Hôm nay,  

Khác Biệt Giữa Chiếu Khán B1/B2 và WT

7/1/202200:00:00(View: 4089)

 

4.h. Di tru Le Minh Hai - Oct 2019
Lê Minh Hải

Văn phòng Robert Mullins International thường nhận nhiều câu hỏi về di trú của độc giả và thân chủ.  Chúng tôi sẽ lần lược đăng tải những câu hỏi tiêu biểu đa số quý vị có cùng một thắc mắc.  Bài viết tuần này chúng tôi sẽ nói đến câu hỏi về sự khác biệt cũng như quyền lợi di trú và không-di-trú giữa hai loại chiếu khán B1/B2 chiếu khán tham quan du lịch, và WT, chiếu khán miễn thị thực.
 
Có hai điểm cần nói ở đây: Điểm thứ nhất, trước đây, tất cả những người có chiếu khán loại WT bị ngăn cấm không được xin chuyển diện khi đang ở Hoa Kỳ. Họ phải trở về nước của họ khi chiếu khán hết hạn. Họ được yêu cầu phải rời khỏi Hoa Kỳ mà không thể thay đổi diện chiếu khán của họ.
 
Tuy nhiên, từ trước đại dịch Covid-19 cho đến nay, Sở di trú đưa ra quy định những du khách đến Mỹ thuộc hai loại chiếu khán trên không được gia hạn hay chuyển diện trong vòng 90 ngày đầu tiên, nếu không có những lý do chính đáng, ngoài sự kiểm soát của bản thân.  Riêng đối với những đương đơn xin chuyển diện từ chiếu khán loại WT vẫn có thể được xem xét, nếu họ đã kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong thời gian thăm viếng Hoa Kỳ.
 
Điểm thứ hai là những người có chiếu khán loại B1/B2 không bị ngăn cấm nộp đơn xin chuyển diện sau 90 ngày thăm viếng Hoa Kỳ.  Có nhiều hồ sơ được yêu cầu giải thích và chứng minh sinh hoạt của đương đơn trong 90 ngày đầu ở Mỹ, là có phù hợp với mục đích du lịch ban đầu hay không? Vì thế, nếu du khách có chiếu khán B1/B2 được Sở di trú cho phép ở Hoa Kỳ 3 tháng hay 6 tháng khi nhập cảnh Hoa Kỳ, họ cũng nên thận trọng tuân hành các quy định và duy trì tình trạng hợp lệ lưu trú tại Hoa Kỳ, để có quyền lợi di trú khi kết hôn với một công dân Hoa Kỳ hay thường trú nhân Hoa Kỳ.
 
Câu hỏi thứ hai về một phụ nữ ở Việt Nam đang chờ phỏng vấn xin chiếu khán (visa) diện chồng bảo lãnh vợ. Cha mẹ của cô đã từng du lịch sang Hoa Kỳ năm ngoái nhưng đã ở quá hạn kỳ cho phép của chiếu khán du lịch. Việc ở quá hạn này sẽ ảnh hưởng ra sao đối với đơn xin chiếu khán di dân của cô ta?
 
Câu trả lời là nếu người phụ nữ ở Việt Nam đã làm mọi điều hợp lệ và đúng đắn thì sẽ không bị những ảnh hưởng bất lợi từ hậu quả ở quá hạn cư trú của cha mẹ cô. Trở ngại duy nhất trong gia đình này sẽ thuộc về cha mẹ, vì họ được xem như sẽ khó có thể xin chiếu khán du lịch được nữa, ít nhất trong một thời gian dài trên 3 năm.
 
Trong tất cả những hồ sơ xin chiếu khán, Sở di trú và Lãnh sự Hoa Kỳ chỉ nhìn vào những bằng chứng quan hệ tình cảm giữa hai người.  Vì thế, người phụ nữ kể trên đã kết hôn hợp pháp với người bảo lãnh của cô và nếu họ có thể trưng dẫn những bằng chứng quan hệ vợ chồng dầy đủ và trung thực thì kết quả cuộc phỏng vấn sẽ rất thuận lợi.
  
Hỏi Đáp Di Trú
 
- Hỏi: Liên quan đến việc Sở di trú USCIS duyệt xét đơn xin Thẻ Xanh của người hôn phối ngoại quốc, những trở ngại chính yếu nào mà những người có chiếu khán loại WT và B1/B2 phải đối diện?

- Đáp: Họ sẽ phải thuyết phục Sở di trú rằng liên hệ của họ rất chân thật, mặc dù họ chỉ quen nhau trong thời gian ngắn. Và có thể Sở di trú sẽ cáo buộc người hôn phối ngoại quốc đã toan tính che dấu ý đồ đầu tiên khi nộp đơn xin chiếu khán loại B1/B2 hoặc WT. Họ có thể cho rằng người ngoại kiều này muốn tránh phải chờ đợi tiến trình duyệt xét chiếu khán ở nước ngoài lâu dài và vì thế cố tìm cách xin chiếu khán du lịch.
  
- Hỏi: Lãnh sự Hoa Kỳ và Sở di trú có lưu hồ sơ về việc chiếu khán quá hạn của cha mẹ kể trên không?
 
- Đáp: Có. Cả hai cơ quan này đều lưu trữ những hồ sơ ở quá hạn, nhưng hồ sơ này không bao gồm hồ sơ của người con gái đang nộp đơn xin chiếu khán diện vợ chồng. Vì thế, việc ở quá hạn của cha mẹ sẽ không gây những tình huống xấu cho người con gái.
 
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay trên các trang mạng xã hội và trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com  Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
- Những cuộc hẹn khẩn cấp nào được Lãnh sự Hoa Kỳ tiếp xúc? - Những Con Số Chiếu Khán Đầu Tư EB-5 Trong Tài Khóa 2020 và 2021 - Nghị Trình Di Trú Của TT Trump Và Ông Biden Ra Sao? - Lịch cấp chiếu khán và chuyển diện cư trú tại Hoa Kỳ tháng 8/2020
(Robert Mullins International) Vào ngày 16 tháng Bảy năm 2020 vừa qua, Tổng thống Trump đã chỉ thị cho Sở di trú USCIS từ chối nhận đơn mới về chương trình DACA, dù phán quyết của Tối Cao Pháp Viện cho phục hồi chương trình DACA. Đây là chương trình tạm thời không trục xuất những thanh niên đã đến Hoa Kỳ bất hợp pháp từ khi còn thơ ấu và cho phép họ được phép làm việc tại Hoa Kỳ.
(Robert Mullins International) 60 ngày đình hõan không cho di dân nhập cảnh Hoa Kỳ đã bị gia hạn cho đến cuối năm 2020. Đó là lý do tại sao Tổng lãnh sự Hoa Kỳ sẽ chỉ cho phép hẹn lại những cuộc phỏng vấn đã bị hủy bỏ trong thời gian qua và chỉ phỏng vấn vợ/chồng và con nhỏ của công dân Hoa Kỳ. Vì thế, theo tuyên bố mới đây của Tòa Bạch Ốc, từ nay cho đến cuối năm nay, các Tòa Lãnh sự chỉ cấp chiếu khán (visa) di dân cho vợ/chồng và con nhỏ của các công dân Hoa Kỳ. Trong năm nay, "con nhỏ" có nghĩa là chỉ có những người con dưới 21 tuổi tính theo Dương lịch mới được đi phỏng vấn. Luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (CSPA) không được áp dụng. Bất cứ người con nào trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ nếu có mặt trong ngày phỏng vấn sẽ bị từ chối.
Ông Trump đã từng hứa hẹn nhiều lần sẽ chấm dứt chương trình DACA. Đây là chương trình do Tổng thống Obama lập ra trong năm 2012. Ông John Roberts, người đứng đầu Tối Cao Pháp Viện, nói rằng hành pháp Trump đã không tuân theo các quy tắc để đưa ra quyết định đúng đắn.
Sở di trú USCIS đang đề nghị hai thay đổi về đơn Bảo Trợ Tài Chánh (tức đơn I-864, Affidavit of Support) và những đơn liên hệ khác là I-864A và I-864EZ. Một trong những thay đổi qua trọng này là sẽ yêu cầu người được bảo lãnh phải cung cấp những thông tin về chương mục ngân hàng trên đơn này. Điều này bao gồm tên của ngân hàng, số chương mục cá nhân (account number), số ký danh ngân hàng (routing number) và tên của tất cả những người có chung trong chương mục ngân hàng
Nhiều người trong các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ ở trong tình trạng bất định, lo âu và sợ hãi về những quy luật mới của Tòa Bạch Ốc, nơi đang có kế họach chống di dân, đặc biệt là những sắc dân không là da trắng. Sở di trú cần cẩn trọng nhìn lại chính mình. Cơ quan này sẽ thấy những lý do tại sao họ không giải quyết được.
Vấn đề đóng cửa ở địa phương đang bắt đầu thả lỏng ở nhiều nước, nhưng việc ngưng du lịch quốc tế nhiều phần sẽ kéo dài hơn. Nhiều nước vẫn đang tập trung vào việc phòng chống làn sóng lây nhiễm thứ hai, vì thế các phi trường, biên giới sẽ vẫn còn đóng cửa hoặc hạn chế trong một thời gian nào đó. Cơn đại dịch này đã thay đổi thế giới. Mọi thứ như ngừng lại.
Nhiều đương đơn đã nhận được thư mời phỏng vấn vào tháng 5- 2020. Tuy nhiên, không có những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán di dân được tiến hành cho đến ngày hôm nay. Cho dù nhận được thư phỏng vấn gần đây, các đương đơn không nên đến Tòa Lãnh sự khi trang mạng của Tòa Lãnh sự vẫn loan báo các cuộc phỏng vấn bị hủy bỏ.
Kể từ ngày thứ Năm, 19 tháng 3 năm 2020, Tòa Đại sứ và Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã hủy bỏ tất cả những cuộc phỏng vấn thường lệ cấp chiếu khán (visa) di dân và phi di dân. Họ sẽ trở lại công việc thường lệ này sớm nhưng chưa thể cho biết chính xác thời gian. Họ sẽ đăng thông báo về việc tái hẹn phỏng vấn cho những đương đơn đã có lịch phỏng vấn nhưng bị hủy bỏ vì đại dịch Covid-19, trên trang mạng điện tử https://vn.usembassy.gov/visas/immigrant-visas/.
(Robert Mullins International) Trong quá khứ, nếu người bảo lãnh nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 tốt là điều duy nhất cần thiết để bảo đảm rằng người được bảo lãnh sẽ không là gánh nặng xã hội. Nhưng kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2020 vừa qua, điều luật mới về gánh nặng xã hội đã có hiệu lực và đã thay đổi hòan tòan trọng tâm của đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 sang một câu hỏi khó khăn khác: Liệu người được bảo lãnh có khả năng trở thành gánh nặng xã hội bất cứ lúc nào trong tương lai không?Nói cách khác, Sở di trú và Tòa Lãnh sự hiện nay đang xem xét khả năng của đương đơn có thể tự túc lo đời sống của mình hay không, kể cả với năng khiếu hoặc với lợi tức trong gia đình ở Hoa Kỳ. Sở di trú hiện dùng mẫu đơn I-944 - Bản Tuyên Bố Về Sự Tự Túc. Sở di trú muốn biết nếu các đương đơn xin Thẻ Xanh có từng nhận bất cứ phúc lợi xã hội về tiền mặt hay không, chẳng hạn như trợ cấp tiền mặt để duy trì lợi tức, hoặc các chương trình xã hội như SSI, TANF, GA.... Trên đơn I-944, những phúc lợi xã hội khác
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.