày Thứ Bảy (18.3.2000) đã đưa một cái nhìn sâu sắc về Jerusalem và những địa điểm mà Chúa Giêsu đã rao giảng 2000 năm trước.

Trong suốt thời kỳ tĩnh tâm, Đức Tổng Giám Mục Thuận đã cố gắng mô tả sự hiện diện của Chúa Giêsu trong một giáo hội “nhiều lúc thấy mệt mỏi, buồn chán và mất lý tưởng” trước thế giới ngày nay, như xưa các môn đệ trên đường Emmaus và cũng giống như họ trở lại Thành Thánh Jerusalem, vì nhận ra được sự hiện diện “chắc chắn khó diễn tả” của Chúa Giêsu bên họ.
Câu chuyện đã xảy ra tại một nơi chỉ cách Jerusalem 11 ki-lô-mét từ Emmaus là hình ảnh con đường nội tâm mà mỗi một người tín hữu đã được kêu gọi: từ nỗi buồn đến niềm vui, “một niềm vui lớn của nghệ thuật yêu thương,” đã liên kết giáo hội, nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu ở trong giáo hội.

Vì thế Đức Cha Nguyễn Văn Thuận đã giải thích làm thế nào người Kitô hữu có thể giữ được sự bình an trong tâm hồn ngay cả trong những lúc khó khăn nhất: “Cứ mỗi lần Chúa Giêsu xuất hiện sau sự phục sinh, Chúa luôn luôn chào mừng với mấy tiếng quen thuộc: ‘Bình an cho các con’. Chúa Giêsu là sự bình an và niềm hy vọng của chúng ta. Sự bình an thật sự này là niềm vui mà thế giới này không thể cho chúng ta cũng như không ai có thể lấy đi được, nó chỉ có thể đạt được trên con đường hoán cải, với sự thay đổi thực sự đời sống, như chúng ta đã được kêu gọi phải làm trong Năm Thánh.

Thay đổi con người để trở nên thần thiên. Điều đó đòi hỏi một sự hoán cải, một sự thay đổi. Cũng như sự thay đỗi lần hồi và về sau dứt khoát của các môn đệ trên đường Emaus, đã đươc hoán cải vì Lời Chúa và sự hiện diện của Ngài giữa các ông, nên các ông đã đổi hướng đi của mình. Họ đã bỏ chạy khỏi thành Jerusalem, nơi đã xảy ra một biến cố tày trời là cái chết của Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà họ đặt hết cả niềm hy vọng vào. Nhưng bây giờ, không một chút sợ hãi, họ quay trở lại Jerusalem, thành phố của cái chết và sự phục sinh của Thầy Chí Thánh của họ.”

Vị thuyết giảng của cuộc tĩnh tâm nói rằng “Bình an mà Đức Giêsu Kitô tuyên bố cho các môn đệ của Ngài cũng là tình yêu thương. Con tim giao hòa trong yêu thương, thì được hiệp nhất và bình an, một thứ bình an mà chúng ta được tạo dựng để có và cũng là điểm kết của chúng ta...”
Đức Cha Nguyễn Văn Thuận nói tiếp: “Biến cố xẩy ra trên đường Emmaus nhắc nhở tất cả chúng ta một thực trạng đầy vui mừng về kinh nghiệm Kitô hữu: Đó là sự hiện diện bất diệt của Chúa Giêsu phục sinh trong Giáo Hội. Đó là một sự hiện diện sống động và cụ thể trong Thế Giới, trong các bí tích, trong Thánh lễ. Nhưng cũng là một sự hiện diện trong mọi người, giữa mọi người, trong những vị thừa tác viên của Giáo Hội, trong những người nghèo khó và trong mỗi người anh em của chúng ta.”

“Trong suốt 2000 năm qua, Giáo Hội đã sống qua sự hiện diện này. Và, nhìn về tương lai, sự hiện diện này có hy vọng vì lời hứa hẹn của Chúa Giêsu Kitô: ‘Ta sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến ngày tận thế.’ Chúng ta phải là những chứng nhân của sự hiện diện và niềm hy vọng này” Vì thế Đức Cha Nguyễn Văn Thuận đã mời ĐTC Gioan Phaolô II và các vị cộng sự viên của ngài trong Giáo triều Roma “hãy trở về với những cội nguồn của Phúc Âm. Chúng ta hãy cùng nhau liên tiếp trở về Jerusalem, như Đức Thánh Cha hiện đang sửa soạn: một cuộc trở về với những cội nguồn, với trung tâm của Giáo Hội, nơi mà Chúa Giêsu đã giảng dạy, chịu khổ nạn, chịu chết và chịu táng xác. Người ta đã tưởng như là mọi sự đã kết thúc. Philatô đã đưa lính đến canh giữ mồ Chúa; các người Do Thái đã muốn một tảng đá lớn được lăn và lấp cửa mồ Ngài. Họ muốn mọi chuyện được chấm dứt vĩnh viễn với cái chết của Chúa. Họ muốn tẩy xóa hình ảnh của Chúa Giêsu trong ký ức của tất cả mọi người, kể cả họ.” Nhưng Chúa Giêsu Kitô đã phục sinh tại Jerusalem và Chúa đã hiện ra với rất nhiều người. Giáo Hội đã hân hoan bởi vì Chúa phán: ‘Hãy vững tin: Ta đã chiến thắng thế gian.’”

LỜI BÌNH LUẬN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
Vào ngày cuối của tuần lễ Linh Thao, Đức Gioan Phaolô II đã nói với Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận những lời rất thân mật để cám ơn Đức Cha về những bài suy niệm. “Chúng ta vừa trãi qua những ngày dài đầy nhiệt huyết lắng nghe Chúa Thánh Linh nói với con tim chúng ta trong thinh lặng và sự suy gẫm cẩn trọng Lời của Chúa.”

Khi bình luận về những bài suy niệm của Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Về Công Lý Và Hòa Bình, ĐTC công nhận rằng: “Đức Cha đã hướng dẫn chúng ta trong việc đào sâu thêm ơn gọi làm chứng nhân hy vọng rao giảng tin mừng trong đầu thiên niên kỷ thứ ba này. Là một chứng nhân của Thập Giá, suốt trong những năm dài tù đày khi còn ở Việt Nam, Đức Cha nhiều lần đã kể cho chúng ta nghe về những biến cố và sự việc xảy ra trong lúc ngài bị bắt giữ một cách tàn nhẫn, đễ nhấn mạnh là chúng ta bao giờ cũng có niềm an ủi vững chắc rằng khi mọi chuyện xung quanh ta hầu như sụp đổ, ngay cả trong tâm hồn chúng ta, Chúa Giêsu Kitô vẫn không ngừng hỗ trợ chúng ta. Chúng ta cám ơn Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận về những lời chứng tá của ngài, đặc biệt rất có ý nghĩa trong Đại Năm Thánh này.”

Đức Thánh Cha đã giải thích rằng “Đức Giêsu tử nạn khổ giá và phục sinh là niềm hy vọng đích thực và duy nhất của chúng ta. Được tăng sức bởi sự giúp đỡ của Chúa, các môn đệ Ngài đã trở nên những người của hy vọng. Nhưng không phải là những hy vọng thoáng qua vì điều đó có thể làm cho họ mệt mỏi và làm thất vọng lòng người, nhưng là niềm hy vọng có thực, món quà của Thiên Chúa đến từ trên cao cóthể đem lại và đặt dưới sự Tốt Lành nhất. Thế giới hôm nay rất cần niềm hy vọng này. Năm Đại Thánh mà chúng ta đang cử hành sẽ dẫn đưa chúng ta từng bước một để đi một cách vững chắc tới những nguyên lý cho niềm hy vọng của người Kitô hữu, điều đó đòi buộc và khuyến khích việc tăng cường sự tín thác nơi Chúa và những sự khoan dung độ lượng hơn nữa đối với những người anh em xung quanh.”

Trong cuốn sách “Đường Hy Vọng” của ngài, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận đã viết về những kinh nghiệm và phản tĩnh của ngài trong suốt 13 năm tù đày ở Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau khi bị cướp và về đến nhà sáng ngày 1/8, tôi viết vội lá đơn tố cáo gửi đi các nơi, vội vàng ăn cơm để chuẩn bị cho chuyến đi Thái Bình vì về tâm linh một khi đã hứa đi thắp hương viếng ai đó thì không thể không đi, nếu không sẽ không được như ý... ngó nghiêng một lúc không thấy có đuôi nào bám theo, tôi đi xe ôm ra bến xe
Muốn giữ vẹn đạo làm con thì bất cứ ai hễ là con người thì cũng phải lo tròn chữ HIẾU. Đặc biệt, trong nền luân lý Đông phương nói chung và Việt nam nói riêng, chữ Hiếu được xem là trọng yếu. Như chúng ta đều biết, Hiếu là tình cảm yêu thương tha thiết đậm đà, thiêng liêng cao quý của con cái
Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v...v… ít
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát. Tôi lò dò mua căn nhà ở đây cũng vì cái lọng che lồng lộng giữa không gian, thoảng hương thông ngan ngát này. Có lẽ cũng vì con đường đẹp và râm mát nên rất nhiều người đi bộ chọn đi ngang đây. Tôi nghĩ
Tháng bảy hằng năm là ngày giổ của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này ở Phan Thiết, cả gia đình xa gần tụ họp về căn nhà cũ, để cùng ôn lại quảng đời cơ cực của mẹ mà khóc. Riêng tôi, đời tên lính già biệt xứ, không nhà, mất nước, từ lâu chỉ còn biết rửa mặt bằng lệ mắt, để thay cho lòng hối hận của một đứa con
Ni-sư Chân Phước, vị nữ tu mà tôi yêu quý như mẫu thân, là một người tài hoa nhưng rất khiêm nhường, trầm lặng. Ni-sư là tác giả tập thơ “Đường Về”,
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò, của cha mẹ với con cái, của bằng hữu với thân quen .... tùy người đọc đứng ở góc độ nào cũng cảm nhận được năng lượng truyền từ đối tượng mình. Bài thơ chỉ có thế
Suốt chặng đường đời, trong chúng ta, biết bao lần đã cất bước đi về   Đông, tạt qua Tây, xuống Nam, lên Bắc; chúng ta đi vì đủ mọi lý do, vì nhu cầu, vì hoàn cảnh, vì sự đẩy đưa của tình thế, vì cả sự tò mò, mạo hiểm ...... Nhưng chúng ta được sinh ra, rồi đến và đi như mơ, cõi ta-bà là một giấc mơ dài, là một cơn đại mộng
- Thời còn cắp sách đến trường trung học, tôi mê nhất cuốn tiểu thuyết dã sử Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng
Có một vấn đề vô cùng quan trọng và cũng hết sức gần gủi với nếp sống đạo đức luân lý
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.