Hôm nay,  

Ông Trump Ký Sắc Lệnh Hành Pháp Ngưng Cách Ly Những Gia Đình Di Dân Xin Lánh Cư

29/06/201800:00:00(Xem: 2032)
LE MINH HAI_2018-Screen Shot
Lê Minh Hải

 
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Đề tài trên đây cũng được thảo luận trực tiếp trên trang nhà của văn phòng, www.rmiodp.com, tiết mục Radio, vào mỗi tối  thứ Tư, từ 7:00-8:00 giờ và Facebook.com/rmiodp

(Robert Mullins International) Ngày 20 tháng Sáu năm 2018 vừa qua, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để gọi là chấm dứt những sự cách ly gia đình người di dân xin lánh cư ở biên giới phía Nam. Ông nói với phóng viên tại Phòng Bầu Dục rằng chính sách "tuyệt đối không khoan thứ" chống lại việc nhập cảnh qua biên giới bất hợp pháp  sẽ vẫn còn hiệu lực, nhưng sắc lệnh hành pháp sẽ cho phép trẻ em và cha mẹ được sống chung với nhau ở nơi tạm giam.

Ông Trump nói rằng: "Chúng ta sẽ có biên giới rất mạnh mẽ, nhưng chúng ta sẽ giữ những gia đình sống chung với nhau", và "Tôi không thích cảnh hoặc cảm nhận về những gia đình bị chia cách". Tuy nhiên, sang đến ngày 21 tháng Sáu, ông Trump vẫn nói rằng tình trạng những gia đình ở biên giới sẽ vẫn còn bị chia cách. Chính vì thói quen thay đổi chính sách liên tục của ông Trump nên sự khủng hỏang di dân ở  biên giới phía Nam vẫn bất ổn trầm trọng. Giới nhận định thời cuộc đã gọi ông là "Tổng Tư Lệnh Chia Rẽ" thay vì gọi ông là "Tổng Tư Lệnh Quân Đội".

Thỉnh thỏang, ông Trump thừa nhận rằng ông không thể ngưng việc chia cách các gia đình tại biên giới vì luật liên bang và những quyết định của tòa án. Nhưng hiện nay ông đã quyết định thay đổi suy nghĩ sau khi làn sóng chống đối từ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, từ dân chúng và nhất là những hình ảnh thương tâm cùng với tiếng khóc của trẻ em bị giữ trong những lồng sắt trong các trung tâm giam giữ tại biên giới Hoa Kỳ - Mễ Tây Cơ.

Sắc lệnh hành pháp của ông Trump sẽ yêu cầu Bộ Nội An Hoa Kỳ giữ những gia đình này đòan tụ với nhau trong khi chờ đợi tòa xử về việc vượt biên giới trái phép. Sắc lệnh này cũng yêu cầu Bộ Tư Pháp tiến hành nhanh những hồ sơ di trú của những gia đình này và yêu cầu Ngũ Giác Đài cung cấp những chỗ do quân đội dựng lên để làm nhà cho các gia đình xin lánh cư.

Tuy nhiên, sắc lệnh của ông Trump dường như sẽ không giải quyết vấn đề này một cách rốt ráo. Một án lệnh tòa năm 1997 nói rằng trẻ em đi cùng với cha mẹ không thể bị giam giữ hơn 20 ngày. Sắc lệnh hành pháp mới của ông Trump sẽ giữ những gia đình này đòan tụ với nhau nhưng đôi khi các trẻ em này sẽ phải ở chung với cha mẹ nhiều hơn 20 ngày.

Ông Trump đã ra lệnh cho Tổng trưởng Tư Pháp Sessions thay đổi án lệnh tòa năm 1997 để chính phủ sẽ được phép giam giữ những gia đình di dân này chung với nhau cho đến khi có thể tiến hành thủ tục pháp lý duyệt xét vấn đề nhập cư bất hợp pháp, xin lánh cư hoặc bị trục xuất.

Cuộc khủng hỏang chia cách gia đình bắt đầu từ quyết định của ban hành pháp Trump vào tháng Tư vừa qua, khi họ ban hành chính sách "tuyệt đối không khoan thứ". Điều này có nghĩa là tất cả những người  vượt biên  bất hợp pháp sẽ bị bắt và sẽ bị đưa ra tòa án hình sự xét xử. Và điều này có nghĩa là họ sẽ phải chia cách với con cái của họ.

Những người muốn xin lánh cư sẽ vẫn được duyệt xét, nhưng Tổng trưởng Tư Pháp Sessions loan báo rằng việc xin lánh cư sẽ không được chấp thuận dựa trên sự bạo hành băng đảng ở Trung Mỹ. Điều này hầu như bảo đảm rằng những người xin lánh cư người Trung Mỹ sẽ bị từ chối. Sắc lệnh hành pháp ngày 20 tháng Sáu vừa qua không đả động gì đến việc này. May mắn thay, những trẻ em sẽ được ở chung với cha mẹ trong khi việc xin lánh cư được duyệt xét.

Chính sách cách ly gia đình khởi đầu từ tháng Tư vừa qua đến từ việc tiếp tục gây chiến của Tòa Bạch Ốc tấn công tất cả di dân da màu. Trong tháng Giêng 2018, ông Trump đã đưa ra một câu tuyên bố vô tiền khóang hậu trong một buổi họp tại Tòa Bạch Ốc. Ông nói rằng ông không muốn người di dân đến Hoa Kỳ  từ những nước không-da-trắng trên thế giới. Ông chỉ muốn di dân đến từ "những quốc gia như Na Uy" chẳng hạn, những nước ở Âu Châu. Đây là nền tảng trong chương trình làm việc về di trú của ông Trump.


Nhiều người quan tâm về di trú hy vọng rằng cử tri ở Hoa Kỳ , những người sinh trưởng ở Hoa Kỳ và công dân Hoa Kỳ gốc di dân, sẽ hiểu ông Trump đang làm gì và, trong tháng 11 bầu cử sắp tới,  sẽ bầu cho những ứng cử viên nào phản đối chương trình nghị sự chống lại di dân và chống lại con người của ông Trump.

Di dân và trục xuất có thể là những vấn đề phức tạp và đôi khi làm nhiều người khó thể nói ai đúng ai sai.

Một phụ nữ ở tiểu bang Indiana đang lo lắng về số phận của các con của bà là công dân Hoa Kỳ nếu bà bị trục xuất. Bà đến từ Mễ Tây Cơ, sống ở tiểu bang Indiana đã 20 năm, và bà sẽ bị trục xuất về nước Mễ trong một ngày rất gần. Mối quan tâm chính của bà là xin sổ thông hành (passport) Hoa Kỳ cho các con của bà để trong trường hợp các con của bà cần rời Mễ Tây Cơ để trở lại Hoa Kỳ.

Bà không thể có sổ thông hành Hoa Kỳ cho hai đứa con 9 tuổi và 3 tuổi của bà. Chồng bà, tức cha của hai cháu bé, đã bị trục xuất về Mễ Tây Cơ chỉ vài tuần trước khi ông có thể ký tên trên đơn xin sổ thông hành Hoa Kỳ cho hai con. Chữ ký của ông bắt buộc phải có trên đơn xin sổ thông hành cho các con của mình.

Một nhân viên thuộc cơ quan Thi Hành Luật Pháp Di Trú và Thuế Quan (ICE) nói rằng người phụ nữ và chồng của bà đã từng khai man là công dân Hoa Kỳ. Hai vợ chồng cũng từng bị trục xuất một lần trước đây. Nhân viên ICE nói rằng "Họ  đã từng bị trục xuất về Mễ Tây Cơ trước đây. Cả hai đều nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ một lần nữa". Vào ngày 27 tháng Năm vừa qua, nhân viên ICE đã tịch thu sổ thông hành Hoa Kỳ của người phụ nữ này mà bà đã có vì đã khai man bất hợp pháp là công dân Hoa Kỳ.

Một số người cho rằng chính phủ đang thi hành luật di trú. Và họ nói rằng những người di dân này đã có chủ ý nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp, và họ phải chịu trách nhiệm về những rắc rối mà chính họ đã gây ra.

Câu hỏi ở đây là hai vợ chồng Mễ Tây Cơ này có xứng đáng nhận được sự thương cảm của mọi người hay không?

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Số trẻ em bị cách ly với gia đình ở biên giới Hoa Kỳ hiện nay là bao nhiêu?

- Đáp:  Hơn 2.300 trẻ em đang bị cách ly với gia đình tại biên giới trong 5 tuần lễ từ ngày 5 tháng Năm đến ngày 9 tháng Sáu năm 2018.

- Hỏi: Điều gì đang xảy ra đối với các trẻ em khi bị cách ly khỏi cha mẹ của chúng?

- Đáp: Những trẻ em này được trao cho Phòng Tái Định Cư Người Tỵ Nạn và được chăm sóc nếu các em đến Hoa Kỳ một mình. Chưa có nguồn tin chắc chắn nào cho thấy làm sao cha mẹ có thể liên lạc với con cái của họ, hoặc có thể đoan chắc rằng họ có thể được đòan tụ trong tương lai. Một số cha mẹ đã bị trục xuất mà không hề có được  bất cứ thông tin cho biết họ có thể tìm lại được con của mình hay không.

- Hỏi: Vì sắc lệnh hành pháp ngày 20 tháng Sáu, các gia đình sẽ không bị cách ly trong tương lai. Nhưng còn những trẻ em đã bị cách ly khỏi cha mẹ từ tháng Tư vừa qua sẽ ra sao?

- Đáp: Sẽ không thể nhanh chóng tái hợp cha mẹ và con của họ. Một số trẻ em đã được trao cho những người thân khác. Một số cha mẹ đã bị trục xuất không có con của mình đi theo. Và một số hồ sơ của chính phủ cho thấy rất khó đi tìm cha mẹ và các con của họ một cách nhanh chóng để họ có thể đòan tụ với nhau.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe  chương trình phát thanh và phát hình trực tiếp của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7-8PM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM và trên trang nhà của văn phòng: www.rmiodp.com, mục Radio, hay www.facebook.com/rmiodp. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: Văn Phòng mới trong khu Hanoi Plaza, trên đường Bolsa (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (779 Story Road, phía trước Wal Mart), Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Lê Minh Hải

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang tăng lệ phí xin chiếu khán để hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và các hoạt động lãnh sự của mình. Để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt độngthì cần phải dựa vào lệ phí của người dùng. Lần cập nhật lệ phí gần đây nhất là vào năm 2012 và 2014.
Ba năm sau khi đại dịch bắt đầu, thị trường lao động nóng đỏ cuối cùng cũng bắt đầu hạ nhiệt. Trong thời kỳ đại dịch, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động là do số lượng người di dân giảm. Người di dân thường chiếm phần lớn trong việc tăng trưởng lực lượng lao động.
Những người di dân Trung Quốc, lo lắng về kinh tế và áp bức chính phủ, đang thực hiện những hành trình nguy hiểm đến Hoa Kỳ với số lượng lớn hơn trước. Con số càng ngày càng tăng những người Trung Quốc vượt biên vào Hoa Kỳ mà không có chiếu khán, thường được thực hiện bằng các hành trình nguy hiểm qua một số quốc gia và dùng mạng xã hội làm hướng dẫn. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ là những người thuộc tầng lớp bậc trung, họ chỉ cảm thấy rằng các cơ hội ở Trung Quốc đang giảm dần, và tình hình chính trị đã trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Vì vậy, họ đang tìm mọi cách để thoát khỏi Trung Quốc.
Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ loại bỏ yêu cầu lấy dấu vân tay và lệ phí 85 Mỹ kim đối với những Đương đơn I-526E, Đơn xin di dân của các Nhà đầu tư Trung tâm vùng. Đương đơn không còn cần phải nộp lệ phí cho các dịch vụ lấy dấu vân tay cùng với Đơn I-526E của họ. Kể từ năm 2022, Sở Di Trú đã nhận được khoảng 980 đơn I-526E nộp kèm theo lệ phí lăn tay. Họ sẽ hoàn trả các khoản phí này trong thời gian tới. Người nộp đơn không cần phải liên hệ với Sở Di Trú để yêu cầu được hoàn lại tiền.
Đạo luật Liêm chính và Cải tổ EB-5 (RIA) năm 2022 hiện cho phép các nhà đầu tư EB-5 hợp lệ và các thành viên gia đình phụ thuộc của họ nộp Mẫu I-485, Đơn xin Điều chỉnh Tình trạng cùng lúc khi nhà đầu tư EB-5 nộp Mẫu I- 526E, Đơn xin di dân của Nhà đầu tư Trung tâm vùng, hoặc ở bất kỳ thời điểm nào trước khi Mẫu I-526 được duyệt xét. Đối với những nhà đầu tư EB-5 trực tiếp trên thế giới, bao gồm công dân Việt Nam, được nộp hồ sơ xin điều chỉnh cùng lúc khi họ đang có mặt hợp lệ tại Hoa Kỳ.
Điều gì xảy ra nếu bạn kết hôn với một công dân Hoa Kỳ trong khi đơn xin tị nạn của bạn đang chờ duyệt xét? Bài viết này sẽ thảo luận về các lựa chọn của bạn khi bạn có thể đủ điều kiện nhận được cả hai loại lợi ích di trú. Bạn có thể bị từ chối tị nạn nếu, chẳng hạn như, ở quốc gia của bạn có một nơi an toàn mà bạn có thể di chuyển đến. Đối với thẻ xanh diện hôn nhân, trong hầu hết các trường hợp, những người đủ điều kiện để điều chỉnh tình trạng và có mối quan hệ chân thật với vợ/chồng là công dân Hoa Kỳ sẽ có thể nhận được thẻ xanh mà không gặp nhiều khó khăn.
) Việc nộp đơn xin một sổ thông hành mới trước khi đi du lịch nước ngoài có thể đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng cần chiếu khán trong sổ thông hành mới. Nhiều quốc gia yêu cầu sổ thông hành của bạn phải còn giá trị ít nhất 3 tháng, thậm chí 6 tháng sau khoảng thời gian bạn dự kiến ở lại nước ngoài.
Ngày 20 tháng 2 năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ thiết lập một chương trình thí điểm cho phép một số người có chiếu khán không định cư được gia hạn chiếu khán mà không cần phải rời khỏi Hoa Kỳ. Chương trình thí điểm sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và sẽ áp dụng cho việc gia hạn các chiếu khán không định cư diện H và L. Hiện tại, việc gia hạn (như là tất cả các chiếu khán không định cư ban đầu) phải được xin ở nước ngoài tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Bạn có thể đủ điều kiện để được cấp chiếu khán diện ưu tiên thứ hai dựa trên việc làm nếu bạn là thành viên của các ngành nghề có bằng cấp cao hoặc tương đương, hoặc là một người có khả năng vượt trội. Dưới đây là các loại nghề nghiệp và yêu cầu:
Cách tính tuổi theo Đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em dành cho các đương đơn xin điều chỉnh tình trạng ở Hoa Kỳ. Bản cập nhật này của Sở di trú nói về thời điểm chiếu khán di dân “có sẵn” nhằm mục đích tính tuổi theo Đạo luật Bảo vệ Tình trạng Trẻ em (CSPA) trong một số trường hợp nhất định.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.