Hôm nay,  

Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh

09/08/200800:00:00(Xem: 8293)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

Các đuơng đơn đã được cấp chiếu khán (visa), sau khi hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu-thê, hoặc diện vợ-chồng được chấp thuận, sẽ bắt đầu cuộc sống tại Hoa Kỳ với tấm Thẻ Xanh "Có Điều Kiện" có giá trị 2 năm. Những người được bảo lãnh theo diện vợ chồng, nếu đến Mỹ sau khi hôn thú đã kéo dài trên 2 năm sẽ được cấp Thẻ Xanh Thường Trú có giá trị 10 năm. Trong thời gian 90 ngày trước khi hết hạn Thẻ Xanh có giá trị 2 năm, họ sẽ phải nộp mẫu đơn I-751 để xin Thẻ Xanh Thường Trú chính thức có giá trị 10 năm.

I-751 là mẫu đơn xin bỏ quy chế "Có Điều Kiện" để có Thẻ Xanh với quy chế "Thường Trú" chính thức. Thông thường, mẫu đơn I-751 phải được hoàn tất bởi người được bảo lãnh và người bảo lãnh; có nghĩa là 2 người đều phải ký tên trên đơn này; ngoại trừ người bảo lãnh qua đời hoặc tình trạng ly dị đã xảy ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu người chồng, hay vợ, bảo lãnh không muốn hợp tác"

Dữ kiện thực tế cho thấy một số cuộc hôn nhân đã trở nên xấu đi sau khi sống với nhau chưa được 2 năm. Điều này có thể ngăn cản người được bảo lãnh xin được Thẻ Xanh Thường Trú không" Câu trả lời là còn tùy theo những tình huống của cuộc hôn nhân. Nếu có thể chứng minh rõ rệt cho sở di trú về cuộc hôn nhân của họ là chân thật và người được bảo lãnh không phải là người gây tan vỡ mối liên hệ vợ chồng, thì họ sẽ có cơ hội được sở di trú cấp Thẻ Xanh Thường Trú chính thức.

Một số người được bảo lãnh không hiểu được quyền lợi của họ và nghĩ rằng họ không thể nộp đơn I-751 nếu người hôn phối - tức người bảo lãnh - không chịu hợp tác. Điều này không đúng. Họ Có Thể nộp đơn mà không cần người bảo lãnh hợp tác. Điều này xảy ra trong những trường hợp ly thân, ly dị hoặc bị ngược đãi bởi người bảo lãnh hay sự vắng mặt của người bảo lãnh.

Hơn nữa, nếu người được bảo lãnh chỉ nộp mẫu đơn I-485 để xin chuyển diện di trú mà không nộp đơn I-751 sau đó, có thể đưa đến việc cơ quan di trú tiến hành thủ tục trục xuất. Vì thế, chúng ta phải biết rằng việc nộp đơn I-751 là rất cần thiết, dù có hay không có sự hợp tác của người bảo lãnh.

Hỏi Đáp Di Trú

- Hỏi: Người được bảo lãnh nên làm gì để chứng minh cho cơ quan di trú biết rằng họ không là người gây ra sự đổ vỡ hôn nhân"

- Đáp: Câu trả lời tùy thuộc từng trường hợp của cuộc hôn nhân. Dĩ nhiên cơ quan di trú sẽ cảm thấy hài lòng nếu chính người bảo lãnh nộp đơn ly dị, hoặc bỏ rơi người hôn phối, hay ngược đãi ngưòi hôn phối.

- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời dưới 2 năm kể từ ngày họ ký tên trên hôn thú"

- Đáp: Trong trường hợp này, người được bảo lãnh vẫn có thể nộp đưn I-751 để xin Thẻ Xanh Thường Trú dài hạn, nếu có đầy đủ chứng từ chung sống trong vòng hai năm qua. Hồ sơ có nhiều triển vọng được chấp thuận.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây là phần một của loạt bài gồm có 3 phần. Một số nghiên cứu và sách vở đã cho chúng ta biết về những người di dân, những người trong nội bộ quốc gia hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác, đã truyền tải một số yếu tố văn hóa nhất định của họ cho con cháu của họ như thế nào. Nói cách khác, có những hành vi văn hóa nhất định không được đồng hóa hoàn toàn và không bị bỏ lại ở quê hương của họ.
Dự luật của thượng nghị sĩ Ohio là nhằm mục đích ngăn chặn hàng trăm ngàn trường hợp quá hạn chiếu khán xảy ra mỗi năm. Dự luật sẽ yêu cầu người nước ngoài có chiếu khán không di dân, chẳng hạn như khách du lịch và sinh viên, phải trả hàng ngàn Mỹ kim trước khi vào Hoa Kỳ. Dự luật được đề xuất có tên là Đạo luật Rời khỏi đúng hạn (The Timely Departure Act). Nó sẽ không áp dụng cho các công dân từ 40 quốc gia hiện đang ở trong chương trình được Miễn chiếu khán. Ngoài các quốc gia châu Âu, các quốc gia châu Á duy nhất nằm trong Chương trình được miễn chiếu khán là Brunei, Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore và Đài Loan.
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ("AI") của Sở Di Trú có thể giúp việc duyệt xét đơn EB5 dễ dàng hơn không? Liệu sự thay đổi từ người thẩm định sang AI có ý nghĩa khách quan, hợp lý hơn không?
Công dân Hoa Kỳ sẽ KHÔNG cần chiếu khán để đến Châu Âu bắt đầu từ năm 2024. Tuy nhiên, trước khi đi du lịch, họ sẽ phải điền vào một mẫu đơn trực tuyến. Nó được gọi là European Travel Information and Authorization (Hệ thống Khai báo thông tin và Cấp phép Du lịch Châu Âu). Điều này là cần thiết cho mỗi du khách và sẽ có phí $8.00 USD cho mỗi du khách. Người Mỹ vẫn sẽ dễ dàng đi du lịch đến Châu Âu sau khi họ hoàn thành đơn đăng ký trực tuyến đơn giản này.
Theo một cuộc khảo sát gần đây, nhiều người Mỹ gốc Việt ủng hộ Đảng Cộng hòa hơn so với những người Mỹ gốc Á khác. Tuy nhiên, thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt có thể thay đổi điều đó. Trong nhiều thập kỷ, dân số người Mỹ gốc Á ngày càng tăng của Hoa Kỳ có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Nhưng luôn có một ngoại lệ: những người Mỹ gốc Việt từng trải qua chiến tranh. Họ giống như những người Cuba thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở quê nhà, và họ coi đảng Cộng hòa chống cộng nhiều hơn và ít cải cách hơn đảng Dân chủ.
Bộ Nội An (DHS) hiện đề xuất loại bỏ yêu cầu xin Giấy tái nhập cảnh tạm thời cho những người có đơn Điều chỉnh đang chờ duyệt xét và chấm dứt luật tự động từ bỏ đối với các chuyến du lịch quốc tế. Nếu đề xuất này trở thành hiện thực, những đương đơn xin Điều chỉnh sẽ có thể ra nước ngoài trong khi đơn xin Thẻ xanh của họ còn đang chờ được Sở Di Trú duyệt xét.
Hồ sơ về di dân đáng tin cậy xuất hiện đầu tiên vào khoảng năm 1820. Vào thời điểm đó, hầu hết những người di dân là đến từ Châu Phi. Đó là một cuộc di cư bắt buộc. Họ được bán ở Châu Phi, đưa lên tàu và được mua ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên đến năm 1827, nhu cầu về nô lệ châu Phi gần như dừng lại và hầu hết những người di dân là người châu Âu. Xu hướng này của hầu hết những người di cư châu Âu đã trở thành điển hình. Hầu như không còn nô lệ nào được đưa đến Hoa Kỳ sau năm 1830 và chế độ nô lệ chấm dứt sau Nội chiến Hoa Kỳ vào những năm 1860.
Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Cục Lãnh sự cho biết Bộ Ngoại giao đã tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu cấp chiếu khán và sổ thông hành Hoa Kỳ hiện tại. Những nỗ lực đó bao gồm cho phép 30.000 đến 40.000 giờ làm thêm mỗi tháng; lưu chuyển nhân sự đến Washington, DC; và thuê thêm nhân viên thụ lý hồ sơ.
“Đạo luật DIGNIDAD (Dignity)” thể hiện một sự nỗ lực trên diện rộng nhằm sửa đổi hệ thống di trú. Dự luật dựa trên nguyên tắc tăng cường việc thực thi biên giới, đi kèm với những thay đổi đối với hệ thống di trú hợp pháp và lộ trình đem lại tình trạng hợp lệ cho những người di dân không có giấy tờ. Đạo luật DIGNIDAD sẽ cung cấp một lộ trình dẫn đến tình trạng hợp pháp cho gần như tất cả những người di dân bất hợp pháp. Đối với một số người di dân bất hợp pháp, lộ trình để trở thành hợp pháp sẽ mất tới 14 năm và sẽ tốn ít nhất 10.000 Mỹ kim tiền phạt và phí.
Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.