Hôm nay,  

Nguyễn Trọng Khôi: Đam Mê Và Sáng Tạo

7/7/202410:24:00(View: 2384)

 

Nguyễn Trọng Khôi: ĐAM MÊ VÀ SÁNG TẠO
 

Trương Vũ

 
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
 

Từ ngày quen biết NTK, khoảng giữa thập niên 80, đến nay, tôi luôn có cảm giác là với anh, không có một ngày nào không có hội họa. Rất đam mê, nhưng trong cái dam mê đó cái ý thức tự do rất lớn. Anh không tự ràng buộc vào một cách nhìn, một cách thấy, một quan điểm nghệ thuật nào nhất định. Anh vẽ tranh ấn tượng, trừu tượng, biểu hiện, chân dung, hình họa, v.v. Và, sử dụng tài tình nhiều chất liệu khác nhau như chì than, màu nước, sơn dầu, acrylic, hổn hợp.
 

Thời gian đầu, NTK vẽ nhiều tranh nặng nét hiện thực với khuynh hướng ấn tượng, Loạt tranh này được giới thưởng thức, sưu tầm ở hải ngoại ưa chuộng. Tuy nhiên, càng về sau, tranh của NTK khác đi nhiều, rất mới trong phong cách và quan niệm nghệ thuật. Mặc dầu vậy, cái đặc biệt nơi NTK là dù sau một thời gian lao vào trừu tượng với họa pháp tự do anh vẫn có thể trở lại vẽ tranh cổ điển với khả năng tự chế cao độ.
 

NTK nổi tiếng với tranh tĩnh vật. Tranh tĩnh vật dễ vẽ nhưng rất khó thành công, nghĩa là rất khó tạo nên một tác phẩm nghệ thuật cao. Đối tượng vẽ là những vật vô tri vô giác. Chúng đứng im, không động đậy, nhưng người vẽ phải tạo nên sự chuyển động, tạo nên sức sống, cái đẹp, và cả cái thông diệp nghệ thuật. Tranh vẽ những bình đất của NTK là một “signature” của anh. Khó có họa sĩ Việt Nam nào vượt qua. Vẽ bằng sơn dầu. Bố cục, ánh sáng, màu sắc phội trí rất điêu luyện. Tranh thường dùng nhiều màu đất (earth tones) nhưng thỉnh thoảng, trong một số bức, chêm vào những vàng, đỏ, xanh làm nổi bật lên rất tài tình dù nền màu nóng hay lạnh.
blank

              Still Life – Oil on Canvas


blank       Tĩnh vật Tây Bắc – Oil on Canvas

NTK vẽ chân dung bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng đa số bằng chì than và sơn dầu. Có vẻ như anh chịu nhiều ảnh hưỡng của Rembrandt trong bút pháp lẫn màu sắc. Dù có chịu ảnh hưởng hay không, NTK đạt một độ cao trong nghệ thuật vẽ chân dung. Rất có hồn, rất giống, biểu hiện cá tính của người mẫu. Và, tranh đẹp. Theo tôi, cái quan trọng nhất khi vẽ chân dung là sư chân thật. Không ít họa sĩ khi vẽ chân dung cố tạo nên một con người đẹp hơn, đài các hơn, phong sương hơn, hay với đàn ông thì có cá tính mạnh hơn. Người trong tranh trông rất hợp với một hình ảnh nào đó trong thi ca. Có thể gọi đây là tranh sáng tác nhưng không phải là tranh chân dung. Tranh chân dung phải giống người mẫu, cả vóc dáng, tâm hồn, lẫn cá tính. Giống theo bất cứ quan điểm nghệt thuật và cách nhìn nào của người vẽ, nhưng phải giống người mẫu. Không thể gán bức chân dung của người này cho người khác. Và tranh chân dung cũng không phải là caricature, phác họa chỉ dựa trên vài nét đặc biệt, Tôi cho rằng NTK là một họa sĩ vẽ chân dung đích thực và có tài. Thỉnh thoảng, anh phóng túng hơn trong cả màu sắc lẫn bút pháp, như trong chân dung Văn Cao, nhưng vẫn theo đúng những nguyên tắc căn bản cho tranh chân dung.

blank

            Mrs. Mai Trần – Oil on Panel

blank            Nhạc sĩ Văn Cao ( dang dở). Oil on Canvas

 

Hình Họa của NTK có bố cục vững và hình ảnh nhân vật trong tranh nặng tính chân dung, khác với tranh hình họa của nhiều người trong nhóm họa sĩ trẻ Miền Nam trước 1975. Và cũng không có dáng dấp những phong cách thời thượng của hình họa trong tranh Picasso, Gauguin, hay Modigliani, cái cổ được kéo dài ra. Mỗi khuôn mặt trong tranh NTK chỉ hiện diện trong một bức tranh, khó thấy được sao chép lại cho một bức tranh khác. Và, càng không có chuyện người mẫu sống mãi mà không già từ thập niên này qua thập niên khác

 

blank

     Người phụ nữ bị ruồng bỏ - Oil on Canvas

 

Tôi thích nhất tranh Trừu Tượng và Biểu Hiện của NTK. Trong lãnh vực này, khả năng sáng tạo và làm mới của anh biểu lộ rõ. Chất liệu acrylic thường được sử dụng trong loại tranh này. Tuy có vẻ như NTK vẫn có khuynh hướng dùng nhiều màu đất, nhưng ở đây, anh dùng màu sắc phóng túng hơn. Tôi thích nhất bức The Last Autumn, màu sắc rực rỡ nhưng vẫn rất hài hòa và ấm áp, tương phản trong một không gian màu lạnh.

 

blank

       The last Autumn – Acrylic on Canvas

 

Tranh Biểu Hiện của NTK trang trải thông điệp của họa sĩ một cách nghệ thuật, tài tình, tự nhiên, không  gượng ép. Thông điệp thường nhắm vào sự hiu quạnh và nổi xót xa, cô đơn của con người. Kể cả, khi diễn đạt tình yêu và hạnh phúc. Nhưng quan trọng nhất, đây là những bức tranh đẹp, bất kể mang thông điệp nào. Tôi thích nhất bức Bà Mẹ Trẻ. Bức này được anh xếp vào cả hai loại tranh, Trừu Tượng và Biểu Hiện.


blank

              Bà mẹ trẻ - Acrylic on Canvas

 

Những Mãnh Vụn Trong Trật Tự Mới gồm một loạt những sáng tác thuộc nhóm Biểu Hiện, được cấu trúc dựa trên ý nghĩa của tên gọi. Những bức tranh này biểu hiện một cách nhìn mới về đời sống, về con người, liên kết những mãnh nhỏ khác nhau, tương đồng hay tương phản, để vẽ nên một bức tranh toàn diện.  Cái câu nói “trong họa có thơ” có thể áp dụng trong tranh Biểu Hiện của NTK.

 

blank

               Nhan sắc – Oil on Canvas

 

Bên cạnh hội họa, NTK là một nghệ sĩ có nhiều tài năng và đam mê khác. Hát hay, đờn hay, cả sáng tác nhạc. Anh giao tiếp rộng và là bạn tốt của rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức. Tôi tham dự khá nhiều gặp gỡ bạn bè chung với NTK. Lần gặp gỡ nào cũng để lại trong tôi ấn tượng tốt, khó quên. Tôi có cảm giác như cái đời sống ngoài hội họa nhưng khá năng động này của NTK đã ảnh hưỡng nhiều đến những sáng tác hội họa của anh. Những sáng tác đã tạo nên nhiều xúc cảm sâu đậm và gần với đời sống thực của con người.
 

Nguyễn Trọng Khôi tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm 1973. Trường ốc giúp anh vững vàng trong kỷ thuật và không phạm những lỗi lầm căn bản. Nhìn tranh NTK ta thấy điều đó. Nhưng chỉ có thế. Rời trường ốc, anh luôn tạo cho mình một lối đi riêng. Anh có một khả năng sáng tạo phong phú, luôn tìm tòi và luôn làm nên cái mới. Trong nghệ thuật, tham vọng là một đức tính. Tôi cho rằng NTK là một họa sĩ nhiều tham vọng.
 

Với tài năng, sự đam mê và tham vọng nghệ thuật, sự cống hiến cái mới của Nguyễn Trọng Khôi cho hội họa sẽ khó ngừng lại ở một thời điểm nào.

Với Nguyễn Trọng Khôi, chúng ta luôn chờ đợi và đón nhận.

  

Trương Vũ

(Trương Hồng Sơn, D.Sc.)

24 tháng 6, 2024

 



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tháng Năm là tháng vinh danh những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho đất nước Hoa Kỳ mà trong đó tất nhiên có người Mỹ gốc Việt. Những đóng góp của người Mỹ gốc Á Châu và các đảo Thái Bình Dương cho Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều lãnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn học nghệ thuật, v.v… Nhưng nơi đây chỉ xin đề cập một cách khái quát những đóng góp trong lãnh vực văn học của người Mỹ gốc Việt. Bài viết này cũng tự giới hạn phạm vi chỉ để nói đến các tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh của người Mỹ gốc Việt như là những đóng góp nổi bật vào dòng chính văn học của nước Mỹ. Điều này không hề là sự phủ nhận đối với những đóng góp không kém phần quan trọng trong lãnh vực văn học của Hoa Kỳ qua hàng trăm tác phẩm văn học được viết bằng tiếng Việt trong suốt gần năm mươi năm qua.
Vì hình ảnh ảm đạm, buồn sầu, như tiếng kêu đòi tắt nghẹn. Tôi, tác giả, đi giữa lòng thủ đô Hà Nội mà không thấy gì cả, không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Cờ đỏ là quốc kỳ. Mưa sa làm cho những lá quốc kỳ sũng nước, bèo nhèo, nhếch nhác, úng rữa. Một hình ảnh thảm hại. Hình ảnh thảm hại là dự phóng cho tương lai thảm hại. Và thất bại. Lạ một điều, người ta chỉ trích dẫn năm dòng thơ này, tổng cộng 14 chữ, mà không ai trích dẫn cả bài thơ, và hẳn là hơn 90% những người biết năm dòng này thì không từng biết, chưa bao giờ đọc, cả bài thơ, và tin rằng đó là những lời tâm huyết của nhà thơ Trần Dần nói về thời cuộc mà ông nhận thức được vào thời điểm 1955.
Viet Book Fest cho thấy thế hệ trẻ gốc Việt nay đã vượt qua được những ràng buộc cơm áo gạo tiền của thế hệ đi trước, để cộng đồng Việt nay có thể vươn lên với giấc mơ văn học nghệ thuật trên đất nước Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Hư vỡ là đặc tính bất biến của cuộc đời, của tất cả những gì có mặt trong vũ trụ này. Nghĩa là những gì hợp lại, thì sẽ tan; những gì sinh ra, rồi sẽ biến mất. Không có gì kiên cố, bất biến trên đời. Đức Phật đã chỉ ra sự thật đó, và biến những thái độ sống không vui thành sự kham nhẫn mỹ học: cái đẹp chính là vô thường. Bởi vì vô thường, nên có hoa mùa xuân nở, có những dòng suối chảy từ tuyết tan mùa hè, có những trận lá mùa thu lìa cành, và có những trận mưa tuyết mùa đông vương vào gót giày. Bởi vì sống hoan hỷ với hư vỡ là tự hoàn thiện chính mình, hòa hài làm bạn với hư vỡ là sống với sự thật, và cảm nhận toàn thân tâm trong hư vỡ từng khoảnh khắc là hòa lẫn vào cái đẹp của vũ trụ. Và sống với chân, thiện, mỹ như thế tất nhiên sẽ đón nhận được cái chết bình an.
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, 2024, đánh dấu 49 năm ngày Sài Gòn thất thủ vào tay cộng sản Bắc Việt (30 tháng 4 năm 1975). Biến cố này đã mở ra một tương lai đen tối cho dân tộc Việt Nam mà một trong những hệ lụy thảm khốc nhất là hàng triệu đồng bào đã bỏ nước ra đi tìm tự do, trong đó có khoảng hơn 400,000 người chết thảm giữa lòng biển cả. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 20 năm đã khiến cho hơn 950,000 bộ đội và thường dân miền Bắc chết và khoảng 600,000 lính cộng sản bị thương. Trong khi đó, có khoảng hơn 700,000 thường dân và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, cùng với 1,170,000 lính VNCH bị thương. Phía Hoa Kỳ có 58,281 binh sĩ tử thương và 303,644 lính bị thương. Đó là chưa kể số thương vong của binh sĩ các nước tham chiến ở hai miền Nam-Bắc, theo www.en.wikipedia.org.
Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất.
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.