Hôm nay,  

Ông Trump Ký Sắc Lệnh Hành Pháp Ngưng Cách Ly Những Gia Đình Di Dân Xin Lánh Cư

29/06/201800:00:00(Xem: 2028)
LE MINH HAI_2018-Screen Shot
Lê Minh Hải

 
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng Sáu năm 2018 vừa qua, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để gọi là chấm dứt những sự cách ly gia đình người di dân xin lánh cư ở biên giới phía Nam. Ông nói với phóng viên tại Phòng Bầu Dục rằng chính sách "tuyệt đối không khoan thứ" chống lại việc nhập cảnh qua biên giới bất hợp pháp  sẽ vẫn còn hiệu lực, nhưng sắc lệnh hành pháp sẽ cho phép trẻ em và cha mẹ được sống chung với nhau ở nơi tạm giam.

Ông Trump nói rằng: "Chúng ta sẽ có biên giới rất mạnh mẽ, nhưng chúng ta sẽ giữ những gia đình sống chung với nhau", và "Tôi không thích cảnh hoặc cảm nhận về những gia đình bị chia cách". Tuy nhiên, sang đến ngày 21 tháng Sáu, ông Trump vẫn nói rằng tình trạng những gia đình ở biên giới sẽ vẫn còn bị chia cách. Chính vì thói quen thay đổi chính sách liên tục của ông Trump nên sự khủng hỏang di dân ở  biên giới phía Nam vẫn bất ổn trầm trọng. Giới nhận định thời cuộc đã gọi ông là "Tổng Tư Lệnh Chia Rẽ" thay vì gọi ông là "Tổng Tư Lệnh Quân Đội".

Thỉnh thỏang, ông Trump thừa nhận rằng ông không thể ngưng việc chia cách các gia đình tại biên giới vì luật liên bang và những quyết định của tòa án. Nhưng hiện nay ông đã quyết định thay đổi suy nghĩ sau khi làn sóng chống đối từ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, từ dân chúng và nhất là những hình ảnh thương tâm cùng với tiếng khóc của trẻ em bị giữ trong những lồng sắt trong các trung tâm giam giữ tại biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ.

Sắc lệnh hành pháp của ông Trump sẽ yêu cầu Bộ Nội An Hoa Kỳ giữ những gia đình này đòan tụ với nhau trong khi chờ đợi tòa xử về việc vượt biên giới trái phép. Sắc lệnh này cũng yêu cầu Bộ Tư Pháp tiến hành nhanh những hồ sơ di trú của những gia đình này và yêu cầu Ngũ Giác Đài cung cấp những chỗ do quân đội dựng lên để làm nhà cho các gia đình xin lánh cư.

Tuy nhiên, sắc lệnh của ông Trump dường như sẽ không giải quyết vấn đề này một cách rốt ráo. Một án lệnh tòa năm 1997 nói rằng trẻ em đi cùng với cha mẹ không thể bị giam giữ hơn 20 ngày. Sắc lệnh hành pháp mới của ông Trump sẽ giữ những gia đình này đòan tụ với nhau nhưng đôi khi các trẻ em này sẽ phải ở chung với cha mẹ nhiều hơn 20 ngày.

Ông Trump đã ra lệnh cho Tổng trưởng Tư Pháp Sessions thay đổi án lệnh tòa năm 1997 để chính phủ sẽ được phép giam giữ những gia đình di dân này chung với nhau cho đến khi có thể tiến hành thủ tục pháp lý duyệt xét vấn đề nhập cư bất hợp pháp, xin lánh cư hoặc bị trục xuất.

Cuộc khủng hỏang chia cách gia đình bắt đầu từ quyết định của ban hành pháp Trump vào tháng Tư vừa qua, khi họ ban hành chính sách "tuyệt đối không khoan thứ". Điều này có nghĩa là tất cả những người  vượt biên  bất hợp pháp sẽ bị bắt và sẽ bị đưa ra tòa án hình sự xét xử. Và điều này có nghĩa là họ sẽ phải chia cách với con cái của họ.

Những người muốn xin lánh cư sẽ vẫn được duyệt xét, nhưng Tổng trưởng Tư Pháp Sessions loan báo rằng việc xin lánh cư sẽ không được chấp thuận dựa trên sự bạo hành băng đảng ở Trung Mỹ. Điều này hầu như bảo đảm rằng những người xin lánh cư người Trung Mỹ sẽ bị từ chối. Sắc lệnh hành pháp ngày 20 tháng Sáu vừa qua không đả động gì đến việc này. May mắn thay, những trẻ em sẽ được ở chung với cha mẹ trong khi việc xin lánh cư được duyệt xét.

Chính sách cách ly gia đình khởi đầu từ tháng Tư vừa qua đến từ việc tiếp tục gây chiến của Tòa Bạch Ốc tấn công tất cả di dân da màu. Trong tháng Giêng 2018, ông Trump đã đưa ra một câu tuyên bố vô tiền khóang hậu trong một buổi họp tại Tòa Bạch Ốc. Ông nói rằng ông không muốn người di dân đến Hoa Kỳ  từ những nước không-da-trắng trên thế giới. Ông chỉ muốn di dân đến từ "những quốc gia như Na Uy" chẳng hạn, những nước ở Âu Châu. Đây là nền tảng trong chương trình làm việc về di trú của ông Trump.


Nhiều người quan tâm về di trú hy vọng rằng cử tri ở Hoa Kỳ , những người sinh trưởng ở Hoa Kỳ và công dân Hoa Kỳ gốc di dân, sẽ hiểu ông Trump đang làm gì và, trong tháng 11 bầu cử sắp tới,  sẽ bầu cho những ứng cử viên nào phản đối chương trình nghị sự chống lại di dân và chống lại con người của ông Trump.

Di dân và trục xuất có thể là những vấn đề phức tạp và đôi khi làm nhiều người khó thể nói ai đúng ai sai.

Một phụ nữ ở tiểu bang Indiana đang lo lắng về số phận của các con của bà là công dân Hoa Kỳ nếu bà bị trục xuất. Bà đến từ Mễ Tây Cơ, sống ở tiểu bang Indiana đã 20 năm, và bà sẽ bị trục xuất về nước Mễ trong một ngày rất gần. Mối quan tâm chính của bà là xin sổ thông hành (passport) Hoa Kỳ cho các con của bà để trong trường hợp các con của bà cần rời Mễ Tây Cơ để trở lại Hoa Kỳ.

Bà không thể có sổ thông hành Hoa Kỳ cho hai đứa con 9 tuổi và 3 tuổi của bà. Chồng bà, tức cha của hai cháu bé, đã bị trục xuất về Mễ Tây Cơ chỉ vài tuần trước khi ông có thể ký tên trên đơn xin sổ thông hành Hoa Kỳ cho hai con. Chữ ký của ông bắt buộc phải có trên đơn xin sổ thông hành cho các con của mình.

Một nhân viên thuộc cơ quan Thi Hành Luật Pháp Di Trú và Thuế Quan (ICE) nói rằng người phụ nữ và chồng của bà đã từng khai man là công dân Hoa Kỳ. Hai vợ chồng cũng từng bị trục xuất một lần trước đây. Nhân viên ICE nói rằng "Họ  đã từng bị trục xuất về Mễ Tây Cơ trước đây. Cả hai đều nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ một lần nữa". Vào ngày 27 tháng Năm vừa qua, nhân viên ICE đã tịch thu sổ thông hành Hoa Kỳ của người phụ nữ này mà bà đã có vì đã khai man bất hợp pháp là công dân Hoa Kỳ.

Một số người cho rằng chính phủ đang thi hành luật di trú. Và họ nói rằng những người di dân này đã có chủ ý nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp, và họ phải chịu trách nhiệm về những rắc rối mà chính họ đã gây ra.

Câu hỏi ở đây là hai vợ chồng Mễ Tây Cơ này có xứng đáng nhận được sự thương cảm của mọi người hay không?

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Số trẻ em bị cách ly với gia đình ở biên giới Hoa Kỳ hiện nay là bao nhiêu?

- Đáp:  Hơn 2.300 trẻ em đang bị cách ly với gia đình tại biên giới trong 5 tuần lễ từ ngày 5 tháng Năm đến ngày 9 tháng Sáu năm 2018.

- Hỏi: Điều gì đang xảy ra đối với các trẻ em khi bị cách ly khỏi cha mẹ của chúng?

- Đáp: Những trẻ em này được trao cho Phòng Tái Định Cư Người Tỵ Nạn và được chăm sóc nếu các em đến Hoa Kỳ một mình. Chưa có nguồn tin chắc chắn nào cho thấy làm sao cha mẹ có thể liên lạc với con cái của họ, hoặc có thể đoan chắc rằng họ có thể được đòan tụ trong tương lai. Một số cha mẹ đã bị trục xuất mà không hề có được  bất cứ thông tin cho biết họ có thể tìm lại được con của mình hay không.

- Hỏi: Vì sắc lệnh hành pháp ngày 20 tháng Sáu, các gia đình sẽ không bị cách ly trong tương lai. Nhưng còn những trẻ em đã bị cách ly khỏi cha mẹ từ tháng Tư vừa qua sẽ ra sao?

- Đáp: Sẽ không thể nhanh chóng tái hợp cha mẹ và con của họ. Một số trẻ em đã được trao cho những người thân khác. Một số cha mẹ đã bị trục xuất không có con của mình đi theo. Và một số hồ sơ của chính phủ cho thấy rất khó đi tìm cha mẹ và các con của họ một cách nhanh chóng để họ có thể đòan tụ với nhau.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Lê Minh Hải

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế. Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, những đương đơn xin Điều chỉnh sẽ có thể ra nước ngoài trong khi đơn xin Thẻ xanh của họ còn đang chờ được Sở Di Trú duyệt xét.
Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860.
Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ.
“Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí.
Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại.
Các lãnh sự quán đang vật lộn để quay trở lại thời gian duyệt xét như trước khi Covid, nhưng ở nhiều quốc gia, tiến độ vẫn còn chậm. Vì vậy, nhiều người vẫn hỏi: Diện nào nhanh hơn, chiếu khán hôn phu hôn thê hay vợ chồng?
Omdudsman của Văn phòng Dịch vụ Di trú và Nhập tịch (CIS) đã đưa ra một số cách để các sinh viên F-1 đang tìm kiếm Chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT), có thể tránh bị chậm trễ trong việc duyệt xét đơn I-765, Đơn xin Giấy phép Làm việc. Các cách bao gồm
Nhiều trang web cung cấp hướng dẫn về cách kết hôn trực tuyến ở hạt Utah. Chúng tôi sẽ chỉ đưa ra một số điểm chính về thủ tục này. Các cặp đôi quyết định kết hôn trực tuyến ở Utah và dùng cuộc hôn nhân đó được công nhận cho mục đích di dân vào Hoa Kỳ có thể làm như vậy. Tuy nhiên, trước khi Đơn I-130 có thể được nộp bởi người phối ngẫu là công dân Hoa Kỳ, cặp đôi đó phải có trải qua cuộc chung sống vợ chồng. Nếu cặp đôi không có trải qua cuộc chung sống vợ chồng, Đơn I-130 sẽ bị Sở di trú Hoa kỳ từ chối.
Kể từ tháng 1 năm 2021, số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% và số ca nhập viện giảm gần 91%. Trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID-19 đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Ngày 3 tháng 5 năm 2023. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức triển khai chương trình “Đơn giản hóa việc nhập cảnh”mà đã được thử nghiệm ở nhiều thành phố khác nhau từ năm 2021 đến năm 2022. Mục đích là để làm nhanh gọn thủ tục nhập cảnh cho du khách quốc tế tại tất cả 238 sân bay đến ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.