Hôm nay,  

Người Là Nhu Cầu Tối Cần Thiết Cho Sự Tu Học

10/09/200700:00:00(Xem: 38784)

Chủ quan hay cái tôi là nguồn gốc làm dậy khởi bao nhiêu sự rối loạn nội tâm.

Chủ quan là nhìn một chiều theo cái muốn của cái tôi. Cái tôi nghĩ như vầy, muốn như vầy, và điều gì ngược lại hay giống như cái tôi nghĩ, cái tôi muốn, thì tạo ra rối loạn tâm tư, tạo sự bực mình hay buồn bã.

Khi cái tôi mất, thì khách quan xuất hiện, vì chủ quan và khách quan là hai mặt của một đồng tiền. Cái này có thì cái kia không có.

Cái tôi mất, khách quan xuất hiện, thì tai lắng nghe kỹ hơn, và hiểu hơn, vì khách quan là mở tai, nghe một cách không phản ứng, không so sánh với cái tôi đang muốn như thế này hay như thế kia.

Tâm thân ý luôn xáo trộn về mặt đạo lẫn đời khi cái tôi đầy chủ quan của bản tánh tham sân si hỉ nộ ái ố hiện diện làm bức rào chắn ngang tất cả những gì hiện diện quanh ta, từ âm thanh đến sắc tướng.

Cái tôi chủ quan giống như một mô hình hay nhiều mô hình do ta hay người tạo sẵn nằm trong tâm thân ý của ta. Nó làm một bàn cân hay một cây thước đo tất cả mọi việc đến với ta. Và vì nó mà ta cảm thấy không hài lòng khi những gì quanh ta xảy ra khác với các mô hình có sẵn.

Chừng nào mà ta chưa đập vỡ những mô hình trong tâm thân ý của ta, thì ngày đó ta vẫn còn bị xáo trộn tư tưởng và con đường ta đi vẫn chưa thẳng tắp mà còn ngoằn ngoèo không lối thoát.

Phải quả cảm đập bỏ những mô hình trong bộ nhớ của mình, dù có tiếc rẻ nó vì ta cũng nhờ nó mà tự học hỏi để trưởng thành.

Tất cả những mô hình đã đào luyện cho ta có ngày hôm nay cần được vứt bỏ đi, sau khi ta sử dụng như là một phương tiện tiến hóa trên con đường phát triển trí thức, tri thức, học thức, nhận thức, và thức giác.

Tất cả những mô hình đó chỉ giúp cho chính ta, nhưng nay ta chỉ có thể giúp người nếu có khả năng mạnh tay đập vỡ chúng.

Đập vỡ những mô hình khuôn khổ trong ta, ví như đập những chiếc thuyền đã đưa ta đến bến bờ giác ngộ.

Bờ giác ngộ không phải chỉ có một mà có nhiều bờ, vì ta phải vượt qua bao con sông, nhỏ có lớn có, nước chảy mạnh có nước lờ đờ có, êm đềm xuôi chèo mát mái cũng có.

Mỗi lần vượt qua sông ta phải đập vỡ thuyền để không có lúc luyến tiếc quày thuyền trở lại bến cũ vì luyến tiếc cái tôi đầy tham sân si.

Nếu thật sự tu tập ta mới thấy thiên nan vạn nan, để vượt bao con sông, đập vỡ bao chiếc thuyền. Càng vượt nhiều, càng đập thuyền nhiều mới biết bến bờ giác ngộ thật sự xa vời và có biết bao lần ta mừng rỡ hạnh phúc vì tưởng mình đã thật sự đến Bến.

Con đường đạo càng tu học càng phải giật mình thấy cái tôi của mình quả là quá khó khăn để sửa đổi. Mỗi lần ta thấy cái sai của người, là ta phải tức khắc nhìn phản chiếu lại chính mình. Cái gì mà mình không thấy, lúc đó tức khắc sẽ thấy ngay.

Vậy thì tu tập mà tách biệt trần thế thì thật sự khó thấy mình, vì ta không thể nhìn thấy mình khi thiếu tấm gương.

Ta cần người như cần tấm gương soi mình để tu học và sửa đổi.

Vậy người là nhu cầu tối cần thiết cho sự tu học./.

27-8-2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngôi chùa từ lâu im vắng khói hương, sáng nay bỗng xôn xao bởi muôn tấm lòng nao nức đang tìm về. Những bóng áo lam thấp thoáng từ góc phố, nơi đậu xe cho tới trước lối vào chánh điện
Trường sinh bất lão, là một trong những mộng lớn của con người nhưng xưa nay, đâu có ai, dù hạng đế vương hiển hách như Tần Thỉ Hoàng, Hán Cảnh Đế, Thành Cát Tư Hãn.. cũng chưa hề
“Tiễn biệt trần gian như ảo mộng Thế nhân ta gọi thế nhân ơi Cho tôi thấy bóng mờ hương khói Đi đến bờ kia của cuộc đời” Trong một bài thơ khác có tên “Mộng Ảo”, Ngài viết: “Người đi vào cõi mênh mông
Thầy đã đi rồi buổi sáng nay Giọt sương vừa rụng giữa bàn tay Tiếng chuông thiền tịnh ngân chưa dứt Mà học trò xưa vĩnh biệt thầy Thầy hết đau rồi, tâm thảnh thơi
Thật ra, đã là một con người, có cùng nhiều trạng thái tâm tình và tâm linh
Nếu sức khỏe là đề tài lớn của con người thì "sống" và "chết" hay "sống" và "ra đi" cũng là đề tài được bàn luận nhiều trong các tôn giáo.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, dù đang bận rộn vì khóa tu cho hơn 600 người Ý tại Làng Mai (Pháp) - cũng phải có mặt tại Hoa Kỳ 10 ngày (từ 9 Sept/06 đến 19 Sept/06). Mục đích Thiền Sư Nhất Hạnh đi Mỹ ần này là để gặp Đức Đạt - Lai Lạt
Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc từ bao lâu nay là điều không thể phủ nhận. Tư tưởng, nội dung, hình thức lễ nghi của Phật Giáo Bắc tông Việt Nam không thể nói là không xuất nguồn từ Phật Giáo Trung Quốc được. Tư tưởng
Lúc sau này, tôi hay bị những câu thơ ngắn quyến rũ, khi thì bốn câu, khi thì chỉ hai câu thôi cũng đủ khiến tôi ngơ ngẩn, nghĩ suy hoặc có lúc chẳng nghĩ, chẳng suy gì nhưng âm hưởng lời thơ cứ lặng thầm cuốn hút, như chiếc lá đã rơi xuống giòng sông, không thể cưỡng lại để không trôi theo con nước.Chiều nay, bốn câu thơ mãi quẩn quanh
Sau khi bị cướp và về đến nhà sáng ngày 1/8, tôi viết vội lá đơn tố cáo gửi đi các nơi, vội vàng ăn cơm để chuẩn bị cho chuyến đi Thái Bình vì về tâm linh một khi đã hứa đi thắp hương viếng ai đó thì không thể không đi, nếu không sẽ không được như ý... ngó nghiêng một lúc không thấy có đuôi nào bám theo, tôi đi xe ôm ra bến xe
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.