Hôm nay,  

Suy Niệm Trên Đường Đời: Sống Trong Niềm Vui

1/13/200100:00:00(View: 6261)
Tôi thức dậy sáng sớm ngày đầu năm dương lịch, với dào dạt niềm vui thiêng liêng trong tâm hồn mình.

Tôi dâng lời cầu nguyện đầu tiên, để tri ân Thượng Đế đã cho mình được diễm phúc sống năm mới 2001, khai mạc thế kỷ XXI của thiên niên kỷ thứ ba.

Cùng với toàn thể cộng đoàn dòng tu, tôi cử hành thánh lễ tôn kính Đức Mẹ.

“Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người”, và Người đã ban Đức Yêsu cho chúng ta qua Trinh Nữ Maria.

Cảm tạ Mẹ đã “xin vâng” ý muốn tối thượng của Đấng Toàn Năng, để nhờ đó, con được cứu rỗi, khỏi tội lỗi và sự chết thiên thu.

Trong Bí Tích Tạ Ơn, tôi thầm lặng thực hiện một điều dốc lòng, hay cam kết, với Chúa, cho cuộc đời nhỏ bé của mình, khi bước vào những ngày tháng mới: SỐNG TRONG NIỀM VUI.

Sống trong niềm vui, khi tôi nhận biết mình là con Thượng Đế.
Sống trong niềm vui, khi tôi tin Người yêu thương tôi vô biên.
Sống trong niềm vui, khi tôi tiếp tục mở rộng lòng mình cho Người.
Sống trong niềm vui, khi tôi dâng hiến thân phận mình cho Người.
Sống trong niềm vui, khi tôi hàng phục thiên ý nhiệm mầu của Người.
Sống trong niềm vui, khi tôi chấp nhận mọi sự xảy đến đều bởi quyền năng Người.
Sống trong niềm vui, khi tôi dấn thân phục vụ tha nhân, không phân biệt ngôn ngữ, mầu da.
Sống trong niềm vui, khi tôi cảm thông, không bao giờ chỉ trích, hoặc kết án ai.
Sống trong niềm vui, khi tôi nhạy bén, nhạy cảm, trước những đau khổ của anh em mình.
Sống trong niềm vui, khi tôi chia sẻ tinh thần cùng những mảnh đời rách nát, thảm thương.
Sống trong niềm vui, khi tôi biếu tặng vật chất cùng những hoàn cảnh thiếu thốn, khó nghèo.
Sống trong niềm vui, khi tôi trở thành bạn thân của mọi khuôn mặt gặp gỡ trên đường hành hương.


Sống trong niềm vui, khi tôi cố gắng dành chỗ cho hết thảy nhân loại trong trái tim mình.

Tôi thấy “sống trong niềm vui” là lý tưởng tuyệt vời cao đẹp cho đời mình, nhưng tôi cũng thấy “sống trong niềm vui” chẳng phải là điều dễ đạt, vì tôi rất yếu đuối, phàm hèn.

Nhưng tôi tha thiết cầu xin Thượng Đế khấng ban sự khôn ngoan và sức mạnh của Người cho mình.

Và chỉ với ân sủng chứa chan của Người, tôi sẽ “sống trong niềm vui” bất tận, khôn tả, của không gian và thời gian trước mặt, trên dương gian này là “chốn lưu đày”.

(Tu Viện Majella, Baldwin Park, CA, 1-1-2001)

HỘP THƯ TỪ THIỆN: Tu sĩ Nguyễn Văn Thật, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, vừa gửi đến chúng tôi một lá thư trình bày tình cảnh đau khổ của một gia đình ở miền Bắc như sau: “Trong dịp đi thăm đồng bào nghèo, con đã gặp một gia đình hạ sinh một cháu gái đầu lòng, nay được 8 tháng tuổi, bị khuyết tật với hai chân dính liền vào nhau. Ngay sau lúc sinh, nhà thương đã giải phẫu tách hai chân bé ra, nhưng hai bàn chân của bé không được bình thường. Nếu để bé đứng thì hai chân bé sẽ nghiêng 90 độ so với bàn chân của chúng ta. Ngoài ra bé còn bị sai khớp háng nữa. Để bé được bình thường, bác sĩ đề nghị sẽ phẫu thuật cho bé làm 3 đợt: trước hết là phẫu thuật nắn lại khớp háng. Sau đó là phẫu thuật 2 đợt nắn lại hai bàn chân cho bé. Ba lần phẫu thuật sẽ tốn kém nhiều tiền, trong khi hiện giờ cha mẹ của bé không đủ khả năng lo cho con mình. Vậy, con gửi thư trình Cha để xin Cha và quí Ân Nhân thương giúp bé.” Chân thành cảm tạ trước các độc giả xa gần sẽ yêu thương giúp đỡ cho em bé tàn tật trên đây. Mọi quà tặng của Quý Vị, xin vui lòng gửi về: LM. Nguyễn Thanh Sơn, 3452 Big Dalton Ave. Baldwin Park, CA 91706. ĐT: (626) 337-7735. E-mail: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhân sắp tới Lễ Mùa Khai Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, nhà văn Nguyễn Hùynh Mai, tác giả Cô Bé Làng Hòa Hảo gởi tới tòa soạn
Ngôi chùa từ lâu im vắng khói hương, sáng nay bỗng xôn xao bởi muôn tấm lòng nao nức đang tìm về. Những bóng áo lam thấp thoáng từ góc phố, nơi đậu xe cho tới trước lối vào chánh điện
Trường sinh bất lão, là một trong những mộng lớn của con người nhưng xưa nay, đâu có ai, dù hạng đế vương hiển hách như Tần Thỉ Hoàng, Hán Cảnh Đế, Thành Cát Tư Hãn.. cũng chưa hề
“Tiễn biệt trần gian như ảo mộng Thế nhân ta gọi thế nhân ơi Cho tôi thấy bóng mờ hương khói Đi đến bờ kia của cuộc đời” Trong một bài thơ khác có tên “Mộng Ảo”, Ngài viết: “Người đi vào cõi mênh mông
Thầy đã đi rồi buổi sáng nay Giọt sương vừa rụng giữa bàn tay Tiếng chuông thiền tịnh ngân chưa dứt Mà học trò xưa vĩnh biệt thầy Thầy hết đau rồi, tâm thảnh thơi
Thật ra, đã là một con người, có cùng nhiều trạng thái tâm tình và tâm linh
Nếu sức khỏe là đề tài lớn của con người thì "sống" và "chết" hay "sống" và "ra đi" cũng là đề tài được bàn luận nhiều trong các tôn giáo.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, dù đang bận rộn vì khóa tu cho hơn 600 người Ý tại Làng Mai (Pháp) - cũng phải có mặt tại Hoa Kỳ 10 ngày (từ 9 Sept/06 đến 19 Sept/06). Mục đích Thiền Sư Nhất Hạnh đi Mỹ ần này là để gặp Đức Đạt - Lai Lạt
Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc từ bao lâu nay là điều không thể phủ nhận. Tư tưởng, nội dung, hình thức lễ nghi của Phật Giáo Bắc tông Việt Nam không thể nói là không xuất nguồn từ Phật Giáo Trung Quốc được. Tư tưởng
Lúc sau này, tôi hay bị những câu thơ ngắn quyến rũ, khi thì bốn câu, khi thì chỉ hai câu thôi cũng đủ khiến tôi ngơ ngẩn, nghĩ suy hoặc có lúc chẳng nghĩ, chẳng suy gì nhưng âm hưởng lời thơ cứ lặng thầm cuốn hút, như chiếc lá đã rơi xuống giòng sông, không thể cưỡng lại để không trôi theo con nước.Chiều nay, bốn câu thơ mãi quẩn quanh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.